Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Khôn ngoan đối đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau:
Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ, một nhà thương nhau
Anh em như thể tay chân
Anh em hoà thuận, hai thân vui vầy
Thói đời, người ta dễ nảy sinh thói ghen tị, đố kị hay mặc cảm tự tì khi chứng kiến tài năng và sự thành đạt của người khác. Ngược lại, kẻ có tài năng khi được đề cao cũng dễ sinh ra kiêu ngạo, tự mãn, coi thường những người xung quanh. Vì thế, tài năng dần dần thui chột, bởi không có điều kiện, môi trường tốt Đềphát triển.Bài học có thể rút ra từ truyện ngắn này là: Trước thành công hay tài năng của người khác, mỗi người cần vượt qua những thói xấu như ganh ghét, đố kị hay mặc cảm tự ti Đềhoà chung niềm vui với mọi người. Lòng nhân hậu và sự độ lượng, vị tha giúp con người tự vượt lên bản thân Đềsống thanh thản, tốt đẹp hơn.Qua câu chuyện của hai anh em, tác giả đã gợi lên trong người đọc sự suy ngẫm Đềđi tới nhận thức và hành động đúng đắn trước những tình huống tương tự. Tác phẩm có ý nghĩa giáo dục nhân cách nhưng không rơi vào giáo huấn khô khan, vì bài học được thể hiện một cách tự nhiên mà sâu sắc qua sự nhận thức của nhân vật chính.
1.
Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hoà thuận, hai thân vui vầy
2.
Anh em trong nhà đóng cửa bảo nhau.
~~~ Học tốt
b) Ai về đập đá quê ta :ngắt nhịp 4/2
Gò găng quê mẹ , phú đa quê chồng :ngắt nhịp 4/4
->gieo vần ''a'' ( phần in đậm )
c) Mai cốt cách tuyết tinh thần : ngắt nhịp 4/2
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười :ngắt nhịp 4/4
->gieo vần ''ân'' ( phần in đậm )
d) Con cò mà đi ăn đêm :ngắt nhịp 4/2
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao :ngắt nhịp 4/4
->gieo vần''êm''( phần in đậm ) đây là trường hợp đặc biệt
cậu tham khảo ;
Ca dao dân ca là những sáng tác của dân gian mang thời phần lời và phần nhạc, nội dung của ca dao dân ca vô cùng phong phú và ở xung quanh chúng ta. Trong ca dao dân ca phản ánh những tình cảm tốt đẹp giữa con người và cả quê hương, đất nước. Chúng ta biết được những câu ca dao, dân ca về tình cảm gia đình vô cùng ý nghĩa như tình cảm biết ơn của con cái với cha mẹ, tình cảm của người con gái đi lấy chồng xa, tình cảm của con cháu đối với ông bà, tình cảm anh em trong gia đình
Trước hết ta thấy được tình cảm của con cái đối với công lao sinh dưỡng của cha mẹ:
“Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”
Qua câu ca dao, chúng ta có thể đoán được đây là lời hát ru của mẹ dành cho con. Lời hát ru ngọt ngào mà sâu lắng để nói về công cha, nghĩa mẹ. Lối ví von so sánh “Công cha – núi ngất trời” , “Nghĩa mẹ – nước ở ngoài biển Đông”. Tác giả lấy cái vô hình để so sánh cái hữu hình. Lấy cái mênh mông, vĩnh hằng vô hạn của trời đất, thiên nhiên để nói đến công cha nghĩa mẹ Qua đó, nổi bật ý nghĩa là ca ngợi công ơn to lớn của cha mẹ đã nuôi dưỡng, sinh thành ra chúng ta. Thành ngữ “Cù lao chín chữ” chính là chỉ nỗi vất vả của cha mẹ, không thể đong đếm được. Qua câu ca dao, nhắc nhở chúng ta phải biết kính trọng, yêu thương cha mẹ, có hiếu với cha mẹ
Trong tình cảm gia đình, chúng ta còn thấy nỗi niềm của người con gái đi lấy chồng xa nhớ về mẹ, nhớ quê hương
“Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”
Những từ ngữ chỉ không gian thời gian cụ thể để nói đến nỗi buồn nhớ của người con gái. Ai thấu được nỗi nhớ của người con gái đi lấy chồng xa. “Chiều chiều” gợi khoảng thời gian, kéo dài, chiều chiều gợi nỗi buồn, nỗi nhớ. Khoảng thời gian đó, người con gái “ đứng ngõ sau” thì ngõ sau đấy càng vắng lặng, heo hút. Không gian ấy gợi đến cảnh ngộ cô đơn của nhân vật trữ tình. “Ruột đau chín chiều”: Chín chiều là chín bề là nhiều bề. Người con gái đi lấy chồng xa quê chiều chiều ra đứng ngõ sau để nhớ về quê hương, nhớ về mẹ. Đây là nỗi đau, buồn tủi của kẻ làm con khi phải xa cách cha mẹ, không đỡ đần chăm sóc được cha mẹ khi về già.
Tiếp theo, có thể nói đến lòng nhớ thương của con cháu với ông bà mình.
“Ngó lên nuộc lạt mái nhà
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu”
Tình cảm của con cháu với ông bà của mình đó là một tình cảm huyết thống, thể hiện công lao to lớn của ông bà khi xây dựng gia đình. Cụm từ “ Ngó lên” ý nói trông lên thể hiện sự tôn kính của con cháu với ông bà. Hình ảnh cụ thể thể hiện sự gắn kết, kết nối tình cảm đó một cách bền chặt gắn bó nhất qua cụm từ “ Nuộc lạt mái nhà”. Tình cảm thật sâu đậm qua cặp quan hệ từ “ bao nhiêu- bấy nhiêu” gợi nỗi nhớ da diết của con cháu .Qua câu ca dao, nhắc nhở con cháu, dù đi đâu làm gì cũng nên nhớ về ông bà, cha mẹ, huyết thống của gia đình. Luôn biết ơn họ.
Cuối cùng là tình cảm anh em ruột thịt trong gia đình
“Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận hai thân vui vầy”
tình cảm anh em trong gia đình là tình cảm không bao giờ có thể tách rời, mất đi được. Vì họ cùng một mẹ sinh ra, cùng được cha mẹ nuôi dưỡng, dạy dỗ từ khi còn cất tiếng khóc oe oe cho đến khi trưởng thành và mãi về sau. Vậy nên, tình cảm đó được diễn tả một cạnh cụ thể . Lời khẳng định anh em không phải người xa lạ gì. Bởi cùng chung máu thịt. Nhưng chữ “cùng, chung, một” để diễn tả anh em là hai mà như là một, cùng một cha mẹ, cùng chung sống trong một gia đình, được cha mẹ nuôi dưỡng. Sử dụng hình ảnh tay, chân là những bộ phận rất quan trọng, luôn gắn liền với cơ thể, có quan hệ mật thiết với nhau để nói đến sự bền chặt của tình cảm anh em trong một gia đình. Lấy tay, chân để so sánh ví với tình anh em để thể hiện tình cảm anh em trong gia đình gắn bó thân thiết như chân với tay, không thể xa rời phải biết nương tựa nhau. Bài ca dao cũng nhắc nhở anh em trong gia đình phải hòa thuận để cha mẹ vui lòng, biết thương yêu, đùm bọc nhau “ Anh em hòa thuận hai thân vui vầy”
Bài ca dao, dân ca về tình cảm gia đình đã cho chúng ta những bài học lời nhắc nhở bổ ích đối với ông bà, cha mẹ, anh em trong gia đình. Những tình cảm đó thật thiêng liêng và đáng trân trọng giữ gìn. Chúng ta nên ghi nhớ những câu ca dao này để luôn nhắc nhở, tình cảm gia đình phải luôn được gìn giữ và bảo tồn.
Tham khảo!
Gieo vần tiếng 6 câu lục hiệp với tiếng 6 câu bát (trưa-mưa),(đầy-cay) tiếng 8 câu bát hiệp tiếng 6 câu lục (cày-đầy)
Luật bằng trắc
Câu lục : B-B-B-T-B-B
Câu bát : B-B-T-T-B-B-T-B
Phối thanh chữ thứ 6( câu lục) -chữ thứ 8( câu bát) luôn cùng thanh B nhưng không cùng thanh điệu
Ngắt nhịp câu bát 2/2/2 , câu lục 4/4
Biện pháp tu từ so sánh : “ mồ hôi thánh thót “- “ mưa ruộng cày “
- Nghệ thuật đối lập : “dẻo thơm”- “ đắng cay”, “ một phần - muôn phần “
- Biện pháp tu từ nói quá “ Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Tác dụng
+ Làm cho câu ca sinh động , gợi hình gợi cảm
+ Nổi bật sự vất vả, gian nan của người nông dân quanh năm nơi đồng áng, bán mặt cho đất , bán lưng cho trời
+ Thể hiện thái độ trân trọng , ca ngợi, yêu thương của tác giả dân gian ( ca dao ) dành cho sự vất vả của người nông dân
Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ dần.
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
@Cỏ
#Forever
Ai về tôi gửi buồng cau
Buồng trước kính mẹ, buồng sau kính thầy.
Ai về tôi gửi đôi giày,
Phòng khi mưa gió để thầy mẹ đi.
Anh em cốt nhục đồng bào
Kẻ sau người trước phải hầu cho vui.
Lo là ăn thịt ăn xôi
Quý hồ ở nết tới lui bằng lòng.
Anh em ăn ở thuận hòa
Chớ điều chếch lệch người ta chê cười.
Anh em hiền thậm là hiền
Đừng một đồng tiền mà đấm đá nhau.
Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận , hai thân vui vầy
Anh em trai ở với nhau mãn đại
Chị em gái ở với nhau một thời
Dù ai nói ngược nói xuôi
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.
" Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận , hai thân vui vầy"
" Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon"
" Ngó lên nuộc lạt mái nhà
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu"
" Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần"
Có tát cạn biển Đông mới tỏ tường lòng mẹ
Không trèo qua non Thái sao thấu hiểu tình cha
Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi !
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.
Gối nghiêng ai sửa,chén trà ai dâng ?
Đố ai đếm được lá rơi
Đố ai đếm được hết từng trời cao
Đố ai đếm được vì sao
Đố ai đếm công cha nghĩa mẹ
Đây là câu ca dao