K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 7 2021

Em tham khảo nhé:

Từ Hán Việt trong bài " Kiều ở lầu Ngưng Bích"

- Khóa xuân: Khóa kín tuổi xuân ( Kiều bị giam lỏng)

- Nguyệt: ánh trăng

- Tấm son: tấm lòng thủy chung son sắt.

- Sân Lai: sân nhà lão lai tử

- Gốc tử: gốc cây thị

17 tháng 10 2021

Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một đoạn trích lột tả sâu sắc tâm trạng của Thúy Kiều khi phải xa lầu Ngưng Bích lạnh lẽo. Đó là một tâm trạng đau đớn khi gia đình lâm biến, nỗi xót xa khi tình đôi lứa chia lìa và bản thân nàng từ chỗ một tiểu thư xinh đẹp khuê các phải sa chân vào chốn thanh lâu nhơ nhuốc. Trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, tác giả Nguyễn Du đã khéo léo sử dụng rất nhiều bút pháp điêu luyện nhưng nổi bật lên là tả cảnh, ẩn tình, lấy cảnh vật để nói lên nỗi lòng của con người, người và cảnh vì thế mà tâm đầu ý hợp hòa quyện vào nhau. “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một bức tranh được vẽ lên với những màu sắc xám lạnh, gợi tả tâm trạng vô cùng sống động, nhưng nó cũng nhiều thê lương ai oán. Cảnh và người trong đoạn trích như hòa vào làm một nó thể hiện sự cô đơn, bẽ bàng, buồn tủi của Thúy Kiều trong cảnh đời éo le của mình, nhưng nó cũng thể hiện sự hiếu thuận, sắc son của Kiều đối với cha mẹ và Kim Trọng dù trong biến cố nhưng trong lòng Thúy Kiều vẫn luôn hướng về những người yêu thương.

21 tháng 11 2021

- Không gian: “Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung”, bốn bề bát ngát, cát vàng cồn nọ: Không gian được miêu tả từ cao, xa, rộng. Không gian trước lầu Ngưng Bích là một không gian rộng lớn, mênh mông, xa cách với cõi trần.

- Thời gian: Thời gian được miêu tả qua từ “mây sớm đèn khuya”, hình ảnh ánh trăng. Kiều luôn phải thức khuya, dậy sớm bởi một nỗi trằn trọc, tủi hận cho cuộc đời mình

- Các từ miêu tả tâm trạng: bẽ bàng, khóa xuân: Qua đó ta thấy Kiều đang lâm vào hoàn cảnh bị giam lỏng, bị ngăn cách với thế giới bên ngoài. Cô cảm thấy xót thương, xấu hổ cho thân phận của mình.

Đây là dàn ý mà lười ghi cả bài quá :))

 

19 tháng 12 2021

Em tham khảo nhé:

Vì để cứu cha nên Thúy Kiều đã phải hy sinh bản thân mình. Nàng bị Mã Giám Sinh lừa gạt, bị Tú Bà ép tiếp khách làng chơi, chính vì nàng đã tìm đến cái chết. Có lẽ vì sợ mất tiền cũng như danh tiếng nên tú Bà vội khuyên can, vờ hứa hẹn, chăm sóc TK. Mụ đưa TK đến sống ở lầu Ngưng Bích. Nàng sống ở đó như bị giam lỏng. Lầu Ngưng Bích là chiếc lầu hoang vắng, nằm trơ trọi giữa bốn bề mênh mông trời nước. Nó rất cao, cho nên từ trên lầu nhìn ra chỉ thấy mây mù, cồn cát bụi bay mù mịt. Nàng sống ở đó chẳng có bạn có bè, lủi thủi một mình suốt đêm. Không gian càng xa rộng, lòng người càng thêm trống trải, đau buồn. Sự tuần hoàn của thời gian, sự đằng đẵng mỏi mòn, càng thêm vô vọng. Tâm trạng của Kiều đầy đau buồn, xấu hổ, tủi thẹn với thiên nhiên, với lòng mình, với những người thân yêu. Nàng tự đối thoại với lòng mình, biết tâm sự cùng ai nữa. Nàng nhớ đến Kim Trọng- người đàn ông nàng yêu nhất. Rồi Kiều nhớ đến cha mẹ, thương cha mẹ ngày ngày tựa cửa ngóng trông, thương cho cha me ngày càng già, day dứt không được ở cận kề chăm sóc. Nàng thương xót cho cha mẹ suốt ngày trông ngóng tin con. Xa xa thì có vài cái thuyền ai thấp thoáng lúc ẩn, lúc hiện. Rồi thì ngọn thác, ngọn nước vừa đổ xuống xô đẩy cánh hoa lạc loài tan tác trôi xuôi. Tất cả đều trôi dạt vô định như chính cuộc đời tăm tối không tìm thấy lối đi của Kiều vậy. “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một đoạn thơ kỳ diệu, một trong những đoạn thơ hay nhất của “Truyện Kiều”, kiệt tác của thi hào dân tộc Nguyễn Du, miêu tả bi kịch nội tâm của Thuý Kiều trên con đường lưu lạc. Những vần thơ buồn thương mệnh mang đã gieo vào lòng người đọc những xót xa khôn nguôi về kiếp người tài hoa bạc mệnh. Đoạn thơ có giá trị nhân bản sâu sắc. Một tấm lòng nhân hậu yêu thương, cảm thông của nhà thơ đối với nỗi đau của Thuý Kiều mãi mãi để lại ấn tượng sâu sắc trong trái tim người đọc.

2 tháng 10 2018

- Đoạn trích nằm ở phần thứ hai: Gia biến và lưu lạc. Sau khi bị Mã Giám Sinh lừa gạt, làm nhục, bị Tú Bà mắng nhiếc, Kiều nhất quyết không chịu chấp nhận cuộc sống lầu xanh. Đau đớn, phẫn uất, nàng định tự vẫn, Tú Bà sợ mất vốn bèn lựa lời khuyên giải đưa nàng ra sống riêng ở lầu Ngưng Bích với lời hứa hẹn khi nàng bình phục sẽ gả nàng cho người tử tế nhưng thực chất là giam lỏng nàng để thực hiện âm mưu mới đê tiện và tàn bạo hơn

19 tháng 2 2017

Các từ láy được sử dụng trong bài: man mác, thấp thoáng, rầu rầu, xanh xanh, ầm ầm.

●    “thấp thoáng”: gợi tả sự nhỏ nhoi, đơn độc giữa biển nước mênh mông trong ánh sáng le lói cuối cùng của ánh mặt trời sắp tắt.

●    “man mác”: sự chia ly, cách biệt, khi Kiều càng ngày càng thấy bản thân lênh đênh, vô định, ba chìm bảy nổi ba chìm sóng nước.

●    “xanh xanh”, “ầm ầm”: chính là âm thanh dữ dội của cuộc đời phong ba bão táp đang đổ dồn tới đè nặng lấy tâm trạng và kiếp người nhỏ bé của Kiều.

20 tháng 10 2017

Điệp từ “buồn trông” đứng đầu mỗi câu, khắc họa nỗi buồn trông ra bốn phía, ngóng đợi những thứ xa xôi, mơ hồ làm thay đổi hiện tại bế tắc.

- Buồn trông cái thảng thốt, lo âu, mỗi sợ hãi của người con gái non nớt khi lạc vào cuộc đời ngang trái.

- Cụm từ “buồn trông” kết hợp với các hình ảnh đứng sau đã diễn tả nỗi buồn với những sắc thái cao độ khác nhau.

- Điệp ngữ lại kết hợp với các từ láy chủ yếu là từ láy tượng hình, dồn dập, tạo nhịp điệu, diễn tả nỗi buồn ngày càng dâng kín bủa vây lấy Kiều.

- Điệp ngữ tạo nỗi buồn, trở thành điệp khúc của đoạn thơ cũng là điệp khúc của tâm trạng.