Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
thứ nhất, bạn đăng sai rồi, đây không phải soạn bài Thông tin về ngày trái đất nhé
Thứ hai, bạn tham khảo link này, nhấn vào dòng chữ màu xanh ấy :3
tại đây nhé bạn yêu, học tốt nhé :D
cảm ơn bạn nhưng nhưng tớ ko tìm thấy nội dung nào thích hợp cả
đề bài: viết bài văn thuyết minh về CÂY RAU MUỐNG
mọi người giúp mk nhanh với ạ. Mk cần gấp, CẢM ƠN Ạ
dạ mk cảm ơn ạ. Nhưng mk muốn thuyết minh về CÂY RAU MUỐNG ko phải rau muống luộc ạ
Trời trong xanh không một gợn mây, gió đến mak lòng tôi như nhẹ bớt cái gì từ sâu thẳm trong trái tim... Nó làm cho tôi nhớ lại khoảng thời gian ngày nào còn ngồi trên mái trường cấp 2 thân yêu. Thê đó, nó lưu giữ trong tim tôi bao kỉ niệm nên tôi không thể nào xóa đi kí ức đó. Bạn bè, thầy cô, hay là những lúc bị điểm kém. Tôi đã cho rằng , quãng thời gian ấy chỉ là một phần nhỏ trong cuộc đời mak tôi phải trải qua, nhưng cho dù bik thế , lòng tôi vẫn nặng trĩu như có cái j níu kéo. Có lẽ , một kí ức dù là nhỏ bé thoy, tôi cũng phải lưu lại, để lòng thêm ấm, thêm nhìu kỉ niệm, roy` khi về già, tự ngẫm nghĩ lại, thấy mình ra sao! Và chính bầy giờ, giường như cái kỉ niệm, cái quá khứ đã ngự trị trong trái tim tôi, nó đe dọa hay nhẹ nhàng mách bảo tôi rằng không được quên, không bao giờ được quên, vì nó làm tôi vững vàng tiếp bước trên chặng đường tiếp theo.
Tham khảo:
Phích nước là đồ dùng để giữ nhiệt cho nước nóng, rất thông dụng và thường có trong mọi gia đình.
Phích nước có rất nhiều loại được làm từ những vật liệu khác nhau, có cấu tạo và hình dáng khác nhau, về hình dáng phích nước thường có hình trụ, cao khoảng 35 - 40 cm, giúp cho phích có thể đứng thẳng mà không bị đổ.
Phích nước được làm theo nguyên lý chống sự truyền nhiệt của nước, gồm hai bộ phận: ruột phích và vỏ phích. Ruột phích là bộ phận quan trọng nhất. Nó được làm bằng hai lớp thuỷ tinh. Ở giữa là môi trường chân không làm mất khả năng truyền nhiệt của nước ra ngoài, ở phía trong lòng và ngoài của ruột phích là lớp thuỷ tinh được tráng bạc có tác dụng hắt nhiệt trở lại để giữ nhiệt. Càng lên trên cao đầu phích, miệng phích càng nhỏ lại để giảm khả năng truyền nhiệt của nước. Gắn với chiếc miệng nhỏ nhắn là cái nút có thể làm bằng gỗ hoặc bằng nhựa cứng luôn vừa khớp với miệng phích để cản trở sự thoát hơi nước và sự đối lưu truyền nhiệt của nước.
Ruột phích có hiệu quả giữ nhiệt cho nước rất tốt, trong vòng sáu tiếng đồng hồ, nước từ 100°C còn giữ được 70°C sẽ đảm bảo dùng nước được lâu và nước đủ nhiệt để pha chế trà, cà phê. Chính vì ruột phích được làm bằng hai lớp thuỷ tinh nên rất dễ vỡ. Vì vậy vỏ phích là lớp để bảo quản ruột phích như là một tấm bình phong, vỏ phích ngày xưa có thể làm bằng tre, mây, sắt, nhôm. Ngày nay công nghiệp nhựa phát triển, vỏ phích cũng được thay thế dần bằng nhựa cứng, vừa nhẹ, đẹp, lại vừa bền và tốt. Gắn trên vỏ phích là một chiếc quai bằng nhựa, sắt... tùy theo từng loại phích, chiếc quai đó có thể quay đi quay lại một cách dễ dàng giúp chúng ta có thể xách, di chuyển đi chỗ khác mà không phải bưng bê. Trên chiếc nút phích là nắp phích, nó có chức năng năng bảo vệ nút phích không cho trẻ em nghịch ngợm gây bỏng nước nóng. Nút phích có các lớp ren xoáy chặt với miệng phích. Chiếc nắp phích đó có thể lấy làm cốc đựng nước cũng được.
Để bảo quản phích lâu hỏng ta nên làm một chiếc khung bằng gỗ để đặt phích và giữ chặt lấy phích. Đặt khuôn giữ phích ở nơi khô ráo, sạch sẽ, tránh nóng và xa tầm tay của trẻ em. Nếu để phích không đúng quy cách có thể gây tai nạn bỏng nặng vì phích giữ nhiệt cho nước sôi khá lâu.
Điều quan trọng nhất là ta phải giữ gìn chiếc nắp phích, vì nắp phích để giữ khoảng chân không góp phần làm giảm khả năng truyền nhiệt của nước. Chúng ta nên lưu ý khi rót nước nóng vào phích phải rót từ từ để ruột phích dễ thích nghi với nhiệt độ cao thì phích sẽ lâu hỏng hơn. Khi rót nước xong phải đậy nút phích cẩn thận. Đối với nút phích bằng nhựa thì phải xoáy đúng ren, xoáy thật chặt, còn với nút phích bằng gỗ ta cũng phải đậy cho vừa khít để nước nóng được lâu. Nếu chúng ta không làm đúng cách thì ruột phích sẽ dễ hỏng vì không khí bên ngoài xâm nhập vào ruột phích.
Phích nước là một đồ dùng rất tiện lợi cho cuộc sống hàng ngày trong mỗi gia đình. Nó như người bạn thân trong mỗi gia đình. Sáng sớm, bác nông dân mang phích nước nóng ra đồng, pha ấm trà nóng, rít điếu thuốc lào khi đã cày xong thửa ruộng thì sảng khoái biết bao. Khách đến chơi nhà không phải "đốt than quạt nước" vì đã có phích ủ sẵn nước nóng pha trà mời khách rồi... Như vậy có thể nói: “Phích nước đã góp phần tạo nên một nét đẹp văn hoá ở Việt Nam”.
Tham khảo
Phích nước là một đồ dùng rất gần gũi và được sử dụng phổ biến trong các gia đình. Nhờ có cái phích nước mà con người không phải lo lắng khi cần sử dụng nước nóng mọi lúc mọi nơi.
Phích nước (bình thủy) do Sir James Dewar (1842 – 1923), một nhà hóa học và nhà vật lý học phát minh ra. Sir James Dewar nổi tiếng với các nghiên cứu về các hiện tượng nhiệt độ thấp, sinh tại Kincardine, Scotland và theo học tại trường Đại học Edinburgh. Năm 1892, dựa trên nguyên lí giữ nhiệt của thùng nhiệt kế của Newton, ông thành công với phát minh ra “Bình Dewar” hay còn gọi là bình nhiệt. Đến năm 1904, hai thợ thổi thủy tinh người Đức thành lập công ty Thermos GmbH thì bình nhiệt mới được đưa vào sản xuất đại trà làm vật dụng trong gia đình. Năm 1907, Thermos GmbH chuyển quyền sở hữu thương hiệu Thermos cho 3 công ty độc lập là: The American Thermos Bottle Company ở Brooklyn, New York Thermos Limited Ở Tottenham, Anh và Canadian Thermos Bottle Co. Ltd Ở Montreal, Canada.
Phích nước gồm có 4 bộ phận cơ bản gồm: vỏ ngoài, ruột trong, lớp đệm và bộ phận tay cầm, quai xách. Vỏ phích hình trụ đứng, rộng ở chân đế và thường nhỏ dần ở đâu phích. Vỏ thường làm từ nhựa cứng hoặc kim loại nhẹ như nhôm, niken,… Trên thân vỏ thường ghi tên thương hiệu, số liệu của sản phẩm và nhà sản xuất. Ngoài ra, vỏ còn được trang trí với những màu sắc và hình ảnh bắt mắt.
Lớp vỏ còn tiện ích như đáy bằng giúp đặt vững vàng, có quai bằng nhôm hay nhựa giúp cầm và xách khi di chuyển. Phần đáy có thể gỡ ra lắp vào, bên trong có một lớp đệm nhỏ bằng cao su dùng để cố định ruột phích phích bằng nhôm, nhựa. Nút nút đậy ruột phích bằng gỗ xốp để chống mất nhiệt do hiện tượng đối lưu của dòng nhiệt.
Bên trong vỏ phích là ruột phích. Ruột phích được cấu tạo bởi hai lớp thuỷ tinh, ở giữa là khoảng chân không. Bề mặt bên thành trong của hai lớp này được tráng bạc để phản chiếu bức xạ nhiệt, giúp ngăn sự truyền nhiệt ra bên ngoài. Giữ vỏ ngoài và ruột trong có một lớp đệm làm bằng xốp mềm hoặc chất liệu mềm khác. Lớp đệm có vai trò giữ cố định ruột phích đồng thời ngăn không cho nhiệt lượng lan tỏa ra ngoài. Bởi thế, dù nhiệt độ nước là 100 độ C nhưng vỏ ngoài chỉ thấp ấm.
Phích nước nóng giữ được nhiệt là do đặc trưng cấu tạo của ruột phích quyết định. Nhờ cấu tạo của ruột phích làm cho nhiệt lượng của nước không thể truyền đi bằng phương thức thông thường. Ruột phích có hai lớp vỏ thuỷ tinh mỏng tạo thành, lại thêm có lớp chân không ở giữa, bề mặt tráng bạc giúp nguồn nhiệt được bảo toàn ở bên trong. Miệng phích nhỏ hơn nhiều so với thân phích, lại được đậy kín giúp cắt đứt hiện tượng đối lưu nhiệt, Hiện tượng dẫn nhiệt bị cản trở bởi lớp chân không và lớp đệm.
Tuy đã ngăn chặn được hiện tượng dẫn nhiệt nhưng một phần nhiệt lượng vẫn lan truyền ra bên ngoài. Bởi thế, phích nước không thể giữ nóng nước mãi mãi. Trong vòng 24 giờ, nhiệt độ nước sôi sẽ dần hạ xuống còn từ 65 độ C đến 75 độ C.
Phích nước có nhiều loại và nhiều kích cỡ khác nhau. Loại nhỏ chứa được khoảng nửa lít, loại lớn chứa được hai lít hoặc hai lít rưỡi. Ngày nay còn có loại phích nước đun bằng điện, ở nước ta, xí nghiệp Rạng Đông là cơ sở sản xuất phích nước nối tiếng.
Phích nước mới mua về không nên đổ nước sôi vào ngay vì đang lạnh mà gặp nóng đột ngột, phích nước dễ bị nứt bể. Ta nên rót nước ấm khoảng 50 – 60 độ vào phích trong 30 phút, rồi sau đó mới rót nước nóng vào. Không nên rót đầy nước và nút quá chặt, cần chừa một khoảng trống nhỏ để phích giãn nở và ngăn truyền nhiệt qua phần tiếp nối ở miệng phích.
Khi sử dụng phích nước thì mở nắp rót nước vào và khi dùng xong, đậy nắp lại để giữ được nước nóng lâu hơn. Hạn chế di chuyển phích và mở nắp phích ra nhiều lần. Giữ phích cố định ở nơi ăn toàn, tránh xa tầm tay trẻ em.
Cần vệ sinh ruột phích thường xuyên vì cáu bẩn rất dễ đọng lại ở đáy. Sau thời gian sử dụng, vỏ kim loại bị mục, khả năng bảo vệ bình bị giảm thì cần thay vỏ mới để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Phích nước là vật dụng quen thuộc, có ích và rất cần thiết trong sinh hoạt hằng ngày của mọi nhà. Ngày nay, khi phích nước điện ra đời một phần nào thay thế cái phích nước truyền thống giúp cho việc giữ nước nóng tiện lợi và an toàn hơn. Điều đó cho thấy, dù có thay đổi hình thức và phương thức giữ nhiệt, phích nước vẫn là đồ vật gắn bó mật thiết với đời sống con người.
Tuổi học trò - Cái tuổi hồn nhiên, trong sáng với biết bao những kỉ niệm vui buồn, những sự ngỗ nghịch đáng yêu và cả những niềm hạnh phúc. Mỗi con người khi đã lớn lên có lẽ đều để lại những dấu ấn riêng cho mình về khoảng thời gian đẹp nhất trong đời ấy. Tuổi học trò với những mộng mơ, những lo âu bất chợt, những ý tưởng chợt đến rồi chợt đi. Tất cả đều được vun đắp và lớn lên dưới mái trường – nơi ta luôn có bạn bè và thầy cô bên cạnh sẻ chia những vui buồn cùng ta.
Mấy ai là kẻ không thầy
Thế gian thường nói không thầy sao nên.
Thầy cô, chỉ với hai tiếng thôi mà sao chúng em cảm thấy cao quý và thiêng liêng đến vậy. Có lẽ rằng, tình yêu nghề, yêu trẻ thơ đã ngấm sâu vào trong mỗi con người. Để đến khi trở thành những thầy giáo, cô giáo sự nhiệt huyết, tận tình trong mỗi con người lại dâng trào lên. Thầy cô chính là những người dẫn đường chỉ lối cho chúng em trên con đường đời của riêng mình, người vun đắp những ước mơ của chúng em vào một tương lai tươi sáng hơn.
Mỗi thầy cô giáo là một người lái đò cần mẫn. Khi năm học kết thúc cũng chính là lúc những chuyến đò đã bắt đầu cập bến. Một chuyến đò với biết bao công sức và tâm huyết. Một chuyến đò chở biết bao tri thức, tình cảm mà thầy cô muốn gửi vào mỗi chúng em. Chúng em biết rằng để làm được điều đó thầy cô đã phải thức khuya, miệt mài, cặm cụi bên trang giáo án. Chúng em biết rằng đó là tất cả những giọt mồ hôi, nước mắt của các thầy cô. Tình yêu thương vô bờ bến ấy chúng em sẽ luôn trân trọng và cất giữ mãi trong trái tim.
Thầy cô không những cho chúng em tri thức để từng ngày trôi qua là lúc chúng em bước lên cao hơn với nấc thang kiến thức. Thầy cô còn là người dạy cho chúng em biết, dạy cho chúng em hay về những đạo lí làm người. Đó cũng là những bài học đường đời đầu tiên mà chúng em được học từ thầy cô. Thầy cô là người dạy chúng em biết học, biết viết, biết làm những gì nên làm, biết nói những gì nên nói, biết khi nào nên im lặng để lắng nghe ý kiến của người khác; Người đã dạy em biết khóc, biết cười đúng lúc, biết quan tâm đến những người xung quanh, biết không làm ngơ trước những mảnh đời bất hạnh; Người dạy em biết thế nào là tình yêu thương, thế nào là đoàn kết cũng như làm thế nào để vượt qua đau khổ, thất bại. Những bài học tưởng chừng như đơn giản ấy sẽ là những hành trang vô cùng quý giá để chúng em bước vào đời.
Tình yêu thương mà mỗi thầy cô dành cho những đứa học trò yêu quý của mình cũng giống như tình cảm cha mẹ dành cho chúng em vậy. Chẳng vậy mà người ta vẫn thường hay nói thầy cô là những người cha, người mẹ thứ hai của chúng em. Thầy cô an ủi và là nguồn động viên vô cùng to lớn đối với chúng em mỗi lần chúng em thất bại, vấp ngã hay là niềm hạnh phúc được nhân đôi những khi thành công. Nhìn những giọt nước mắt đau khổ của chúng em mỗi lần vấp ngã, thầy cô cũng chẳng dấu nổi nước mắt. Những lần như thế thầy cô đều ôm chúng em vào lòng và mong sao sự ấm áp đó sẽ xoa dịu nỗi đau trong lòng mỗi học trò mà thầy cô yêu thương như con.
Chúng em đang dần lớn lên và cũng đã được học rất nhiều thầy giáo, cô giáo. Mỗi người thầy, người cô là một người chăm sóc vườn hoa để mỗi bông hoa sẽ tươi tốt và trở thành một con người có ích cho xã hội. Mỗi thầy cô dạy dỗ chúng em dù tính cách khác nhau nhưng tất cả đều có chung một tình yêu nghề, yêu học trò và cả sự nhiệt huyết trong mỗi con người.
Thầy cô kính mến! Ngày 20-11 đang đến gần. Dù không biết làm gì để đáp lại công ơn to lớn ấy nhưng chúng em cũng xin kính dâng lên các thầy, các cô những lời thành kính và tri ân nhất xuất phát từ sâu trong mỗi trái tim của chúng em. Chúng em xin hứa sẽ học tập thật tốt, sẽ gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống để xứng đáng với những kì vọng và mong mỏi của thầy cô. Dù sau này trên con đường của chúng em dẫu có phong ba, bão táp,chúng em sẽ luôn vững tin bước qua vì chúng em biết ở một nơi nào đó thầy cô vẫn đang mỉm cười và dõi theo chúng em.
Thời gian ơi xin dừng lại đừng trôi
Cho chúng con khoanh tay cúi đầu lần nữa
Gọi tiếng thầy với tất cả tin yêu…
Đền Thượng được xây dựng vào thời Lê, niên hiệu Chính Hòa (1680 - 1705). Là nơi thờ Quốc công tiết chế Hưng Đạo Vương – Trần Quốc Tuấn, người đã có công lớn trong sự nghiệp bảo vệ bờ cõi non song đất nước. Một Danh nhân lịch sử vĩ đại, vị Thánh linh thiêng tôn quý trong tâm thức của các thế hệ người Việt Nam. Tọa lạc trên đồi Hỏa Hiệu thuộc dãy núi Mai Lĩnh với độ cao 1200m so với mực nước biển. Đền Thượng được xây dựng theo lối kiến trúc cổ hình chữ Công (I), tuân theo thuyết phong thủy vừa đường bệ mà lại rất trang nghiêm. Khu vực đền Thượng có cảnh quan thiên nhiên sơn thủy hữu tình cùng sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc truyền thống với nét văn hóa bản địa, tạo cho ngôi đền mang dáng vẻ uy nghi lộng lẫy.
Soi mình bên dòng sông Nậm Thi, nơi đây xưa có vị trí vô cùng quan trọng trong chiến lược phòng thủ chống quân xâm lược. Ngày nay, gần cửa ngõ giao thương giữa hai tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc), vùng đất linh thiêng nơi địa đầu Tổ quốc này mỗi năm đón hàng vạn lượt du khách trong và ngoài nước thăm viếng, tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc. Ngay từ khi bước chân đến cổng đền, du khách đã được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của cây đa 300 năm tuổi đang vươn cành trổ tán, dưới bóng cây cổ thụ là miếu thờ Bà chúa Thượng Ngàn (Nữ chúa rừng xanh). Tương truyền, trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, bà đã góp công đánh giặc bảo vệ bờ cõi nước Nam, ghi công ơn bà, nhân dân lập miếu thờ ngay dưới gốc cây đa xum xuê cành lá. Tại khu vực đền chính, bức hoành phi “Văn hiến tự tại” được treo trước Nghi môn, hai bên có hai câu đối: “Việt khí linh đài hoành không lập, Đông A hào khí vạn cổ tồn”, nghĩa là: “Nước Việt đài thiêng vắt ngang trời, Nhà Trần hào khí còn muôn thủa”. Mặt sau Nghi môn nội có dòng chữ “Quốc thái dân an” với hai câu đối: “Thiên địa dịu y, thiên địa cựu; Thảo hoa kim dị, thảo hoa tiền” nghĩa là: “Trời đất vẫn nguyên, trời đất cũ; Cỏ hoa nay khác, cỏ hoa xưa”. Đền Thượng được xây dựng khang trang với 7 gian thờ chính gồm: Cung thờ Phật Thích Ca Mâu Ni, Cung thờ Tam tòa Thánh Mẫu; Ban thờ Đức thánh Trần Hưng Đạo; Cung thờ Đức vua cha Ngọc Hoàng... và các ban thờ phía Tả Vu - Hữu Vu thờ Chầu bà Đệ Nhị Sơn Trang, Thập Nhị Tiên Cô, Chầu hầu cận Chúa và Cậu Bé thủ đền... tất cả đều được sắp đặt theo trình tự. Bên cạnh Đền Thượng là ngôi đình hình vuông với 4 cửa, 8 rồng chầu, giữa phương đình hình rùa vàng lưng đội bia đá khắc tích "Đức Thánh Trần". Nơi đây trước kia là nơi nghỉ chân của các quan quân đi tuần, ngày nay, là rừng sinh thái với đủ các loại cây trồng bảo vệ môi trường, phục vụ du khách tham quan, nghỉ chân thưởng thức khí hậu trong lành.
Đền Thượng nằm trong quần thể di tích văn hóa với chùa Tân Bảo, đền Am, đền Mẫu, đền Cấm, đền Quan. Đặc biệt, Đền Thượng là một trong những ngôi đền linh thiêng được nhiều người biết đến nhất trong hệ thống các đền, chùa ở Lào Cai. Qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo, năm 1996, Đền Thượng đã được xếp hạng là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia. Hàng năm Đền Thượng tổ chức lễ hội vào ngày 15 tháng Giêng âm lịch, thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, chiêm bái
Kính thưa ban giám khảo, các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn !
Để chào mừng Hội trại kỉ niệm 30 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh của Đoàn trường Lê Quý Đôn, tập thể Chi đoàn 10A1 chúng em xin mang đến hội trại những thông điệp riêng của mình. Điều đó được thể hiện qua cổng trại này, chúng em muốn gởi gắm vào đó chính là tình yêu với biển đảo, với quê hương.
Trên cao nhất, theo hướng của huy hiệu Đoàn chính là lá cờ Tổ quốc tung bay trong gió, luôn nhắc nhở chúng em rằng: đã là đoàn viên thanh niên thì phải luôn đặt Tổ quốc, quê hương lên hàng đầu và phải cố gắng học tập để vươn cao và vươn xa hơn nữa...
Với nguyên liệu đơn giản từ tre, trảy chúng em đã tạo nên hình ảnh mái nhà sàn của đồng bào dân tộc H're anh em. Với mái lợp bằng rơm rạ cùng chiếc mõ gió quay suốt ngày đêm để thể hiện một cuộc sống bình yên và no đủ trên quê hương Ba Tơ. Và chiếm 1 phần không gian tương đối lớn của cổng trại là hình ảnh của 1 con tàu. Đó là những con tàu không số vượt biển năm xưa, và đấy cũng là những con tàu đánh cá hôm nay. Mặc dù chỉ với phương tiện thô sơ cùng với lòng dũng cảm và tình yêu đất nước, tình yêu biển cả vẫn mãi hiên ngang giong buồm hướng về phía biển Đông để bảo vệ vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc. Khi nói về biển đảo, Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến đã viết rằng:
"Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển
Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa
Ngàn năm trước con theo cha xuống biển
Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa..."
Những con tàu ấy đã góp phần làm nên chiến thắng vẻ vang của dân tộc ta. Dù cho hôm nay chiến tranh đã lùi xa nhưng những kẻ tham lam vẫn còn nhiều tham vọng, biển Đông chắc chắn vẫn còn dậy sóng vì vậy biển luôn cần sự sẻ chia, sự tiếp sức từ phía đất liền.
Nơi Trường Sa sương gió, các chiến sĩ ta đang ngày đêm bảo vệ vùng trời Tổ Quốc. Trường Sa còn được biết đến thông qua những bài hát về Trường Sa thân yêu, hát về biển đảo của Tổ quốc, ấn tượng sâu sắc hơn cả là khí phách của người lính đảo vượt lên trên tất cả những thiếu thốn về lương thực cũng như nguồn nước ngọt, vượt qua những cơn lốc xoáy và gió giật mạnh, khi thì rét run người với cái lạnh hay cái nóng rám da của vùng biển đảo.
Và trong tất cả những khó khăn ấy, điều khó khăn nhất đối với các anh đó chính là phải vượt qua chính bản thân mình. Giữa mênh mông chông chênh của biển khơi, sự bao la vô hạn của không gian luôn khiến con người ta cảm thấy chơi vơi và đơn độc hơn bao giờ hết. Thế nhưng, những người lính ấy đã biến niềm nhớ nhung, niềm yêu thương gia đình trở thành động lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Bởi các anh đang ngày đêm đem sự bình yên cho Tổ Quốc, cho cả dân tộc và trong đó có cả người thân của chính các anh. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, các anh không chỉ mang đến niềm tự hào, niềm hạnh phúc cho những người thân yêu mà còn cho cả dân tộc.
Chúng em xin mượn âm thanh của sóng biển, xin mượn những âm thanh từ núi rừng Ba Tơ để gửi tới các chiến sĩ hải quân đang nơi đầu sóng ngọn gió, những người đang ngày đêm góp sức dựng xây dựng quê hương Ba Tơ sự đồng cảm, lòng kính trọng và sự biết ơn sâu sắc nhất.
Cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe bài thuyết minh của em
Chúc cho hội trại thành công tốt đẹp
Một lần nữa xin cảm ơn!