Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu có sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh là "Chạy mỏi chân thì hãy ở tù". Thực tế tác giả bị thực dân bắt giam, tức là tư thế bị động nhưng cách nói "chạy mỏi chân thì hãy ở tù" đã chuyển từ bị động sang chủ động, con người vào tù như một lựa chọn trong con đường thực hiện sự nghiệp cách mạng. Chốn ngục tù chỉ như một chốn dừng chân để nghỉ ngơi cho bớt mệt mỏi.
Qua đó cho thấy tư thế lạc quan, ung dung, cách nhìn vượt lên trên khó khăn gian khổ của người chí sĩ yêu nước.
trong hai câu thơ trên tác giả đã sd động từ mạnh liên tiếp,phách lối ,giộng thơ mạnh, giồn giập, gấp gáp nhằm khẳng định công việc đập đá gian nan vất vả và sức mạnh phi thường của người từ cách mạng
- Khẩu khí: ngang tàng, mạnh mẽ, sảng khoái, hình tượng nhân vật hiện lên thật oai phong, lẫm liệt như một nhân vật thần thoại.
- Nghệ thuật: Tác giả chọn bút pháp khoa trương và giọng điệu pha chút tự hào khiến cho nhà nho, người tù Phan Châu Trinh chân yếu tay mền "bạch diện thư sinh" ấy thoắt biến thành một dũng sĩ với vóc dáng khổng lồ và sức mạnh phi thường.
- Nhịp thơ mạnh, dồn dập, gấp gáp… tạo nên không khí sôi động, dữ dội của trận giao tranh ác liệt. Mỗi nhịp thơ như ứng với một nhịp búa vung lên, giáng xuống.
- Qua những câu thơ trên, dũng sĩ đập đá mà như muốn san bằng bất công, tàn ác vĩ đại nghĩa ở đời.
So sánh Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác và Đập đá ở Côn Lôn
Giống nhau:
- Thể thơ: Thất ngôn bát cú đường luật. ( 8 câu, 7 chữ/ câu )
- Cấu trúc: theo trình tự. ( Đề, thực, luận, kết )
- Hai bài thơ đều nói về chí làm trai, thể hiện khẩu khí của những bậc anh hùng hào kiệt khi sa cơ, lỡ bước rơi vào vòng tù ngục.
- Lối nói: khoa trương, phóng đại ⇒ Khẩu khí của một bậc anh hùng hào kiệt.
Khác nhau:
- Cách gieo vần ở hai bài thơ có khác nhau:
+ "Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác": tiếng cuối câu 2 ( câu đề ) hiệp vần với câu 6 ( câu luận ), câu 4 ( câu thực ) hiệp vần với câu 8 ( câu kết ).
+ "Đập đá ở Côn Lôn": tiếng cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8 hiệp vần với nhau.
- Trình tự:
+ Câu đề: ( ghi rõ 2 câu đề của cả 2 bài )
+ Câu thực: ( ... )
+ Câu luận: ( ... )
+ Câu kết: ( ... )
b) Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
Gian nan chi kể sự con con.
a)Biện pháp:Nói quá
câu đầu vừa tả thực cảnh đập đá, vừa biểu lộ một tâm thế, một ý chí. Chí nam nhi, chí làm trai coi việc "đứng giữa đất Côn Lôn", bị tù đày khổ sai là một thách thức nặng nề nhưng chẳng hề nao núng, vản "lừng lẫy làm cho lở núi non". Hai từ "đứng giữa" biểu thị một tư thế hiên ngang, một tâm thế bất khuất trước uy vũ quân thù.
Hai chữ "vá trời" lấy từ tích Nữ Oa vá trời. Tầm vóc, sức mạnh ở đây đã được thi vị hóa đến mức thần kỳ, giống như bà Nữ Oa trong truyền thuyết đội đá vá trời. Hình ảnh "những kẻ vá trời" vừa thực vừa bay bổng, khoa trương. Thực ở mức liên hệ với hình ảnh những người tù lao động khổ sai đập đá, làm lở núi non đã được miêu tả ở 4 câu thơ đầu. Bay bổng, khoa trương ở lối ví với nhân vật trong thần tích. Hai câu thơ cuối này gợi tả sự đối lập giữa cái lớn lao, kỳ vĩ (vá trời) với thực tế gian nan chỉ là "việc con con". Sự đối lập ấy là kết quả của một ý chí sắt đá, niềm tin lớn vào sự nghiệp chính nghĩa, kẻ vá trời bằng sức mạnh đội đá vá trời có thể đè bẹp mọi trở ngại gian nan. Thực tế thì những khó khăn tác giả đang phải đương đầu không "con con" chút nào nhưng chỉ có bằng cách ấy, bằng ý chí quật cường tích tụ từ nguồn mạch dân tộc người chiến sĩ mới có thể tiếp tục được con đường dằng dặc chông gai trước mắt. Đó cũng là một cuộc chiến thắng chính mình.