K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 12 2021

A) TN:

aVào một đêm cuối xuân 1947,khoảng 2 giờ sáng ,trên đường đi công tác.

CN:Bác Hồ

VN:đến nghỉ chân ở một nhà ven đường 

b)TN: Ngoài suối ,trên mấy cành cây cao,

CN: tiếng chim,tiếng ve

VN: cất lên ing ỏi ,râm ran

9 tháng 12 2021

a) Trạng ngữ: Vào một đêm cuối xuân 1947, khoảng 2 giờ sáng,trên đường đi công tác

Chủ ngữ: Bác Hồ

Vị ngữ: đến nghỉ chân ở một nhà ven đường 

b) Trạng ngữ: Ngoài suối, trên mấy cành cây cao

Chủ ngữ: Tiếng chim, tiếng ve

Vị ngữ: cất lên inh ỏi, râm ran

29 tháng 7 2021

a) Vào một đêm cuối xuân 1947, khoảng 2 giờ sáng,  trên đường đi công tác (TN), Bác Hồ (C)/ đến nghỉ chân ở một nhà ven đường(V).

b) Ngoài suối, trên mấy cành cây cao (TN), tiếng chim, tiếng ve (C)/ cất lên inh ỏi, râm ran(V).

Giúp mình với: Bài tập 1. Tìm CN, VN và TN của những câu văn sau:  a. Vào một đêm cuối xuân 1947, khoảng 2 giờ sáng,  trên đường đi công tác, Bác Hồ  đến nghỉ chân  ở một nhà ven đường . b. Ngoài suối, trên mấy cành cây cao, tiếng chim, tiếng  ve  cất lên inh ỏi, râm ran. c. Tiếng mưa rơi lộp độp,  tiếng mọi người gọi nhau  í ới . d. Mưa  rơi lộp độp, mọi người  gọi nhau í ới . e. Những con voi về...
Đọc tiếp
Giúp mình với: Bài tập 1. Tìm CN, VN và TN của những câu văn sau:  a. Vào một đêm cuối xuân 1947, khoảng 2 giờ sáng,  trên đường đi công tác, Bác Hồ  đến nghỉ chân  ở một nhà ven đường . b. Ngoài suối, trên mấy cành cây cao, tiếng chim, tiếng  ve  cất lên inh ỏi, râm ran. c. Tiếng mưa rơi lộp độp,  tiếng mọi người gọi nhau  í ới . d. Mưa  rơi lộp độp, mọi người  gọi nhau í ới . e. Những con voi về đích trước tiên huơ vòi chào khán giả. g. Những con chim bông biển trong suốt như thuỷ tinh lăn tròn trên những con sóng. h. Mấy chú dế bị sặc nước loạng choạng bò ra khỏi tổ. i. Chim  hót líu lo và nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió  đưa mùi hương ngọt lan xa, phảng phất khắp rừng. k.Trên những ruộng lúa chín vàng, bóng áo chàm và nón trắng nhấp nhô, tiếng nói , tiếng cười rộn ràng ,vui vẻ. l. Hoa lá, quả chín, những vạt nấm ẩm ướt và con suối chảy thầm dưới chân đua nhau toả hương. m. Ngay thềm lăng, mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho một đoàn quân danh dự đứng trang nghiêm. Bài tập 2. Đặt câu theo cấu trúc sau : a) TN, TN, CN - VN. b) TN, CN, CN – VN. c) TN, CN- VN, VN. d) TN, TN, TN, CN – VN. e) TN, TN, CN, CN, - VN, VN. Bài tập 3.  Với mỗi loại trạng ngữ sau đây, hãy đặt 1 câu : TN chỉ nơi chốn, TN chỉ nguyên nhân, TN chỉ thời gian, TN chỉ mục đích, TN chỉ phương tiện.
3

Bài 1: 

a. TN: vào một đêm cuối xuân 1947 ... trên đường đi công tác.

CN: Bác Hồ 

VN; đến nghỉ chân... ven đường 

b. TN: Ngoài suối...cành cây cao 

CN: tiêng chim, tiếng ve

VN: cất lên râm ran, inh ỏi 

c. CN1: Tiếng mưa

VN1: rơi lộp độp

CN2: tiếng mọi người 

VN2: gọi nhau í ới 

d. Tương tự như c

e. CN: Những con voi về đích trước tiên 

VN: huơ vòi chào khán giả

d. CN: những con chim bông biển 

VN: trong suốt... những con sóng

h. CN: Mấy chú dế

VN: bị sặc nước...khỏi tổ

i. CN1: chim 

VN1: hót líu lo 

CN2: nắng 

VN2: bốc hương... ngây ngất

CN3: Gió 

VN3: đưa mùi hương...khắp rừng 

k. TN: trên những đồng lúa chín vàng 

CN1: bóng áo chàm và nón trắng 

VN1: nhấp nhô

CN2: tiếng nói, tiếng cười 

VN2: rộn ràng vui vẻ 

l. CN: hoa lá, quả chín...dưới chân

VN: đua nhau tỏa hương

m. TN: ngay thềm lăng

CN: mười tám cây vạn tuế tượng 

VN: tượng trưng ... trang nghiêm

 

 

Bài 2: 

a. Lúc 8 giờ sáng, khi mọi người đã chuẩn bị xuất phát, Trường mới đến nơi.

b. Tối nay, cô Linh và chú Minh sẽ tới nhà tôi chơi

c. Đối với tôi, bác Hằng là người mẹ thứ hai, luôn chăm sóc và bên cạnh tôi mỗi khi tôi cần

d. Mùa hạ, cao điểm mùa thi, cũng là mùa chia ly, học sinh chúng tôi mỗi lần nhắc đến là rạo rực cả lòng.

26 tháng 3 2020

Ngoài suối , trên mấy cành cây cao,// tiếng chim , tiếng ve // cất lên inh Trạng ngữ Chủ ngữ Vị ngữ

ỏi,râm ran.

Câu đơn

24 tháng 4 2023

=)

Đọc văn bản sau. RÙA ĐÁ ĐI CHƠI (1) Ca sĩ chim Bách Thanh bay đến bên bờ suối thì đậu lại trên một cành diệp liễu, Cảnh vật ở đây tuyệt đẹp đã níu cánh chim lại. Bách Thanh nghe tiếng suối róc rách, tiếng lá reo bồn chồn, tiếng nai tác xa xa,… cảm hứng tràn đây, chàng cất lên một điệu hát mới, đó cũng là công việc suốt đời của chàng. Bác Rùa Đá đang nằm im như một tảng đá,...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau. RÙA ĐÁ ĐI CHƠI (1) Ca sĩ chim Bách Thanh bay đến bên bờ suối thì đậu lại trên một cành diệp liễu, Cảnh vật ở đây tuyệt đẹp đã níu cánh chim lại. Bách Thanh nghe tiếng suối róc rách, tiếng lá reo bồn chồn, tiếng nai tác xa xa,… cảm hứng tràn đây, chàng cất lên một điệu hát mới, đó cũng là công việc suốt đời của chàng. Bác Rùa Đá đang nằm im như một tảng đá, thò đầu ra khỏi mai, lim dim mắt đón nhận từng giọt âm thanh tươi mát. Chú Hươu Sao cũng đờ ra nghe, quên cả uống nước. Không ai để ý đến gã Rắn Mốc đang cuốn cành cây dưới chân Bách Thanh như một khúc dây leo. Hắn vươn cổ, đôi mắt gian giảo láo liên. “Phốc”, Rắn Mốc bằng một cú mổ thành thạo đã ngoạm chặt một chân Bách Thanh trong miệng, cắt đứt dòng âm thanh đang bay chơi vơi. Bách Thanh thét lên đau đớn. Bách Thanh giãy giụa đã lôi cả Rắn Mốc ngã xuống cỏ, ngay trước mặt ông Rùa Đá. Tiếng kêu của chim Bách Thanh làm rung động cả chiếc mai rùa. Bác nhích lên vài bước, và “phập”, đôi môi rắn như đá của bác đã cặp chặt lấy cổ Rắn Mốc. Rắn Mốc quằn quại quấn lấy ông Rùa Đá, ghì xiết. Nhưng miếng võ hiểm của Rắn Mốc vô hiệu trước tấm lưng trơ như đá của bác Rùa. Rắn Mốc bị cắn nát cổ, duỗi toàn thân cứng đờ như một cành cây khô. Bách Thanh gãy rời một chân, bay lên cành cây nén đau, rối rít cảm ơn: “Cháu cảm ơn bác Rùa Đá!”. Rồi Bách Thanh tha thiết mời bác Rùa Đá vào dịp Tết, tức là còn mười ngày nữa đến ăn Tết nhà mình. (2) Bác Rùa Đá lẩm bẩm: “Cây sồi chân núi Bắc à? Xa đây! Cần phải đi ngay mới kịp!”. Thế là bác Rùa Đá khăn gói lên vai ra đi. Bác đi cả ngày, cả đêm, cả mưa cả nắng… Bác đem theo cả một mái nhà thì đâu chẳng là nhà! Ca sĩ Bách Thanh bay loáng một cái đã về đến nhà, Chàng báo tin vui cho vợ con. Chàng còn đặt cả bài hát cho các con hát: Một sớm xuân trong mát Cành khô cũng nở hoa Ông Rùa Đá tốt bụng Sẽ đến chơi nhà ta! Bác Rùa Đá đang đi thì băng tan, dòng nước ào ra chảy quanh một tảng đá lớn. Trên tảng đá, một chú Thỏ Trắng đang kêu khóc gọi mẹ. Bác Rùa Đá bơi ra, cho Thỏ Trắng ngồi trên lưng, đi tìm mẹ Thỏ, bởi hang thỏ đã ngập nước. Tìm được mẹ Thỏ, trao lại Thỏ Trắng cho mẹ xong, bác lại gặp họ hàng nhà Nhím suýt chết đuối, nếu không được bác giơ lưng bịt một lỗ hổng nước đang tràn vào. Bác Rùa Đá vẫn chưa rời con suối mà đi được. Bãi Tự Nhiên xanh rờn cỏ có nguy cơ bị ngập nước. Hươu, Nai rủ nhau xếp đá thành đập, lái dòng nước cho chảy sang hướng khác. Bác Rùa Đá nhận chuyên chở từng khối đá lớn trên lưng… Con đập hoàn thành, bác Rùa Đá mới khoác khăn gói lên vai, lẩm bẩm: “Nhà Bách Thanh! Cây sồi chân núi Bắc! Phải đi ngay mới kịp!”. Bác không nghĩ rằng mùa xuân đã qua từ lâu, bởi bác cứ nhẩn nha đi, ai gặp khó khăn bác đều dừng lại giúp đỡ… (3) Trên cây sồi chân núi Bắc, có hội chim Bách Thanh đón một mùa xuân mới. Ông Bách Thanh què đã chết. Các cháu Bách Thanh đang bập bẹ hát bài như nỗi chờ mong của cả dòng họ: Một sớm xuân trong mát Cành khô cũng nở hoa Ông Rùa Đá tốt bụng Sẽ đến chơi nhà ta! Chúng không biết rằng ở dưới gốc cây sồi, ông Rùa Đá đã đến, mệt mỏi vì đường xa, tuổi tác, ông đã ngủ thiếp đi trong giọng ca trong trẻo của họ hàng nhà Bách Thanh. (Tuyển tập truyện viết cho thiếu nhi từ sau Cách mạng tháng Tám, NXB Giáo dục, 1999) Đầu tiên, cần xác định những sự việc được kể, nhất là những sự việc chính. - Sau đó chỉ ra được những nhân vật là loài vật đã được miêu tả, trong đó xác định nhân vật chính. - Tiếp theo, đi sâu tìm hiểu hình dáng, điệu bộ, cử chỉ, ngôn ngữ, tính cách,... của các nhân vật trong truyện. - Phát hiện bài học mà truyện muốn gửi thông điệp, liên hệ bài học ấy với cuộc sống của bản thân em. Để hiểu được đây là một truyện đồng thoại, em hãy trả lời các câu hỏi sau: Câu 1. Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? tác dụng của ngôi kể này? Câu 2. Xác định những sự việc chính của truyện . Câu 3. Đọc phần 1 của văn bản và cho biết: a, Nhân vật bác Rùa Đá và Bách Thanh ( Điền vào bảng sau) Nội dung Dẫn chứng Nhận xét Lời nói, suy nghĩ, tâm trạng - Cử chỉ, hành động - Tình cảnh Nhận xét của người kể - … Câu 4. Đọc phần 2 của văn bản và cho biết: a, Chuyến đi đến thăm nhà Bách Thanh của bác Rùa Đá diễn ra đúng dự định của bác không? Bác Rùa Đá đã làm gì trong chuyến đi đó? Em thấy bác Rùa Đá là người thế nào? Câu 5. Đọc phần cuối của văn bản và cho biết: a. Họ hàng nhà Bách Thanh đã làm gì ? Ý nghĩa của việc làm đó?. Câu 6. Truyện muốn gửi thông điệp nào? liên hệ bài học ấy với cuộc sống của bản thân em, rút ra được những bài học gì cho bản thân?

0
 Đọc văn bản sau. RÙA ĐÁ ĐI CHƠI (1) Ca sĩ chim Bách Thanh bay đến bên bờ suối thì đậu lại trên một cành diệp liễu, Cảnh vật ở đây tuyệt đẹp đã níu cánh chim lại. Bách Thanh nghe tiếng suối róc rách, tiếng lá reo bồn chồn, tiếng nai tác xa xa,… cảm hứng tràn đây, chàng cất lên một điệu hát mới, đó cũng là công việc suốt đời của chàng. Bác Rùa Đá đang nằm im như một tảng đá, thò đầu ra khỏi mai, lim...
Đọc tiếp

 Đọc văn bản sau. RÙA ĐÁ ĐI CHƠI (1) Ca sĩ chim Bách Thanh bay đến bên bờ suối thì đậu lại trên một cành diệp liễu, Cảnh vật ở đây tuyệt đẹp đã níu cánh chim lại. Bách Thanh nghe tiếng suối róc rách, tiếng lá reo bồn chồn, tiếng nai tác xa xa,… cảm hứng tràn đây, chàng cất lên một điệu hát mới, đó cũng là công việc suốt đời của chàng. Bác Rùa Đá đang nằm im như một tảng đá, thò đầu ra khỏi mai, lim dim mắt đón nhận từng giọt âm thanh tươi mát. Chú Hươu Sao cũng đờ ra nghe, quên cả uống nước. Không ai để ý đến gã Rắn Mốc đang cuốn cành cây dưới chân Bách Thanh như một khúc dây leo. Hắn vươn cổ, đôi mắt gian giảo láo liên. “Phốc”, Rắn Mốc bằng một cú mổ thành thạo đã ngoạm chặt một chân Bách Thanh trong miệng, cắt đứt dòng âm thanh đang bay chơi vơi. Bách Thanh thét lên đau đớn. Bách Thanh giãy giụa đã lôi cả Rắn Mốc ngã xuống cỏ, ngay trước mặt ông Rùa Đá. Tiếng kêu của chim Bách Thanh làm rung động cả chiếc mai rùa. Bác nhích lên vài bước, và “phập”, đôi môi rắn như đá của bác đã cặp chặt lấy cổ Rắn Mốc. Rắn Mốc quằn quại quấn lấy ông Rùa Đá, ghì xiết. Nhưng miếng võ hiểm của Rắn Mốc vô hiệu trước tấm lưng trơ như đá của bác Rùa. Rắn Mốc bị cắn nát cổ, duỗi toàn thân cứng đờ như một cành cây khô. Bách Thanh gãy rời một chân, bay lên cành cây nén đau, rối rít cảm ơn: “Cháu cảm ơn bác Rùa Đá!”. Rồi Bách Thanh tha thiết mời bác Rùa Đá vào dịp Tết, tức là còn mười ngày nữa đến ăn Tết nhà mình. (2) Bác Rùa Đá lẩm bẩm: “Cây sồi chân núi Bắc à? Xa đây! Cần phải đi ngay mới kịp!”. Thế là bác Rùa Đá khăn gói lên vai ra đi. Bác đi cả ngày, cả đêm, cả mưa cả nắng… Bác đem theo cả một mái nhà thì đâu chẳng là nhà! Ca sĩ Bách Thanh bay loáng một cái đã về đến nhà, Chàng báo tin vui cho vợ con. Chàng còn đặt cả bài hát cho các con hát: Một sớm xuân trong mát Cành khô cũng nở hoa Ông Rùa Đá tốt bụng Sẽ đến chơi nhà ta! Bác Rùa Đá đang đi thì băng tan, dòng nước ào ra chảy quanh một tảng đá lớn. Trên tảng đá, một chú Thỏ Trắng đang kêu khóc gọi mẹ. Bác Rùa Đá bơi ra, cho Thỏ Trắng ngồi trên lưng, đi tìm mẹ Thỏ, bởi hang thỏ đã ngập nước. Tìm được mẹ Thỏ, trao lại Thỏ Trắng cho mẹ xong, bác lại gặp họ hàng nhà Nhím suýt chết đuối, nếu không được bác giơ lưng bịt một lỗ hổng nước đang tràn vào. Bác Rùa Đá vẫn chưa rời con suối mà đi được. Bãi Tự Nhiên xanh rờn cỏ có nguy cơ bị ngập nước. Hươu, Nai rủ nhau xếp đá thành đập, lái dòng nước cho chảy sang hướng khác. Bác Rùa Đá nhận chuyên chở từng khối đá lớn trên lưng… Con đập hoàn thành, bác Rùa Đá mới khoác khăn gói lên vai, lẩm bẩm: “Nhà Bách Thanh! Cây sồi chân núi Bắc! Phải đi ngay mới kịp!”. Bác không nghĩ rằng mùa xuân đã qua từ lâu, bởi bác cứ nhẩn nha đi, ai gặp khó khăn bác đều dừng lại giúp đỡ… (3) Trên cây sồi chân núi Bắc, có hội chim Bách Thanh đón một mùa xuân mới. Ông Bách Thanh què đã chết. Các cháu Bách Thanh đang bập bẹ hát bài như nỗi chờ mong của cả dòng họ: Một sớm xuân trong mát Cành khô cũng nở hoa Ông Rùa Đá tốt bụng Sẽ đến chơi nhà ta! Chúng không biết rằng ở dưới gốc cây sồi, ông Rùa Đá đã đến, mệt mỏi vì đường xa, tuổi tác, ông đã ngủ thiếp đi trong giọng ca trong trẻo của họ hàng nhà Bách Thanh. (Tuyển tập truyện viết cho thiếu nhi từ sau Cách mạng tháng Tám, NXB Giáo dục, 1999) Đầu tiên, cần xác định những sự việc được kể, nhất là những sự việc chính. - Sau đó chỉ ra được những nhân vật là loài vật đã được miêu tả, trong đó xác định nhân vật chính. - Tiếp theo, đi sâu tìm hiểu hình dáng, điệu bộ, cử chỉ, ngôn ngữ, tính cách,... của các nhân vật trong truyện. - Phát hiện bài học mà truyện muốn gửi thông điệp, liên hệ bài học ấy với cuộc sống của bản thân em. Để hiểu được đây là một truyện đồng thoại, em hãy trả lời các câu hỏi sau: Câu 1. Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? tác dụng của ngôi kể này? Câu 2. Xác định những sự việc chính của truyện . Câu 3. Đọc phần 1 của văn bản và cho biết: a, Nhân vật bác Rùa Đá và Bách Thanh ( Điền vào bảng sau) Nội dung Dẫn chứng Nhận xét Lời nói, suy nghĩ, tâm trạng - Cử chỉ, hành động - Tình cảnh Nhận xét của người kể - … Câu 4. Đọc phần 2 của văn bản và cho biết: a, Chuyến đi đến thăm nhà Bách Thanh của bác Rùa Đá diễn ra đúng dự định của bác không? Bác Rùa Đá đã làm gì trong chuyến đi đó? Em thấy bác Rùa Đá là người thế nào? Câu 5. Đọc phần cuối của văn bản và cho biết: a. Họ hàng nhà Bách Thanh đã làm gì ? Ý nghĩa của việc làm đó?. Câu 6. Truyện muốn gửi thông điệp nào? liên hệ bài học ấy với cuộc sống của bản thân em, rút ra được những bài học gì cho bản thân?

0
11 tháng 2 2018

1) tả đêm trăng

2) em mới lớp 5 chỉ trả lời đc câu hỏi 1 thời câu 2 em chịu hihihi

11 tháng 2 2018

mimh thấy nó dễ mà bạn k cho mình nha 

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
21 tháng 9 2019

Tác dụng của phép nhân hóa, so sánh: Giúp cách diễn đạt được uyển chuyển, các sự vật hiện lên sinh động, gần gũi hơn. Những sự vật vốn vô tri lại trở nên có tính cách, sinh động hơn.

Làng chúng tôi nằm ven chân núi, trên một cao nguyên rộng có những khe nước ào ào từ nhiều ngách đá đổ xuống.Phía trên làng tôi, giữa một ngọn đồi, có hai cây phong lớn. Tôi biết chúng từ thuở bắt đầu biết mình. Dù ai đi từ phía nào đến làng tôi cũng đều trông thấy hai cây phong đó trước tiên, chúng luôn luôn hiện ra trước mắt hệt như ngọn hải đăng đặt trên núi.Đã bao lần tôi...
Đọc tiếp

Làng chúng tôi nằm ven chân núi, trên một cao nguyên rộng có những khe nước ào ào từ nhiều ngách đá đổ xuống.Phía trên làng tôi, giữa một ngọn đồi, có hai cây phong lớn. Tôi biết chúng từ thuở bắt đầu biết mình. Dù ai đi từ phía nào đến làng tôi cũng đều trông thấy hai cây phong đó trước tiên, chúng luôn luôn hiện ra trước mắt hệt như ngọn hải đăng đặt trên núi.

Đã bao lần tôi từ những chốn xa xôi trở về làng mình và lần nào tôi cũng nghĩ thầm: “Ta sắp được thấy hai cây phong sinh đôi ấy chưa? Mong sao chóng về tới làng.."

Trong làng tôi không thiếu gì các loại cây, nhưng hai cây phong này khác hẳn: chúng có tiếng nói riêng và hẳn phải có một tâm hồn riêng, một tâm hồn chan chứa những lời ca êm dịu. Dù ta có tới đây vào lúc nào, ban ngày hay ban đêm, chúng vẫn nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, không ngớt tiếng rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau.Có khi tưởng chừng như một làn sóng thuỷ triều dâng lên vỗ vào bãi cát, có khi lại nghe như một tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm chuyển qua lá cành như một đám lửa vô tình, có khi hai cây phong bỗng im bặt một thoáng, rồi khắp lá cành lại cất tiếng thở dài một hơi như thương tiếc người nào. Và khi mây đen kéo đến cùng với bão giông, xô gãy cành, tỉa trụi lá, hai cây phong nghiêng ngả tấm thân dẻo dai và reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực.

Vào năm học cuối cùng, trước khi bắt đầu nghỉ hè, bọn con trai chúng tôi chạy ào lên đồi reo hò, huýt còi ầm ĩ chạy lên đồi là hai cây phong khổng lồ lại nghiêng ngả đung đưa như muốn chào mời chúng tôi đến với bóng râm mát rượi và tiếng lá xào xạc dịu hiền

a) Những chi tiiét nào trong bài thể hiện tình cảm đặc biệt của tác giả đối với cây phong?

b) theo bạn, vì sao nhân vật tôi trong bài lại yêu quý 2 cây phong đến thế?

c)Bài viết cho bạn suy nghĩ gì về cách nhìn, cách cảm nhận của bạn đối với thiên nhiên quanh ta?

d)Bạn học được những gì qua cách tả cảnh vật qua bài viết trên?

Giúp mình nha các bạn mình lạy ,mình xin các bạn đấy

giúp mình nha các bạn

1
22 tháng 10 2016

a)

+“Ta sắp được thấy hai cây phong sinh đôi ấy chưa? Mong sao chóng về tới làng.."

+bắt đầu nghỉ hè, bọn con trai chúng tôi chạy ào lên đồi reo hò, huýt còi ầm ĩ chạy lên đồi là hai cây phong khổng lồ.

+ Dù ai đi từ phía nào đến làng tôi cũng đều trông thấy hai cây phong đó trước tiên, chúng luôn luôn hiện ra trước mắt hệt như ngọn hải đăng đặt trên núi.

b) Vì Chuyện về hai cây phong giống như lời tâm sự tự nhiên và chân thành. Tác giả đã truyền tình yêu tha thiết từ trái tim mình sang trái tim bạn đọc, dẫn dắt bạn đọc đến với nhân vật Đuy-sen – người thầy đầu tiên của ngôi làng Ku-ku-rêu nghèo nàn, nhỏ bé bằng đoạn văn miêu tả vẻ đẹp khó quên của hai cây phong nhân chứng của câu chuyện hết sức xúc động về tình thầy trò, về lương tâm và trách nhiệm cao cả của thầy giáo Đuy-sen.

c)

Tôi mở rộng tâm hồn để cảm nhận vẻ đẹp của cuộc sống, sống với sự biết ơn người mẹ thiên nhiên đã mang lại cho con người “bông hoa” kỳ diệu đến vậy.

Bằng cách đó, tôi có được những rung động sâu sắc nhất mà một tác phẩm nghệ thuật thiên nhiên tuyệt vời có thể mang lại cho con người. Tôi cảm nhận được hoàn toàn vẻ đẹp của bông hoa, mặc dù tôi chỉ có thể phác họa hoặc miêu tả lại vẻ đẹp ấy một cách rất hạn chế bằng năng khiếu diễn đạt rất tồi của mình. Và nếu bạn cũng muốn cảm nhận trọn vẹn vẻ đẹp ấy, tôi khuyên bạn hãy trải lòng ra với thiên nhiên.

Chúc bạn học tốt!

 

Một ngày mới bắt đầu ở quê emMùa xuân thật là ấm áp, không còn cái lạnh và cái rét buốt của mùa đông. Sau một đêm dài ngủ say, làng xóm quê em đã tỉnh giấc. Tiếng gà gáy từ xa vọng lại báo hiệu một ngày mới sắp bắt đầu.Trời vừa sớm nhưng em đã thức dậy đi dạo quanh làng. Khi trời mát mẻ, không gian thoáng đãng. Một làn gió thoảng qua làm xao động cành lá để lộ ra những hạt...
Đọc tiếp

Một ngày mới bắt đầu ở quê em

Mùa xuân thật là ấm áp, không còn cái lạnh và cái rét buốt của mùa đông. Sau một đêm dài ngủ say, làng xóm quê em đã tỉnh giấc. Tiếng gà gáy từ xa vọng lại báo hiệu một ngày mới sắp bắt đầu.

Trời vừa sớm nhưng em đã thức dậy đi dạo quanh làng. Khi trời mát mẻ, không gian thoáng đãng. Một làn gió thoảng qua làm xao động cành lá để lộ ra những hạt sương sớm long lanh. Bầu trời cao, rộng mênh mông, đây đó một vài đám mây trắng lững lờ trôi. Từ các mái bếp, những làn khói nghi ngút bay lên hoà quyện với sương sớm tạo thành những dải lụa mềm uốn lượn trên bầu trời. Một lát sau, hàng cây tre, mái nhà, bãi ngô... đang thấp thoáng hiện dần trong màn sương trắng bồng bềnh.Tiếng gà gáy hòa cùng tiếng là cây xào xạc trong gió như đang chuyển mình theo tiếng gọi của ngày mới. Các ngôi nhà đã lên đèn, ánh điện sáng tỏ ngoài sân. Làn khói tràn từ bếp nhà ai lan ra bầu trời. Mẹ em đã dậy đi chợ, bố em đang ngồi xem tivi trong phòng khách. Chú gà trống nhà em trèo lên cây ổi sau hè, cất tiêng gáy “ó o”. Mặt trời bắt đầu mọc, sân nhà em sáng lên bởi những tia nắng chói chang,ấm áp của ánh mặt trời.Ngoài đồng, những bông lúa vàng óng đang ngã dần vào nhau như thì thầm trò chuyện. Khi mặt trời lên cao, cả làng em nhộn nhịp hẳn lên. Trên các ngả đường học sinh nô nức đến trường, các cô các chú nông dân hớn hở ra đồng làm việc. Những cán bộ, công nhân viên khẩn trương đến cơ quan đúng giờ … Mỗi người một việc, ai cũng khẩn trương nhưng không kém phần hào hứng ,vui vẻ.

Buổi sáng mùa xuân trên quê em cảnh vật thật nồng nàn. Một ngày mới trên quê em là như thế đó, dào dạt sức sống và tràn đầy hi vọng.  . Em rất tự hào về quê hương mình. một làng quê thanh bình và trù phú. Em tự nhủ sẽ cố gắng học thật giỏi để mai sau xây dựng quê hương ngày càng tươi đẹp ấm no hơn .

Hay ko bình luận nha

3
20 tháng 8 2016

Hay lắm! ^^

20 tháng 8 2016

 bạn chú ý 1) viết câu thiếu cụm chủ ngữ,vị ngữ:Khi trời mát mẻ, không gian thoáng đãng.

                  2) sửa câu: ngoài đồng những bông lúa vàng óng đang ngã dần vào nhau như thì thầm trò chuyện thành câu: ngoài đồng , những bông lúa vàng óng đang ngả  đầu vào nhau như thì thầm trò chuyện.thì câu văn sẽ mượt mà hơn.

                 3)bạn bị lặp từ " khẩn trương"

                4) Bạn không nên đưa từ" nồng nàn "vào câu: "Buổi sáng mùa Xuân trên quê em cảnh vật thật nồng nàn" vì từ ấy chỉ có thể chỉ mùi hương mà thôi . Bạn có thể sửa: Buổi sáng mùa Xuân trên quê em  cảnh vật thật đẹp, êm đềm biết bao.

          TỚ GÓP Ý VẬY THÔI. CHÚC BẠN HỌC TỐT.