Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Học sinh lên bảo tàng tỉnh, thành phố để tìm hiểu về những đóng góp của địa phương mình trong cuộc khởi nghĩa giành chính quyền tháng Tám năm 1945.
- Đọc tài liệu lịch sử địa phương để có thông tin hữu ích
Đáp án A
Ngày 18-8-1945, nhân dân Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam giành được chính quyền ở tỉnh lị. Đây là các địa phương giành được chính quyền sớm nhất trong cả nước
- Được tin Nhật Bản đầu hàng, Ủy ban Khởi nghĩa thành lập, Hội nghị Toàn quốc của Đảng và Đại hội Quốc dân được triệu tập ở Tân Trào, phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
- Từ ngày 14/8, một số địa phương căn cứ vào tình hình cụ thể và vận dụng "Chỉ thị Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" đã khởi nghĩa giành chính quyền. Chiều 16/8, một đơn vị Giải phòng quân tiến về giải phóng thị xã Thái Nguyên.
- Ở Hà Nôi, chiều ngày 17/8, quần chúng đã tổ chức mit tinh tại Nhà hát Lớn; thực hiện quyết định của Ủy ban Khởi nghĩa, tối 19/8 cuộc khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi.
- Ở Huế, ngày 23/8 khởi nghĩa dành chính quyền về tay nhân dân. Ngày 25/8 khởi nghĩa thắng lợi ở Sài Gòn.
- Ngày 28/8/1945, cuộc Tổng khởi nghĩa đã giành được thắng lợi trên cả nước.
14/08/1945 bắt đầu tổng khởi nghĩa,giải phóng quân phối hợp với quân dân tự vệ địa phương đồng loạt tấn công đồn phát xít Nhật tại Bắc Kạn,Tuyên Quang,Thái Nguyên...
19/08/1945 tổng khởi nghĩa giành chính quyền tại Hà Nội
23/08/1945 tổng khởi nghĩa giành chính quyền tại Thừa Thiên Huế
25/08/1945 tổng khởi nghĩa giành chính quyền tại Sài Gòn
30/08/1945 vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị,trao nộp ấn kiếm cho đại diện CP nước VN dân chủ cộng hòa
02/09/1945 CT HCM đọc bản tuyên ngôn độc lập tại Ba Đình khai sinh ra nước VN dân chủ cộng hòa
Đáp án B
Trong cách mạng tháng Tám, đảng chủ trương kết hợp hài hòa giữa khởi nghĩa giành chính quyền ở nông thôn và thành thị. Trong đó, khởi nghĩa ở thành thị có vai trò quyết định thắng lợi. Cụ thể là:
- Thứ nhất: “Trong cao trào chống Nhật, cứu nước, những cuộc khởi nghĩa từng phần đều nổ ra ở nông thôn. Đến khi tổng khởi nghĩa tháng Tám bắt đầu, 28 tỉnh…đã khởi nghĩa từ xã lên huyện rồi lên tỉnh hoặc từ ngoại thành vào nội thành”.
- Thứ hai: “Có 24 tỉnh…đã khởi nghĩa từ tỉnh lị và kết thúc ở huyện và xã”. Trong số 24 tỉnh này có tỉnh Bạc Liêu.
- Thứ ba: “Còn lại 7 tỉnh…thì thành thị và nông thôn cùng khởi nghĩa một ngày”.
=> Cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam diễn ra có sự kết hợp hài hòa giữa nông thôn và thành thị. Trong đó cuộc khởi nghĩa ở thành thị nhằm vào các cơ quan đầu nào của kẻ thù có tác dụng quyết định thắng lợi cách mạng
Đáp án D
Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (tháng 5/1941) xác định hình thái cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở nước ta là đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa.
Đáp án D
Hội nghị tháng 5/1941 xác định hình thái của cuộc khởi nghĩa ở nước ta đi từ khởi khởi nghĩa từng phần (Cao trào kháng Nhật cứu nước) đến tổng khởi nghĩa và nhấn mạnh: chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của toàn đảng, toàn dân.
- Đảng ta phát lệnh Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám vì thời cơ đã chín muồi:
Điều kiện khách quan:
Ngày 15-8-1945, Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện. Nhật ở Đông Dương rệu rã, Chính phủ thân Nhật Trần Trọng Kim hoang mang lo sợ, thời cơ khách quan thuận lợi cho Tổng khởi nghĩa đã đến.
Điều kiện chủ quan:
Đảng đã chuẩn bị chu đáo, nhân dân sẵn sàng nổi dậy khi có lệnh khởi nghĩa, các tầng lớp trung gian ngả về phía cách mạng.
Ngày 13-8-1945, Trung ương Đảng và Việt Minh thành lập Ủy ban khởi nghĩa Toàn quốc, ban bố “Quân lệnh số 1”, phát lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước.
Từ ngày 14 đến 15 -8-1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào (Tuyên Quang), quyết định phát động tổng khởi nghĩa trong cả nước
Tiếp đó từ ngày 16 đến 17-8-1945, Đại hội quốc dân ở Tân Trào tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa, thông qua 10 chính sách của Việt Minh, cử ra Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.
Đáp án C
Hình thức, hương pháp giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám là sử dụng bạo lực cách mạng, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.
- Bạo lực không phải là mục đích của giai cấp vô sản mà chỉ là phương tiện của giai cấp vô sản mà thôi. Khi kẻ thù đã lún sâu vào thất bại thì lúc đó nắm chắc thời cơ và tình thế cách mạng để lãnh đạo quần chúng nhân dân đấu tranh giành lấy chính quyền về tay nhân dân. Trong sử dụng bạo lực cách mạng, Đảng ta kết hợp chặt chẽ 2 lực luợng chính trị, quân sự và sử dụng kết hợp 2 hình thức đấu tranh này để hình thành nên phương pháp cách mạng bạo lực hiệu quả. Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, cách mạng bạo lực bao giờ cũng phải dựa vào 2 lực lượng: chính trị của toàn dân và vũ trang nhân dân, trong đó lực lượng chính trị là cơ sở để xây dựng lực lượng vũ trang
- Trong Cách mạng tháng Tám, bạo lực của cách mạng là sự kết hợp chặt chẽ giữa lực lượng chính trị với lực lượng vũ trang, kết hợp nổi dậy của quần chúng với tiến công của lực lượng vũ trang cách mạng ở cả nông thôn và thành thị, trong đó vai trò quyết định là các cuộc tổng khởi nghĩa ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn. Khởi nghĩa vũ trang ở nơi địch yếu nhất, đánh địch dần dần, sử dụng cách đánh du kích tiến đến đánh nơi địch mạnh, đuổi kẻ thù ra khỏi lãnh thổ Việt Nam thống nhất nước nhà
Đáp án D
Trong cách mạng tháng Tám, Đồng Nai Thượng và Hà Tiên là những địa phương giành được chính quyền muộn nhất vào ngày 28-8
Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hải Phòng tháng Tám năm 1945
*Bối cảnh lịch sử:
- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh, ngày 14 - 8 - 1945, Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc đã ra quân lệnh số 1 kêu gọi quân dân cả nước đứng lên khởi nghĩa.
- Hưởng ứng lời kêu gọi kháng chiến, ở thành phố Hải Phòng và tỉnh Kiến An, nhất là các huyện ngoại thành như Kiến Thụy, An Lão, An Dương, Tiên Lãng... sục sôi khí thế cách mạng.
- Tổ chức tự vệ vũ trang đã từng bước được hình thành và phát triển ở nhiều nơi.
* Diễn biến:
- Ở ngoại thành:
+ Ngày 12 - 7 - 1945: Ủy ban dân tộc giải phóng được thành lập tại Kim Sơn (Kiến Thụy), từ đây căn cứ Kim Sơn trở thành trung tâm cách mạng ở tỉnh Kiến An.
+ Ngày 4 - 8 - 1945: Chiến đấu chống khủng bố của Nhật.
+ Ngày 15 - 8 - 1945: Quần chúng vũ trang ở các xã kéo lên tham dự cuộc mít tinh xóa bỏ chính quyền địch, thành lập Ủy ban cách mạng lâm thời huyện Kiến Thụy.
+ Từ 17 đến 22 - 8 - 1945: Các huyện An Lão, Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, Thủy Nguyên lần lượt giành được chính quyền.
+ Ngày 24 - 8 - 1945: một cuộc mít tinh toàn tỉnh được tổ chức tại sân vận động thị xã Kiến An, Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh được thành lập và ra mắt nhân dân trong tiếng hoan hô của hàng vạn quần chúng nhân dân.
- Trong nội thành:
+ Từ 15 đến 22 - 8 - 1945: Các đội tuyên truyền xung phong liên tục hoạt động; đoàn thanh niên cắm cờ đỏ sao vàng trên xe đạp đi diễu trên các đường phố ngoại ô và rải truyền đơn, biểu ngữ kêu gọi đồng bào đứng lên khởi nghĩa, giành chính quyền; các nhà máy thành lập ủy ban công xưởng của công nhân, thực hiện sản xuất và sửa chữa vũ khí; công nhân nhà in truyền đơn, biểu ngữ; thợ may chuyên lo may cờ; các lực lượng vũ trang tập trung và tự vệ khẩn trương luyện tập quân sự.
+ Ngày 23 - 8 - 1945, cuộc mít tinh của toàn thể quần chúng trong thành phố tại quảng trường Nhà hát lớn diễn ra, chính quyền Nhật ở Hải Phòng tan rã Ủy ban cách mạng lâm thời Hải Phòng được thành lập.
*Kết quả, ý nghĩa:
- Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám ở Hải Phòng - Kiến An là thắng lợi của việc nắm vững quan điểm quần chúng và quy luật vận động cách mạng.
- Là kết quả của quá trình giác ngộ, giáo dục lâu dài về đường lối cách mạng của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh cho các tầng lớp nhân dân trong thành phố để vượt qua mọi khó khăn thử thách cho đến ngày thắng lợi cuối cùng.