K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

D
datcoder
CTVVIP
29 tháng 11 2023

Du lịch sinh thái / miệt vườn là là loại hình du lịch sinh thái gắn liền với những vườn cây ăn trái rộng lớn và trù phú. Với những thuận lợi về đất đai, khí hậu và hệ thực vật phong phú, du lịch sinh thái miệt vườn rất phát triển ở vùng Nam Bộ nước ta, đem đến lợi ích kinh tế cho người dân địa phương.

18 tháng 1 2018

Trải khắp mọi nẻo đường trên đất nước Việt Nam, có 54 tỉnh thành. Với mỗi nơi, ta lại cảm nhận được một nét đẹp trong sinh hoạt đời sống và con người của mỗi vùng miền. Ví như, người Hà Nội thanh tao, lịch lãm, lời nói đĩnh đạc đúng mực, hay vùng đất miền trung quanh năm mưa lũ nhưng con người nơi đây lại luôn chăm chỉ, bền bỉ và giỏi giang hơn so với bất cứ vùng đất nào, và miền Nam thì lại là thiên đường nhiệt đới. Đâu đâu cũng có những nét đẹp riêng. Và hôm nay, chúng ta hãy cùng nhau cảm nhận vẻ đẹp của phía cuối cùng của Tổ quốc- mũi Cà Mau qua tác phẩm Sông nước Cà Mau ( trích Đất rừng phương Nam)- tác giả Đoàn Giỏi nhé.


Cà Mau- vùng đất cuối cùng của tổ quốc là một vùng đất bằng phẳng với rất nhiều kênh rạch và những khu rừng ngập mặn trải dài, bao trùm cả một vùng rộng lớn. Tác giả Đoàn Giỏi đã miêu tả cả nơi đây như có sự hòa quyện, giao thoa giữa những màu xanh: màu xanh lục của cỏ cây, hoa lá, của những cánh rừng ngập mặn, màu xanh trong của làn nước dưới mỗi mạn thuyền hòa lẫn cùng màu thiên thanh của cả vùng trời rộng lớn. Ngày đêm, những cơn gió mang theo âm thanh của đất trời, của núi rừng khiến cho lòng người cảm thấy như được gần gũi với thiên nhiên hơn bao giờ hết. Ở kênh rạch Cà Mau có rất nhiều những con kệnh có những cái tên khác nhau, mỗi cái tên lại có một sự tích, một đặc điểm của riêng nó. Nhưng điểm chung giữa chúng chính là những cái tên ấy vô cùng gần gũi với những người con Cà Mau.

Nổi bật ở nơi đây chính là dòng sông Năm Căn. Tác giả miêu tả dòng sông với hình ảnh rộng lớn và hùng vĩ. Ngày ngày, nước ở con sông lại đổ về biển ầm ầm như thác, mang trong mình biết bao những tài nguyên, những đàn cá lớn hàng đàn giữa những đầu sóng trắng. Thế mới biết, thiên nhiên nơi đây vẫn còn hoang sơ và trong lành tới mức nào. Bao quanh phía ngoài của dòng sông chính là rừng đước với bạt ngàn biết bao những cây đước dựng đứng như thành trì bảo vệ cả dòng sông. Từng hàng, từng hàng nối tiếp nhau như bảo bọc, như thách thức. Đây chính là vẻ đẹp hoang sơ của dòng sông và khu rừng mà hiếm nơi đâu có thể có được. Bằng con mắt tinh tế và sống động, nhà văn đã sử dụng cả thị giác và thính giác của mình để nhìn ngắm và lắng nghe sự sống trong những cánh rừng đước trải dài kia. Ông đã sử dụng rất nhiều những động từ như “ thoát qua”,” đổ ra”,”xuôi giữa dòng” mà chúng ta đã có được cái nhìn tổng quát về phong cảnh ở nơi đây. Đi qua kênh rạch nơi đây cũng không phải là việc đơn giản, có những chỗ dòng nước chỉ nhẹ nhàng trôi, nhưng cũng có những nơi phải khó khăn và vất vả lắm mới có thể đi qua được. Ta cũng cảm thấy như những con kênh rạch này cũng giống như hỉnh ảnh khái quát trong cuộc đời của mỗi người, có những khi chúng ta được dễ dàng làm những điều mình muốn nhưng cũng có những lúc mọi thứ trở nên khó khăn, vất vả. Không chỉ miêu tả cảnh vật mà tác giả còn tập trugn nhìn vào những hoạt động của con người. Đó chính là khu chợ Năm Căn và hình ảnh con người Cà Mau được tập trugn miêu tả sinh động. “ chợ nằm sát sông, ồn ào, đông vui, tập nập”, với biết bao hoạt động của con người qua những chi tiết liệt kê như “ những chiếc thuyền đáy, thuyền chài, thuyền lưới, thuyền buôn dập dềnh trên sóng. . . ”. Điều đó đã đủ để cho chúng ta thấy được cuộc sống của những con người nơi đây trù phú và giàu có như thế nào. Ai tới đây cũng có thể mua được tát cả mọi thứ mà có thể không cần phải đi ra khỏi thuyền của mình, bởi những chiếc ghe nhỏ lúc nào cũng len lỏi được vào những góc nhỏ nhất để buôn bán: nào hoa quả, nào vải, nào hoa,. . . giúp cho không khí của chợ Năm Căn càng thêm phần tươi mới, rực rỡ.
Sau chuyến đi ý nghĩa ấy, em thấy Cà Mau là một vùng đất đẹp và thơ mộng- một vùng đất tận cùng của Tổ quốc để lại một ấn tượng khó quên đối với em. Qua đó, em thấy yêu thêm Tổ quốc, yêu thêm quê hương và yêu mảnh đất Cà Mau nữa.

k cho minh nhoa

19 tháng 1 2018

Là mảnh đất địa đầu tận cùng phía Nam của Việt Nam, mũi Cà Mau được nhắc đến như một vùng đất thiêng trong tâm thức người Việt. Với những hình ảnh đầy thân thương từ ruộng đồng bạt ngàn cò bay thẳng cánh, những đìa tôm, những mái nhà tranh ngói xen lẫn phủ dưới bóng dừa, những cây cầu khỉ với dòng sông bến nước con đò… nơi đây luôn toát lên những nét quyến rũ khác biệt đến khó tả với những du khách vốn không phải con dân vùng sông nước khi đến đây.

Đất đai ở Cà Mau đang sinh sôi nảy nở. Bãi Khai Long có hàng dương xanh ngát, có bờ cát chạy dài tới sáu cây số và rộng hàng trăm mét, mỗi năm phù sa lại lấn biển ở chính nơi đây từ tám mươi đến một trăm mét nữa. Điều thú vị là đất mở ra tới đâu, cây mắm mọc lên tới đó, như là để giữ đất đừng có trôi đi, khi thớ đất đã se kết tầng cây đước lao tới, nhanh chóng cùng với mắm tạo thành rừng. Trong rừng Cà Mau lạ nhất vẫn là cây đước. Khi cây cao ngang thân người là rễ phụ đâm ra. Nó thẳng, gần như cái que chứ không mềm tua tủa như rễ phụ ở cây đa hay cây si ngoài Bắc. Những nan rễ phụ ấy cắm trên đất tạo ra cháng rễ hình cái nơm, làm cho cây đước vững vàng đời đời, trong khi rễ chính nếu không thoái hóa thì cũng không còn giá trị gì nữa.

Một điểm có thể coi là “đặc sản” nơi đây, đó chính là sông nước. Chính sông nước đã tạo dựng nên sự sống đa dạng, phong phú cho những con người nơi đây. Sông cho họ cái tôm, con cá; sông cung cấp phù sa cho ruộng đồng và sông cũng là loại hình giao thông phổ biến nhất tại đây. Mọi sinh hoạt diễn ra từ đời sống đến giao thương đều thấy được hầu hết trên những chuyến đò.

Cà Mau có khá nhiều chợ nổi nhưng có hai chợ được xếp loại là chợ nổi phường 8, trên sông Gành Hào, Cà Mau và chợ nổi Thới Bình, tại ngã ba sông Trẹm – Chắc Băng, huyện Thới Bình.

Phần lớn chợ nổi nhóm họp, buôn bán trên sông mang tính tự phát. Sản phẩm trao đổi mua bán chủ yếu là các loại hàng nông sản thực phẩm, trái cây, hoa màu… sản xuất tại địa phương, các vùng lân cận chuyển tới phục vụ nhu cầu tiêu dùng tại chỗ hoặc đưa đi tiêu thụ tại các chợ huyện, xã…

Từng chiếc thuyền, ghe với bắp cải, khoai lang, bầu, bí, sắn, quýt, cam… treo lủng lẳng trên mui để giới thiệu, mời gọi khách mua hàng. Và, đây cũng là hình ảnh thường thấy tại các tỉnh khu vực Đồng bằng Sông Cửu long.

Đến Cà Mau vào một ngày đầu hạ, với những khách lạ không biết bơi thì việc ngồi chòng chành trên một chiếc ghe nhỏ và bước từ ghe này qua ghe khác xem, mua đồ quả là một thử thách không nhỏ. Bạn, rất có thể sẽ bị ngã bởi sự “ghập ghềnh” sóng nước. Nhưng đổi lại, một thế giới khép kín được mở ra trên sông, thường là nơi giao tụ của khá nhiều những con sông, rạch trong vùng.

​Bước xuống chiếc ghe nhỏ bé, đó là cả một gia đình lưu động tại đây. Cũng có những thiết bị, dụng cụ gia đình giản đơn, cũng có những thế hệ cha con thắm đượm. Cuộc sống của họ nay đây mai đó, sông chảy đến đâu, đó là nhà. Đời sóng nước lênh đênh, hợp tan theo con nước với đầy, theo từng phiên chợ sớm, theo từng gánh hàng treo trên mũi ghe. Với nhiều đứa trẻ, trong giấc mơ của các em, chỉ có con thuyền, bến nước và những buổi chợ sớm khuya. Người dân nơi đây vốn hay cho rằng, bao giờ sông cạn nước thì chợ nổi mới không tồn tại. Nói như vậy để thấy rằng, đây đã trở thành một nét văn hóa, một lối sống riêng biệt, đặc trưng của người dân nơi đây.

Người Việt khi nói về đất nước của mình thường dùng câu “Nước Việt Nam trải dài từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau”. Vì vậy, trong tâm thức mỗi người, cùng với Ải Nam Quan, Mũi Cà Mau là một địa điểm thiêng liêng, xa xôi nhưng rất đỗi gần gũi. Và, nếu bạn một lần đặt chân đến nơi đây, bạn sẽ bị “chòng chành” bởi sóng nước, bởi sự thân thiện của người dân và tâm hồn bạn cũng sẽ đôi lúc “chòng chành” vì những cuộc đời lênh đênh sông nước.

24 tháng 5 2023

Một số ý chính:

- Ở miền Bắc, em đã được thưởng thức cảnh sắc hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc. Những dãy núi xanh ngút ngàn, những thác nước trắng xóa đổ xuống từ độ cao, tạo nên một khung cảnh hoang sơ, mộc mạc nhưng cũng rất đẹp mắt. 

- Ở miền Trung, em đã được chiêm ngưỡng cảnh biển đẹp như tranh vẽ. Các bãi biển đầy cát trắng, nước biển trong xanh và những đồi cát trải dài, tạo nên một khung cảnh đẹp mê hồn. Em còn được tham quan các di sản văn hóa thế giới như Huế, Hội An, nơi có kiến trúc cổ kính, đậm chất văn hóa Việt Nam.

- Khi đến miền Nam, em đã được tham quan các vườn quốc gia, nơi tập trung những loài động thực vật quý hiếm. Em còn được chiêm ngưỡng cảnh sông nước phong cảnh đẹp như mơ trên sông Mekong. Những cánh đồng lúa bát ngát, những con đường ven sông xanh mát, tạo nên một khung cảnh yên bình, thanh tịnh.

- Kết bài: Việt Nam đẹp khắp trăm miền, mỗi vùng đất lại có những vẻ đẹp riêng. Em đã có một chuyến du lịch tuyệt vời, để lại trong em những ấn tượng khó quên về cảnh thiên nhiên tươi đẹp của đất nước.

17 tháng 6 2021

5.

Tham Khảo:

Những người đi xa quê hương thường nhớ về hình ảnh cây đa, bến nước, sân đình,.. những hình ảnh quen thuộc của quê hương. Trong số ấy không thể thiếu lũy tre đầu làng. Đúng vậy, cây tre đã từ lâu trở thành một loài cây thân thuộc với người dân Việt Nam.

Không ai biết cây tre có từ bao giờ, chỉ biết rằng lũy tre đã đứng vững chãi như vậy từ hàng ngàn năm trước từ thuở vua Hùng dựng nước đến các cuộc kháng chiến chống xâm lăng. Tre đã cùng con người bảo vệ từng tấc đất của dân tộc. Tre vốn là loài cây thuộc họ thảo mộc, có rễ chùm, thân thẳng vững trãi. Những cây tre nhỏ thì cao khoảng từ hai đến ba mét còn những cây tre trưởng thành có thể cao hơn năm mét.

 

Thân tre hình ống trụ dài, bên trong rỗng. Trên thân tre thường được chia thành các đốt dài bằng gang tay người trưởng thành. Ở mỗi đốt ấy đều có một mấu nối gọi là mắt tre, nơi mà các cành tre mọc ra. Cành tre nhỏ mảnh khảnh không to như càng cây bàng hay bằng lăng nhưng dại dẻo dai. Những cành cây mọc ra theo nhiều hướng khác nhau, cành này đan vào cành kia tạo thành một tấm áo giáp bảo vệ cho những búp măng nhỏ bé đang ẩn náu sâu trong lũy tre.

Măng tre hình búp, khoác lên mình một màu xanh pha nâu của đất. Những lớp áo của măng tre là từng bẹ lá úp vào nhau, đợi đến khi trưởng thành thì những bẹ lá ấy cứ tách dần ra cho măng tre mạnh mẽ vươn lên như một cây giáo đâm thẳng lên bầu trời. Lá tre nhỏ, thon và dẹp thuôn nhọn về phía đầu và sắc. Những chiếc lá mới đầu có màu xanh nhưng khi già thì nó chuyển sang màu vàng.

Tre cũng là loài thực vật có hoa nhưng chỉ nở một lần vào cuối đời vào thời gian nở là từ năm mươi đến sáu mươi năm. Hoa tre có mùi hương hơi nồng và có màu vàng nhạt như màu đất. Có thể thấy, tre là loài cây dễ sống, chúng thích nghi với mọi hoàn cảnh mọi loại đất dù là đất bạc màu hay đất chua, vì vậy mà đi đến bất cứ nơi nào trên đất nước Việt Nam ta cũng thấy cái dáng cao cao nghiêng nghiêng của lũy tre.

Nói đến tre Việt Nam thì làm sao kể cho xiết, từ Bắc vào Nam không biết có bao nhiêu là loài tre: tre Việt bắc, trúc Lam sơn, ... Từ lâu tre đã trở thành người bạn của người nông dân đặc biệt là măng tre được coi như một món ăn đặc sản của người nông dân. Dưới bàn tay khéo léo của người phụ nữ, măng tre được chế biến thành nhiều món ăn như tre luộc, măng khô nấu canh, măng tươi...

Lá tre khô còn là một vật liệu đốt dễ kiếm cho các bà các mẹ. Cành tre có gai nhọn thường được người nông dân xưa làm hàng rào quanh nhà. Đặc biệt nhất là thân tre, chúng trở thành những đòn gánh theo bước chân người nông dân ra đồng, thành cối xay giúp người nông dân xay lúa. Thân tre còn được vót mỏng thành những lạt mỏng dùng để gói bánh hay buộc mái nhà của người dân xưa hay được đôi bàn tay tài hoa của người nghệ nhân biến hóa thành những chiếc rổ giá hay hình thì cho cò, con vạc,... những món đồ lưu niệm cho khách du lịch.

 

Trong những ngày lễ Cổ truyền, thân tre còn được dùng làm cây nêu cầu may trong nhà. Những lũy tre còn đi sâu vào tâm trí của những đứa trẻ em vùng quê khi vào những buổi trưa hè nóng bức mà được ngồi dưới gốc tre mà hát những bài ca đồng quê, thả những con thuyền tre. Chính những kí ước đó là hành trang cho bất cứ người con xa quên sau này đều nhớ về quê hương.

Không những vậy, hình ảnh dáng tre vững chãi đã đi vào những cuộc kháng chiến từ thời vua Hùng, Thánh Gióng lấy lũy tre làm vũ khí đánh tan quân thù, đến hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ những dụng cụ làm từ tre: cày, cuốc... cũng được Bác nhắc đến trong bài kêu gọi toàn dân kháng chiến... Chính vì những điều đó mà cây tre từ lúc nào đã trở thành biểu tượng

17 tháng 6 2021

6.

Tham Khảo:

Mỗi người có một sở thích riêng, bạn thích ngắm cảnh sông nước hiền hòa chảy, bạn thích ngắm cánh đồng lúa xanh... Còn riêng em lại thích ngắm nhìn cảnh mặt trời mọc trên biển. Hình ảnh mặt trời mọc trên biển vào buổi sáng đẹp trời trong văn bản Cô Tô của nhà văn Nguyền Tuân đã để lại trong em một sự háo hức kì lạ . Khi bầu trời còn ướt đẫm sương đêm, màn sương mỏng manh, mờ mờ, ảo ảo như bao ttrùm cả mặt biển, không nom thấy đảo xa chỉ thấy một màu trắng đục. Sóng biển vẫn rì rào đều đều xô bờ cát trắng hệt như một bản tình ca không lời bất tận. Phía đông, ánh hồng dần dần bừng sáng, nước biển sóng sánh dần đổi màu. Chân trời ngấn bể sạch như một tấm kính lau hết mây, hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người dân chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Chao ôi! Mặt trời mọc trên Cô Tô mới lộng lẫy, rực rỡ và tráng lệ làm sao. Mặt trời đã lên cao vài con sào, muôn vàn ánh hồng phơn phớt lan tỏa trên mặt biển. Nước biển lại sóng sánh đỏi màu, Một màu thật tuyệt. Giờ đây bầu trời Cô Tô càng trở nên trong trẻo, sáng sủa. Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt. Nước biển lam biếc đặm đà. Quanh cái giếng nước ngọt ở ria hòn đảo Cô Tô này mọi người đang tắm giặt, lấy nước ngọt gánh xuống thuyền, cảnh tượng đó còn vui vẻ hơn mọi cái chợ trong đất liền. Anh hùng Châu Hòa Mãn cũng đang gánh nước cho thuyền của mình, dáng vẻ đầy phấn khởi. Anh đang chuẩn bị cho chuyến ra khơi dài ngày. Mặt trời đã lên hẳn, rực rỡ giữa màu mây trắng thì biển lại diệu kì hơn bao giờ hết. Màu xanh của da trời, hòa quyện cùng màu xanh của nước biển tạo thành một màu rất tuyệt vời của vùng biển đảo Cô Tô. Trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng lan tỏa trên bãi cát mịn màng. Từ bãi đậu, những con thuyền lại rẽ sóng ra khơi đánh cá. Xa xa, những cánh buồm nâu trên bãi biển được nắng sớm chiếu vào hồng rực như đàn bướm múa lượn giữa biển xanh. Một con hải âu bay ngang là là nhịp cánh. Nhìn theo cánh hải âu bay lòng người đi biển lại trào dâng bao niềm hi vọng vào một ngày đẹp trời. Sóng vẫn rì rào khúc tình ca muôn thuở, thỉnh thoảng lại xô bờ cát bọt tung trắng xóa. Cảnh bình minh trên biển thật là đẹp, hệt như nột bức tranh sơn mài tuyệt mĩ. Dù có đi đâu em cũng sẽ luôn hướng lòng mình về vùng hải đảo giàu đẹp của tổ quốc. Em còn mơ ước sẽ được đến nơi đây để chiêm ngưỡng vẻ đẹp kì diệu mà thiên nhiên ban tặng cho xứ sở Cô Tô.

20 tháng 8 2018

Nhân viên đã nói ông ta chỉ mua 2 vé đi và chỉ mua 1 vé về.

20 tháng 8 2018

nhân viên nói với thám tử là : ông ta mua 2 vé đi và chỉ mua 1 vé về

Hồ Gươm thuộc quận Hoàn Kiếm ngay tại Thủ đô Hà Nội và là phần còn sót lại của sông Hồng vì trước đây hồ thông với sông Hồng. Điều tạo nên vẻ đẹp của Hồ Gươm là quần thể di tích và lối kiến trúc độc đáo: Tháp Bút, Đài Nghiên, Cầu Thê Húc, Đền Ngọc Sơn, Tháp Rùa... Hồ Gươm với những giá trị vĩnh hằng đã trở thành hồn cốt của thủ đô Hà Nội mỗi khi được nhắc đến. Hồ Gươm luôn sống mãi trong trái tim những người dân thủ đô, đặc biệt là những người con xa xứ. Quả là xứng đáng với hai câu thơ "Hồ Gươm xanh thẳm quanh bờ / Thiên thu hồn nước mong chờ bấy lâu”

Những địa điểm du lịch ở thành phố Đông Hà Hà Lê | 03/07/2020 - 08:03 Là thành phố năng động của tỉnh Quảng Trị, những địa điểm du lịch Đông Hà cũng góp phần khiến nơi đây trở thành điểm đến hấp dẫn đối với khách du lịch trong và ngoài nước.Chợ Đông HàTọa lạc ngay cạnh cầu Đông Hà kế bên là sông Hiếu êm đềm chảy quanh năm, chợ Đông Hà không chỉ là trung tâm buôn bán của thành phố mà người dân...
Đọc tiếp

Những địa điểm du lịch ở thành phố Đông Hà

 Hà Lê | 03/07/2020 - 08:03

 

Là thành phố năng động của tỉnh Quảng Trị, những địa điểm du lịch Đông Hà cũng góp phần khiến nơi đây trở thành điểm đến hấp dẫn đối với khách du lịch trong và ngoài nước.

Chợ Đông Hà

Tọa lạc ngay cạnh cầu Đông Hà kế bên là sông Hiếu êm đềm chảy quanh năm, chợ Đông Hà không chỉ là trung tâm buôn bán của thành phố mà người dân khắp nơi trong tỉnh cũng đổ về đây. Khách du lịch rất thích đến đây để mua đặc sản địa phương về làm quà. Do gần với cửa khẩu, ở chợ Đông Hà có những mặt hàng xuất xứ từ Thái Lan hay Lào nhập về rất mới lạ.

Chợ Đông Hà. Ảnh: Thanh Trúc

Chợ Đông Hà. Ảnh: Thanh Trúc

 

Nếu muốn thưởng thức các món ăn đặc trưng của Quảng Trị thì bạn cũng đừng quên đến địa điểm du lịch thú vị này nhé. Trong chợ hay khu vực phía sau có những hàng quán đơn sơ nhưng đồ ăn rất ngon và khá rẻ. Mỗi buổi sáng sớm hay chiều tối nếu không muốn ăn ở khách sạn có thể bắt xe đến đây để thưởng thức các món ăn dân dã, vừa ăn, vừa ngắm nhìn không khí chợ quê thanh bình.

Bảo tàng tỉnh Quảng Trị

Bảo tàng này nằm trên con đường Nguyễn Huệ ngay trung tâm thành phố Đông Hà. Bảo tàng lịch sử này mới được xây dựng cách đây không lâu, thế nhưng đây là điểm đến không thể bỏ lỡ đối với khách du lịch. Đặc biệt là những ai muốn tìm hiểu văn hóa truyền thống, con người của các dân tộc ở miền đất khói lửa này. Trong bảo tàng trưng bày 10.000 hiện vật nguyên bản có giá trị lớn.

Bảo tàng Quảng Trị. Ảnh: Ngọc Duy

Bảo tàng Quảng Trị. Ảnh: Ngọc Duy

Trong khuôn viên rộng hơn 4.000 m2 , địa điểm du lịch này được chia thành 2 khu vực trưng bày riêng biệt là ngoài trời và trong nhà. Bên ngoài, bạn sẽ được chiêm ngưỡng không gian tái hiện lại những nét văn hóa của người dân tộc Chăm và những hiện vật kích thước lớn từ thời chiến tranh. Bên trong gồm có 2 tầng, trưng bày các hiện vật trong từng giai đoạn lịch sử của Quảng Trị.

Âm hưởng truyền thống kết hợp với hiện đại, bên cạnh đó lại còn có sự sắp xếp khoa học khiến cho khách du lịch thích thú và dễ hiểu hơn mỗi khi có dịp đến tham quan bảo tàng. Không chỉ vậy, ở đây còn có tượng cậu ruột chúa Nguyễn được đúc từ thời đó và lưu giữ đến bấy giờ, cụm vò bán sứ tráng men có niên đại cách đây hơn 10 thế kỷ, trống đồng An Khê, bản khoán ước làng Phú Kinh dài hơn 2m…

Công viên và tượng đài Lê Duẩn

Là điểm nhấn quan trọng của thành phố, công viên này nằm ngay kế bên đường Lê Duẩn, Quốc lộ 1. Với người dân ở đây, địa điểm du lịch này vô cùng quen thuộc. Không gian rộng rãi và thoáng đãng được trang trí bằng những cây xanh, khóm hoa, con đường lát đá sạch sẽ. Đây là nơi thư giãn vô cùng dễ chịu, mỗi sáng sớm hay buổi chiều công viên đông đúc người dân đến tập thể dục.

Công viên Lê Duẩn. Ảnh: Thanh Trúc

Công viên Lê Duẩn. Ảnh: Thanh Trúc

Ở công viên còn có những hàng ghế đá để mọi người ngồi nghỉ ngơi sau khi tập thể dục hay đi tham quan chợ Đông Hà. Ngồi ở đây có thể thấy được những chuyến xe Bắc - Nam ngược xuôi nối tiếp nhau, bên kia là hồ nước mát mẻ. Đây là khoảng lặng bình yên để thư giãn không chỉ người dân mà khách du lịch cũng rất yêu thích.

Không những thế, ở địa điểm du lịch này còn có khu vực quảng trường với bức tượng cố Tổng bí thư Lê Duẩn đặt uy nghi ngay chính giữa. Bức tượng cao 9,9 mét được chế tác bằng đá xanh để tưởng nhớ người con ưu tú của Quảng Trị. Ngày thường, trước tượng đài người dân đến vui chơi, ngồi hóng mát. Còn vào những dịp đặc biệt lễ hay các sự kiện kỷ niệm của đất nước, ở đây diễn ra lễ dâng hương và các hoạt động văn nghệ ý nghĩa.

Chùa Đông Hà

Chùa Đông Hà. Ảnh: Thanh Trúc

Chùa Đông Hà. Ảnh: Thanh Trúc


Chùa tọa lạc ở số 31, đường Trần Hưng Đạo, được xây dựng từ năm 1925. Chùa có lịch sử lâu đời và là nơi Ban trị sự Phật giáo của tỉnh Quảng Trị làm việc. Trải qua nhiều lần trùng tu trong từng giai đoạn và từng phần khác nhau đến nay đã tương đối khang trang. Với không gian tôn nghiêm, chùa là nơi phật tử cũng như khách du lịch đến tham quan và chiêm bái mỗi ngày.

Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Đường 9

Từ thành phố Đông Hà đi về phía Tây 6 km là bạn sẽ đến với nghĩa trang nằm ngay cạnh đường 9 lịch sử. Được xây dựng từ năm 1995 trên một ngọn đồi cao, đây là nơi an nghỉ của hơn 9.500 liệt sĩ, người có công với đất nước trong những năm chiến tranh ở mặt trận Đường 9 và bộ đội chiến đấu tại Lào. Trung tâm có tượng đài chiến thắng cao 18 mét vô cùng nổi bật. Trên đó khắc họa hình ảnh của quân giải phóng Việt Nam với em bé và thiếu nữ Lào mừng ngày thắng lợi. Bên cạnh là khu nhà tưởng niệm, cụm tượng thể hiện tình đoàn kết Việt - Lào, những bức phù điêu lớn thể hiện tinh thần đấu tranh của quân và dân. Địa điểm du lịch rất ý nghĩa này là điểm đến mà bạn nên ghé một lần trong chuyến về thăm miền đất này.

Nghĩa trang Đường 9. Ảnh: Thanh Trúc

Nghĩa trang Đường 9. Ảnh: Thanh Trúc

Từ mảnh đất khô cằn bị chiến tranh tàn phá, du lịch Quảng Trị ngày nay đã dần trở thành điểm đến thu hút đối với du khách. Không chỉ là những di tích, công trình lịch sử mà còn nhiều điều hấp dẫn, điển hình như thành phố Đông Hà đầy sức trẻ này.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

2
7 tháng 4 2022

1.địa điểm này ở đâu?

2. có bao nhiêu cái đặc biệt?

10 tháng 4 2022

stop war