K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 9 2019

Ví dụ 1: 

Em yêu màu đỏ:

Như máu trong tim

Lá cờ Tổ quốc

Khăn quàng đội viên

Em yêu màu xanh:

Đồng bằng, rừng núi

Biển đầy cá tôm,

Bầu trời cao vợi

(Phạm Đình Ân)

-> Phép điệp ngữ “em yêu” nhấn mạnh tình yêu sâu sắc của nhân vật em đối với lá cờ Tổ quốc, khăn quàng đội viên, đồng bằng, rừng núi, biển, trời.

Ví dụ 2: 

Về thăm nhà Bác Làng Sen

Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng.

=> Thắp: ẩn dụ ám chỉ hoa râm bụt đang nở hoa.

=> Thắp và nở đều có điểm chung về cách thức.

Ví dụ 3:

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

=> Kẻ trồng cây đó là những con người lao động, ám chỉ những người tạo ra thành quả lao động.

26 tháng 12 2021

→ Tác giả đã điệp từ "nghe" để nhấn mạnh nỗi xúc động của người chiến sĩ khi nghe tiếng gà trưa. Thông qua đó ta có thể cảm nhận được tình yêu quê hương thắm thiết của người lính trẻ.

Chúc bạn học tốt!

26 tháng 12 2021

Điệp ngữ. Điệp từ vì. 

15 tháng 12 2021

Khổ thơ đầu của bài thơ Tiếng gà trưa đã được Xuân Quỳnh sử dụng thành công biện pháp tu từ ẩn dụ. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác trong cùng với điệp từ "nghe" để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc. Sự kết hợp hài hòa của phép tu từ làm cho lời thơ trở nên hay hơn, sinh động hơn, gợi hình, gợi cảm. Điều đó không chỉ giúp bạn đọc có thêm sự yêu thích với bài thơ mà còn mang ý nghĩa nhấn mạnh. Ở đây là sự nhấn mạnh về những cảm xúc mà người lính cảm nhận được, về vẻ đẹp bình dị của quê hương trên hành trình tiếp sức cho người lính. Qua đó, ta thấy được sự yêu quý, trân trọng, thấu hiểu của tác giả với vẻ đẹp của quê hương thanh bình, yên ả.

:D

đó là bài thơ nào vậy.Bạn phải cho mọi người bt bài thơ đó là gì thì mới có thể giúp bạn được

2 tháng 1 2022

Tham khảo

Biện pháp tu từ điệp ngữ : "Vì"

Tác dụng : 

 - Nêu lên mục đích chiến đấu của các chiến sĩ

- Cảm xúc lắng sâu lại tìm về ngọn nguồn gần gũi và thiêng liêng nhất của nhà thơ Xuân Quỳnh.

5 tháng 1 2022

thank

26 tháng 9 2023

Đoạn thơ trên sử dụng thành công biện pháp tu từ : Nhân hóa.

Tác dụng: biến sự vật trở nên sinh động, gần gũi bằng cách gắn các hoạt động, cảm xúc,.. của con người cho sự vật.

26 tháng 9 2023

bptt nhân hoa

chơi chữ

23 tháng 7 2021

Tham khảo

Điệp từ: lồng

Gợi lại một cảnh đẹp thơ mộng, huyền ảo. Không chỉ tái hiện một đêm trăng sáng mà còn diễn tả rất sinh động sự quấn quýt, hòa hợp giữa cây và hoa tạo nên một bức tranh có đường nét uyển chuyển

 

7 tháng 9 2023

Tham khảo!

- Những từ ngữ được tác giả dùng để nói về “mẹ” và “cau” trong bài thơ:

+ Mẹ: còng, đầu bạc trắng, thấp, gần đất

+ Cau: thẳng, ngọn xanh rờn, cao, gần với giời

- Để thể hiện hình tượng “mẹ” và “cau”, tác giả sử dụng biện pháp tu từ:

+ Tương phản đối lập “ còng – thẳng, xanh rờn – bạc trắng, cao – thấp, giời – đất” => Tác dụng: tạo ra những hình ảnh trái ngược nhau giữa “mẹ” và “cau” để làm nổi bật hình ảnh người “mẹ” đang già đi theo năm tháng

+ So sánh “Một miếng cau khô – Khô gầy như mẹ”: gợi lên hình ảnh già nua héo hắt của người mẹ => Tác dụng thể hiện tình cảm nâng niu kính trọng hòa lẫn xót xa cay đắng, thương cho tuổi già của mẹ “Con nâng trên tay – Không cầm được lệ”.

+ Câu hỏi tu từ “Sao mẹ ta già?” => Tác dụng: thể hiện tâm trạng bần thần xót xa của người con khi thấy tuổi già của mẹ kéo đến ngày một gần. Chứng kiến mẹ ngày một gầy mòn héo hắt, con không khỏi buồn thương.

17 tháng 9 2023

Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ và tìm ra các từ ngữ dùng để nói về “mẹ” và “cau. Xác định biện pháp tu từ và chỉ ra tác dụng của chúng.

Lời giải chi tiết:

- Những từ ngữ được tác giả dùng để nói về “mẹ” và “cau” trong bài thơ:

+ Mẹ: còng, đầu bạc trắng, thấp, gần đất

+ Cau: thẳng, ngọn xanh rờn, cao, gần với giời

- Để thể hiện hình tượng “mẹ” và “cau”, tác giả sử dụng biện pháp tu từ:

Tương phản đối lập “ còng – thẳng, xanh rờn – bạc trắng, cao – thấp, giời – đất” => Tác dụng: tạo ra những hình ảnh trái ngược nhau giữa “mẹ” và “cau” để làm nổi bật hình ảnh người “mẹ” đang già đi theo năm tháng

So sánh “Một miếng cau khô – Khô gầy như mẹ”: gợi lên hình ảnh già nua héo hắt của người mẹ => Tác dụng thể hiện tình cảm nâng niu kính trọng hòa lẫn xót xa cay đắng, thương cho tuổi già của mẹ “Con nâng trên tay – Không cầm được lệ”.

Câu hỏi tu từ “Sao mẹ ta già?” => Tác dụng: thể hiện tâm trạng bần thần xót xa của người con khi thấy tuổi già của mẹ kéo đến ngày một gần. Chứng kiến mẹ ngày một gầy mòn héo hắt, con không khỏi buồn thương.