K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 11 2018

a)Nổi><chìm, rắn><nát.

⇒Nói lên sự cực khổ của ngưởi phụ nữ xưa. Không được quyết định về cuộc đời, tương lai của mình, luôn phải dựa vào người khác.

b)Đi><về, ngảnh lại><trông sang.

⇒Nói lên nỗi buồn của sự chia ly giữa đôi vợ chồng phải xa cách nhau bởi mây mù và núi cao.

25 tháng 11 2018

a. Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tâm lòng son

=> Nói lên sự cực khổ của phụ nữ phong kiến xưa, lúc thì được sung sướng nhưng có lúc lại phải chịu đựng những nỗi bất hạnh, khổ cực

b. Chàng thì đi coi xa mưa

Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn

Đoái trông theo đã cách ngăn

Tuôn màu mây biếc , trải ngàn núi xanh

Chốn Hàm Dương chàng còn ngảnh lại

Bến Tiêu Dương thiếp hãy trông sang

20 tháng 1 2022

Có từ đồng âm nào đâu ạ

20 tháng 1 2022

đồng nghĩa ấy ạ,em ghi lộn :(( trả lời giúp em nhé

28 tháng 10 2021

Tham khảo:

Bánh trôi nước - nhắc đến bài thơ là ta lại suy nghĩ về thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Ta cũng biết rằng, xã hội phong kiến là một xã hội trọng nam khinh nữ, một xã hội đen tối, thối nát, và đó cũng là thời điểm mà thi sĩ Hồ Xuân Hương đã sống. Bà cũng là một người phụ nữ, một người con gái trong xã hội đó, bà cũng phải chịu chung một số phận như họ nên bà hiểu rõ hơn hết về người phụ nữ Việt. Người con gái dù có xinh đẹp, trắng trẻo, trong sáng nhưng họ lại phải chịu một cuộc đời "bảy nổi ba chìm", để mặc cho số phận lênh đênh giữa dòng nước, không biết trôi vào đâu. Nhưng dù hoàn cảnh có ra sao, họ cũng đâu có để cho tâm hồn mình theo nó, họ luôn giữ nguyên nét đẹp đó, trong trắng, hiền dịu, phúc hậu, vẻ đẹp vốn có từ bao lâu nay của người phụ nữ Việt, từ hàng vạn năm trước họ đã đẹp vậy, họ đã tỏa hương thơm ngát như những bông hoa sen trong bùn lầy hôi tanh mà không vấy bẩn chút gì. Và họ - người phụ nữ Việt Nam, một nét đẹp truyền thống không bao giờ biến mất theo dòng thời gian.

28 tháng 10 2021

Bạn tham khảo nhé !

  BÁNH TRÔI NƯỚC                              Thân em vừa trắng lại vừa tròn                              Bảy nổi ba chìm với nước non                              Rắn nát  mặc dầu tay kẻ nặn                              Mà em vẫn giữ  tấm lòng sonCâu 1. Bài thơ trên là của tác giả nào? Cho biết thể thơ và  phương thức biểu đạt chính.Câu 2. Cho biết nội dung chính của bài thơCâu 3. Chỉ ra quan hệ  từ và đại từ  có trong...
Đọc tiếp

  BÁNH TRÔI NƯỚC

                              Thân em vừa trắng lại vừa tròn

                              Bảy nổi ba chìm với nước non

                              Rắn nát  mặc dầu tay kẻ nặn

                              Mà em vẫn giữ  tấm lòng son

Câu 1. Bài thơ trên là của tác giả nào? Cho biết thể thơ và  phương thức biểu đạt chính.

Câu 2. Cho biết nội dung chính của bài thơ

Câu 3. Chỉ ra quan hệ  từ và đại từ  có trong bài thơ

Câu 4. Viết đoạn văn khoảng 6 câu nêu  suy nghĩ của em về vẻ đẹp và số phận của người phụ nữ trong xã hội cũ.

1
19 tháng 11 2021

Câu 1 Tác Giả Hồ Xuân Hương

Phương thức biểu đạt chính là ẩn dụ

câu 2

Nội dung mượn hình ảnh của bánh trôi nước tác giả đã tinh tế nói lên số phận lên đênh, phụ thuộc vào người khác và vẫn một mục chung thủy của xã hội xưa

16 tháng 11 2021

Tham khảo

Hồ xuân Hương là một trong rất ít phụ nữ Việt Nam thời phong kiến có tác phẩm văn học lưu truyền cho đến ngày nay. Bà được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. Cuộc đời của bà vẫn còn là một vấn đề đang được nghiên cứu. Bà thường mượn cảnh , mượn vật để nói lên thân phận người phụ nữ thời bấy giờ, bài thơ “Bánh trôi nước” là một trong số đó.Người phụ nữ Việt Nam mạnh khỏe, xinh xắn, đáng yêu là thế, còn cuộc đời của họ thì sao? Trong xã hội phong kiến xưa, số phận người phụ nữ cũng lênh đênh chìm nổi như chiếc bánh trôi nước trong nồi.Lời thơ có vẻ trở nên cam chịu, người phụ nữ xưa vốn không có một vai trò gì trong xã hội. Họ không tự quyết định được số phận của mình, cuộc đời họ từ khi mới sinh ra cho đến lúc lìa đời là một cuộc sống hoàn toàn phụ thuộc. 

16 tháng 11 2021

Em tham khảo:

Bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương đã giúp người đọc hiểu hơn về số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Họ là những con người xinh đẹp, tài hoa. Nhưng cuộc đời lại phải chịu nhiều bất công, khổ cực. Để nói về số phận của họ, nhà thơ đã sử dụng thành ngữ “bảy nổi ba chìm” với ý nghĩa hỉ cuộc đời long đong, chìm nổi. Họ không thể tự quyết định cuộc đời của mình, mà vui buồn, sướng khổ đều phải phụ thuộc vào tay người khác. Nhưng dẫu vậy thì họ vẫn giữ được một tấm lòng tốt đẹp. Khi tác giả so sánh nhân bánh như “tấm lòng son” thì tác giả muốn gửi gắm đã kín đáo bộc lộ rằng dù có bị chà đạp, vùi dập, bị lệ thuộc đến đâu chăng nữa thì người phụ nữ Việt Nam vẫn giữ nguyên vẹn phẩm giá cao quý của mình. Mặc dù thân phận nhỏ bé nhưng người phụ nữ có một ý chí kiên định biết chừng nào. Đồng thời đây như một lời thách thức ngấm ngầm mà quyết liệt với cả xã hội phong kiến bạo tàn. Chính nhờ cốt cách này đã làm nên vẻ đẹp của phụ nữ Việt, giúp phụ nữ Việt tự tin khẳng định giá trị bản thân với phụ nữ khắp thế giới. Bài thơ đã giúp người đọc thâm trân trọng về người phụ nữ trong xã hội.

20 tháng 1 2022

Nội dung: mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước, qua đó thể hiện sự trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp của người phụ nữ và sự cảm thương sâu sắc trước số phận chìm nổi của họ

20 tháng 1 2022

Nội dung: Mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước, qua đó thể hiện sự trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp của người phụ nữ và sự cảm thương sâu sắc trước số phận chìm nổi của họ

10 tháng 10 2021

Thân em vừa trắng lại vừa tròn 

Bảy nổi ba chìm với nước non 

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn 

Mà em vẫn giữ tấm lòng son. 

10 tháng 10 2021

bảy nổi ba chìm 

là đảo thành ngữ

29 tháng 12 2021

CÂU 10: B

CÂU 11:C

CÂU 12:D

28 tháng 11 2016

1. Bảy nổi ba chìm là thành ngữ chỉ sự trôi nổi, lênh đênh của số phận giữa cuộc đời. Nước non là sông, biển, núi, non, chỉ hoàn cảnh sống, suy rộng ra là đời, cuộc đời con người.

2. nổi - chìm

rắn - nát
 

28 tháng 11 2016

Thân em vừa trắng, lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

1) Chìm và nổi là hai động từ trái nghĩa nhau “chuyển từ mặt nước xuống dưới sâu” (chìm) và “chuyển từ dưới sâu lên trên mặt nước” (nổi). Từ chỗ biểu thị tính liên tục của hành động hết chìm lại nổi... tổ hợp dùng để chỉ sự gian truân, vất vả của một người nào đó, vừa qua khỏi điều không may này, lại gặp phải sự éo le trắc trở khác: Cuộc đời chìm nổi. Ba và bảy là hai số đếm.

2) Trái nghĩa:

Nổi-Chìm.để nói về số phận của những người phụ nữ. Trong xã hội cũ, họ chẳng là gì cả, không được tự quyết định về số phận của mình, chỉ biết sống vì người khác theo quan niệm tam tòng tứ đức. Cuộc sống của họ lênh đênh chìm nổi như chiếc bánh trôi nước vậy

B2:

Gia đình là một thành phần không quan trọng thể thiếu của mỗi chúng ta. Nó vừa là điểm khởi đầu cũng là nơi kết thúc của một đời người.Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Gia đình là tế bào của xã hội”. Thật vậy, đó là nơi nuôi dưỡng, chở che cho mỗi chúng ta từ khi còn bé cho đến lúc lớn, nó luôn ở bên cạnh ta, nâng niu che chở cho mỗi chúng ta. Gia đình là nơi nuôi dưỡng tâm hồn của mỗi người. Tất cả chúng ta ngồi đây ai cũng đã, đang và sẽ có một gia đình mà chắc rằng nó sẽ không bao giờ được như tôi mơ ước.

17 tháng 10 2016

a)Sử dụng mô típ''Thân em...'',nhân hóa

Tác dụng:Toàn bộ bài thơ là hình ảnh nhân hoá tượng trưng. Với khả năng quan sát và liên tưởng kỳ lạ, chất liệu dân gian là chiếc bánh trôi nước - loại bánh dân gian xưa cho là tinh khiết thường dùng vào việc cúng tế, nhà thơ đã phát hiện ra những nét tương đồng giữa chiếc bánh trôi bình thường với hình ảnh người phụ nữ. Cả hai đều có vẻ bề ngoài rất đẹp (trắng, tròn), có phẩm giá cao quý (tấm lòng son) tương đồng cuộc sống (chìm, nổi), số phận phụ thuộc (rắn nát tuỳ thuộc tay kẻ nặn). Với những từ ngữ đa nghĩa bài thơ tạo nên một trường liên tưởng cho người đọc. Do vậy nhà thơ tả thực mà lại mang ý nghĩa tượng trưng. Nói cái bánh trôi mà thành chuyện con người - người phụ nữ. Người con gái hình thể đẹp, da trắng nõn nà, thân hình căng tràn nhựa sống, tâm hồn nhân hậu hiền hoà.
b)

Với vẻ đẹp hình thể như vậy đáng lẽ phải có cuộc sống sung sướng hạnh phúc nhưng cuộc đời con người, đặc biệt là người phụ nữ thì phải chịu bao đắng cay, vất vả.

Bẩy nổi ba chìm với nước non

Được cha mẹ sinh ra để làm người, nhưng người phụ nữ không làm chủ được mình, cuộc đời họ do người khác định đoạt. Nàng Vũ Nương thuỳ mị nết na, đức hạnh thuỷ chung, chồng ra trận nàng ở nhà một thân một mình nuôi mẹ già, con thơ. Nàng đã làm tròn bổn phận của một người con, người vợ, người mẹ trong gia đình. Vậy mà do sự đa nghi ghen tuông quá mức, nàng bị chồng nghi cho là thất tiết. Nàng đã phải lấy cái chết để chứng minh cho sự trong sạch của mình. Câu chuyện mang đến cho chúng ta một thông điệp: trong xã hội ấy người tốt như nàng không được sống hạnh phúc.

Cùng như vậy cuộc đời của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến luôn bị xã hội nhào nặn xô đẩy

c)

Trong xã hội với ý thức hệ nho giáo hà khắc như vậy, quan niệm tam tòng tứ đức, nam tôn nữ ti đã ăn sâu vào ý thức con người. Nói được như Hồ Xuân Hương thật đáng khâm phục, trân trọng.

Bài thơ chỉ có bốn câu, đề tài bình dị nhưng dưới ngòi bút thần diệu, Hồ Xuân Hương đã tạo cho viên bánh trôi nước mang vẻ đẹp sáng ngời của viên ngọc lấp lánh nhiều màu. Bài thơ chứa đựng một luồng ánh sáng, ý thức về xã hội bất công vùi dập người phụ nữ và giá trị nhân phẩm của mình.

Quả thật bài thơ của Hồ Xuân Hương có giá trị hiện thực và xã hội sâu sắc. Đây là tiếng nói chung của người phụ nữ đối với sự bất công của xă hội xưa và khẳng định phẩm giá của bản thân. Nhà thơ đã đại diện cho những số phận bất hạnh cất lên tiếng nói của chính họ và của thời đại. Bài thơ thể hiện khẩu khí của bà chúa thơ nôm.

 

17 tháng 10 2016

a) nhân hóa.

b) Thành ngữ “bảy nổi ba chìm” được vận dụng tài tình nhằm gợi tả số phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến xưa. Để bày tỏ nỗi xúc động thương cảm của bà Hồ Xuân Hương đứng trước số phận lênh đênh chìm nổi chẳng biết đi về đâu của người phụ nữ. Chỉ mặc cho số phận định đoạt. Tôi tự hỏi:”Một người phụ nữ đẹp đến mà vì lẽ gì phải chịu đựng cuộc đời như vậy, chẳng lúc nào được sống trong cuộc sống vui vẻ hạnh phúc?” Tại sao những người đàn ông to lớn khỏe mạnh như thế mà không chịu những số phận khổ cực mà bắt những phụ nữ nhỏ bé kia phải gánh lấy chứ?

c) 

Bài thơ vỏn vẹn chỉ có bốn câu, đề tài lại là sự vật bình thường nhưng dưới ngòi bút thần diệu, Hồ Xuân Hương đã tạo nhiều vẻ. Bài thơ chứa đựng một luồng ánh sáng ý thức về xã hội bất công vùi dập người phụ nữ và ý thức về giá trị, phẩm giá của người phụ nữ chân chính, của con người luôn giữ tấm lòng son dù ở bất cứ hoàn cảnh nào.

   Tóm lại, có thể nói Bánh trôi nước là bài thơ trữ tình đặc sắc của Hồ Xuân Hương. Đây là tiếng nói của người phụ nữ tự bộc bạch mình, là lời oán ghét sự bất công đối với người phụ nữ đồng thời cũng là lời khẳng định giá trị tâm hồn của họ. Nhà thơ đã thay mặt giới phụ nữ cất lên tiêng nói ấy cũng là lời bà tự khẳng định mình.

Chúc bạn học tốt!