Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
TK
ới hơn 1 triệu km2 vùng đặc quyền kinh tế, có trên 3.000 hòn đảo lớn nhỏ các loại, chủ yếu nằm ở Vịnh Bắc Bộ, với diện tích khoảng 1.700 km2, Việt Nam nằm trong số 10 nước trên thế giới có chỉ số cao nhất về chiều dài bờ biển so với diện tích lãnh thổ. Ở nước ta, tính bình quân cứ 100 km2 đất liền nước ta có 1 km bờ biển, cao gấp sáu lần chỉ số trung bình của thế giới, đồng thời bờ biển lại mở ra cả ba hướng Đông, Nam và Tây Nam, rất thuận lợi cho việc thông thương qua lại đại dương. Vì vậy, trước mắt cũng như lâu dài biển gắn bó mật thiết với đời sống con người và là cơ sở cho sự phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường của mọi miền đất nước. Việc khai thác và sử dụng tài nguyên, môi trường biển và hải đảo trong những năm qua đã được Đảng và Nhà nước chú trọng và đã có nhiều chủ trương, chính sách đối với việc khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo.
tham khảo
TK
ới hơn 1 triệu km2 vùng đặc quyền kinh tế, có trên 3.000 hòn đảo lớn nhỏ các loại, chủ yếu nằm ở Vịnh Bắc Bộ, với diện tích khoảng 1.700 km2, Việt Nam nằm trong số 10 nước trên thế giới có chỉ số cao nhất về chiều dài bờ biển so với diện tích lãnh thổ. Ở nước ta, tính bình quân cứ 100 km2 đất liền nước ta có 1 km bờ biển, cao gấp sáu lần chỉ số trung bình của thế giới, đồng thời bờ biển lại mở ra cả ba hướng Đông, Nam và Tây Nam, rất thuận lợi cho việc thông thương qua lại đại dương. Vì vậy, trước mắt cũng như lâu dài biển gắn bó mật thiết với đời sống con người và là cơ sở cho sự phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường của mọi miền đất nước. Việc khai thác và sử dụng tài nguyên, môi trường biển và hải đảo trong những năm qua đã được Đảng và Nhà nước chú trọng và đã có nhiều chủ trương, chính sách đối với việc khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo.
- Xây dựng và thực hiện các kế hoạch quản lý, sử dụng, khai thác và bảo vệ các vùng biển
- Hạn chế các hoạt động khai thác tài nguyên biển bừa bãi. Nghiêm cấm các hoạt động nạo vét, phá hoại tài nguyên biển
- Cải thiện nguồn tài nguyên biển, ngăn chặn các nguy cơ làm hại đến các sinh vật và tài nguyên trong môi trường biển
Viết đoạn văn nếu tình hình khai thác khoáng sản của nước ta
hiện nay.
Nước ta có nhiều nguồn tài nguyên, khoảng sản phong phú và đa dạng. Tuy nhiên do sự khai thác quá mức, lãng phí khiến cho tài nguyên đang dần cạn kiệt. Ngoài ra việc khai thác rừng bừa bãi, không được cấp giấy phép diễn ra tràn lan với quy mô lớn làm cho đất trống, đồi trọc. Nhiều cái hố bị khai thác sâu đến hàng chục mét. Điều này đã tạo ra hàng loạt điểm nóng về khai thác khoáng sản trái phép diễn ra hầu hết khắp các địa phương nơi triển khai dự án.
-1 số biện pháp bảo vệ tài nguyên khoảng sản:
+Cần tuyên truyền vận động toàn dân sử dụng tiết kiệm, sử dụng có mục đích chính đáng
+Phải khai thác hợp lí, sử dung tiết kiệm có hiệu quả
+Không khai thác bừa bãi
+Cần tìm ra nguồn năng lượng mới nhằm thay thế các nguồn năng lượng cũ.
- Hoạt động kinh tế biển rất đa dạng, chỉ có khai thác tổng hợp mới đem lại hiệu quả cao và bảo vệ môi trường.
- Môi trường biển là không bị chia cắt được nên một vùng biển bị ô nhiễm sẽ gây thiệt hại cho các vùng xung quanh.
- Môi trường đảo rất nhạy cảm trước tác động của con người. Chẳng hạn, việc chặt phá rừng và lớp phủ thực vật có thể làm mất đi vĩnh viễn nguồn nước ngọt trên đảo và biến đảo thành nơi con người không thể cư trú được.
Theo Luật bảo vệ môi trường năm 2014 đã kế thừa các khái niệm này(Khoản 8, 9, 10 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014). Theo đó:
1) Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật (Khoản 8 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014).
Sự biến đổi các thành phần môi trường có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân trong đó nguyên nhân chủ yếu là do các chất gây ô nhiễm. Các chất gây ô nhiễm được các nhà khoa học định nghĩa là chất hoặc yếu tố vật lí khi xuất hiện trong môi trường thì làm cho môi trường bị ô nhiễm. Thông thường các chất gây ô nhiễm là chất thải, tuy nhiên, chúng còn có thể xuất hiện dưới dạng nguyên liệu, thành phẩm, phế liệu, phế phẩm... và được phân thành các loại sau đây:
+ Chất gây ô nhiễm tích lũy(chất dẻo, chất thải phóng xạ) và chất ô nhiễm không tích lũy(tiếng ồn);
+ Chất gây ô nhiễm trong phạm vi địa phương (tiếng ồn), trong phạm vi vùng(mưa axit) và trên phạm vi toàn cầu(chất CFC);
+ Chất gây ô nhiễm từ nguồn có thể xác định(chất thải từ các cơ sở sản xuất kinh doanh) và chất gây ô nhiễm không xác định được nguồn(hóa chất dùng cho nông nghiệp);
+ Chất gây ô nhiễm do phát thải liên tục (Chất thải từ các cơ sở sản xuất kinh doanh) và chất gây ô nhiễm do phát thải không liên tục(dầu tràn do sự cố dầu tràn).
2) Suy thoái môi trường: là sự giảm về số lượng và chất lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật (Khoản 9 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014)
Một thành phần môi trường khi bị coi là suy thoái khi có đầy đủ các dấu hiệu:
i) Có sự suy giảm đồng thời cả về số lượng và chất lượng thành phần môi trường đó hoặc là sự thay đổi về số lượng sẽ kéo theo sự thay đổi về chất lượng các thành phần môi trường và ngược lại. Ví dụ: số lượng động vật hoang dã bị suy giảm do săn bắt quá mức hay diện tích rừng bị thu hẹp sẽ kéo theo sự suy giảm về chất lượng của đa dạng sinh học;
ii) Gây ảnh hưởng xấu, lâu dài đến đời sống của con người và sinh vật. Nghĩa là sự thay đổi số lượng và chất lượng các thành phần môi trường phải đến mức gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đến hoạt động sản xuất kinh doanh của con người hoặc gây những hiện tượng hạn hán, lũ lụt, xóa mòn đất, sạt lở đất ... thì mới con thành phần môi trường đó bị suy thoái.
Số lượng và chất lượng các thành phần môi trường có thể bị thay thế do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do hành vi khai thác quá mức các yếu tố môi trường, làm hủy hoại các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sử dụng phương tiện, công cụ, phương pháp hủy diệt trong khai thác, đánh bắt các nguồn tài nguyên sinh vật...
Các cấp độ của suy thoái môi trường cũng được chia thành: suy thoái môi trường, suy thoái môi trường nghiêm trọng, suy thoái môi trường đặc biệt nghiêm trọng. Cấp độ suy thoái môi trường đối với một thành phần môi trường cụ thể thường được xác định dựa vào mức độ khan hiếm của thành phần môi trường đó, cũng như dựa vào số lượng các thành phần môi trường bị khai thác, bị tiêu hủy so với trử lượng của nó.
3) Sự cố môi trường là sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng (Khoản 10 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014). Sự cố môi trường có thể xảy ra do:
- Bão, lũ, lụt, hạn hán, nứt đất, động đất, trượt đất, sụt lở đất, núi lửa phun, mưa axit, mưa đá, biến động khí hậu và thiên tai khác;
- Hỏa hoạn, cháy rừng, sự cố kỹ thuật gây nguy hại về môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng.
- Sự cố trong tìm kiếm thăm dò, khai thác, vận chuyển khoáng sản, dầu khí, sập hầm lò, phụt dầu, tràn dầu, vỡ đường ống dẫn dầu, dẫn khí, đắm tàu, sự cố tại cơ sở lọc hóa dầu và các cơ sở công nghiệp khác;
- Sự cố trong lò phản ứng hạt nhân, nhà máy điện nguyên tử, nhà máy sản xuất, tái chế nhiên liệu hạt nhân, kho chứa chất phóng xạ.
Minh Hiển
tham khảo
Thời gian qua, các bộ, ngành và địa phương có biển đã nỗ lực tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và BVMT biển đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045… đã đạt được một số kết quả bước đầu đáng khích lệ. Tuy nhiên, quá trình tổ chức thực hiện vẫn còn chậm; còn bộc lộ một số khó khăn, vướng mắc. Bên cạnh đó, xuất hiện các thách thức trong tình hình mới đòi hỏi cần có giải pháp khắc phục kịp thời và mang tính tổng thể, dài hạn...
Để thực hiện được các mục tiêu nêu trên, một trong những nhiệm vụ trọng tâm hiện nay là sớm xây dựng, ban hành một Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, BVMT biển và hải đảo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Chiến lược này cần được xây dựng dựa trên quy định của các Luật: Biển Việt Nam; Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; Quy hoạch…, nhất là phải hiện thực hóa, cụ thể hóa được các chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển bền vững kinh tế biển. Do vậy, định hướng xây dựng chiến lược cần phải bám sát vào các quan điểm, mục tiêu, giải pháp và nhiệm vụ cụ thể:
Về các quan điểm chủ yếu của chiến lược: trước hết phải khẳng định, tài nguyên và môi trường biển có ý nghĩa và vai trò đặc biệt quan trọng, gắn liền với chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia, đặc quyền kinh tế và an ninh quốc phòng trên biển; là nguồn lực đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh và an toàn, bảo đảm quốc phòng - an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Bảo đảm hài hòa giữa các hệ sinh thái tự nhiên và xã hội, giữa bảo tồn và phát triển, giữa khai thác và hưởng lợi, nhất là bảo đảm quyền tham gia, hưởng lợi và trách nhiệm của người dân và nâng cao sinh kế của cộng đồng…
Về các mục tiêu tổng quát: cần xác định rõ tài nguyên biển và hải đảo được khai thác, sử dụng bền vững; ô nhiễm môi trường biển được ngăn ngừa, kiểm soát và giảm thiểu; cấu trúc và chức năng của các hệ sinh thái biển và ven biển được duy trì và phục hồi; hệ thống chính sách, pháp luật và thể chế về quản lý tổng hợp và thống nhất tài nguyên, BVMT biển và hải đảo được củng cố và hoàn thiện, phục vụ hiệu quả cho phát triển bền vững kinh tế biển. Điều tra cơ bản tài nguyên và môi trường biển, từng bước phát triển hiện đại, cập nhật, cơ bản cung cấp cơ sở khoa học cho công tác quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo tồn các hệ sinh thái, khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên biển và hải đảo, cảnh báo, phòng, tránh, ngăn chặn, hạn chế tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu và nước biển dâng…
Về các nhóm nhiệm vụ chủ yếu: cần tiếp tục xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách (bao gồm quản lý tổng hợp tài nguyên và BVMT vùng bờ). Trong đó, cần tập trung vào một số nội dung như: khẩn trương xây dựng, phê duyệt ban hành các văn bản làm cơ sở cho quản lý tổng hợp tài nguyên và BVMT biển và hải đảo tại T.Ư và địa phương. Điều tra cơ bản và phát triển năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai, tác động của BĐKH; bảo tồn và tăng cường khả năng chống chịu của hệ sinh thái biển và hải đảo trong bối cảnh BĐKH và nước biển dâng. Kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo; tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của cộng đồng trong khai thác, sử dụng tài nguyên và BVMT biển…
Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, BVMT biển và hải đảo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 khi được ban hành sẽ tạo động lực, hành lang chính sách giúp các bộ, ngành, các địa phương có biển triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế biển một cách hiệu quả và bền vững, phù hợp bối cảnh, tình hình mới trong khu vực và trên thế giới hiện nay.