K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 10 2017

Những tính chất của câu đố trong truyện em bé thông minh là :

+ Tính chất oái oăm của câu đố cũng mỗi lúc một tăng . Tăng độ khó ở nội dung câu đố , tăng độ khó đối với những người tham gia câu đố

21 tháng 10 2018

Ý nghĩa của truyện Em bé thông minh

Câu chuyện cổ tích các em vừa học Em bé thông minh đề cao phẩm chất, sự thông minh và trí tuệ của con người, ở đây tác giả nói về cậu bé là đại diện cho người lao động nghèo. Trí thông minh không đơn giản mà có, điều đó được đúc rút từ hiện thực cuộc sống vô cùng phong phú, qua những kinh nghiệm được tích lũy từ lao động sản xuất của những người lao động nghèo.

Truyện Em bé thông minh còn mang lại tiếng cười hồn nhiên vui vẻ cho những người đọc. Thông qua các tình huống bất ngờ mà nhà vừa tạo ra, truyện đã mang lại cho người đọc, người nghe những tiếng cười vui vẻ, thú vị và cũng đầy bổ ích.

Truyện cổ tích này cũng thể hiện lòng yêu mến, trân trọng những con người thông minh, tài giỏi trong xã hội, đồng thời khẳng định rằng trí khôn con người và sự thông minh là vô giá ! Ai trong chúng ta cũng phải luôn luôn rèn luyện trí thông minh.

21 tháng 10 2018

                                                        kỂ TÓM TẮT :

Để tìm kiếm người tài giỏi trong thiên hạ một nhà vua đã sai viên quan đi khắp nơi và đưa ra các câu hỏi hóc búa để thử tài nhưng vẫn chưa tìm ra người nào tài giỏi.

Đến cánh đồng thấy hai cha con đang dùng trâu cày đất, viên quan hỏi trâu cày một ngày mấy đường. Cha chưa biết trả lời thế nào thì cậu bé trả lời: nếu như quan trả lời ngựa một ngày đi được bao nhiêu bước thì sẽ cho quan biết trâu cày một ngày được mấy đường. Quan nghe vậy sửng sốt và khẳng định đây là nhân tài,chạy vội về tâu với vua.

Vua thử tài bằng cách bán 3 thùng gạo nếp và 3 con trâu đực dặn nuôi để trong 1 năm ba con trâu đẻ thành chín con. Ai nấy đều lo lắng nhưng cậu bé cứ nói lấy gạo nếp và giết trâu để ăn, còn một phần làm lộ phí cho hai cha con vào kinh. Cậu bé đã chứng minh với nhà vua rằng 3 con trâu đực không thể đẻ.

Nhà vua tiếp tục thử tài cậu bé bằng cách ra lệnh từ một con chim sẻ dọn thành ba cỗ thức ăn. Cậu bé đưa cây kim và nói rằng rèn thành con dao để xẻ thịt chim.

Bây giờ thế lực ngoại bang đe dọa xâm lược, cho người sang thử tài. Cho một vỏ con ốc vặn dài và làm sao để xâu sợi chỉ xuyên qua con ốc đó. Cậu bé nghĩ ra cách lấy con kiến càng buộc chỉ ngang lưng, bên kia thì bôi mỡ để dẫn dụ kiến bò sang. Sợi chỉ được xuyên qua con ốc trong sự ngỡ ngàng, thán phục của sứ giả.

Vua ban thưởng hậu hĩnh cho cậu bé, phong làm trạng nguyên và có việc gì khó cũng đều hỏi ý kiến của cậu bé.

                                                              Ý NGHĨA

Đề cao phẩm chất, sự thông minh và trí tuệ của con người, ở đây tác giả nói về cậu bé là đại diện cho người lao động nghèo. Trí thông minh không đơn giản mà có, điều đó được đúc rút từ hiện thực cuộc sống vô cùng phong phú, qua những kinh nghiệm được tích lũy từ lao động sản xuất của những người lao động nghèo.

9 tháng 10 2019

Cách nhanh nhất để trả lời câu hỏi này : viết hết bài " Cậu bé thông minh "

9 tháng 10 2019

1.- người ra câu đố :

+ lần thứ nhất : viên quan

+ lần thứ hai : vua thử tài lần 1

+ lần thứ ba : vua thử tài lần 2

+ lần thứ tư : sứ giả nước láng giềng

2.

- sứ giả hỏi : một ngày trâu cày được mấy đường

- vua thử thách lần 1 : ban cho 3 con trâu đực 3 thúng gạo nếp hẹn 1 năm sau phải nộp được .... trâu con

- vua thử thách lần 2 : sai sứ thần đưa cho 1 con chim sẻ cho cậu bé phải làm đc 3 mâm cỗ

- sứ giả nước láng giềng : 1 chiếc vỏ ốc vặn dài đó làm sao xâu đc sợi chỉ qua đường ruột ốc

3.

lần 1 : hỏi vặn lại : ngựa của ông đi 1 ngày đc mấy bước

lần 2 : cố tình ngây ngô buoovj vua phải giải thích câu giải thích ấy là cái cớ để em bé hỏi lại và để vua tự nói ra điều vô lí trong câu đố của mình

lần 3 : đố lại : gièn 1 cái kim khâu thành 1 con dao để xẻ thịt chim

lần 4 : hát bài đồng dao ...

8.

vì sứ thần nước ngoài muốn tìm xem nước ta có người tài hay ko nếu ko có người tài thì chúng sẽ đem quân sang đánh

10. tóm tắt

1 hôm, thấy 2 cha con làm ruộng, quan hỏi 1 câu hỏi khó " trâu của lão 1 ngày cày đc mấy đường ". Cậu con trai nhanh trí hỏi vặn lại khiến vua thua cuộc. Nhận ra người tài viên quan về bao vua. Vua tiếp tục thủ tài bắt từ 3 con trâu đực 3 thúng gạo nếp đẻ ra trâu con. Cậu bé nghĩ ra cách cứu đc dân làng. Lần thử tài sau cậu bé vượt qua khiến vua phải khâm phục.

Vua láng giềng có ý xâm lược, sai sứ giả vặn mang chiếc vỏ ốc vặn thật dài đố sâu đc 1 sợi chỉ qua đường ruột ốc. Các ông trạng cá nhà thông thái đành bó tay. Vua đành phải gọi cậu bé thông minh, cậu bé thông minh trỉ ra cách giúp đất nước và đc vua phong làm trạng nguyên xây dinh thự ở gân vua.

mình chỉ làm đc vay thôi có j tham khảo các bạn khác nha

chúc hok tốt!

10 tháng 10 2019

               

                                                                            BÀI LÀM

CÂU 3 :

Khi giải đố, em bé đã không dựa vào các kiến thức sách vở mà sử dụng các kiến thức ngay trong thực tế đời sống. Với những câu đố không thể có lời giải, em bé đã đẩy chính người đố vào thế bí, khiến cho cả người ra câu đố, người đọc bị bất ngờ, làm bật ra tiếng cười vui vẻ.

CÂU 9 :

*  Những cách giải đố của cậu bé thông minh, lí thú ở chỗ:

- Đẩy thế bí về phía người ra câu đố, lấy "gậy ông đập lưng ông".

- Làm cho những người ra câu đố tự thấy cái vô lí, phi lí của điều mà họ nói.

-  Những lời giải đố đều không dựa vào sách vở, mà dựa vào kiến thức đời sống.

- Làm cho người ra câu đố, người chứng kiến và người nghe ngạc nhiên vì sự bất ngờ, giản dị và rất hồn nhiên của những lời giải

CÂU 10 :

TÓM TẮT TRUYỆN EM BÉ THÔNG MINH

    Có ông vua nọ, vì muốn tìm người hiền tài nên đã cho một viên quan đi dò la khắp cả nước. Viên quan ấy đến đâu cũng ra những câu đố oái oăm, hóc búa để thử tài.

    Một hôm, viên quan thấy hai cha con đang làm ruộng bèn hỏi một câu rất khó về số đường cày con trâu cày được trong một ngày. Ông bố không trả lời được, cậu con trai nhanh trí hỏi vặn lại khiến viên quan thua cuộc. Biết đã gặp được người tài, viên quan nọ về bẩm báo với vua. Vua tiếp tục thử tài, bắt dân làng đó phải làm sao cho trâu đực đẻ ra trâu con. Bằng cách để cho nhà vua tự nói ra sự vô lí trong yêu cầu của mình, cậu bé đã cứu dân làng thoát tội. Cậu tiếp tục chứng tỏ tài năng bằng cách giải các câu đố tiếp theo và được nhà vua ban thưởng rất hậu.

    Vua nước láng giềng muốn kéo quân sang xâm lược nhưng trước hết muốn thử xem nước ta có người tài hay không bèn cho sứ giả mang sang một chiếc vỏ ốc vặn thật dài và đố xâu sợi chỉ qua. Tất cả triều đình không ai giải được lại tìm đến cậu bé. Với trí thông minh khác người, lại sống gần gũi với thực tế, cậu bé vừa chơi vừa giải đố, kết quả là tránh được cho đất nước một cuộc chiến tranh. Nhà vua thấy thế bèn xây dinh thự ngay cạnh hoàng cung để cậu ở cho tiện việc hỏi han đồng thời phong cho cậu làm Trạng nguyên.



 

10 tháng 10 2019

CÂU 8: 

Sứ thần nước ngoài thách đố nc ta vì: Để kiểm tra xem nc ta có ng nào thông minh hay k nếu k có ng thông minh thì sẽ qua xâm lược.

                                                                            ~~~HOK TỐT~~~

                                                                  #BLINK

16 tháng 10 2018

1Thánh Gióng hình tượng người anh hùng đánh giặc ngoại xâm tiêu biểu trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ đất nước. Thánh Gióng được sinh ra rất kỳ lạ từ một người mẹ nghèo được mẹ và nhân dân nuôi dưỡng. Gióng chiến đấu chống lại giặc ngoại xâm bằng tất cả lòng yêu nước và mong muốn bảo vệ làng quê, đất nước.

Hình tượng Thánh Gióng mang trong mình sức mạnh của cả thiên nhiên và con người, của sự hiện đại lẫn thô sơ, sức mạnh đó như dung hòa và kết tinh lại tạo thành sức mạnh to lớn đủ sức quật ngã mọi kẻ thù to lớn.

Từ thực tế trong công cuộc đánh giặc bảo vệ đất nước của cha ông ta, hình tượng Thánh Gióng được thần thánh hóa và trở thành nhân vật anh hùng, với tinh thần ý chí quật khởi trong cuộc chiến chống giặc ngoại bang xâm lược. Bên cạnh đó hình tượng Thánh Gióng cũng nói lên một thời đại lịch sử của đất nước – Vua Hùng với nền nông nghiệp trồng lúa nước phát triển, người dân luôn phải chống giặc ngoại xâm để bảo vệ đất nước.

2.

Vua Hùng thứ mười tám có một người con gái xinh đẹp tuyệt trần tên là Mị Nương. Vua rất thương con và muốn tìm cho Mị Nương một người chồng xứng đáng.

Mị Nương càng lớn càng đẹp. Đến tuổi trăng rằm, không biết bao nhiêu chàng trai dòng dõi mong được lấy nàng làm vợ. Tiếng tăm về người con gái đẹp người đẹp nết vang xa tới tận núi Tản Viên, nơi Sơn Tinh – vị thần của núi và đất sinh sống. Một buổi sáng, Sơn Tinh quyết định cưỡi hổ trắng oai phong lẫm liệt đến cầu hôn Mị Nương. Cũng ngày hôm đó, một chàng trai cưỡi rồng nước uy nghi to lớn, tự xưng là Thuỷ Tinh cũng đến cầu hôn Mị Nương. Vua Hùng băn khoăn, ai cũng tài giỏi, biết gả con gái yêu cho ai bây giờ ? Cuối cùng, vua quyết định, hai người so tài, ai thắng sẽ được lấy Mị Nương. Lập tức, Thuỷ Tinh hô mưa gọi gió, sấm chớp nổ đùng đùng, cả thành Phong Châu như muốn nổ tung vì lũ quét, khiến cho không chỉ các lạc hầu lạc tướng kinh hãi mà đến ngay cả vua Hùng cũng phải run sợ. Sơn Tinh cũng chẳng thua kém, chàng chỉ tay vể phía Đông, phía Đông mọc núi đồi, chàng chỉ tay về phía Tây, phía Tây nổi cồn bãi. Ai ai cũng đều thán phục. Vua Hùng muốn gả Mị Nương cho Sơn Tinh nhưng lại sợ Thuỷ Tinh nổi giận. Sau một hồi bàn bạc với các lạc hầu lạc tướng, vua phán: "Cả hai chàng đều tài giỏi nhưng ta chỉ có một mụn con, vì vậy, ngày mai, ai đến sớm, mang được đầy đủ một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà. gà chín cựa, ngựa chín hồng mao sẽ được đón Mị Nương về làm vợ".

Sáng hôm sau, khi tia nắng đầu tiên của ngày mới chưa xuất hiện, khi bầu trời còn đang đắm chìm trong màn sương đêm thì Sơn Tinh cùng đoàn tuỳ tùng đã đến rước Mị Nương về núi Tản. Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ liền đùng đùng nổi giận, sai đoàn thuỷ quái đánh đuổi Sơn Tinh. Sơn Tinh gọi một đoàn quân hùng dũng gồm hùm beo gấu rắn.., lên đánh lại Thuỷ Tinh. Trời đất tối sầm, những tia sét ngang dọc lượn trên bầu trời như những con rắn khổng lồ đang uốn lượn như muốn xé tan bầu trời. Sơn Tinh cùng quân lính liên tục ném đá vào lũ thuỷ quái. Sau một hồi giao chiến, Thuỷ Tinh bèn dâng nước lên cao, nhấn chìm mọi nhà cửa ruộng đồng cây cối,… chẳng bao lâu, cả thành Phong Châu ngập chìm trong biển nước. Nhân dân cùng muông thú vội chạy lên núi cao trú ẩn. Sơn Tinh hoá phép cho đồi núi luôn cao hơn nước của Thuỷ Tinh. Thuý Tinh dâng nước cao bao nhiêu, Sơn Tinh lại dâng núi cao bấy nhiêu. Trận chiến diễn ra hết ngày này sang ngày khác. Thuỷ Tinh dần kiệt sức, đành phải rút quân về. Mọi người xuống núi dựng lại nhà cửa, vỡ ruộng khai hoang.

Từ đó, năm nào Thuỷ Tinh cũng dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng đều thua trận. Ngày nay, nhân dân ta vẫn đắp đê, trồng rừng, hằng năm vẫn chung sức chống lại lũ lụt, như xưa kia, ông cha ta và Sơn Tinh đã chống lại Thuỷ Tinh.

Ngày nay, nhân dân ta vẫn đắp đê, trồng rừng, hằng năm vẫn chung sức chống lại lũ lụt

Thế mới biết, nếu đồng sức đồng lòng, không có việc gì chúng ta không làm được.

3.Trong kho tàng truyện dân gian truyện cổ tích thì không thiếu nhưng câu chuyện về những cô bé cậu bé từ nhỏ đã được biết đến la rất thông minh. Trong đó có câu chuyện em bé thông minh là một câu chuyện khá nổi tiếng nói về một em bé rất thông minh đề cao trí khôn dân gian từ đó tạo ra tiếng cười vui vẻ hồn nhiên nhưng không kém phần thâm thúy. Em bé khoảng chừng bảy tám tuổi,con của một nhà nông dân bình thường nhưng rất mạnh dạng và nhanh trí. Em không hề rụt rè,nhút nhát như những đứa bé khác cùng tuổi mà dám đối thoại với viên quan và cả nhà vua.Em bé đã giải được những câu đố oái oăm ,hóc búa đầy bất ngờ của viên quan,nhà vua và xứ thần nước láng giềng khiến em rất khâm phục.Câu đố xâu sợi chỉ qua ruột con ốc vặn dài của sứ thần nước láng giềng làm cho các ông trạng,đại thần,nhà thông thái đều lắc đầu bó tay nhưng em bé thì vừa chơi vừa hát câu giải đố một cánh dễ dàng.Em mong mọi trẻ em đều thông minh,nhanh nhẹn như em bé.

1. quan sát các đồ vật trong nhà em và cho biết đồ vật đó được làm từ vật liệu nào, chất nào ?2. tại sao người ta dùng cao su để chế tạo lốp xe, ô tô, xe máy , xe đạp , ... ?3. em làm thí nghiệm : nhỏ 1 giọt mực vào cốc nước . quan sát và nhận xét hiện tượng xảy ra . ( cái này thì các bn ko cần thí nghiệm cx đc nha , các bn chỉ cần đoán là hiện tượng j xảy ra thui hihi, làm thí nghiệm...
Đọc tiếp

1. quan sát các đồ vật trong nhà em và cho biết đồ vật đó được làm từ vật liệu nào, chất nào ?

2. tại sao người ta dùng cao su để chế tạo lốp xe, ô tô, xe máy , xe đạp , ... ?

3. em làm thí nghiệm : nhỏ 1 giọt mực vào cốc nước . quan sát và nhận xét hiện tượng xảy ra . ( cái này thì các bn ko cần thí nghiệm cx đc nha , các bn chỉ cần đoán là hiện tượng j xảy ra thui hihi, làm thí nghiệm đc cx càng tốt nha ) 

4. trong thực tiễn có nhiều trường hợp các chất bị lẫn vào nhau ( ví dụ gạo bị lẫn sạn ) . em hãy trao đổi vưới người thân trong gia đình , bạn bè hoặc tìm hiểu qua internet ... và kể tên 1 số trường hợp các chất bị trộn lẫn chất khác. người ta đã tách các chất đó ra khỏi nhau như thế nào ? quá trình tách đó dựa vào những tính chất vật lí nào của chất ?

đây là môn KHTN - SINH nhưng ko có nên mik ghi tạm là ngữ văn nha m.n

ai làm nhanh và đúng nhất mik sẽ tick 6 tick cho người đó ( thề lun á )

NHANH NHA M.NN

3
18 tháng 9 2018

mk trả lời đc mỗi câu 2 thôi nha : 

- Cao su sống là nhựa của cây cao su , mới được khai thác và chưa qua chế biến 

- Cao su sống sau khi qua 1 quá trình chế biến hóa -  lý sẽ thành cao su tổng hợp có độ bền cao

- Cao su tổng hợp là vật liệu để chế tạo các loại lốp xe ( ô tô, xe máy ,xe đạp,..) và nhiều vật dụng / thiết bị khác 

k mk nha

18 tháng 9 2018

Câu 1: Ghế làm từ ghỗ hoặc nhựa; lịch làm từ giấy, v.v

Câu 2: Vì cao su dẻo, có tính đàng hồi tốt không như lúc phát minh ra xe đạp, khi đó lốp xe còn làm từ gỗ (cái này mình nói thêm)

Câu 3: Khi nhỏ mực vào cốc nước, giọt mực từ từ hòa tan vào nước.

Câu 4: Cát lẫn nước thì chúng ta lọc bằng khăn vì nước là dạng chất lỏng, còn cát thì là những hạt cát to, không thể thấm vào khăn được.

Mình biết có bao nhiêu đó thôi. Mình cũng học lớp sáu nè, học tốt nhé!

18 tháng 7 2020

Câu 1 : Nếu thiếu chất đạm  = > suy dinh dưỡng , làm cơ thể phát triển chậm , hoạt động chậm gây ra mệt mỏi , trí tuệ phát triển kém

Câu 2 : Phải cân đối thu chi vì để vừa thuận lợi cho các sự chi tiêu hằng ngày , vừa có đủ kinh tế lo cho gđ mõi ngày 

Câu 3 : Các nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lí trong Sgk Công nghệ 6 , trang 106 

Câu 4 : Bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng là bữa ăn gồm có các món thức ăn mang đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể

Học tốt 

4 tháng 10 2018

1 : Thánh Gióng - Thánh Gióng 

2 : Lê Công Hành - Ông tổ nghề thêu

3 : Lê Quý Đôn - Thần đồng nức tiếng

4 : Nguyễn Hiền - Ông trạng thả diều 

......

Hok tốt

# MissyGirl #

4 tháng 10 2018

LƯƠNG THẾ VINH

CAO BÁ QUÁT

16 tháng 10 2017

Ngày xưa có một ông vua sai viên quan đi dò la khắp đất nước để tìm người tài giỏi . Viên quan đi khắp nơi để tìm 

Khi qua 1 cánh đồng có hai cha con đang làm ruộng . Viên quan đã ra một câu đó oái oăm vên quan hỏi : '' Một ngày con trâu cày mấy đường '' . Đứa bé liền hỏi ngược lại : '' ngựa của ngài một ngày đi được mấy bước '' viên quan tưởng đây là nhân tài liền về bẩm lại với vua .

Vua liền ra lần lượt các thử thách là : trâu đực đẻ con và thịt một con chim sẻ làm ba cổ thức ăn . Cậu bé giải đố bằng cách : ba cậu không đẻ ; rèn cây dao bằng kim . Vua phục tài và ban thưởng cho cậu . Vua láng giềng muốn xâm phạm bờ cõi nước ta sai sứ giả mang 1 vỏ ốc đố làm cách nào xâu chỉ qua được . Cậu bé giúp vua giải đó bằng cách : lấy con kiến càng buộc chỉ vào , thoa mỡ đầu bên kia kiến đánh hơi sang được trước sự thán phục của sứ giả . Vua phong em bé làm trạng nguyên và xây dựng một dinh thự bên cung vua để tiện việc hỏi han

16 tháng 10 2017

Có ông vua nọ, vì muốn tìm người hiền tài nên đã cho một viên quan đi dò la khắp cả nước. Viên quan ấy đến đâu cũng ra những câu đố oái oăm, hóc búa để thử tài mọi người hy vọng tìm ra người hiền tài giúp nước.

Một hôm, viên quan thấy hai cha con đang làm ruộng bèn hỏi một câu rất khó về số đường cày con trâu cày được trong một ngày. Ông bố không trả lời được, cậu con trai nhanh trí hỏi vặn lại khiến viên quan thua cuộc. Biết đã gặp được người tài, viên quan nọ về bẩm báo với vua. Vua tiếp tục thử tài cậu bé, bắt dân làng đó phải làm sao cho trâu đực đẻ ra trâu con. Bằng cách để cho nhà vua tự nói ra sự vô lí trong yêu cầu của mình, cậu bé đã cứu dân làng thoát tội. Cậu tiếp tục chứng tỏ tài năng bằng cách giải các câu đố tiếp theo và được nhà vua ban thưởng rất hậu.

Vua nước láng giềng muốn kéo quân sang xâm lược nhưng trước hết muốn thử xem nước ta có người tài hay không bèn cho sứ giả mang sang một chiếc vỏ ốc vặn thật dài và đố xâu sợi chỉ qua. Tất cả triều đình không ai giải được lại tìm đến cậu bé. Với trí thông minh khác người, lại sống gần gũi với thực tế, cậu bé vừa chơi vừa giải đố, kết quả là tránh được cho đất nước một cuộc chiến tranh. Nhà vua thấy thế bèn xây dinh thự ngay cạnh hoàng cung để cậu ở cho tiện việc hỏi han, đồng thời phong cho cậu làm Trạng nguyên.