Tiếng khóc thương cho những người nghĩa sĩ đã hi sinh được cộng hưởng từ những nguồn cảm xúc...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 4 2018

Tiếng khóc được cộng hưởng từ nhiều nguồn cảm xúc khác nhau:

- Nỗi tiếc, ân hận của người phải hi sinh khi sự nghiệp còn dang dở, chí nguyện chưa thành.

- Nỗi xót xa của những gia đình mất người thân, tổn thương không thể bù đắp đối với những người mẹ già, vợ trẻ

- Nỗi căm giận kẻ thù gây nên nghịch cảnh éo le hòa chung tiếng khóc uất ức, nghẹn ngào trước tình cảnh đau thương của đất nước

- Nỗi cảm phục và tự hào vì những người nông dân bình thường đã dám đứng lên bảo vệ quê hương, đất nước

- Biểu dương công trạng của người nghĩa sĩ đời đời được nhân dân ngưỡng mộ và Tổ quốc ghi công

Đáp án: F

15 tháng 9 2018

Những người nghĩa sĩ Cần Giuộc hi sinh không phải để bảo vệ sự bền vững của triều đình. Khi thực dân Pháp xâm lược, triều đình nhà Nguyễn không có tinh thần phản kháng, bạc nhược, đặt lợi ích của dòng họ lên trên lợi ích của đất nước.

Đáp án cần chọn là: B

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: (1) Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888), quê cha ở xã Bồ Điền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế, nhưng sinh tại quê mẹ ở làng Tân Thới, tỉnh Gia Định (nay là Thành phố Hồ Chí Minh). Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu gặp nhiều trắc gian truân: bị mù, công danh dang dở, sống trong những ngày tăm tối của quê hương đất nước... (2) Nhưng vượt lên nỗi đau,...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: (1) Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888), quê cha ở xã Bồ Điền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế, nhưng sinh tại quê mẹ ở làng Tân Thới, tỉnh Gia Định (nay là Thành phố Hồ Chí Minh). Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu gặp nhiều trắc gian truân: bị mù, công danh dang dở, sống trong những ngày tăm tối của quê hương đất nước... (2) Nhưng vượt lên nỗi đau, cuộc đời ông là bài học lớn về nghị lực sống, sống để cống hiến cho đời. Bị mù đôi mắt, nhưng Nguyễn Đình Chiểu không chịu đầu hàng số phận, vẫn sống và làm nhiều việc có ích: dạy học, làm thuốc, sáng tác thơ văn. Là một thầy giáo, ông đặt việc dạy người cao hơn dạy chữ, được nhiều thế hệ học trò kính yêu. Là thầy thuốc, ông xem trọng y đức, lấy việc cứu người làm trọng. Là một nhà thơ, cụ Đồ Chiểu quan tâm đến việc dùng văn chương để hướng con người đến cái thiện, đến một lối sống cao đẹp, đúng đạo lí làm người. Khi quê hương bị thực dân Pháp xâm lược. Đồ Chiểu dùng thơ văn để khích lệ tinh thần chiến đấu của nhân dân. (3) Nguyễn Đình Chiểu còn là tấm gương sáng ngời lòng yêu nước và tinh thần bất khuất chống ngoại xâm. Ngay từ những ngày đầu giặc Pháp xâm lược Nam Bộ, Nguyễn Đình Chiểu đã nêu cao lập trường kháng chiến, cùng các lãnh tụ nghĩa quân bàn bạc việc chống giặc và sáng tác thơ văn để khích lệ tinh thần chiến đấu của các nghĩa sĩ. Khu triều đình nhà Nguyễn nhu nhược, bất lực đến phải dâng cả Nam Kì lục tỉnh cho giặc Pháp, Đồ Chiểu đã nêu cao khí tiết, giữ gìn lối sống trong sạch, cao cả, từ chối mọi cám dỗ của thực dân, không chịu hợp tác với kẻ thù. Câu 1: Văn bản trên có mấy ý chính? Đó là những ý nào? Câu 2: Tìm câu chủ đề trong đoạn văn (2),(3) Câu 3: Xác định thao tác lập luận trong đoạn văn (2),(3

2
4 tháng 12 2021

giJovhilhvgiyppuiviuipguugu

4 tháng 12 2021

kbufqsj kDn,  sd! J qsfoi j ckjb

erVhchvulwdyilgcqre

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1 2024

Tác giả luận về ý nghĩa cao cả của sự hi sinh và bày tỏ tình cảm xót thương của nhân dân đối với những người vì nước quên thân.

- Sự xót thương dành cho người nghĩa sĩ, nỗi đau thương trùm lên đời sống và số phận người mẹ già ngồi khóc trẻ trong lều khuya leo lét ánh đèn.

- Cái chết của nghĩa binh đánh động người còn sống ý thức hơn về số phận của đồng bào, nhắc nhở rằng binh tướng giặc còn đó đã làm cho bốn phía mây đen, phải tiếp tục vùng lên để cứu nước, cứu nòi.

- Chết mà như sống, linh hồn nghĩa binh vẫn cùng nhân dân đánh giặc, vẫn tiếp tục nuền trung quân ái quốc. Ước nguyện trả đền nợ nước, trở thành lời thề thiêng liêng vang vọng núi sông. Cái chết hóa thân vào núi sông, cái chết hóa thành bất tử.

26 tháng 6 2017

- Trong câu thơ: Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại thì hai từ xuân vừa chỉ mùa xuân, vừa chỉ tuổi xuân, sức sống của con người và nhu cầu tình cảm của tuổi trẻ.

- Trong câu thơ: Cành xuân đã bẻ cho người chuyên tay, từ xuân trong từ cành xuân chỉ vẻ đẹp của người con gái vẫn đang trong tuổi xuân thì.

- Từ xuân trong câu thơ Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân của Nguyễn Khuyến chỉ chất men say nồng của rượu ngon, đồng thời nghĩa bóng chỉ sức sống dạt dào, tình cảm bạn bè thắm thiết.

- Trong hai câu thơ của Hồ Chí Minh: Từ xuân thứ nhất có nghĩa gốc chỉ mùa xuân. Từ xuân trong câu thứ hai chuyển nghĩa chỉ sức sống mới, tươi đẹp.

13 tháng 4 2023

Bài thơ thấy rõ nhất điều gì ở nhân vật trữ tình?

18 tháng 3 2016

DÀN BÀI

1. Hình tượng người nông dân trong văn học Việt Nam trước “Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc”.

- Trong văn học dân gian: họ là ngư, tiều, canh, mục – những con người lam lũ, cơ cực; là người lính thú tội nghiệp (Thùng thùng trống đánh ngũ liên/ Bước chân xuống thuyền nước mắt như mưa).

- Trong văn học trung đại: Nguyễn Bỉnh Khiêm nhận thấy họ chỉ là những con  người thụ động, yếu đuối, mong sự ban ơn của bề trên (Mong mưa chan chứa lòng dân vọng/Trừ bạo tưng bừng đạo nghĩa binh). Nguyễn Trãi đã khẳng định vị trí, vai trò to lớn của họ đối với thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn nhưng cũng chỉ chung chung (Nhân dân bốn cõi một nhà/ Dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới).

2. Hình tượng người nông dân nghĩa sĩ trong “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”.

- Hoàn cảnh xuất thân: là những người lao động sống cuộc đời lam lũ, cơ cực (Cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó); Họ chỉ quen với công việc đồng áng (chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ), hoàn toàn xa lạ với công việc binh đao (Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó).

- Những chuyển biến khi giặc Pháp xâm lược:

+ Tình cảm: Có lòng yêu nước (Trông tin quan như trời hạn trông mưa), căm thù giặc sâu sắc (Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; Ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ).

+  Nhận thức: Có ý thức trách nhiệm với Tổ quốc trong lúc lâm nguy (Một mối xa thư đồ sộ….treo dê bán chó).

+  Hành động tự nguyện và ý chí quyết tâm tiêu diệt giặc (Nào đợi ai đòi ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình; chẳng thèm trốn ngược, trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ…)

- Vẻ đẹp hào hùng của người nông dân nghĩa sĩ:

+ Bằng bút pháp hiện thực, hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ hiện lên với vẻ đẹp mộc mạc, giản dị (gắn với những chi tiết chân thực: manh áo vải, ngọn tầm vông, lưỡi dao phay, rơm con cúi) nhưng không kém chất anh hùng bởi tấm lòng mến nghĩa, tư thế hiên ngang, lẫm liệt, coi thường mọi khó khăn thiếu thốn (nào đợi tập rèn, không chờ bày bố, nào đợi mang, chi nài sắm…).

+ Hình tượng người anh hùng được khắc họa trên cái nền của một trận công đồn đầy khí thế tiến công: một loạt động từ mạnh (đánh, đốt, chém, đạp, xô…), dứt khoát (đốt xong, chém đặng, trối kệ); phép đối từ ngữ (trống kỳ/trống giục; đạn nhỏ/đạn to; đâm ngang/chém ngược…), đối ý (manh áo vải, ngọn tầm vông/đạn nhỏ, đạn to,tàu sắt, tàu đồng…), nhịp điệu đoạn văn nhanh, dồn dập…tái hiện trận công đồn khẩn trương, quyết liệt, sôi động. Trên nền đó là hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ với khí thế đạp trên đầu thù, không quản ngại bất kì khó khăn gian khổ nào, rất tự tin và đầy ý chí quyết thắng. Hình ảnh đó oai phong lẫm liệt như hình tượng các dũng sĩ trong các thiên anh hùng ca.

3. Đánh giá:

- Hình tượng người nông dân xuất hiện rải rác trong văn học nhưng rõ ràng phải đến Đồ Chiểu, hình tượng đó mới được phản ánh đầy đủ, rõ nét, đặc biệt khắc sâu vẻ đẹp tâm hồn cao quí của người nông dân: lòng yêu nước, ý chí quyết tâm bảo về Tổ quốc.

- Điểm mới mẻ đó khẳng định tầm cao tư tưởng, tình cảm, sự đóng góp lớn lao của Nguyễn Đình Chiểu trong văn học nước nhà.  

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1 2024

Theo em, việc tưởng nhớ và tôn vinh những người đã hy sinh cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc có ý nghĩa to lớn trong việc giáo dục bởi thế hệ trẻ hiện nay. Bởi nó khẳng định chúng ta không hề quên đi công lao của những người đã hi sinh vì độc lập của Tổ quốc.

Để từ đó nhắc nhở thế hệ trẻ về truyền thống uống nước nhớ nguồn và càng quý trọng nền độc lập của dân tộc hơn.

Zhihu ask: Tại sao bạn lại ủng hộ tử hình? —————Group: Weibo Việt Nam "( ͡° ͜ʖ ͡°)"Người dịch: Lý Dương————Cảnh báo: Chủ đề này có khả năng sẽ gây ra ý kiến trái chiều, hi vọng mọi người bình tĩnh bình luận. Tôn trọng quan điểm của người khác. ————-1, Năm 2006, có một bé gái tên là Gia Gia (biệt danh) bị lừa đến một công trường, sau đó bị cưỡng hiếp đến...
Đọc tiếp

Zhihu ask: Tại sao bạn lại ủng hộ tử hình? 

—————

Group: Weibo Việt Nam "( ͡° ͜ʖ ͡°)"

Người dịch: Lý Dương

————

Cảnh báo: Chủ đề này có khả năng sẽ gây ra ý kiến trái chiều, hi vọng mọi người bình tĩnh bình luận. Tôn trọng quan điểm của người khác. 

————-

1, 

Năm 2006, có một bé gái tên là Gia Gia (biệt danh) bị lừa đến một công trường, sau đó bị cưỡng hiếp đến chết. Trong mông của cái xác còn bị cắm vào một cái ống nhựa PVC. Vụ án này xảy ra ở Bắc Kinh, bố mẹ của người bị hại là người từ nơi khác đến đây làm công nhân. Bây giờ vẫn tìm được mấy bài báo về vụ án này ở trên mạng. Mẹ của Gia Gia ôm quần áo của cô bé khóc không thành tiếng.

Tôi không hiểu được tại sao hung thủ lại có thể tàn nhẫn đến mức đó. Lúc Gia Gia chết, cô bé mới chỉ 4 tuổi. 

Mở thanh công cụ tìm kiếm, search những vụ án cưỡng hiếp và giết hại trẻ em, bạn sẽ phải kinh ngạc vì những tên tội phạm kia có thể làm được cái loại chuyện này với những đứa bé chỉ mới 4, 5 tuổi. Có những bé gái sau khi bị làm hại, có đến mười mấy centimet phần ruột bị kéo ra ngoài cơ thể. 

Tôi không chấp nhận được loại chuyện này, trong lòng tôi chất đầy lo sợ, kinh hoàng. Tôi không cần biết những quốc gia khác sẽ xử phạt loại tội phạm này như thế nào, tôi chỉ cần biết ở đất nước của chúng ta, loại tội phạm này nhất định phải bị xử bắn. Khỏi cần phải lập luận phân tích nói có sách mách có chứng một là, hai là, ba là, bốn là... gì đó, chỉ cần một cái vụ án này, Trung Quốc có tội phạm cưỡng hiếp và giết hại trẻ em, như vậy, tôi không đồng ý loại bỏ tử hình. 

Nếu như không có tử hình, vậy mấy người định trừng trị những tên tội phạm cưỡng hiếp và giết hại trẻ em này như thế nào? 

Comment: 

 - Tôi từng xem được một bình luận và nhớ mãi đến tận bây giờ: Thực ra tôi ủng hộ việc thi hành tử hình ở Trung Quốc là bởi vì có những người, phạm phải những tội căn bản không xứng dùng thời gian đến để đền bù. 

2, 

Hỏi: Anh có ủng hộ tử hình không? 

Cảnh sát hình sự: Ủng hộ. 

Hỏi: Anh không bị mất ngủ hả?

Cảnh sát hình sự: Có. Tôi đọc hồ sơ các vụ án chưa bị phá xong là không ngủ được.

Hỏi: Ý tôi muốn nói là hành hình phạm nhân. 

Cảnh sát hình sự: À, sau cái ngày mà tôi được tự tay bắn chết những tên chó chết đó, tôi không còn mất ngủ nữa. Ăn được, ngủ được. 

Hỏi: Anh không thương xót cho những tên phạm nhân đó sao? 

Cảnh sát hình sự: Vậy bạn không thương xót cho người nhà của người bị hại à?

3,

Tôi không những ủng hộ tử hình. 

Tôi còn ủng hộ cả việc trẻ vị thành niên phạm tội cũng phải bị trừng trị giống như người lớn. 

Hàng xóm nhà tôi có một cô gái, da trắng mặt mũi xinh đẹp, thành đạt, đa tài. Tính cách ấm áp, nhiệt tình, cũng hay làm từ thiện. Chị ấy còn từng tham gia hoạt động xoá đói giảm nghèo ở địa phương nữa. 

Một con người ấm áp như vậy, thế mà vào một buổi tối của một ngày tháng 6/2009, trên đường tan làm về nhà bị 5 đứa học sinh cưỡng hiếp rồi giết hại. Tên lớn nhất 17 tuổi, nhỏ nhất 13 tuổi. 

3 ngày sau khi vụ việc phát sinh mới tìm được thi thể, cơ thể trần chuồng, trên người toàn là vết tích tình dục, mặt bị đánh đến mức không nhìn ra hình người nữa. Mẹ của chị ấy sau khi xác nhận danh tính xong, trở về nhà tự sát luôn trong ngày. Bố của chị ấy cũng phát điên, đến bây giờ vẫn ở trong bệnh viện tâm thần. 

Thế nhưng mọi người có đoán được kết quả như thế nào hay không? Chỉ có 3 tên tội phạm đã đủ 16 tuổi bị phán tội, còn lại 2 tên chưa đủ 14 tuổi nên không phải chịu trách nhiệm hình sự, chỉ bị theo dõi giám sát và đền tiền là xong chuyện. 

Tại sao lại còn lại 2 tên vô tội, không phải chịu bất cứ trách nhiệm hình sự nào vậy? Có phải vì những tên đấy chưa đủ 14 tuổi? Cái mạng 13 tuổi của bọn nó là mạng người, thế cái mạng của chị gái 26 tuổi kia không phải là mạng người? Mạng của mẹ chị ấy 50 tuổi không phải là mạng người? Mạng của bố chị ấy 52 tuổi cũng không phải là mạng người hả? 

Tôi thật sự là không hiểu nổi, giữ lại cái mạng của những tên đó để làm cái gì? 

Mấy người nghĩ rằng mấy chuyện như thế này đến năm 2018 chắc không còn nữa đâu đúng không? Mấy người sai rồi. Đứa trẻ 12 tuổi giết hại mẹ nó một cách dã man, sau đó còn dám nói: “Tao cũng đâu có giết người khác. Tao giết là mẹ tao cơ mà”. 

Loại trẻ con như thế này có bị trừng trị gì không? Không. Không chỉ như thế, nhà nước còn phải bảo đảm giáo dục cho bọn chúng nữa. 

Có những người, không xứng làm người, càng không xứng sống tiếp. 

4, 

“ Lúc tao giết mày, đến chớp mắt cũng chả buồn chớp lấy một cái. Mặc kệ mày có quỳ xuống khóc lóc cầu xin tao như thế nào. Một bãi cứt đái mà thôi. Tao chỉ cần một dao đâm vào sọ mày. 

Tao làm đéo gì có thời gian mà đi lo nhà mày có còn vợ con hay gia tài bạc triệu hay cuộc sống tươi đẹp chưa kịp hưởng. Tao lấy đi cái mạng của mày, chẳng qua cũng chỉ là tiện tay mà thôi.

Lúc tao bị bắt, bị phán quyết, tao chỉ cần đau khổ khóc lóc chịu nhận tội, cuối cùng tao vẫn được miễn tử hình đấy thôi. Mặc dù tao vẫn bị phán ở tù (20 năm), nhưng mà thực ra thì chỉ cần tao tuỳ tiện biểu hiện tốt một tí, thế là 10 năm gì đấy là tao lại được ra tù. 

Bầu trời mới đẹp làm sao, con đường rộng thênh thang...

Mà mày, sẽ mãi mãi nằm lại trong cái quan tài rách nát”. 

Nói như vậy chắc mọi người cũng hiểu được tại sao nên ủng hộ tử hình rồi đúng không? Thực ra những cái gọi là bảo vệ nhân quyền đều là nói về lợi ích cả. Khi thực ra xảy ra ở trên người của bạn, thế mà lại tính nó là loại hành vi khác. 

(Cho bạn nào không hiểu đoạn này, đầu tiên giả thuyết bạn chính là kẻ giết người, và đây là suy nghĩ của bạn khi giết người. Bạn là hung thủ, bạn cảm thấy mình chẳng qua chỉ tiện tay mà thôi, không phải là tội gì nặng, căn bản không biết hối cải. Người bị bạn giết, chết thì thôi, cũng bình thường, có một mạng người thì có gì phải xoắn.
Sau đó nghĩ ngược lại, nếu bạn là người bị hại thì sao? -> Lí do ủng hộ tử hình). 

5, 

Giam giữ những người phạm tội nặng, chi phí quá cao. 

Là một công dân có nộp thuế, tôi không bằng lòng bỏ tiền ra nuôi bọn họ. 

6, 

Có một lần có một nhóm bạn cùng nhau đi du lịch, bởi vì những người ngồi ở đây đều là luật sư, thẩm phán, cảnh sát, cho nên nói chuyện linh tinh một lúc liền nói đến vấn đề này. 

Đối với việc tử hình, thái độ của mọi người có sự khác nhau rất lớn. Có người cảm thấy nên loại bỏ tử hình, có người lại ủng hộ tử hình. 

Sau đó, có một người bạn là cảnh sát của tôi kể hai câu chuyện. 

 - Một: 

Có một người đàn ông, từ lúc còn là thiếu niên đã thường xuyên trộm cắp ăn cướp, gia đình không thể dạy dỗ được. Sau này trưởng thành càng không có cách nào quản lí. 

Là khách quen của trại cải tạo, trại tạm giam, cũng từng bị phạt ngồi tù 2 năm. 

Sau khi ra tù lại phạm phải tội trộm cướp + cưỡng hiếp nên bị phán ngồi tù chung thân. Lúc vào tù chưa đến 30 tuổi. 

Mọi người đều biết, lúc ở trong tù chỉ cần cải tạo tốt là được giảm án. 

Lúc tên đó ra tù đã 40 tuổi. 

Hai tháng sau, tên đó lại vào tù cũng với hai tên đồng bọn, tội trộm cướp, cưỡng hiếp giết người. 

Lần này, chỉ có tên đó bị phán tử hình. 

Nghe nói tên đó trước khi bị thi hành tử hình từng tán dóc với mấy vị cảnh sát. 

Có người hỏi hắn ta sau khi ra tù tại sao lại không cố gắng làm người mà lại đi làm mấy cái chuyện này. 

Hắn ta nói mấy câu, khiến cho vị cảnh sát kia nhớ mãi đến tận bây giờ: 

“Lúc ra tù tôi cũng hơn 40 tuổi rồi, không biết dùng điện thoại, không biết dùng máy tính, tìm công việc thì không có ai chịu nhận. Tôi không muốn cả đời này phải vất vả làm việc ở công trường. Nghĩ đi nghĩ lại, trừ việc trộm cướp tôi chẳng biết làm gì cả, cũng không muốn làm. Chỉ có thể tiếp tục đi ăn cắp mà thôi”. 

(Cười) “Thực ra tôi không muốn hiếp chết cô ta, mà hơi quá đà. Vốn dĩ muốn chơi cô ta thêm 2 ngày nữa”. (Người bị hại là một cô gái, sống một mình). 

“Chuyện này, sai cũng sai rồi. Đáng ra không nên làm cô ta chết. Thực ra tôi nghĩ rất đơn giản, tôi cảm thấy trong tù vẫn tốt hơn cả, tôi cũng không sợ bị phán tù chung thân. Ở trong tù dưỡng lão so với ở công trường cực khổ làm việc vẫn tốt hơn nhiều”. 

Cuối cùng, người bạn là cảnh sát kia của tôi hỏi mọi người: “Mọi người cảm thấy loại người này có nên bị phán tử hình hay không? Hoặc là đổi cách nói khác, không phán tử hình, để bọn họ ngồi tù 10 năm, 20 năm rồi ra tù, bọn họ sẽ tiếp tục phạm tội lại thôi. Bởi vì bọn họ đã mất đi niềm tin và nhẫn nại đối với cuộc sống bên ngoài xã hội này rồi. Loại bỏ tử hình? Vậy ai sẽ chịu trách nhiệm cho tính mạng của cô gái kia? Còn có lần sau nữa thì sao?”. 

 - Hai: 

Một vụ án của rất nhiều năm về trước. 

Một người phụ nữ ngoại tình bị chồng bắt được cho nên phải li hôn, bởi vì không giành được quyền nuôi hai đứa con (là song sinh), lại còn bị tình nhân bỏ rơi cho nên trở nên điên rồ. 

Tâm lí của người phụ nữ này bắt đầu trở nên vặn vẹo, trong lòng ôm suy nghĩ ngọc nát đá tan. Đầu tiên giả vờ muốn thương lượng, hẹn tình nhân đến nhà ăn cơm. Sau khi đầu độc tình nhân bằng thuốc chuột, còn siết cổ tình nhân đến chết. 

Tối hôm đó, nhân lúc chồng trước chưa đi làm về, cô ta chạy đến nhà cũ quỳ xuống cầu xin mẹ chồng tha thứ, còn xin mẹ chồng cho vào nhà nấu cơm cho mẹ chồng với con nhỏ, sau đó tiếp tục trộn thuốc độc vào thức ăn. 

Đứa con gái bị độc chết, mẹ chồng bởi vì ăn khá ít, sau khi người phụ nữ kia vội vàng bỏ chạy lại đột nhiên tỉnh lại và kêu cứu, cho nên giữ được một mạng. 

Đứa con trai bởi vì đi quán net chơi game với bạn học không về nhà cho nên tránh thoát được lần này. 

Lúc cảnh sát bắt được người phụ nữ kia, cô ta đang ở trong nhà của một bạn học của đứa con trai hỏi thăm con trai cô ta đang ở chỗ nào. Cảnh sát còn tìm thấy một cái búa trong chiếc túi nhựa mà cô ta mang theo. 

Lúc thẩm vấn, người phụ kia cũng rất thẳng thắn: Tìm con trai trước, tìm được rồi thì lấy búa đập chết con trai. Sau đó về nhà đợi trời sáng, chồng trước về thì lấy búa đập chết chồng. Sau đó sẽ uống thuốc độc và treo cổ tự sát. 

Chồng trước, mẹ chồng và đứa trẻ đều không có tội. Tại sao lại muốn độc chết bọn họ? 

Người phụ nữ kia nói: Chồng trước sai ở chỗ đã bắt gian cô ta ngoại tình, mẹ chồng sai ở chỗ ủng hộ chồng trước li hôn, đứa trẻ sai ở chỗ sau khi biết cô ta ngoại tình thì không chịu gọi cô ta là mẹ nữa. 

Hổ dữ không ăn thịt con, tại sao lại nhẫn tâm như vậy? 

Bởi vì cảm thấy sống tiếp không có ý nghĩa gì cả, không muốn sống nữa, muốn con cái cũng chết cùng với cô ta. 

”Chủ nghĩa nhân đạo không phải lúc nào cũng đúng, bởi vì có một số người căn bản còn chẳng phải người, cũng không thể trở lại thành người được nữa”. 

______Đây là câu nói của người bạn cảnh sát kia của tôi. 

————

Hồi xưa bọn tôi có học một bài về tử hình, cô giáo để bọn tôi làm báo cáo về những hình phạt có thể thay thế tử hình.
Mà tôi cảm thấy, tử hình là cách tốt nhất rồi. Bên phương Tây đề cao chủ nghĩa nhân đạo, nói tử hình là vô nhân đạo, tàn nhẫn. Xoá bỏ tử hình còn được tính là một trong những điều kiện để gia nhập liên minh Châu Âu nữa. Bên phương Tây cảm thấy lấy đi tự do của một người là hình phạt nặng nhất. 

Nhưng mà đây là châu Á, tôi cảm thấy trong suy nghĩ của người châu Á, mạng người mới là quan trọng nhất. Giết một mạng nên đền một mạng. Cho nên tử hình vẫn là hình phạt hợp lí. 

————

Nhắc nhở lần hai: Chủ đề này có khả năng sẽ gây ra vài ý kiến trái chiều, hi vọng mọi người bình tĩnh comment. Tôn trọng ý kiến của người khác.

 

0
Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới: LƯƠNG THẾ VINH (1442-?) Nhà thơ, nhà toán học Lương Thế Vinh tự Cảnh Nghi, hiệu  Thụy Hiên, dân gian thường gọi là Trạng Lường, quê gốc ở làng Cao Hương, huyện Thiên Bản (nay thuộc huyện Vụ Bản), tỉnh Nam Định. Từ nhỏ ông đã nổi tiếng là thần đồng, thông minh, hoạt bát và nhanh trí. Chưa đầy 20 tuổi, tiếng tăm và tài học...
Đọc tiếp

Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

LƯƠNG THẾ VINH

(1442-?)

Nhà thơ, nhà toán học Lương Thế Vinh tự Cảnh Nghi, hiệu  Thụy Hiên, dân gian thường gọi là Trạng Lường, quê gốc ở làng Cao Hương, huyện Thiên Bản (nay thuộc huyện Vụ Bản), tỉnh Nam Định.

Từ nhỏ ông đã nổi tiếng là thần đồng, thông minh, hoạt bát và nhanh trí. Chưa đầy 20 tuổi, tiếng tăm và tài học của ông đã nổi tiếng khắp vùng Sơn Nam. Năm 21 tuổi (1463), Lương Thế Vinh thi đỗ Trạng Nguyên. Ông có tài ngoại giao nên được vua giao soạn thảo các văn từ bang giao và đón tiếp sứ thần nước ngoài. Ông đã biên soạn cuốn “Đại thành toán pháp” để dùng trong nhà trường. Đó là cuốn sách giáo khoa về toán đầu tiên ở nước ta.

Về văn chương nghệ thuật, ông cũng có nhiều đóng góp. Ông được vua phong chức Sái phu trong Hội Tao đàn, chuyên phê bình, sửa chữa, nhuận sắc thơ trong hội. Cuốn Hí phường phả lục của ông được Quách Hữu Nghiên đánh giá là “một tác phẩm lí luận đầu tiên về nghệ thuật kịch hát cổ truyền”.

Khác với các sĩ phu đương thời, ông tỏ ra là một người có thực học, không thích văn chương phù phiếm, luôn nghĩ đến việc mở mang dân trí, phát triển kinh tế, dạy dân dùng thuốc nam, thuốc bắc để chữa bệnh. Nhà bác học Lê Quý Đôn đã đánh giá ông là người có tài kinh bang tế thế, con người “tài hoa, danh vọng vượt bậc”.

a/ Kể lại vắn tắt cuộc đời và sự nghiệp của nhà bác học Lương Thế Vinh.

b/ Phân tích tính cụ thể, chính xác, chân thực và tiêu biểu của các tài liệu được lựa chọn.

c/ Để chuẩn bị cho viết bài tiểu sử tóm tắt, cần sưu tầm những tài liệu gì? Các tài liệu đó phải đáp ứng những yêu câu nào?

0