K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
14 tháng 11 2023

"Nữ Oa vá trời" - truyện thần thoại Trung Quốc:

- Cốt truyện: kể việc việc bà Nữ Oa ngày đêm không quản khó khăn, vất vả, một mình hì hục đội đá vá trời cứu loài người.

- Thời gian: Không có thời gian cụ thể

- Không gian: trên cõi trần gian

- Nhân vật: bà Nữ Oa, Thủy Thần, Cung Công, Hỏa Thần, Chúc Dung

- Lời kể ở ngôi thứ 3.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
23 tháng 11 2023

- Ở đây em sẽ chọn so sánh giữa truyện thần thoại và tiểu thuyết.

Yếu tố so sánh

Truyện thần thoại

Truyện truyền thuyết

Không gian

Không có địa điểm cụ thể.

Có địa điểm cụ thể.

Thời gian

Không có thời gian cụ thể, thường mang tính cổ xưa.

Có thời gian lịch sử cụ thể

Nhân vật

Thường là các vị thần.

Thường là các anh hùng mang đậm dấu ấn lịch sử dân tộc.

Cốt truyện

Xoay quanh vấn đề tạo lập, tái tạo thế giới, con người và muôn loài của các vị thần.

Thường kể về một sự kiện mang tính lịch sử dân tộc.

Về bộ phận văn học dân gian, có các trọng tâm kiến thức: – Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. – Hệ thống thể loại văn học dân gian Việt Nam. – Những giá trị của văn học dân gian Việt Nam. Để nắm được những trọng tâm kiến thức nói trên, có thể ôn tập theo các gợi‎ ý‎ sau: a) Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. Văn học dân gian bao...
Đọc tiếp

Về bộ phận văn học dân gian, có các trọng tâm kiến thức:

– Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. – Hệ thống thể loại văn học dân gian Việt Nam. – Những giá trị của văn học dân gian Việt Nam. Để nắm được những trọng tâm kiến thức nói trên, có thể ôn tập theo các gợi‎ ý‎ sau: a) Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. Văn học dân gian bao gồm những thể loại nào? Chỉ ra những đặc trưng chủ yếu nhất của từng thể loại. b) Chọn phân tích một số tác phẩm (hoặc trích đoạn tác phẩm) văn học dân gian đã học (hoặc đã đọc) để làm nổi bật đặc điểm nội dung và nghệ thuật của sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện thơ, truyện cười, ca dao, tục ngữ. c) Kể lại một số truyện dân gian, đọc thuộc một số câu ca dao, tục ngữ mà anh (chị) thích.
1
27 tháng 12 2017

a, Những đặc điểm cơ bản của nền văn học dân gian. Các thể loại, đặc trưng chủ yếu của từng thể loại

- Các thể loại chủ yếu của văn học dân gian là: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, ca dao, tục ngữ...

    + Truyền thuyết thuộc thể loại văn học dân gian nhằm lí giải các hiện tượng tự nhiên, lịch sử, xã hội. Sử dụng các yếu tố hoang đường kì ảo để kể chuyện.

    + Truyện cổ tích: kể về các kiểu nhân vật thông minh, ngốc nghếch, bất hạnh... nhằm thể hiện ước mơ cái thiện thắng ác, sự công bằng xã hội... Truyện cũng sử dụng các yếu tố hoang đường, kì ảo.

...

b, Phân tích truyện cổ tích Sọ Dừa:

- Kiểu nhân vật bất hạnh

- Thể hiện ước mơ cái thiện thắng cái ác, ước mơ về hạnh phúc

- Các yếu tố hoang đường kì ảo:

    + Bà mẹ uống nước trong một chiếc sọ dừa về mang thai

    + Sinh ra Sọ Dừa tròn lông lốc, không tay chân

    + So Dừa thoát khỏi lốt trở thành chàng trai khôi ngô tuấn tú

    + Vợ Sọ Dừa bị cá kình nuốt vào bụng, tự mổ bụng cá, trôi dạt vào đảo và sống sót.

c, Một số tác phẩm văn học dân gian đã học: truyện truyền thuyết Con rồng cháu tiên, Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh, truyện cổ tích Tấm Cám, Đẽo cày giữa đường, Sọ Dừa, truyện cười Treo biển, lợn cưới áo mới...

30 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Nhận xét về các yếu tố không gian, thời gian, nhân vật và cốt truyện trong truyện thần thoại.

- So sánh các yếu tố đó giữa thể loại truyện thần thoại với các thể loại truyện dân gian đã học.

Lời giải chi tiết:

- Ở đây em sẽ chọn so sánh giữa truyện thần thoại và tiểu thuyết.

Yếu tố so sánh

Truyện thần thoại

Truyện truyền thuyết

Không gian

Không có địa điểm cụ thể.

Có địa điểm cụ thể.

Thời gian

Không có thời gian cụ thể, thường mang tính cổ xưa.

Có thời gian lịch sử cụ thể

Nhân vật

Thường là các vị thần.

Thường là các anh hùng mang đậm dấu ấn lịch sử dân tộc.

Cốt truyện

Xoay quanh vấn đề tạo lập, tái tạo thế giới, con người và muôn loài của các vị thần.

Thường kể về một sự kiện mang tính lịch sử dân tộc.

7 tháng 5 2023

Không gian, thời gian

Nhân vật

Cốt truyện

  

- Bối cảnh trong truyện thần thoại thường khá rộng lớn, thường là hình ảnh thế giới, vũ trụ, một đất nước, thiên nhiên

- Bối cảnh truyện dân gian thường là hình ảnh cuộc sống của nhân dân trong phạm vi làng xóm, rộng hơn thì là quần xã, đât nước

 

- Truyện thần thoại: nhân vật chính thường là những vị thần 

- Truyện dân gian: nhân vật thường là người nông dân, cùng với đó sẽ là tiên nữ, yêu quái hoặc các con vật được nhân hóa một các gần gũi, giản dị

 

- Truyện thần thoại: thường là sử dụng những yếu tố kỳ ảo, vượt giới hạn của loài người để giải thích về nguồn gốc của vữ trụ, vạn vật hay các hiện tượng thiên nhiên như núi lửa, lũ lụt, băng tuyết

- Truyện dân gian: thường là những bài học về đạo đức, cách làm người trong cuộc sống và nội dung thường hướng đến cuộc sống của người dân

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
28 tháng 8 2023

- Truyện thần thoại Việt Nam là thể loại tự sự viết bằng văn xuôi, kể lại sự tích các vị thần sáng tạo ra thế giới tự nhiên và văn hóa, phản ánh nhận thức, cách hình dung của người thời cổ về nguồn gốc của thế giới và đời sống con người. Có thể nói truyện thần thoại được xây dựng bằng những hình ảnh,chi tiết không có thực mà chỉ là hư ảo do con người tưởng ra dựa trên quan niệm về sự tiến hóa loài người mà sau này chỉ có các nhà khoa học mới giải thích được. Đó là những quan niệm theo lối duy vật từ thời xa xưa khi bắt đầu có loài người trên Trái Đất. Nhằm phản ánh quá trình sáng tạo văn học con người thời cổ đại. 

- Thần thoại Việt Nam có thể phân ra thành các nhóm chính sau đây:

+ Về nguồn gốc vũ trụ và các hiện tượng tự nhiên: Thần Trụ Trời, Nữ thần Mặt Trăng,...

+ Về nguồn gốc các loài động thực vật: Cuộc tu bổ các giống vật, thần Lúa,...

+ Về nguồn gốc con người và nguồn gốc các dân tộc ở Việt Nam: Thần Nông, Mười hai bà mụ,...

+ Về các anh hùng thời khuyết sử, các anh hùng văn hóa, tổ sư các nghề: Sơn Tinh - Thủy Tinh, Thánh Gióng,...

+ Thần thoại Việt bị truyền thuyết hóa: Truyền thuyết vua Hùng,...

+ Thần thoại còn biến tướng trong Phật thoại, Tiên thoại, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn và cả truyện cười: Cóc kiện trời, Chử Đồng Tử ... hoặc mang dấu ấn của xã hội nguyên thủy như Trầu Cau, Hòn Vọng Phu,...

→Thần thoại đã tạo nên cho con người Việt Nam nếp cảm, nếp nghĩ, nếp tư duy đầy hình tượng phóng đại và khoáng đạt. 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
6 tháng 12 2023

- Truyện thần thoại Việt Nam là thể loại tự sự viết bằng văn xuôi, kể lại sự tích các vị thần sáng tạo ra thế giới tự nhiên và văn hóa, phản ánh nhận thức, cách hình dung của người thời cổ về nguồn gốc của thế giới và đời sống con người. 

- Thần thoại Việt Nam có thể phân ra thành các nhóm chính sau đây:

+ Về nguồn gốc vũ trụ và các hiện tượng tự nhiên

+ Về nguồn gốc các loài động thực vật

+ Về nguồn gốc con người và nguồn gốc các dân tộc ở Việt Nam

+ Về các anh hùng thời khuyết sử, các anh hùng văn hóa, tổ sư các nghề

+ Thần thoại Việt bị truyền thuyết hóa

+ Thần thoại còn biến tướng trong Phật thoại, Tiên thoại, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn và cả truyện cười

→ Thần thoại đã tạo nên cho con người Việt Nam nếp cảm, nếp nghĩ, nếp tư duy đầy hình tượng phóng đại và khoáng đạt. 

30 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản.

- Tìm các yếu tố đáp ứng đúng theo những đặc điểm chính của truyện thần thoại.

Lời giải chi tiết:

 Những đặc điểm chính

 Nhận xét (kèm bằng chứng, nếu có)

 Nhân vật

Là vị thần, có sức mạnh và khả năng phi thường (nặn ra vạn vật) à Ngọc Hoàng, thiên thần.

Không gian

Không có địa điểm cụ thể, rõ ràng.

Thời gian

Thời gian cổ xưa, không rõ ràng “lúc sơ khởi”

Cốt truyện

Tập trung nói về quá trình hoàn thiện, tu bổ lại các giống vật của Ngọc Hoàng.

Nhận xét chung

- Cuộc tu bổ lại các giống vật là một truyện thần thoại.

- Truyện đã giải thích quá trình tu bổ lại các giống vật, bù đắp những phần cơ thể còn thiếu để chúng có hình dạng giống ngày nay.

7 tháng 5 2023

Những đặc điểm chính

Nhận xét ( kèm bằng chứng nếu có)

Nhân vật

- Ngọc Hoàng dù là những người đứng đầu và có quyền năng nhưng làm việc khá hấp tấp và không cẩn thận. Cụ thể hơn là họ đã làm nhiều loại động vật như vịt, chó, chiền chiện đều thiếu mất bộ phận cần thiết

- Ba vị Thiên thần thì làm việc rất có trách nhiệm. Họ cố gắng lấy cả chân ghế, chân hương để giúp đỡ những con vật bị thiếu bộ phận.

=> Vị thần có sức mạnh và sức mạnh vô thường.

Không gian

-  Không gian ở đây không được miêu tả nhiều. Chỉ có cảnh các thiên thần xuống núi để giúp đỡ vạn vật và các thiên thần bay về trời

- Không có địa điểm cụ thể, rõ ràng.

Thời gian

- Bối cảnh thời gian được lấy lúc sơ khởi, trước khi Ngọc hoàng tạo ra vạn vật

Cốt truyện

-  Cốt truyện khá thú vị khi lồng việc nói về nguồn gốc của các loài vật vào việc Ngọc Hoàng hấp tấp tạo nên vạn vật ,có con vật bị thiếu bộ phận

Nhận xét chung

 Đây là một câu truyện thần thoại sáng tạo, thú vị xen lẫn hài hước nói về sự ra đời của vạn vật

13 tháng 8 2023

Giúp mk vs mn mk đang cần gấp

- Thần Trụ trời: 

+ Thời gian: Khi vũ trụ chưa được hình thành 

+ Không gian: Trời và đất 

+ Nhân vật: Thần Trụ trời 

- Thần Sét: 

+ Thời gian: Không có thời gian cụ thể

+ Không gian: Trời và trần gian

+ Nhân vật: Thần Sét, Ngọc Hoàng, ông Cường Bạo 

- Thần Gió: 

+ Thời gian: Không có thời gian cụ thể

+ Không gian: Trời 

+ Nhân vật: Thần Sét, thần Mưa, thần Sét, Ngọc Hoàng, đứa con của thần Gió

 

23 tháng 9 2023

Không chép mạng còn lên mạng hỏi..

24 tháng 9 2023

Tham khảo
 

Nhắc đến những câu chuyện cổ tích của nước ta, không thể bỏ qua truyện “Cây khế”. Đây được xem là một trong những tác phẩm truyện cổ tích đặc sắc nhất trong kho tàng truyện dân gian của nước ta.

Truyện kể về hai anh em nhà nọ mồ côi cha mẹ từ nhỏ, sống nương tựa vào nhau. Cha mẹ mất để lại cho hai anh em một cây khế và một chút ruộng vườn, của cải, tuy không khá giả nhưng hai anh em vẫn có cuộc sống no đủ. Từ khi người anh trai lấy vợ bỗng sinh ra lười nhác, mọi việc đều đổ hết lên đầu vợ chồng người em. Thậm chí sợ em tranh công nên anh trai đã chia gia tài, chiếm hết của nải, đẩy vợ chồng em ra túp lều nát với cây khế của cha mẹ để lại. Vợ chồng người em chăm chỉ làm lụng, chăm bẵm cho cây khế ra quả, chim quý đến ăn và đã trả công vợ chồng em trai bằng vàng bạc. Tiếng đồn đến tai người anh, người anh tham lam nên gạ đổi gia tài lấy cây khế. Chim quý cũng đến ăn và hứa trả ơn bằng vàng, nhưng vì tính tham lam vô độ của người anh nên đã bị chim quý hất xuống biển sâu. Cốt truyện tuy rất đơn giản, ngắn gọn nhưng chất chứa trong đó những bài học về cuộc sống vô cùng sâu sắc và thấm thía.

Truyện “Cây khế” phản ánh cuộc xung đột giữa hai tuyến nhân vật trong một gia đình, một bên là vợ chồng người em trai hiền lành, chăm chỉ, chịu khó; một bên là vợ chồng người anh trai tham lam, ích kỉ, chỉ nghĩ đến đồng tiền. Thông qua khai thác xung đột trong gia đình này, tác giả dân gian đã phản ánh chủ đề của chuyện đó là phê phán sự tham lam, ích kỉ của con người, ca ngợi những con người chịu khó, chăm chỉ, biết sống lương thiện, biết thế nào là đủ. Câu chuyện còn là lời cảnh tỉnh cho những ai đã và đang xem nhẹ tình anh em trong gia đình, cắt đứt tình máu mủ ruột rà chỉ vì những cái lợi trước mắt. Chủ đề truyện này không mới nhưng nó vẫn có giá trị không riêng với thế giới cổ tích mà còn cả xã hội hiện thực bây giờ.

Góp phần tạo nên thành công cho câu chuyện, ngoài giá trị của chủ đề và bài học sâu sắc trong truyện Cây khế thì không thể quên sự đóng góp của các hình thức nghệ thuật. Chính những hình thức nghệ thuật đặc sắc ấy đã giúp cho chủ đề và bài học trong truyện trở nên sâu sắc, thấm thía hơn và hấp dẫn độc giả hơn.

Yếu tố nghệ thuật đầu tiên cần kể đến đó là nghệ thuật tạo tình huống. Tình huống truyện chia gia tài, vốn rất quen thuộc trong truyện kể dân gian. Nhờ tình huống này bản chất xấu xa tham lam của vợ chồng người anh trai được bộc lộ. Tình huống thứ hai, góp phần giúp mạch truyện tiến triển là tình huống chim quý xuất hiện và ăn khế của vợ chồng em trai. Nhờ chim quý vợ chồng em trai được đền đáp xứng đáng cho tấm lòng, sự lương thiện của mình. Cũng nhờ chim quý mà vợ chồng người anh trai đã bị trừng trị thích đáng cho bản tính tham lam, mờ mắt vì tiền của mình. Nhân vật chim quý đóng vai trò là nhân vật chức năng, thế lực siêu nhiên, thay nhân dân thực hiện mong ước của họ. Đây cũng là kiểu nhân vật khá quen thuộc trong truyện cổ tích Việt Nam.

Xây dựng nhân vật giàu tính biểu trưng cũng là một nét nổi bật cho truyện cổ tích Việt Nam. Trong đó người anh trai là tuyến nhân vật đại diện cho kiểu người tham lam, chỉ nghĩ đến đồng tiền; nhân vật em trai là đại diện cho tuyến nhân vật bất hạnh, mồ côi, chịu nhiều thiệt thòi, cam chịu. Hai tuyến nhân vật chính - tà khá quen thuộc trong truyện cổ tích, là đại diện cho các kiểu người trong xã hội phân chia giai cấp thời bấy giờ.

Nét đặc sắc cuối cùng em muốn nói đến trong bài viết là cách khắc họa tính cách nhân vật thông qua ngôn ngữ, hành động của nhân vật. Nhân vật trong truyện cổ tích vốn chưa có những tâm lý hay nét tính cách độc đáo, riêng biệt như trong văn xuôi của các tác giả văn học. Nhưng thông qua lời thoại, ngôn ngữ, hành động chúng ta cũng thấy được phần nào những nét tính cách đặc trưng của nhân vật. Chẳng hạn qua thái độ “rối rít, mừng quýnh, vái lấy vái để “ khi gặp chim thần của vợ chồng anh trai cũng đủ thấy vợ chồng anh ta là người tham lam, ích kỉ, tôn sùng vật chất, luôn trông chờ vào vận may; hành động “nhét đầy vàng vào tay áo, ống quần, lết mãi mới ra khỏi hang” đủ thấy anh trai tham lam đến mờ lý trí… còn vợ chồng người em trai thấy con chim thần chỉ biết than “ ông chim ơi, ông ăn hết khế nhà cháu…” rồi hành động “chỉ nhặt vừa đủ vàng bạc nhét vào túi rồi ra về” cũng đủ thấy người em trai vốn bản tính lương thiện, hiền lành. Nhân vật chỉ được khắc họa qua hành động, ngôn ngữ nhưng những nét tính cách nổi bật vẫn hiện lên tương đối đậm nét.

Những phân tích ở trên đây cho thấy Cây khế là một truyện cổ tích tiêu biểu trong kho tàng truyện cổ Việt Nam. Về chủ đề, truyện chính là lời cảnh tỉnh, phê phán đến những người có lối sống ham vật chất, coi thường tình cảm máu mủ. Về hình thức nghệ thuật, tác giả đã kết hợp hài hòa các yếu tố về tình huống truyện, ngôn ngữ, hành động để nhân vật bộc lộ rõ cá tính của mình, thông qua đó chủ đề truyện cũng được tô đậm.

Câu chuyện là một bài học đắt giá cảnh tỉnh những người tham lam, không coi trọng tình cảm gia đình, sớm hay muộn cũng sẽ nhận phải một kết cục không may mắn.