K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 22. Vì sao phong trào Cần vương thất bại? A. Thiếu một giai cấp tiên tiến lãnh đạo.        B. Vua Hàm Nghi bị thực dân Pháp bắt.  C. Không được tầng lớp nhân dân ủng hộ.          D. Địa hình bất lợi trong quá trình đấu tranh.Câu 23. Người được nhân dân tôn làm Bình Tây đại nguyên soái là A. Trương Định.           B. Trương Quyền.C. Nguyễn Hữu Huân.           D. Nguyễn Trung Trực. Câu 24. Duyên cớ Thực dân...
Đọc tiếp

Câu 22. Vì sao phong trào Cần vương thất bại?

 A. Thiếu một giai cấp tiên tiến lãnh đạo.        B. Vua Hàm Nghi bị thực dân Pháp bắt.

  C. Không được tầng lớp nhân dân ủng hộ.          D. Địa hình bất lợi trong quá trình đấu tranh.

Câu 23. Người được nhân dân tôn làm Bình Tây đại nguyên soái là

A. Trương Định.           B. Trương Quyền.

C. Nguyễn Hữu Huân.           D. Nguyễn Trung Trực. 

Câu 24. Duyên cớ Thực dân Pháp tấn công Bắc Kì lần thứ hai là

 A. trả thù sự tấn công của quân Cờ đen.

 B. triều đình không bồi thường chiến phí cho Pháp.

 C. triều đình không dẹp nổi các cuộc khởi nghĩa của nhân dân.

 D. triều đình vi phạm Hiệp ước 1874, giao thiệp với nhà Thanh.

3
12 tháng 3 2023

22. A

23. A

24. D

22A

23A

24D

3 tháng 4 2022

Qua phong trào Cần vương , em thấy vua Hàm Nghi là:

- Vị vua trẻ yêu nước,có tinh thần chống Pháp tiêu biểu cho ý chí độc lập tự cường của dân tộc

- Ông tỏ ra khí phách ngay trước mặt tên Trú sứ Rayana và các sĩ quan Pháp có mặt trong buổi lễ đăng quang của mình tại kinh thành Huế.Qua phong trào Cần Vường ta thấy vua Hàm Nghi kiên định,khẳng khái,thông minh và quả cảm

3 tháng 4 2022

Tham Khảo:

 

Tại triều đình Huế, sau khi vua Tự Đức mất (tháng 7 năm 1883) thì sự phân hóa trong nội bộ đình thần, quan lại nhà Nguyễn càng sâu sắc, triều đình phân hóa thành 2 phe rõ rệt – phe chủ chiến và phe chủ hòa. Phe chủ chiến kiên quyết không khuất phục thực dân Pháp, muốn cứu lấy sự tồn tại của đất nước, của triều đình. Còn phe chủ hòa sẵn sàng quy thuận và hợp tác với Pháp để bảo vệ quyền lợi giai cấp. Đứng đầu phe chủ chiến là Tôn Thất Thuyết. Tôn Thất Thuyết là Thượng thư Bộ binh, nắm giữ quân đội trong tay và là nhân vật quan trọng nhất trong Hội đồng phụ chính. Ngoài ra, Tôn Thất Thuyết còn có liên hệ mật thiết với nhiều thủ lĩnh nghĩa quân chống Pháp. Tôn Thất Thuyết quyết tâm xây dựng, củng cố lực lượng để quyết chiến với thực dân Pháp. Ông cho thành lập một hệ thống sơn phòng từ Quảng Trị đến Ninh Bình và từ Quảng Nam đến Bình Thuận; chiêu mộ thêm nghĩa binh, tăng cường xây dựng đồn lũy. Tại Huế, ông cho củng cố quân đội và lập thêm 2 đạo quân đặc biệt – Phấn Nghĩa quân và Đoàn Kiệt quân. Đây là đội quân cơ động, tinh nhuệ trong các cuộc đối đầu với Pháp và bảo vệ vua cùng Hội đồng phụ chính.

Ngày 31 tháng 7 năm 1884, Tôn Thất Thuyết cho phế truất vua Kiến Phúc – một ông vua có tư tưởng thân Pháp – và đưa Ưng Lịch mới 14 tuổi lên ngôi, lấy hiệu là Hàm Nghi.

Pháp chiếm kinh thành Huế[sửa | sửa mã nguồn]

Cuối năm 1884, giữa lúc quân Pháp đang khốn đốn ở Bắc Kỳ, phe chủ chiến ở Huế, đứng đầu là Tôn Thất Thuyết, lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi phản đối việc 300 quân Pháp kéo vào Huế lập căn cứ Mang Cá ngay trong Hoàng thành. Đáp lại Pháp cho tăng thêm số quân đóng ở Mang Cá lên hàng ngàn tên.

Tôn Thất Thuyết huy động số quân còn lại ở các địa phương tập trung về Huế, bí mật tổ chức một cuộc phản công. Dò biết tình hình, ngày 27 tháng 6 năm 1885, De Courcy (tổng chỉ huy vừa được cử sang) đem 4 đại đội và 2 tàu chiến từ Hải Phòng vào thẳng Huế nhằm loại trừ phe chủ chiến, dự định bắt cóc Tôn Thất Thuyết.

Ngày 2 tháng 7 năm 1885, De Courcy đến Thuận An rồi lên Huế, yêu cầu Hội đồng phụ chính đến hội thương. Tôn Thất Thuyết cáo bệnh không đến, gấp rút chấn chỉnh quân sĩ, đào hào đắp lũy trong thành, bố trí hai đạo quân đặc biệt phòng thủ hoàng thành, nhằm giành thế chủ động trước khi De Courcy bày đặt việc triều yết vua Hàm Nghi để đột nhập hoàng thành.

Đêm ngày 4 tháng 7 năm 1885, giữa lúc De Courcy đang dự tiệc ở sứ quán bên kia sông Hương và bàn kế đột nhập kinh thành Huế thì Tôn Thất Thuyết bí mật chia quân làm hai cánh. Cánh thứ nhất (do Tôn Thất Lệ chỉ huy) có nhiệm vụ tấn công sứ quán Pháp. Cánh thứ hai (do Tôn Thất Thuyết đích thân chỉ huy) sẽ đánh úp tiêu diệt toàn bộ lính Pháp ở đồn Mang Cá.

Biết trước âm mưu của giặc nên mặc dù việc chuẩn bị chưa thật đầy đủ, Tôn Thất Thuyết vẫn nổ súng trước nhằm giành thế chủ động cho cuộc tấn công. Đúng 1 giờ sáng ngày 5 tháng 7 năm 1885, trong cảnh khuya vắng lặng của kinh thành Huế, bỗng có tiếng súng thần công nổ rầm trời. Lệnh phát hỏa vừa dứt, đồn Mang Cá bốc cháy, quân ta đột nhập đồn, lính Pháp rối loạn, vài sĩ quan bị thương, bị chết. Đồng thời sứ quán Pháp bên kia sông Hương cũng bị tấn công, các trại lính địch bốc cháy dữ dội. De Courcy đối phó cầm chừng, chờ sáng. Trại Mang Cá, lợi dụng quân Nguyễn chuyển hướng tấn công sang sứ quán, quân Pháp kéo 3 đội quân vào chiếm thành Huế, đốt phá dinh thự, tàn sát dân chúng, vượt qua các ổ phục kích lọt được vào hoàng thành.

Quân Pháp đã trắng trợn cướp bóc của cải và tàn sát vô cùng dã man nhiều người dân vô tội trên đường tiến quân. Trong ngày hôm đó, hầu như nhà nào cũng có người bị giết. Do vậy từ đó về sau, hằng năm Nhân dân Huế đã lấy ngày 23 tháng 5 Âm lịch làm ngày giỗ chung.

Không chỉ hàng vạn người bị giết hại mà kinh thành Huế còn bị cướp đi phần lớn những tài sản quý báu nhất. Quân Pháp chiếm được một số lớn của cải mà triều đình chưa kịp chuyển đi, gồm 2,6 tấn vàng và 30 tấn bạc, trong số này chỉ có một phần rất nhỏ sau này được hoàn lại cho triều đình Huế. Còn lại, số 700.000 lạng bạc phải được 5 lính Pháp đóng hòm trong 5 ngày mới xong và chở về Pháp.[1]

Linh mục Père Siefert Khanhngu, nhân chứng sự kiện này đã ghi lại: “Kho tàng trong hoàng cung đã mất đi gần 24 triệu quan vàng và bạc… Cuộc cướp cạn ấy kéo dài trong 2 tháng còn gây tai tiếng hơn cuộc cướp phá Cung điện Mùa Hè của Thanh Đế ở Bắc Kinh”. Cũng theo Père Siefert, khi đối chiếu với bảng kiểm kê tài sản của hoàng gia, thì quân Pháp đã cướp “228 viên kim cương, 266 món nữ trang có nạm kim cương, hạt trai, hạt ngọc, 271 đồ bằng vàng trong cung của bà Từ Dụ. Tại các tôn miếu thờ các vua… thì hầu hết các thứ có thể mang đi… đều bị cướp”[2]

Quốc sử quán triều Nguyễn ghi: riêng tại Phủ Nội vụ ở tầng dưới cất giữ 91.424 thỏi bạc đỉnh 10 lạng, 78.960 thỏi bạc đỉnh 1 lạng; tầng trên cất giữ khoảng 500 lạng vàng, khoảng 700.000 lạng bạc; kho gần cửa Thọ Chỉ cất giữ 898 lạng vàng, 3.400 lạng bạc. Toàn bộ số vàng bạc này đã bị Pháp chiếm. Tướng De Courcy, chỉ huy cuộc tấn công vào kinh đô Huế, ngày 24/7/1885 đã gửi cho chính phủ Pháp một bức điện với nội dung sau: “Trị giá phỏng chừng các quý vật bằng vàng hay bằng bạc dấu kỹ trong các hầm kín là 9 triệu quan. Đã khám phá thêm nhiều ấn tín và kim sách đáng giá bạc triệu. Xúc tiến rất khó khăn việc tập trung những kho tàng mỹ thuật. Cần cử sang đây một chiếc tàu cùng nhiều nhân viên thành thạo để mang về mọi thứ cùng với kho tàng”. Ngoài ra, trong quá trình quân Pháp truy đuổi Tôn Thất Thuyết từ tháng 7/1885, đã thu giữ ở tỉnh Quảng Trị 34 hòm bạc chứa 36.557 tiền bạc và 6 hòm bạc chứa 196 thỏi bạc, mỗi thỏi 10 lạng và 18.696 tiền bạc[2].

Vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương[sửa | sửa mã nguồn]

Sáng mùng 5 tháng 7, Tôn Thất Thuyết đã đưa vua Hàm Nghi cùng đoàn tùy tùng đời kinh đô Huế chạy ra sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị). Tại đây, ngày 13 tháng 7 năm 1885, Tôn Thất Thuyết, lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi, đã hạ chiếu Cần Vương lần thứ nhất. Ở Quảng Trị một thời gian, để tránh sự truy lùng gắt gao của quân Pháp, Tôn Thất Thuyết lại đưa Hàm Nghi vượt qua đất Lào đến sơn phòng Ấu Sơn (Hương Khê, Hà Tĩnh). Tại đây, Hàm Nghi lại xuống chiếu Cần Vương lần hai ngày 20 tháng 9 năm 1885.

Hai tờ chiếu này tập trung tố cáo âm mưu xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp, đồng thời kêu gọi sĩ phu, văn thân và nhân dân cả nước đứng lên kháng chiến giúp vua bảo vệ quê hương đất nước.

Mặc dù diễn ra dưới danh nghĩa Cần Vương, thực tế đây là một phong trào đấu tranh yêu nước chống Pháp xâm lược của Nhân dân Việt Nam. Trong thời kì này, hoàn toàn vắng mặt sự tham gia của quân đội triều đình. Lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa Cần Vương không phải là các võ quan triều Nguyễn như trong thời kỳ đầu chống Pháp, mà là các sĩ phu văn thân yêu nước có chung một nỗi đau mất nước với quần chúng lao động, nên đã tự nguyện đứng về phía nhân dân chống Pháp xâm lược. Phong trào Cần Vương bùng nổ từ sau sự biến kinh thành Huế vào đầu tháng 7 năm 1885 và phát triển qua hai giai đoạn:

Giai đoạn thứ nhất từ lúc có chiếu Cần Vương đến khi vua Hàm Nghi bị bắt (11/1888)Giai đoạn thứ hai kéo dài tới khi khởi nghĩa Hương Khê thất bại (1896).Ý nghĩa

Cần vương mang nghĩa "giúp vua". Trong lịch sử Việt Nam, trước thời nhà Nguyễn từng có những lực lượng nhân danh giúp nhà vua phát sinh như thời Lê sơ, các cánh quân hưởng ứng lời kêu gọi của vua Lê Chiêu Tông chống lại quyền thần Mạc Đăng Dung. Tuy nhiên, phong trào này không để lại nhiều dấu ấn và khi nhắc tới Cần Vương thường được hiểu là phong trào chống Pháp xâm lược.

Phong trào thu hút được một số các quan lại trong triều đình và văn thân. Ngoài ra, phong trào còn thu hút đông đảo các tầng lớp sĩ phu yêu nước thời bấy giờ. Phong trào Cần Vương thực chất đã trở thành một hệ thống các cuộc khởi nghĩa vũ trang trên khắp cả nước, hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi, kéo dài từ năm 1885 cho đến năm 1896.

Chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân cùng tham gia chống Pháp, khôi phục nền độc lập, khôi phục chế độ phong kiến có vua là người tài giỏi. Khẩu hiệu này đã nhanh chóng thổi lên ngọn lửa tình yêu quê hương và lòng căm thù quân xâm lược của toàn thể nhân dân.

5 tháng 3 2019

Tham khảo:

Ý 2:

3/7/1885 Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương, kêu gọi nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.
Trên danh nghĩa, đây là một phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc dựa trên ý thức hệ phong kiến, mang bản chất dân tộc cao. Tức là nó bùng nổ và phát triển nhằm mục đích "phò vua, giúp nước".
Nhưng thực ra đó chỉ là một cái cớ, trên thực tế, nhân dân ta là một dân tộc có lòng nồng nàn yêu nước, trước vận nước đang lâm nguy và trước tình cảnh lầm than của đồng bào ta, các văn thân, sĩ phu yêu nước đã đứng lên lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa chống giặc dưới ngọn cờ Cần Vương.
Sau năm 1888 Vua Hàm Nghi bị bắt đày sang An-giê-ri, Tôn Thất Thuyết sang Trung Quốc cầu viện, những người khởi xướng phong trào Cần Vương ấy đều không còn tiếp tục lãnh đạo phong trào nữa, nhưng phong trào vẫn phát triển mạnh mẽ là nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của những văn thân, sĩ phu yêu nước khác, họ có lòng yêu nước, thương dân, có tư tưởng tiến bộ như Phan Đình Phùng, Cao Thắng, Nguyễn Thiện Thuật, Tống Duy Tân....Họ đã chiến đầu không vì một cá nhân, một triều đình, một thế lực phong kiến nào, mà xuất phát từ tâm nguyện muốn giành lại tư do dân chủ cho nước nhà. nhờ vậy mà phong trào Cần Vương vẫn được duy trì, mặc dù đã chuyển trọng tâm địa bàn lên vùng trung du, núi cao. Phong trào Cần Vương đã trở thành phong trào yêu nước chống Pháp lớn nhất cuối thế kỷ XIX.

7 tháng 3 2019

mik chỉ cần ý 1 thôi nha bạn

28 tháng 5 2020

Vì phong trào vẫn phát triển mạnh mẽ là nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của những văn thân, sĩ phu yêu nước khác, họ có lòng yêu nước, thương dân, có tư tưởng tiến bộ như Phan Đình Phùng, Cao Thắng, Nguyễn Thiện Thuật, Tống Duy Tân....Họ đã chiến đầu không vì một cá nhân, một triều đình, một thế lực phong kiến nào, mà xuất phát từ tâm nguyện muốn giành lại tư do dân chủ cho nước nhà. nhờ vậy mà phong trào Cần Vương vẫn được duy trì, mặc dù đã chuyển trọng tâm địa bàn lên vùng trung du, núi cao. Phong trào Cần Vương đã trở thành phong trào yêu nước chống Pháp lớn nhất cuối thế kỷ XIX.

Câu 1. Điền thời gian phù hợp với sự kiện của phong trào Cần vương (1885-1896): 1. Vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương 2. Khởi nghĩa Bãi Sậy 3. Khởi nghĩa Hương Khê 4. Khởi nghĩa Ba Đình Câu 1. Em hãy trình bày những nội dung chính của bản Hiệp ước Nhâm Tuất (1862). Cho biết vì sao nhà Nguyễn lại kí bản Hiệp ước này với Pháp?

Câu 3. Trình bảy diễn biến cuộc khởi nghĩa Hương Khê? Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương?

Nói khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương, vì:

- Quy mô, địa bàn hoạt động: rộng lớn, gồm 4 tỉnh Bắc Trung Kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

- Trình độ tổ chức quy củ: gồm 15 quân thứ, mỗi quân thứ có từ 100 đến 500 người do các tướng lĩnh tài ba chỉ huy.

- Thời gian tồn tại: dài nhất trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần vương (12 năm từ năm 1885 đến năm 1896).

- Phương thức tác chiến: tiến hành chiến tranh du kích nhưng hình thức phong phú, linh hoạt. Nghĩa quân đã tự chế tạo được súng trường.

- Khởi nghĩa thất bại đánh dấu mốc kết thúc của phong trào đấu tranh chống Pháp dưới ngọn cờ Cần vương.

 

 
2 tháng 4 2022

refer

 

Vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương 2. Khởi nghĩa Bãi Sậy 3. Khởi nghĩa Hương Khê 4. Khởi nghĩa Ba Đình Câu 1. Em hãy trình bày những nội dung chính của bản Hiệp ước Nhâm Tuất (1862). Cho biết vì sao nhà Nguyễn lại kí bản Hiệp ước này với Pháp?

Câu 3. Trình bảy diễn biến cuộc khởi nghĩa Hương Khê? Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương?

Nói khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương, vì:

- Quy mô, địa bàn hoạt động: rộng lớn, gồm 4 tỉnh Bắc Trung Kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

- Trình độ tổ chức quy củ: gồm 15 quân thứ, mỗi quân thứ có từ 100 đến 500 người do các tướng lĩnh tài ba chỉ huy.

- Thời gian tồn tại: dài nhất trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần vương (12 năm từ năm 1885 đến năm 1896).

- Phương thức tác chiến: tiến hành chiến tranh du kích nhưng hình thức phong phú, linh hoạt. Nghĩa quân đã tự chế tạo được súng trường.

- Khởi nghĩa thất bại đánh dấu mốc kết thúc của phong trào đấu tranh chống Pháp dưới ngọn cờ Cần vương.

 

 

18 tháng 2 2018

Phong trào vẫn phát triển mạnh mẽ là nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của những văn thân, sĩ phu yêu nước khác, họ có lòng yêu nước, thương dân, có tư tưởng tiến bộ như Phan Đình Phùng, Cao Thắng, Nguyễn Thiện Thuật, Tống Duy Tân....Họ đã chiến đầu không vì một cá nhân, một triều đình, một thế lực phong kiến nào, mà xuất phát từ tâm nguyện muốn giành lại tư do dân chủ cho nước nhà. nhờ vậy mà phong trào Cần Vương vẫn được duy trì, mặc dù đã chuyển trọng tâm địa bàn lên vùng trung du, núi cao. Phong trào Cần Vương đã trở thành phong trào yêu nước chống Pháp lớn nhất cuối thế kỷ XIX.

18 tháng 2 2018

phong trào vẫn phát triển mạnh mẽ là nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của những văn thân, sĩ phu yêu nước khác, họ có lòng yêu nước, thương dân, có tư tưởng tiến bộ như Phan Đình Phùng, Cao Thắng, Nguyễn Thiện Thuật, Tống Duy Tân....Họ đã chiến đầu không vì một cá nhân, một triều đình, một thế lực phong kiến nào, mà xuất phát từ tâm nguyện muốn giành lại tư do dân chủ cho nước nhà. nhờ vậy mà phong trào Cần Vương vẫn được duy trì, mặc dù đã chuyển trọng tâm địa bàn lên vùng trung du, núi cao. Phong trào Cần Vương đã trở thành phong trào yêu nước chống Pháp lớn nhất cuối thế kỷ XIX.