Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Nguyên nhân của nhiều vụ tai nạn giao thông liên quan đến quán tính: đó là do các phương tiện giao thông đang chạy với tốc độ cao, khi gặp tình huống bất ngờ thì phanh gấp. Một số tình huống có thể xảy ra như sau:
+ Xe không dừng lại ngay được mà vẫn tiếp tục chuyển động thêm một đoạn do có quán tính. Va chạm với phương tiện giao thông khác gây ra các thiệt hại về người và tài sản.
+ Xe dừng lại đột ngột, tuy nhiên theo quán tính xe có xu hướng bảo toàn vận tốc nên có thể bị lật nhào, gây ra các va đập cực mạnh, gây ra các hậu quả cực kì nghiêm trọng cho người trong xe và các người tham gia giao thông khác.
- Ví dụ về những vụ tai nạn giao thông có nguyên nhân từ quán tính:
+ Xe đang chạy với tốc độ cao, dừng, hãm phanh đột ngột.
+ Tăng tốc (xe máy, ô tô, …) đột ngột.
+ Xe đang chạy mà rẽ sang trái, sang phải đột ngột, quá gấp.
+ Xe chở quá tải, xe chạy ba, xe lạng lách…
- Để phòng tránh những tai nạn này, chúng ta cần:
+ Chạy đúng tốc độ quy định.
+ Luôn giữ khoảng cách an toàn với các phương tiện giao thông khác.
+ Bật xi nhan ở khoảng cách phù hợp trước khi muốn chuyển làn, rẽ phải, rẽ trái, …
+ Không chở quá số người quy định.
1)
Theo định luật Newton thứ nhất:
Một vật ở trạng thái nghỉ sẽ tiếp tục đứng yên, trừ khi bị tác động bởi một lực không cân bằng. Một vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động với cùng tốc độ và cùng chiều trừ khi bị tác động bởi một lực không cân bằng.
Luật này thường được gọi là “luật quán tính”.
Điều này có nghĩa là các vật trong tự nhiên có một xu hướng tiếp tục làm những gì chúng đang làm. Nó còn có nghĩa là để gia tốc của một vật thay đổi, thì phải có một lực không cân bằng tác dụng lên vật đó.
Lấy ví dụ: Các lực sau đây tác dụng lên một vật. Vật chuyển động với vận tốc không đổi 3m/s. Tìm lực X.
Định luật Newton 1
Bởi vì vật chuyển động với vận tốc không đổi nên nó đang bị tác động bởi 3 lực cân bằng. Do đó lực cần tìm X là 5N.
Định luật Newton thứ hai về chuyển động phát biểu rằng:
Tốc độ thay đổi động lượng của vật thể tỷ lệ thuận với lực tác dụng. Nói cách khác, khi một lực tổng thể tác dụng lên một vật, gia tốc sẽ thay đổi. Gia tốc thay đổi bao nhiêu phụ thuộc vào độ lớn của lực tác dụng.
Mọi người đều biết đến định luật Newton thứ hai một cách vô thức. Mọi người đều biết rằng vật nặng hơn cần nhiều lực hơn để di chuyển cùng một quãng đường so với vật nhẹ hơn. Tuy nhiên, định luật Newton thứ hai này biểu thị rõ cho chúng ta một mối quan hệ chính xác giữa lực, khối lượng và gia tốc. Nó có thể được biểu thị như một phương trình toán học:
Công thức: F = m.a
Ví dụ: Một chiếc xe ô tô nặng 1.000 kg đang tăng dần tốc độ với gia tốc là 0,05 m/s2, bạn có thể tính được lực tác động lên chiếc xe này nhờ định luật Newton II
Trả lời F = 1000×0,05 = 50 (newton)
Định luật Newton 2
Cần lưu ý, mọi người thường nhầm lẫn giữa trọng lượng và khối lượng. Trọng lượng là lực do trọng lực và được đo bằng newton. Trong khi đó khối lượng là lượng vật chất mà một cơ thể vật chứa và được đo bằng kilôgam (kg). Trọng lượng và khối lượng liên hệ với nhau theo phương trình:
W = mg
Thực ra, đây cũng chính là hệ quả của định luật Newton thứ hai.
Định luật Newton III cho rằng:
Khi một vật tác dụng lực lên một vật khác thì vật đó cũng bị vật kia tác dụng ngược lại. Trong đó, chữ N hoặc R thường được dùng để chỉ phản lực ngược lại này.
Điều này có nghĩa là đối với mọi lực thì có một phản lực có độ lớn bằng nhau, nhưng ngược hướng. Điều đó có nghĩa là bất cứ khi nào một vật đẩy một vật khác thì nó sẽ bị đẩy ngược lại theo hướng ngược lại một cách mạnh mẽ như nhau.
Ví dụ, nếu một quả bóng được đặt trên bàn, quả bóng sẽ tác dụng một lực lên mặt bàn. Tuy nhiên cùng lúc đó, mặt bàn cũng tác dụng lại một lực đúng lên quả bóng (chính lực này sẽ ngăn không cho quả bóng bị hút vào mặt bàn). Phản lực này có độ lớn bằng với lực quả bóng tác động vào mặt bàn và có chiều ngược lại.
Hay ví dụ về tác dụng của tên lửa. Tên lửa đẩy xuống mặt đất bằng lực của động cơ, và phản lực là mặt đất đẩy tên lửa lên trên với một lực tương đương.
- Công của trọng lực trong trọng trường bằng độ biến thiên thế năng của vật khi chuyển động trong trường trọng lực:
A = mgz1 - mgz2 = Wt1 - Wt2 = ΔWt
- Ví dụ thế năng giảm: Qủa táo rơi xuống
- Ví dụ thế năng tăng: Ném quả bóng lên cao
Ví dụ: Trong các vụ tai nạn tàu hỏa, tàu hỏa không thể phanh gấp vì tàu hỏa đang chuyển động thường có quán tính lớn. Nếu tàu hỏa phanh gấp sẽ làm cho đoàn tàu phía sau bị lật khỏi đường ray gây tai nạn nghiêm trọng.
Vì thế, khi đi đến đoạn giao với đường sắt, người đi đường cần chú ý giảm tốc độ và quan sát cẩn thận trước khi băng qua đường.
a)Động năng xe tại đỉnh dốc:
\(W_1=\dfrac{1}{2}mv^2_1=\dfrac{1}{2}\cdot20\cdot6^2=360J\)
Động năng xe tại chân dốc:
\(W_2=\dfrac{1}{2}mv^2_2=\dfrac{1}{2}\cdot20\cdot8^2=640J\)
b)Độ biến thiên động năng:
\(\Delta W=W_1-W_2=360-640=-280J=A_c\)
Lực tác dụng lên xe:
\(F_c=\dfrac{A_c}{v\cdot t}=\dfrac{-280}{100\cdot25}=-0,112N\)
Nêu một ví dụ về sự chuyển hóa giữa động năng và thế năng trong trường hợp vật chịu tác dụng của lực đàn hồi.
Ví dụ về cung tên: Nêu một ví dụ về sự chuyển hóa giữa động năng và thế năng trong trường hợp vật chịu tác dụng của lực đàn hồi.
Cung tên: Kéo căng dây cung là cho cây cung bị biến dạng vật có thế năng, sau khi thả cung tên thì thế năng này sẽ chuyển thành động năng cung cấp vận tốc rất lớn cho mũi tên lao đi
Lò xo: Lò xo có 1 đầu cố định, đầu kia gắn vào 1 vật nhỏ. Ta dùng tay kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng giữ nguyên, vật sẽ có thế năng đàn hồi, ta thả tay ra thế năng đàn hồi chuyển thành động năng cung cấp vận tốc kéo vật về vị trí cân bằng