Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Viết 1 đoạn văn và thuyết minh về một tác phẩm văn học mà em yêu thích nhất
Lưu ý:
- mở đoạn giới thiệu khái quát về tác phẩm
Thân đoạn:
Tác giả năm sinh năm mất
Cuộc đời sự nghiệp
Thể loại
Hoàn cảnh sáng tác
Nội dung
Nghệ thuật
Kết đoạn
Nêu vị trí của tác phẩm với nên văn học việt nam
Tình cảm của em
‘’Ngắm trăng’’ là một trong những tác phẩm của Hồ Chủ Tịch, ngài là một nhà văn nhà thơ lỗi lạc. Một chiến sĩ cách mạng một doanh nhân văn hóa thế giới. tác phẩm ngắm trăng trích Nhật Kí Trong Tù sáng tác vào tháng 8 năm 1942 vào Bác bị bắt giam ở Quảng Tây. bài thơ nói về tinh thần lạc quan của Bác trong cảnh tù đầy,tình yêu mãnh liệt của mình đối với áng trăng.
Hồ Chí Minh một người anh hùng vĩ đại vì ham muốn giải phóng đất nước nên đã không ngại tìm đường cứu nước. Sau bao nhiêu năm bôn ba nơi đất người xa lạ Bác đã hết mình cống hiến cho cách mạng Việt Nam. Năm 1941 tại Pác Pó Bác làm công vụ dịch Sử Đảng ở chiến khu Việt Bắc đã sáng tác ra bài thơ Tức Cảnh Pác Bó. Tác phẩm đã toát lên tinh thần vũng chắc phong thái ung dung của Bác trong hoàn cảnh khó khăn và đầy gian khổ nhưng vẫn luôn hòa mình với thiên nhiên
Đáp án
Viết bài văn thuyết minh giới thiệu về Trần Quốc Tuấn và tác phẩm Hịch tướng sĩ.
a. Mở bài: giới thiệu vấn đề cần thuyết minh. (0.5đ)
b. Thân bài: Nêu được nội dung cơ bản sau:
- Về tác giả Trần Quốc Tuấn (2đ):
+ Thời đại: (1231? – 1300), là vị anh hùng triều Trần, góp công lớn cùng quân dân nhà Trần đại phá quân Nguyên Mông.
+ Gia đình - quê hương: Ông là con trai của An Sinh Vương Trần Liễu, cháu vua Trần Thái Tông, quê quán ở phủ Thiên Trường, thuộc phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định ngày nay.
+ Bản thân: Ông vốn có tài quân sự, lại là tôn thất nhà Trần, do đó trong cả 3 lần quân Mông – Nguyên tấn công Đại Việt, ông đều được vua Trần cử làm Tướng chỉ huy. Dưới tài lãnh đạo của ông, quân dân Đại Việt đã có những chiến thắng quan trọng ở Chương Dương, Hàm Tử, Vạn Kiếp, Bạch Đằng.
+ Ông đã soạn hai bộ binh thư: “Binh thư yếu lược” và “Vạn Kiếp tông bí truyền thư” để răn dạy các tướng cầm quân đánh giặc. Trong giai đoạn giặc Mông – Nguyên lộ rõ ý đồ xâm lược nước ta, ông đã viết “Hịch tướng sĩ” để truyền lệnh cho các tướng, răn dạy quân sĩ học tập và rèn luyện võ nghệ, chuẩn bị chống giặc.
+ Sau khi kháng chiến chống Mông – Nguyên lần thứ ba thành công, ông về trí sĩ ở trang viên của mình tại Vạn Kiếp. Tuy nhiên, các vua Trần vẫn thường xuyên đến xin ý kiến, kế sách của ông.
+ Sau khi mất, Trần Hưng Đạo được thờ phụng ở nhiều nơi, trong đó lễ hội lớn nhất ở đền Kiếp Bạc thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Ngài được người dân bao đời sùng kính phong là Đức Thánh Trần.
+ Đặc biệt, danh tướng Trần Hưng Đạo đã được các nhà bác học và quân sự thế giới vinh danh là một trong 10 vị Đại Nguyên soái quân sự của thế giới trong một phiên họp do Hoàng gia Anh chủ trì tại Luân Đôn vào năm 1984.
- Về tác phẩm Hịch tướng sĩ (1đ):
+ Viết vào khoảng trước cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần thứ hai, bằng thể hịch.
+ Mục đích: khích lệ tướng sĩ học tập cuốn Binh thư yếu lược.
+ Bố cục: 4 phần
+ Nội dung: Phản ánh tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong kháng chiến chống ngoại xâm, thể hiện cụ thể qua lòng căm thù giặc và ý chí quyết chiến với kẻ thù xâm lược.
+ Nghệ thuật: Áng văn chính luận xuất sắc, kết hợp lập luận chặt chẽ, lời văn thống thiết, giàu hình ảnh và sức biểu cảm.
c. Kết bài (0.5đ)
Khẳng định lại sức vóc, sự đóng góp củaTrần Quốc Tuấn và tác phẩm Hịch tướng sĩ.
Tiêu chí | Phân tích một tác phẩm thơ | Thuyết minh giới thiệu một tác phẩm thơ |
Mục đích | Làm rõ những điểm nổi bật trong nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. | Trình bày cho người đọc biết các thông tin cơ bản về bài thơ như: nhan đề, thể loại, tác giả, hoàn cảnh ra đời, nội dung, hình thức, giá trị, ý nghĩa... |
Nội dung | Phân tích, cảm nhận và chỉ ra được những giá trị của các yếu tố hình thức trong việc thể hiện nội dung, chủ đề tác phẩm, nhất là các sáng tạo độc đáo của người viết. | Thuyết minh, giới thiệu về những vấn đề xoay quanh tác phẩm thơ như: tác giả, hoàn cảnh ra đời,... giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ. |
Hình thức | Sử dụng hệ thống luận điểm, luận cứ và các phép lập luận. | Bài thường được trình bày theo trình tự: từ khái quát thông tin về tác giả, tác phẩm đến thông tin cụ thể về nội dung, hình thức của bài thơ; từ thông tin khác quan đến ý kiến chủ quan của người đọc, người xem hoặc người giới thiệu. |
Lời văn | Rõ ràng, cụ thể với hệ thống lý lẽ, dẫn chứng logic, thể hiện quan điểm, cảm xúc của người viết. | Lời văn trung tính, khách quan, đưa ra thông tin rõ ràng, chuẩn xác. |
1. Giải thích: Ý kiến khẳng định giá trị của tác phẩm chính là giá trị nhân đạo của tác phẩm ấy.
2. Phân tích
a. Số phận bất hạnh
- Gia cảnh
+ Góa vợ, sống một mình
+ Nghèo, vì nghèo mà không lấy được vợ cho con -> dằn vặt
+ Người con trai duy nhất bỏ đi phu, bặt vô âm tín.
ð Cô đơn khi về già.
- Khó khăn:
+ Già rồi nhưng vẫn đi làm thuê
+ Hai trận ốm lấy hết số tiền lão có
+ Trận bão cướp hết hoa màu
+ Lão phải “cạnh tranh” với những người phụ nữ khác.
b. Tình cảnh trớ trêu
- “Cậu Vàng” là người thân duy nhất, là kỉ vật duy nhất của người con trai
+ Lão Hạc chăm sóc và yêu thương nó như một con người.
+ Cách gọi tên “cậu” giống đứa con cầu tự.
+ Cách cho ăn giống như nhà giàu
+ Cách chăm sóc: trò chuyện, cưng nựng.
ð Yêu cậu Vàng hơn cả bản thân.
- Lão bị rơi vào bi kịch: bán hay không bán cậu Vàng.
- Thực tế khốn khó buộc lão phải bán cậu Vàng.
- Tâm trạng của lão sau khi bán cậu Vàng:
+ Cố làm ra vui vẻ
+ Cười như mếu, mắt
+ Mặt co rúm lại, lão khóc
+ Day dứt vì mình đã lừa cậu Vàng.
+ Sau khi bán cậu Vàng, cuộc sống của lão ngày càng nghèo khó
ð Tự trừng phạt bản thân.
c. Cái chết của lão Hạc
- Lão hoàn toàn trắng tay.
- Trừng phạt bản thân vì đã lừa cậu Vàng.
- Bảo toàn số tiền tiết kiệm và mảnh vườn.
- Ước muốn được “hóa kiếp” sang cuộc sống tốt hơn.
- Cách lão tự tử: dùng bả chó.
-> lão đau đớn, vật vã.
=> Đòn nghiêm khắc lão dành để hành hạ bản thân.
d. Phẩm chất của lão Hạc
- Người cha hết mực thương con và trách nhiệm.
+ Luôn cảm thấy xót xa vì đã không làm tròn vai trò.
+ Gửi gắm lòng thương con vào việc chăm sóc cậu Vàng.
+ Lão không ngừng lao đông và quyết tâm giữ mảnh vườn.
- Lòng tự trọng rất sâu sắc
+ Lão luôn sống bằng sức lao động của chính mình.
+ Lão không chấp nhận tha thứ cho bản thân vì đã lừa cậu Vàng.
+ Không chấp nhận sự giúp đỡ của ông giáo.
+ Để lại tiền ma chay.
=> Giá trị nhân đạo của tác phẩm
TK
nhận xét về tác phẩm "Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn, có ý kiến cho rằng: "Bao trùm toàn bộ đoạn trích là tấm lòng băn khoăn, lo lắng đối với vận mệnh đất nước của tác giả". Theo tôi, điều đó là hoàn toàn đúng. Bởi lẽ, ngay từ những dòng đầu của thi phẩm, ta đã bắt gặp được hình ảnh suy tư, trằn trọc, lo lắng của vị tướng lĩnh nhà Trần về sự an nguy của đất nước. Người lo lắng đến nỗi "ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối,....". Chưa dừng lại ở đó, người còn suy tư, bày tỏ lòng mình với quân dân "Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo,...". Liệu đây có phải là lời trách móc của Trần Quốc Tuấn đối với thái độ của quân dân? Người lo lắng, người lo liệu đất nước ta có giữ yên được bờ cõi, có đánh thắng được đế chế Mông - Nguyên hùng mạnh. Có lẽ chính bởi vậy mà nhân dân ta càng thêm khâm phục trước đức hi sinh và tấm lòng yêu nước thương dân như trời biển của ông. Thật vậy, hịch tướng sĩ như một bài hịch vừa để bày tỏ nỗi lòng của Trần Quốc Tuấn vừa để thôi thúc tinh thần quyết chiến quyết thắng của nhân dân ta. Thật cảm ơn vị tướng tài ba - Trần Quốc Tuấn! Để không phụ công lao của người, mỗi người dân Việt Nam sẽ luôn cố gắng, rèn luyện và luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu, đập tan âm mưu của các thế lực thù địch.
=> Câu cảm thán: Thật cảm ơn...
Tham Khảo
nhận xét về tác phẩm "Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn, có ý kiến cho rằng: "Bao trùm toàn bộ đoạn trích là tấm lòng băn khoăn, lo lắng đối với vận mệnh đất nước của tác giả". Theo tôi, điều đó là hoàn toàn đúng. Bởi lẽ, ngay từ những dòng đầu của thi phẩm, ta đã bắt gặp được hình ảnh suy tư, trằn trọc, lo lắng của vị tướng lĩnh nhà Trần về sự an nguy của đất nước. Người lo lắng đến nỗi "ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối,....". Chưa dừng lại ở đó, người còn suy tư, bày tỏ lòng mình với quân dân "Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo,...". Liệu đây có phải là lời trách móc của Trần Quốc Tuấn đối với thái độ của quân dân? Người lo lắng, người lo liệu đất nước ta có giữ yên được bờ cõi, có đánh thắng được đế chế Mông - Nguyên hùng mạnh. Có lẽ chính bởi vậy mà nhân dân ta càng thêm khâm phục trước đức hi sinh và tấm lòng yêu nước thương dân như trời biển của ông. Thật vậy, hịch tướng sĩ như một bài hịch vừa để bày tỏ nỗi lòng của Trần Quốc Tuấn vừa để thôi thúc tinh thần quyết chiến quyết thắng của nhân dân ta. Thật cảm ơn vị tướng tài ba - Trần Quốc Tuấn! Để không phụ công lao của người, mỗi người dân Việt Nam sẽ luôn cố gắng, rèn luyện và luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu, đập tan âm mưu của các thế lực thù địch.
=> Câu cảm thán: Thật cảm ơn...
Bài viết cần nêu được các ý chính sau:
a. Giới thiệu khái quát về Nam Cao và truyện ngắn Lão Hạc. Nam Cao được coi là một nhà văn hiện thực xuất sắc trước cách mạng tháng tám. Truyện ngắn Lão Hạc là một trong những truyện ngắn hay và tiêu biểu nhất của ông.
b. Thuyết minh về cuộc đời, sự nghiệpvăn học Nam Cao ( Dựa vào chú thích sao cuối văn bản Lão Hạc - SGK Ngữ Văn 8 )
c. Giới thiệu vắn tắt giá trị của truyện ngắn Lão Hạc. Dựa vào ghi nhớ về tác phẩm trong SGK Ngữ Văn 8 để nêu lên một số ý chính về nội dung và nghệ thuật.
d. Nêu cảm nghĩ của người viết đối với tác giả Nam Cao và truyện ngắn Lão Hạc.
Thuyết minh về tác giả Nam Cao và tác phẩm Lão Hạc?
- » Thuyết minh về tác phẩm Thái sư Trần Thủ Độ
- » Thuyết minh về tác phẩm Chức phán sự ở đền Tản Viên
- » Thuyết minh về tác phẩm "Bình Ngô đại cáo" của Nguyễn Trãi
Thảo luận 1
1. Yêu cầu cần đạt:
Người viết cần nắm được cách viết một bài văn thuyết minh, các phương pháp thuyết minh, đồng thời cần có́ những hiểu biết cơ bản, chính xác về nhà văn Nam Cao và truyện ngắn Lão Hạc đã học.
Bài viết có bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. Văn phong sáng sủa, không dùng từ sai, câu đúng ngữ pháp, chữ viết rõ ràng. Bài viết cần nêu được các ý chính sau:
a. Giới thiệu khái quát về Nam Cao và truyện ngắn Lão Hạc. Nam Cao được coi là một nhà văn hiện thực xuất sắc trước cách mạng tháng tám. Truyện ngắn Lão Hạc là một trong những truyện ngắn hay và tiêu biểu nhất của ông.
b. Thuyết minh về cuộc đời, sự nghiệpvăn học Nam Cao ( Dựa vào chú thích sao cuối văn bản Lão Hạc - SGK Ngữ Văn 8 )
c. Giới thiệu vắn tắt giá trị của truyện ngắn Lão Hạc. Dựa vào ghi nhớ về tác phẩm trong SGK Ngữ Văn 8 để nêu lên một số ý chính về nội dung và nghệ thuật.
d. Nêu cảm nghĩ của người viết đối với tác giả Nam Cao và truyện ngắn Lão Hạc.
Thảo luận 2
Nam Cao (1915-1951) là một trong những nhà văn Việt Nam tiêu biểu nhất thế kỉ 20. Nhiều truyện ngắn của ông được xem như là khuôn thước cho thể loại này. Đặc biệt một số nhân vật của Nam Cao trở thành những hình tượng điển hình, được sử dụng trong ngôn ngữ hàng ngày.
Nam Cao (1915-1951) là một trong những nhà văn Việt Nam tiêu biểu nhất thế kỷ 20. Nhiều truyện ngắn của ông được xem như là khuôn thước cho thể loại này. Đặc biệt một số nhân vật của Nam Cao trở thành những hình tượng điển hình, được sử dụng trong ngôn ngữ hàng ngày. (nên giới thiệu thêm p/c nghệ thuật, các tác phẩm...)
“Lão Hạc” của Nam Cao ra mắt bạn đọc năm 1943. Câu chuyện về số phận thê thảm của người nông dân Việt Nam trong bối cảnh đe doạ của nạn đói và cuộc sống cùng túng đã để lại xúc động sâu xa trong lòng độc giả. Đặc biệt, tác giả đã diễn tả tập trung vào tâm trạng nhân vật chính – lão Hạc – xoay quanh việc bán cho' đã giúp ta hiểu thêm tấm lòng của một người cha đáng thương, một con người có nhân cách đáng quý và một sự thực phũ phàng phủ chụp lên những cuộc đời lương thiện
Kết thúc bi kịch cũng là thật sự chấm dứt những dằn vặt riêng tư của lão Hạc, nhưng để lại bao suy ngẫm về số phận những con người nghèo khổ lương thiện trong xã hội cũ.
Tác phẩm Lão Hạc của nhà văn Nam Cao ra mắt bạn đọc năm 1943. Câu chuyện về số phận thê thảm của người nông dân Việt Nam trong bối cảnh đe doạ của nạn đói và cuộc sống cùng túng đã để lại xúc động sâu xa trong lòng độc giả. Đặc biệt, tác giả đã diễn tả tập trung vào tâm trạng nhân vật chính Lão Hạc xoay quanh việc bán chó đã giúp ta hiểu thêm tấm lòng của một người cha đáng thương, một con người có nhân cách đáng quý và một sự thực phủ phàng phủ đè lên những cuộc đời của những con người lương thiện.
Con chó cậu Vàng như cách gọi của lão là hình ảnh kỷ niệm duy nhất của đứa con. Hơn thế, cậu Vàng còn là nguồn an ủi của một ông lão cô đơn. Lão cho cậu ăn trong bát, chia xẻ thức ăn, chăm sóc, trò chuyện với cậu như với một con người. Bởi thế, cái ý định “có lẽ tôi bán con chó đấy” của lão bao lần chần chừ không thực hiện được. Nhưng rồi, cuối cùng cậu Vàng cũng đã được bán đi với giá năm đồng bạc.
Cậu Vàng bị bán đi; Có lẽ đó là quyết định khó khăn nhất đời của lão. Năm đồng bạc Đông Dương kể ra là một món tiền to, nhất là giữa buổi đói deo đói dắt. Nhưng lão bán cậu không phải vì tiền, bởi “gạo thì cứ kém mãi đi” mà một ngày lo “ba hào gạo” thì lão không đủ sức. Cậu Vàng trở thành gánh nặng, nhưng bán cậu rồi lão lại đau khổ dày vò chính mình trong tâm trạng nặng trĩu.
Khoảnh khắc “lão cố làm ra vui vẻ” cũng không giấu được khuôn mặt “cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước”. Nỗi đau đớn cố kìm nén của lão Hạc như cắt nghĩa cho việc làm bất đắc dĩ, khiến ông giáo là người được báo tin cũng không tránh khỏi cảm giác ái ngại cho lão. Ông giáo hiểu được tâm trạng của một con người phải bán đi con vật bầu bạn trung thành của mình. Cảm giác ân hận theo đuổi dày vò lão tạo nên đột biến trên gương mặt: “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…”. Những suy nghĩ của một ông lão suốt đời sống lương thiện có thể làm người đọc phải chảy nước mắt theo: “Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó”. Bản chất của một con người lương thiện, tính cách của một người nông dân nghèo khổ mà nhân hậu, tình nghĩa, trung thực và giàu lòng vị tha được bộc lộ đầy đủ trong đoạn văn đầy nước mắt này. Nhưng không chỉ có vậy, lão Hạc còn trải qua những cảm giác chua chát tủi cực của một kiếp người, ý thức về thân phận của một ông lão nghèo khổ, cô đơn cũng từ liên tưởng giữa kiếp người, kiếp chó: “Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút… kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn”. Suy cho cùng, việc bán chó cũng xuất phát từ tấm lòng của một người cha thương con và luôn lo lắng cho hạnh phúc, tương lai của con. Tấm lòng ấy đáng được trân trọng! Hiện thực thật nghiệt ngã đã dứt đứa con ra khỏi vòng tay của lão, cái đói cái nghèo lại tiếp tục cướp đi của lão người bạn cậu Vàng. Bản thân lão như bị dứt đi từng mảng sự sống sau những biến cố, dù cho cố “cười gượng” một cách khó khăn nhưng lão dường như đã nhìn thấy trước cái chết của chính mình. Những lời gửi gắm và món tiền trao cho ông giáo giữ hộ sau lúc bán chó có ngờ đâu cũng là những lời trăng trối. Kết cục số phận của lão Hạc là cái chết được báo trước nhưng vẫn khiến mọi người bất ngờ, thương cảm. Quyết định dữ dội tìm đến cái chết bằng bả chó là giải pháp duy nhất đối với lão Hạc, để lão đứng vững trên bờ lương thiện trước vực sâu tha hoá. Kết thúc bi kịch cũng là thật sự chấm dứt những dằn vặt riêng tư của lão Hạc, nhưng để lại bao suy ngẫm về số phận những con người nghèo khổ lương thiện trong xã hội cũ.