Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Hải Dương là vùng đất sản sinh ra nhiều bậc đại khoa, tiến sĩ nho học đứng đầu trong cả nước. Trấn Hải Dương xưa có 637 tiến sĩ, 12 trạng nguyên. Sau chia tách địa giới hành chính, toàn tỉnh có 486 tiến sĩ, 11 trạng nguyên. Văn miếu Mao Điền không chỉ là nơi lưu danh những bậc hiền tài mà còn là địa chỉ giáo dục, khích lệ hậu thế noi gương học tập, tạo ra một mạch nguồn văn hóa không ngừng chảy. Văn miếu Mao Điền là một trung tâm đào tạo nhân tài, tôn vinh học vấn, tạo nguồn lực xây dựng đất nước và tồn tại cho đến ngày nay.
Văn miếu Mao Điền ngày nay thuộc làng Mậu Tài, xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng là một trong số ít văn miếu còn tồn tại ở Việt Nam. Nguyên được lập ra để tổ chức các kỳ thi Hương của trấn Hải Dương xưa nhưng vào thời nhà Mạc đã bốn lần tổ chức khoa thi Hội.
Từ giữa thế kỷ 15, với chủ trương mở mang việc học hành và đào tạo nho sĩ, nhà Lê sơ đã cho xây dựng một loạt những trường học (trường quốc lập), trong đó có trường thi hương Mao Điền (huyện Cẩm Giàng) và Văn miếu Vĩnh Lại (huyện Đường An). Qua hơn 300 năm, đến năm 1801 dưới thời Tây Sơn, Văn miếu được di chuyển từ Vĩnh Lại về Mao Điền cùng với Trường thi hương trấn Hải Dương và trở thành nơi đào tạo hàng nghìn cử nhân, tiến sỹ Nho học, đứng hàng đầu cả nước.
Nhìn từ xa, Văn miếu Mao Điền trông như một toà thành lớn, nổi bật giữa màu xanh của những ruộng lúa Xuân mới cấy. Qua cổng Tam quan đồ sộ là khoảng sân rộng dẫn lên cây cầu đá cong cong duyên dáng. Bên hồ nước xanh, cây gạo cổ thụ có tuổi đời hơn 200 năm vẫn đang trổ lộc non trong tiết Xuân ấm áp. Sảnh chính của văn miếu với gian nhà giữa và gác chuông, gác trống hai bên, ở sân có cây gạo cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Ngoài có đài nghiên, tháp Bút, Nghi Môn, Thiên Quang Tinh, Khái Thánh thờ thân Phụ và thân Mẫu của Khổng Tử. Tiếp đến là gác Chuông, gác Trống đối xứng với nhau và nằm ở phía hai đầu hồi dãy nhà giải vũ. Tiếp đến là hai gác chuông xây cất rất hoành tráng.
Ngay từ khi mới xây dựng, Văn Miếu đã là một công trình uy nghi, bề thế và thâm trầm cổ kính với thời gian. Phần chính gồm hai toà nhà lớn 7 gian, mái cong vút chạm trổ hình rồng phượng áp sát vào nhau. Kiến trúc xây theo kiểu chữ Nhị, rộng 10 mẫu (3,6 ha), các hạng mục được quy hoạch đẹp mắt, cân đối, hài hòa từ trong ra ngoài.
Nhà ngoài là nơi tụ hội bái lễ của các bậc quan trường học giả. Hai bên là hai dãy nhà giải vũ 5 gian đối diện nhau, do nằm ở hai hướng Đông và Tây nên người dân nơi đây vẫn quen gọi là nhà Đông vu, Tây vu. Đông vu là nhà truyền thống còn Tây vu là nhà khách. Hai bên vách treo danh sách 637 vị tiến sĩ quê Hải Dương đỗ đạt trong các thời kỳ khoa cử Việt Nam.
Bài trí thờ tự tại di tích trước đây được sắp xếp theo mô hình của Văn miếu Quốc Tử giám Hà Nội. Ngoài Bái đường có 01 ban thờ công đồng để nho sinh xa, gần đến lễ bái. Ngoài việc thờ Khổng Tử như trước còn phối thờ thêm 08 vị Đại khoa người Việt, trong đó đúc tượng đồng 5 Danh nhân là: Đức Khổng Tử, Tư nghiệp Quốc Tử giám Chu Văn An, Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, Anh hùng dân tộc, Danh nhân Văn hóa thế giới Nguyễn Trãi, Trình Quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm. Các tượng được đặt trong khám gỗ sơn son, thếp vàng đẹp đẽ. Đồng thời lập bài vị cho 04 danh nhân còn lại là: Đại danh y, Thái học sinh Tuệ Tĩnh, Thần toán Việt Nam Vũ Hữu, Nhập nội Hành khiển Phạm Sư Mệnh, Nghi Ái quan Nguyễn Thị Duệ.
Xưa kia Hải Dương nằm ở phía đông kinh thành Thăng Long nên gọi là xứ Đông. Đây là vùng “đất học” vì thế triều Lê đã coi đây là một trong những trung tâm văn hoá giáo dục của cả nước, tiến hành tổ chức nhiều kỳ thi Hội. Hàng năm đến kỳ thi, sĩ tử ở khắp nơi tề tựu về đây dựng lều chõng kín khắp cả khu cánh đồng Tràn phía trước. Trong số các sĩ tử đó có nhiều người Hải Dương đã tham dự và hiển đạt, như danh sĩ Nguyễn Bỉnh Khiêm (1535).
Trong quá trình tồn tại, Văn Miếu Mao Điền từ vị trí là trường học của riêng trấn Hải Dương đã trở thành trường thi của cả vùng, góp phần giáo dục và đào tạo nhân tài cho địa phương và cho đất nước. Tại miền Bắc Việt Nam, Văn miếu Mao Điền có quy mô và lịch sử lâu đời đứng thứ 2, chỉ sau Văn miếu Quốc Tử Giám. Văn miếu Mao Điền được lập ra để thờ Khổng Tử và các bậc đại nho theo truyền thống của Việt Nam, Trung Quốc và một số nước Đông Á khác.
Trải qua thời gian, Văn Miếu Mao Điền bị tàn phá do chiến tranh và thiên tai, bị hư hại nhiều. Từ một di tích lịch sử có thắng cảnh đẹp, Văn Miếu trở thành một nơi hoang phế. Từ năm 2002, chính quyền tỉnh Hải Dương đã khởi công xây dựng, tu bổ lại Văn miếu. Năm 1993, Văn miếu Mao Điền được Nhà nước công nhận di tích và xếp hạng cấp quốc gia.
Tháng 2 âm lịch hàng năm, tỉnh Hải Dương lại mở hội Văn Miếu Mao Điền. Người Hải Dương ở khắp nơi lại tề tựu về dự lễ hội, báo công, dâng hương tưởng nhớ các bậc danh nhân, tiên hiền của đất nước. Không khí lễ hội tưng bừng mà trang nghiêm. Truyền thống ấy còn giữ gìn tới ngày nay. Chẳng những người Mao Điền, Cẩm Giàng mà khắp vùng, khách thập phương hân hoan đón chờ ngày lễ.
Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, cứ vào tháng 2 và tháng 8 âm lịch hằng năm, quan tổng đốc cùng các quan lại, cử nhân, tiến sĩ… lại về Văn miếu Mao Điền làm lễ nêu cao cương thường, thể hiện tinh thần tôn sư trọng đạo, khuyến khích lớp trẻ học tập và rèn luyện nhân phẩm. Ngày nay, Văn miếu Mao Điền trở thành địa chỉ giáo dục quan trọng cho các thế hệ trẻ về lịch sử, văn hóa, truyền thống khoa bảng và được coi là nơi tôn vinh đạo học của tỉnh Đông. Sự ra đời, tồn tại của Văn miếu Mao Điền suốt hơn 2 thế kỷ qua chứng minh Hải Dương là vùng đất học, đất danh nhân, đất văn hiến.
Hiện nay, Văn miếu là địa chỉ “khuyến học, khuyến tài” giáo dục mọi thế hệ học sinh tỉnh Hải Dương và học sinh cả nước về phát huy tinh thần “tôn sư trọng đạo” và hiếu học của người tỉnh Đông. Những ngày đầu Xuân mới, nhiều gia đình đưa con em đến thăm Văn miếu Mao Điền để xin chữ đầu năm lấy may, thắp hương tưởng nhớ các bậc hiền tài được thờ tự tại Văn miếu và cầu mong các vị tiên hiền phù hộ cho mọi người bền gan vững chí phấn đấu, rèn đức, luyện tài góp phần xây dựng đất nước Việt Nam vững mạnh, phồn vinh.
Lược bớt đi để ngắn gọn hơn nhé!
Bạn tham khảo :
Chùa đựng xây dựng trên núi Ân thuộc tỉnh Quảng Ngãi, hướng vào sông Trà Khúc. Không biết chùa có từ bao giờ? Bao nhiêu tuổi? Nhìn dáng cổ xưa, tôi nghĩ rằng chùa đã có từ lâu lắm. Vườn chùa rộng, có tường thành bao quanh. Đầu ngõ, hai trụ cổng đúc bằng xi măng sừng sững, cao khuất đầu người lớn. Hai cánh cổng ngõ bằng sắt thật đồ sộ, cửa luôn rộng mở như sẵn lòng chào đón khách thập phương, chào đón những con người có lòng hướng thiện. Bên ngoài cổng có những khóm trúc vàng râm mát, lâu nay vẫn đứng đấy, yên bình và thanh thản. Đây là nơi để mọi người nghỉ chân, uống nước chuẩn bị cho cuộc hành trình bên trong. Những gian hàng nước nối liền nhau, đủ loại nước ngọt, kẹo, bánh,... phục vụ khách tham quan. Bước vào bên trong, sân chùa thật sạch đẹp. Tượng Phật Bà đầy lòng nhân hậu hướng về phía trước, xung quanh là những khóm hoa rập rờn trong vòm lá xanh non. Đâu đó, tiếng rù rì của những chú ong nâu cẫn mẫn đi tìm mật, tiếng côn trùng rỉ rả trong lòng đất, tiêng chuông chùa thỉnh thoảng ngân vang,... Tất cả đã làm cho con người có một cảm giác yên bình, dễ chịu. Về phía tây nam của vườn chùa sẽ gặp mộ cụ Huỳnh Thúc Kháng, khói nhang nghi ngút quyện với hoa, lá, cỏ cây. Ai đến thăm chùa cũng đều nhớ ghé thăm mộ cụ, tưởng nhớ đến công lao của cụ Huỳnh trong sự nghiệp cách mạng - tưởng nhớ đến một vị tiền bối đã công hiến đời mình cho dân tộc Việt Nam. Đi về phía bắc là hồ sen bát ngát hoa. Những búp sen tinh khiết rung rinh trong vòm lá. Nước hồ trong xanh, những chú cá lượn lờ tùng toẵng. Hòn non bộ giữa hồ sừng sững như tưởng nhớ về những chặng đường lịch sử, nhớ về một thời oanh liệt của những người con của núi Ân, sông Trà. Đi thẳng về phía đông, ta sẽ gặp giếng Phật. Giếng sâu thăm thẳm nhưng nước trong vắt, mát rượi. Nhìn giếng nước, tôi nhớ câu chuyện kể của bà: “Ngày xa xưa ấy, một vị sư đào giếng để lấynước. Đào mãi, đào mãi nhưng không có mạch nước ngầm. Vị sư quyết đào giếng thật sâu để mong có nước phục vụ nhà chùa. Đến một ngày kia, mạch nước xuất hiện nhưng vị sư đã mất tích. Vị sư ấy đã ra đi khi hoàn thành ý nguyện. Và từ đó, giếng có tên là giếng Phật”. Vườn chùa, giếng nước đều có ý nghĩa thật lớn lao. Bước vào đền chùa cũng vậy. Nơi đây đã giáo huấn con người hướng về cái thiện, làm những việc có ý nghĩa trong cuộc đời. Tượng Phật trang nghiêm, nhang trầm, đèn nến nghi ngút. Tất cả như gợi nhắc con người hãy làm điều nhân nghĩa, hãy mở rộng vòng tay nhân ái, sống vì mọi người, tình cảm, thuỷ chung,... Nhìn đền chùa ta phát hiện một nền văn hiến lâu đời, những cây cột tròn, đen bóng, vững chãi. Những con rồng đá được điêu khắc công phu. Chuông đồng thỉnh thoảng ngân vang, tiếng đọc kinh của sư cụ đi vào lòng ngưòi. Bàn thờ Phật với khói hương nghi ngút đã làm cho con người có cảm giác ấm áp lạ lùng, nhớ ơn tổ tiên, nhó' ơn cội nguồn dân tộc. Chính những vẻ đẹp của nền văn hiến, chùa Thiên Ân là nơi thu hút khách du lịch đến tham quan, thu hút mọi người hướng về chính nghĩa.
Từ Thành phố Mỹ Tho, vượt qua hơn 30km, chúng ta sẽ đến Lăng Hoàng Gia, xã Long Hưng, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang.
* Dòng họ Phạm: là một trong 10 dòng họ lập nghiệp lâu đời nhất tại Gò Công, có công khai khẩn đất đai, phát triển kinh tế và chấn hưng phong hóa tại vùng này. Khảo sát tại thực địa, chúng ta thấy từ trước đời Phạm Đăng Hưng là Phạm Đăng Khoa (Tổ bốn đời của ông) đã có mộ chỉ ở Gò Rùa. Riêng bản thân ông là nông dân khẩn hoang lập ấp từng làm Điền Tuấn Quan và suốt đời chăm lo giống má cấy cày cho dân khắp miền, nổi tiếng là “ông ba bị” lập xã lương (kho dự trữ lương thực các xã phòng đói kém).
Ông sinh năm 1764 tại Gò Rùa, lớn lên theo học với Sùng Đức Tiên sinh, Võ Trường Toản. Ông thi khoa Bính Thìn 1784 đổ Tam Trường, vào tới trường ông bị bệnh bất ngờ phải bỏ thi về làm ruộng. Tuy không cao khoa nhưng văn tài lỗi lạc và nổi tiếng là người hiền đức, siêng năng, sau đó được bổ về kinh làm “Lễ bộ Thượng thư”. Sau mấy lần bị gièm pha, suýt mang trọng tội. Nhờ tính nhã nhặn, tận tụy, nên ông đã giữ được những chức vụ cao quý:
- Chưởng trưởng Đà sự (trông coi sự lưu thông của đê điều)
- Lập xã thương (lo cứu đói cho dân)
- Quản khâm thiên giám (Giám đốc đài thiên văn)
- Quốc sử quán Tổng tài (chỉ huy viết sử)
Mùa hạ 1825 ông mất vì bệnh đưa về chôn nơi Sơn Qui. Đến 1849 ông được vua Tự Đức gia tặng “Đặc Tiến Kim Tử - Vinh Lộc Đại phu Thái Bảo, Cần chánh điện Đại học sĩ” tước Đức Quốc Công.
* Khu quần thể kiến trúc độc đáo: Lăng Hoàng Gia được xây dựng từ năm 1826, là nơi yên nghỉ của con người anh tú thuộc dòng họ Phạm Đăng vào thế kỉ 18 – 19, đó là Đức Quốc Công Phạm Đăng Hưng (Ông ngoại vua Tự Đức và là thân sinh của Từ Dũ Thái Hậu – vợ Vua Thiệu Trị).
Cách thị xã Gò Công khoàng 2km, Lăng Hoàng Gia nằm trên thế đất cao, có dáng con rùa nằm. Trên khuôn viên gần 3.000m2, Lăng Hoàng Gia được chia thành hai khu rõ rệt. Nhìn từ chính diện là ngôi từ đường, nơi thờ phụng 5 đời của dòng họ Phạm Đăng gồm : Phạm Đăng Khoa (tước Thiêm Sử Phủ), Phạm Đăng Dinh (tước Bình Thanh Bá), Phạm Đăng Hưng (tước Đức Quốc Công), Phạm Đăng Long (tước Phước An Hầu ) và Phạm Đăng Tiên (tước Mỹ Khánh Tử). Chính vì thế người đời khi nhắc đến những con người của dòng họ Phạm Đăng thường nói gọn là : Công – Hầu – Bá – Tử - Phủ, để nói đến chức tước của gia đình nhà họ Phạm. Ngôi từ đường được làm từ rất nhiều gỗ quý, hoa văn chạm trổ tinh tế và đẹp mắt.
Theo lối nhỏ dẫn về phía bên phải là khu lăng mộ của Đức Quốc Công Phạm Đăng Hưng, một công trình cổ mang đậm nét kiến trúc của những lăng mộ ở Huế. Lăng mộ không xây theo hình “Ngưu Phanh” (trâu nằm) hay “Mã Phục” (ngựa quì) là hai kiểu thông thường dành cho các văn thần võ tướng ngày trước, mà xây theo hình thể “đảnh trụ” (hình chóp) như chiếc nón quan ngày xưa, rẽ thành tám cánh tựa búp măng sen. Trước đây đã từng có người nói là do Phạm Đăng Hưng được chôn ngồi nên mới có kiến trúc như vậy. Nhưng theo người quản gia tại đây thì hoàn toàn không phải. Đức Quốc công được chôn nằm, đầu quay về núi… Lăng mộ được bảo vệ bởi tứ kiệt “ Long – Lân – Quy – Phụng ” làm cho lăng mộ vừa cổ kính, vừa toát lên vẻ uy nghiêm lạ thường.
Phía bên ngoài và bên hữu có nhà văn bia, trong có bia kỉ niệm do Phan Thanh Giản soạn và Trương Quốc Dụng hiệu kiểm, còn bia chỉ bằng đá trắng Quãng Nam cũng do ông Giản và ông Dụng soạn, 1857 thì khi đưa về Gia Định bị bọn xâm lược giặc Pháp chiếm lấy (tháng 12 – 1860), viên đại úy Barbé của Pháp bị quân ta giết chết tại Đồng Nai, quân Pháp đem tấm bia này xóa hết chữ Hán, rồi viết lên chữ Pháp để làm bia cho Barbé đặt tại nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi. Sau ngày 30 – 4 thống nhất đất nước, nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi bị giải tỏa, tấm bia được mang vào đặt tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và được công nhận là di tích Lịch sử - Văn hóa năm 1993, năm 1997 tấm bia được mang về Gò Công và đặt tại lăng mộ Đức Quốc Công Phạm Đăng Hưng cho đến ngày nay. Tuy đã bị quân Pháp xóa dấu vết cũ trên bia, nhưng ngày nay chỉ cần rửa sạch rồi dùng phấn trắng xoa lên, chữ Hán ngày xưa vẫn hiện lên rất rõ ghi theo chức tước năm 1825.
Ngoài cùng khu mộ xây cung tường có 4 trụ gạch đứng.
Ngoài những chi tiết trên, mộ này còn một nét đặc biệt nữa đó là phần:
“Phong chuẩn” (Tường xây làm ẩn phong sau dấu) đắp nổi hình 5 con sư tử từ nhỏ đến lớn, biểu hiện ngũ tước (Công, Hầu, Bá, Tử, Phủ).
Ngoài ra là một công trình kiến trúc nghệ thuật mang đậm giá trị truyền thống dân tộc, Lăng Hoàng Gia còn là nơi lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa độc đáo cần được bảo vệ. Đây sẽ là điểm đến hấp dẫn cho những ai muốn tìm hiểu về văn hóa, lịch sử nước nhà, và là nguồn tư liệu quý giá cho lớp trẻ Việt Nam mai sau. Chính những yếu tố đặc biệt ở nơi này, Lăng Hoàng Gia đã được Nhà nước công nhận là di tích Lịch sử - Văn hóa cấp quốc gia năm 2002.
Từ Thành phố Mỹ Tho, vượt qua hơn 30km, chúng ta sẽ đến Lăng Hoàng Gia, xã Long Hưng, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang.
* Dòng họ Phạm: là một trong 10 dòng họ lập nghiệp lâu đời nhất tại Gò Công, có công khai khẩn đất đai, phát triển kinh tế và chấn hưng phong hóa tại vùng này. Khảo sát tại thực địa, chúng ta thấy từ trước đời Phạm Đăng Hưng là Phạm Đăng Khoa (Tổ bốn đời của ông) đã có mộ chỉ ở Gò Rùa. Riêng bản thân ông là nông dân khẩn hoang lập ấp từng làm Điền Tuấn Quan và suốt đời chăm lo giống má cấy cày cho dân khắp miền, nổi tiếng là “ông ba bị” lập xã lương (kho dự trữ lương thực các xã phòng đói kém).
Ông sinh năm 1764 tại Gò Rùa, lớn lên theo học với Sùng Đức Tiên sinh, Võ Trường Toản. Ông thi khoa Bính Thìn 1784 đổ Tam Trường, vào tới trường ông bị bệnh bất ngờ phải bỏ thi về làm ruộng. Tuy không cao khoa nhưng văn tài lỗi lạc và nổi tiếng là người hiền đức, siêng năng, sau đó được bổ về kinh làm “Lễ bộ Thượng thư”. Sau mấy lần bị gièm pha, suýt mang trọng tội. Nhờ tính nhã nhặn, tận tụy, nên ông đã giữ được những chức vụ cao quý:
- Chưởng trưởng Đà sự (trông coi sự lưu thông của đê điều)
- Lập xã thương (lo cứu đói cho dân)
- Quản khâm thiên giám (Giám đốc đài thiên văn)
- Quốc sử quán Tổng tài (chỉ huy viết sử)
Mùa hạ 1825 ông mất vì bệnh đưa về chôn nơi Sơn Qui. Đến 1849 ông được vua Tự Đức gia tặng “Đặc Tiến Kim Tử - Vinh Lộc Đại phu Thái Bảo, Cần chánh điện Đại học sĩ” tước Đức Quốc Công.
* Khu quần thể kiến trúc độc đáo: Lăng Hoàng Gia được xây dựng từ năm 1826, là nơi yên nghỉ của con người anh tú thuộc dòng họ Phạm Đăng vào thế kỉ 18 – 19, đó là Đức Quốc Công Phạm Đăng Hưng (Ông ngoại vua Tự Đức và là thân sinh của Từ Dũ Thái Hậu – vợ Vua Thiệu Trị).
Cách thị xã Gò Công khoàng 2km, Lăng Hoàng Gia nằm trên thế đất cao, có dáng con rùa nằm. Trên khuôn viên gần 3.000m2, Lăng Hoàng Gia được chia thành hai khu rõ rệt. Nhìn từ chính diện là ngôi từ đường, nơi thờ phụng 5 đời của dòng họ Phạm Đăng gồm : Phạm Đăng Khoa (tước Thiêm Sử Phủ), Phạm Đăng Dinh (tước Bình Thanh Bá), Phạm Đăng Hưng (tước Đức Quốc Công), Phạm Đăng Long (tước Phước An Hầu ) và Phạm Đăng Tiên (tước Mỹ Khánh Tử). Chính vì thế người đời khi nhắc đến những con người của dòng họ Phạm Đăng thường nói gọn là : Công – Hầu – Bá – Tử - Phủ, để nói đến chức tước của gia đình nhà họ Phạm. Ngôi từ đường được làm từ rất nhiều gỗ quý, hoa văn chạm trổ tinh tế và đẹp mắt.
Theo lối nhỏ dẫn về phía bên phải là khu lăng mộ của Đức Quốc Công Phạm Đăng Hưng, một công trình cổ mang đậm nét kiến trúc của những lăng mộ ở Huế. Lăng mộ không xây theo hình “Ngưu Phanh” (trâu nằm) hay “Mã Phục” (ngựa quì) là hai kiểu thông thường dành cho các văn thần võ tướng ngày trước, mà xây theo hình thể “đảnh trụ” (hình chóp) như chiếc nón quan ngày xưa, rẽ thành tám cánh tựa búp măng sen. Trước đây đã từng có người nói là do Phạm Đăng Hưng được chôn ngồi nên mới có kiến trúc như vậy. Nhưng theo người quản gia tại đây thì hoàn toàn không phải. Đức Quốc công được chôn nằm, đầu quay về núi… Lăng mộ được bảo vệ bởi tứ kiệt “ Long – Lân – Quy – Phụng ” làm cho lăng mộ vừa cổ kính, vừa toát lên vẻ uy nghiêm lạ thường.
Phía bên ngoài và bên hữu có nhà văn bia, trong có bia kỉ niệm do Phan Thanh Giản soạn và Trương Quốc Dụng hiệu kiểm, còn bia chỉ bằng đá trắng Quãng Nam cũng do ông Giản và ông Dụng soạn, 1857 thì khi đưa về Gia Định bị bọn xâm lược giặc Pháp chiếm lấy (tháng 12 – 1860), viên đại úy Barbé của Pháp bị quân ta giết chết tại Đồng Nai, quân Pháp đem tấm bia này xóa hết chữ Hán, rồi viết lên chữ Pháp để làm bia cho Barbé đặt tại nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi. Sau ngày 30 – 4 thống nhất đất nước, nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi bị giải tỏa, tấm bia được mang vào đặt tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và được công nhận là di tích Lịch sử - Văn hóa năm 1993, năm 1997 tấm bia được mang về Gò Công và đặt tại lăng mộ Đức Quốc Công Phạm Đăng Hưng cho đến ngày nay. Tuy đã bị quân Pháp xóa dấu vết cũ trên bia, nhưng ngày nay chỉ cần rửa sạch rồi dùng phấn trắng xoa lên, chữ Hán ngày xưa vẫn hiện lên rất rõ ghi theo chức tước năm 1825.
Ngoài cùng khu mộ xây cung tường có 4 trụ gạch đứng.
Ngoài những chi tiết trên, mộ này còn một nét đặc biệt nữa đó là phần:
“Phong chuẩn” (Tường xây làm ẩn phong sau dấu) đắp nổi hình 5 con sư tử từ nhỏ đến lớn, biểu hiện ngũ tước (Công, Hầu, Bá, Tử, Phủ).
Ngoài ra là một công trình kiến trúc nghệ thuật mang đậm giá trị truyền thống dân tộc, Lăng Hoàng Gia còn là nơi lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa độc đáo cần được bảo vệ. Đây sẽ là điểm đến hấp dẫn cho những ai muốn tìm hiểu về văn hóa, lịch sử nước nhà, và là nguồn tư liệu quý giá cho lớp trẻ Việt Nam mai sau. Chính những yếu tố đặc biệt ở nơi này, Lăng Hoàng Gia đã được Nhà nước công nhận là di tích Lịch sử - Văn hóa cấp quốc gia năm 2002.
Ðền Trạng được xây dựng từ khoảng năm 1586, sau đó đã được trùng tu qua các đời và đã được Nhà nước xếp hạng Di tích cấp quốc gia từ năm 1991. Cuối năm 2000, kỷ niệm 415 năm Ngày mất của Trạng Trình, UBND Thành Ph Hải Phòng đã phê duyệt kế hoạch nâng cấp quần thể di tích danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm với các hạng mục công trình: Quán Trung Tân, mộ phần cụ Nguyễn Văn Ðịnh (thân phụ Nguyễn Bỉnh Khiêm), khu vực tượng đài Nguyễn Bỉnh Khiêm, chùa Song Mai, nơi phu nhân Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tu hành. Ðường đi được làm lại, khuôn viên, vườn cây lưu niệm được quy hoạch với cảnh quan đẹp và khang trang. Việc quy hoạch, trùng tu, xây dựng khu di tích Ðền Trạng thể hiện cao nhất tính lịch sử, giá trị văn hóa, đồng thời nắm bắt được những nhu cầu hàng đầu của du khách khi về thăm Ðền Trạng. Tham quan các di tích, du khách có thể hiểu phần nào về một nhà nho ưu thời, mẫn thế, lấy chí trung là chí thiện Chí thiện tư vi cực, để cắt nghĩa về một đời tài hoa, xuất xử linh hoạt đến kỳ lạ, ở ẩn trước khi làm quan: Thánh 40 tuổi chẳng còn ngờ/ Ta tuổi 40 vẫn líu lô/ Ðảo lý nẻo xa đen như mực/ Văn chương nghề cũ xác như vờ. Và "hưu tại chức, quan tại nhà", 45 tuổi mới đi thi, làm quan vào hàng đầu triều tám năm lại rũ áo ra về ở ẩn, về mà: "Xa vua đâu phải đã nguôi lòng", vẫn "Phù trì xã tắc ngửa nghiêng, Ruổi rong há chịu ngồi yên phận già", đến "Quá bảy mươi tư mới Mừng được về nhà, thăm chốn xưa". Ðây còn là nơi đã tạo nguồn cảm hứng của 1.000 bài thơ Hán, Nôm, nói lên sự thanh bạch, trong sáng của lòng trung, nơi đã từng đào tạo hàng trăm nhân tài cho đất nước. Dân làng Trung Am đã khéo chọn hoành phi "An nam Lý Học", và đôi câu thơ treo dọc chính giữa Ðền như hai câu đối: Cổ lai quốc dĩ dân vi bản/ Ðắc Quốc ưng tri tại đắc dân (Xưa nay nước lấy dân làm gốc, được nước nên biết bởi được dân)... Thăm khu di tích, nghe về thơ văn, thân thế sự nghiệp của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, du khách còn được thưởng thức cả hương vị ẩm thực của quê hương Trạng. Người dân Vĩnh Bảo khéo tay, hay làm, chế biến nhiều món ăn đồ uống địa phương đa dạng, sẽ làm hài lòng du khách.
Phác họa đôi nét như vậy để thấy được sức hấp dẫn của chương trình du lịch thăm khu Ðền Trạng. Chương trình được nghiên cứu với một hàm lượng văn hóa cao, trên cơ sở tôn trọng lịch sử, lôi cuốn du khách qua những di tích, di sản còn lại, đặc biệt là qua thơ văn, bia, sấm Trạng và nội dung hướng dẫn, thuyết minh về thân thế, sự nghiệp, tài thơ văn, tài tiên tri, phong cách, lối sống, đạo đức, tấm lòng đau nước thương dân của danh nhân văn hóa Trạng Trình, đúng với "tiếng tăm lừng lẫy như sấm rền, năng lực như cột trụ chống trời, tài năng kiệt xuất, dung mạo rực rỡ như tiên nơi trần thế" của Trạng Nguyên Trình Quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm. Khu di tích Ðền Trạng được giữ gìn, trùng tu, xây dựng và khai thác trong phát triển du lịch, đã và đang là trọng tâm của tuyến du lịch du khảo đồng quê Hải Phòng với các điểm du lịch phụ cận phong phú như xem rối cạn Bảo Hà, rối nước Nhân Hòa, thăm Ðình Nhân Mục, làng nghề tạc tượng Ðồng Minh ở Vĩnh Bảo và kéo dài tuyến ra Núi voi Kiến An, Ðồ Sơn, Cát Bà, làm nên nét đặc sắc không đâu có ngoài Hải Phòng.
Sau khi dự án đường 10 hoàn chỉnh, tuyến du lịch từ quốc lộ 1 nối sang quốc lộ 10, liên kết những điểm du lịch nổi tiếng của Ninh Bình, Nam Ðịnh, Thái Bình, sang Cát Bà, Ðồ Sơn (Hải Phòng), Hạ Long, Móng Cái (Quảng Ninh) hoặc qua Ninh Giang (Hải Dương) về Hà Nội. Ðiều này góp phần đưa di tích Ðền Trạng trở thành tâm điểm của tuyến du lịch quốc gia và đang được nhiều hãng lữ hành quốc tế quan tâm đưa vào chương trình du lịch. Rượu Trạng Trình, cơm niêu, mái rạ, đàn bầu quê Trạng cùng những lời thơ, bia ký, Sấm truyền của Trạng và mở rộng hơn là những giá trị văn hóa tốt đẹp của vùng nông thôn duyên hải đang theo chân du khách đi khắp mọi miền đất nước, đến với bầu bạn năm châu, làm rạng danh quê hương, con người đất Trạng, góp phần phát triển du lịch Hải Phòng.
Đề 1
Về thăm xứ Huế mộng mơ có ai không ghé lại thăm quần thể di tích Cố đô Huế một lần, chứng tích một thời cho sự huy hoàng và thịnh vượng của triều Nguyễn, nơi từng là thủ đô của của nước Việt Nam ta suốt 143 năm.
Xét lại lịch sử xa xưa Huế từng rất được Nguyễn Huệ coi trọng bởi địa hình chiến lược và ông đã chọn làm nơi đặt đại bản doanh bàn chuyện chính sự. Đến năm 1802, Nguyễn Ánh sau này là vua Gia Long lại một lần nữa chọn nơi này làm Kinh đô mới cho triều Nguyễn. Nhà vua cho bắt đầu cho xây dựng Kinh đô, việc xây dựng kéo dài từ năm 1802 đến năm 1917 mới kết thúc.
Kinh thành Huế nằm ngự trị trên hai nhánh của dòng sông Hương là Kim Long và Bạch Yến, bao gồm 8 ngôi làng cổ là Phú Xuân, Vạn Xuân, Diễn Phát, An Vân, An Hòa, An Mỹ, An Bảo và Thế Lại. Công trình kiến trúc đồ sộ này được xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống của Huế, có sự tham khảo các hình mẫu bố trí của Trung Quốc và một số nước phương Tây, nhưng vẫn tuân thủ theo đúng nguyên tắc kiến trúc của dân tộc Việt Nam theo Dịch Lý và thuật Phong Thủy sao cho hài hòa cân đối, dựa vào các thực thể thien nhiên đang tồn tại. Tạo thành một quần thể kiến trúc có sự kết hợp nhuần nhuyễn, độc đáo giữa tinh hoa văn hóa xây dựng Đông và Tây. Bao bọc cả kinh thành là vòng tường thành có chu vi 10571m, bao gồm 24 pháo đài, 10 cửa chính cùng 1 cửa phụ, và còn có một hệ thống kênh rạch phức tạp bao quanh để tăng độ phòng thủ của cả kinh thành.
Chức năng chủ yếu của hoàng thành là bảo vệ và phục vụ sinh hoạt của hoàng thất và triều đình. Khu vực Đại Nội bao gồm hệ thống Tử Cấm thành nằm trong lòng Hoàng thành và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, vì để phục vụ nơi ăn chốn ở cho hoàng thất triều Nguyễn nên được ưu tiên xây dựng trước vào năm 1804, do đích thân vua Gia Long chỉ định người chịu trách nhiệm. Về cơ bản, dưới thời vua Gia Long hầu như đã hoàn thành hết. Phương diện thờ cúng bao gồm các miếu, điện như: Thế Miếu, Triệu Tổ Miếu, Hoàng Khảo Miếu, điện Hoàng Nhân. Các công trình phục vụ đời sống hoàng tộc như: điện Cần Chánh, cung Trường Thọ, cung Khôn Thái, điện Thái Hòa, viện Thái Y, điện Quang Minh, Điện Trinh Minh, Điện Trung Hòa. Phần còn lại vẫn được tiếp tục xây dựng và cho đến đời vua Minh Mạng mới được xem là hoàn chỉnh Hoàng thành và Tử Cấm thành, với diện mạo kiến trúc đáng ngưỡng mộ.
Hoàng thành vuông, mỗi cạnh khoảng 600 mét, xây hoàn toàn bằng gạch, cao 4 mét, độ dày 1 mét, xung quanh được đào hào bảo vệ, có 4 cửa để ra vào theo bốn hướng đông, tây, nam, bắc lần lượt là Hiển Nhơn, Chương Đức, Ngọ Môn (cửa chính) và Hòa Bình. Toàn bộ hệ thống bên trong được bố trí theo một trục đối xứng, các công trình dành riêng cho vua thì được nằm ở trục chính giữa. Tất cả được bố trí giữa thiên nhiên một cách hài hòa, gồm vườn hoa, cầu đá, hồ sen lớn nhỏ và các loại câu lâu năm tỏa bóng mát rượi. Tử Cấm thành nằm bên trong lòng của Hoàng thành, ngay sau lưng điện Thái Hòa là nơi ăn ở, sinh hoạt của vua chúa, bao gồm các di tích: điện Cần Chánh là nơi vua làm việc và thiết triều, nhà Tả Vu và Hữu Vu nằm hai bên điện Cần Chánh là nơi các quan sửa soạn, chờ chầu, điện Kiến Trung được xây sau vào thời vua Khải Định, sau là nơi ở của vua Bảo Đại và Nam Phương Hoàng Hậu. Ngoài ra còn có Vạc đồng, Thái Bình Lâu, Duyệt Thị Đường. Đến nay, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, và biến động của thời gian, trải qua bom đạn cùng thiên nhiên tàn phá, các công trình kiến trúc ở Đại Nội chỉ còn sót lại với những tàn tích đầy đáng tiếc, chỉ một số ít công trình khác may mắn còn tồn tại và được tu bổ khôi phục dáng vẻ xưa cũ, trở thành di tích lịch sử của dân tộc.
Ngoài khu vực Đại Nội còn có các khu lăng tẩm được xây dựng rải rác khắp Hoàng thành, theo lối kiến trúc phương Đông, tuân thủ theo nguyên tắc phong thủy, sơn triều thủy tụ, tiền án hậu chẩm, tả long hữu hổ,… Tất cả đều được xây trước khi nhà vua băng hà, đều rất đẹp và thơ mộng trữ tình, hoành tráng nhất là Lăng Tự Đức, độc đáo nhất là Lăng Khải Định với lối kiến trúc Đông Tây Kim Cổ kết hợp. Một số công trình kiến trúc khác phục vụ cho mục đích học tập, ngoại giao, quân sự như: Văn miếu Quốc Tử Giam, Thượng Bạc Viện, Trấn Hải Thành,…
http://thuthuat.taimienphi.vn/thuyet-minh-ve-di-h-lich-su-42596n.aspx
Ngày 2 tháng 8 năm 1994, Cố đô Huế đã được công nhận là di sản văn hóa thế giới. Vinh dự được đích thân Phó Tổng Giám đốc UNESCO, ông Daniel Janicot, đến Huế trao tấm bằng chứng nhận có chữ ký của Tổng Giám đốc UNESCO, ông Fédérico Mayor Zaragoza cùng dòng chữ: "Ghi tên vào danh mục công nhận giá trị toàn cầu đặc biệt của một tài sản văn hóa hoặc thiên nhiên để được bảo vệ vì lợi ích nhân loại". Đây quả là một niềm vui lớn của dân tộc Việt Nam khi nền văn hóa được cả thế giới công nhận và bảo vệ.
Đề 2
Nước ta có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Trong số đó không thể không kể đến Hạ Long. Đó là một kiệt tác của thiên nhiên, được công nhận là một di sản văn hóa thế giới. Người Việt Nam ta tự hào vì được sở hữu một danh lam thắng cảnh đẹp như vậy.
Vịnh Hạ Long là một vịnh nhỏ thuộc phần bờ Tây vịnh Bắc Bộ tại khu vực biển Đông Bắc Việt Nam, thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh. Vịnh Hạ long được hình thành do sự vận động của đá và nước, là một tác phẩm nghệ thuật địa lí được hoàn thành sau hàng triệu năm biến đổi của địa chất. Vịnh Hạ Long giới hạn trong diện tích khoảng 1.553km² bao gồm 1.960 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là đảo đá vôi.
Nói đến vịnh Hạ Long, trước hết phải nói đến vẻ đẹp thần tiên của non nước mây trời nơi đây. Từ trên cao nhìn xuống, vịnh Hạ Long như một bức tranh thuỷ mặc khổng lồ vô cùng sống động. Đó là những tác phẩm tạo hình tuyệt mỹ, tài hoa của tạo hoá, của thiên nhiên biến hàng ngàn đảo đá vô tri tĩnh lặng kia trở nên những tác phẩm điêu khắc, hội họa hoàn mỹ với muôn hình dáng vẻ yêu kiều. Hàng ngàn đảo đá nhấp nhô trên sóng nước lung linh huyền ảo, vừa khoẻ khoắn hoành tráng nhưng cũng rất mềm mại duyên dáng, sống động. Đi giữa Hạ Long với muôn ngàn đảo đá, ta ngỡ như lạc vào một thế giới cổ tích bị hoá đá nơi đây. Đảo thì giống hình ai đó đang hướng về đất liền – hòn Đầu Người; đảo thì giống như một con rồng đang bay lượn trên mặt nước – Hòn Rồng; đảo thì lại giống như một ông lão đang ngồi câu cá – hòn Lã Vọng; và kia hai cánh buồm nâu lực lưỡng đang rẽ sóng nước ra khơi – hòn Cánh Buồm; rồi hai con gà đang âu yếm vờn nhau trên sóng nước – hòn Trống Mái; đứng giữa biển nước bao la một lư hương khổng lồ như một vật cúng tế trời đất – hòn Lư Hương… Tất cả đều rất thực, thực đến kinh ngạc. Những đảo đá diệu kỳ ấy biến hoá khôn lường theo thời gian và góc nhìn. Tới đây ta mới nhận ra tất cả chúng không phải là những hòn đảo vô tri tĩnh lặng mà như có hồn và đều sống động.
Tiềm ẩn trong lòng các đảo đá ấy là những hang động tuyệt đẹp như động Thiên Cung, hang Đầu Gỗ, động Sửng Sốt, hang Trinh Nữ, động Tam Cung… Đó thực sự là những lâu đài của tạo hoá giữa chốn trần gian. Từ xưa, Hạ Long đã được đại thi hào dân tộc Nguyễn Trãi mệnh danh là “kỳ quan đất dựng giữa trời cao”. Du khách từ khắp năm châu khi đặt chân đến đây đều cảm thấy vô cùng thích thú trước vẻ đẹp kỳ vĩ của Hạ Long. Biển ở đây còn mang một vẻ đẹp rất riêng khi hoàng hôn buông xuống. Mặt vịnh lúc này được nhuộm một sắc màu đỏ rực của những tia nắng cuối cùng. Cảnh sắc quyện lại dệt nên những gam màu tuyệt diệu. Khi màn đêm buông xuống, vào những đêm trăng, mặt nước như được dát bạc quyện với màu sẫm của những đảo đá mờ xa khiến cho vịnh Hạ Long trở nên huyền ảo như thật như mơ.
Hùng vĩ và bí ẩn, đầy cảm hứng và vô cùng độc đáo , vịnh Hạ Long thật xứng đáng là một trong những kỳ quan thiên nhiên đẹp nhất. Những hòn đảo nhỏ như được chấm lên trên nền xanh ngọc của biển, cùng theo đó là những hang động kỳ bí được tạo nên bởi sóng và gió, những cánh rừng xanh biếc rộn rã tiếng chim hót, thật kỳ ảo. Sương mù có thể làm cho tầm nhìn bị hạn chế nhưng lại góp phần làm cho vịnh Hạ Long thêm lung linh kỳ ảo. Ta đang ngỡ ngàng trước cảnh vật thơ mộng này, thoắt đã hiện lên cảnh vật khác, mới lạ và đầy vẻ quyến rũ. Các ngõ ngách lúc khép, lúc mở, lúc là hành lang thẳng tắp lung linh nước trời, lúc uốn lượn dưới chân những quả núi cao vút đổ bóng râm huyền bí xuống mặt nước yên ắng. Có khi thuyền ta đang đi, bỗng nhiên một dãy đảo sừng sững vụt hiện lên trước mặt, chắn ngang lạch nước, ngỡ đã cùng đường. Nhưng không, khi thuyền ta lướt tới, dãy đảo như né mình, mở ra các lối ngoặt bất ngờ dẫn ta đi sâu vào rừng đảo vừa quen thuộc lại vừa xa lạ. Cảnh vật của biển đảo Hạ long thoắt ẩn,thoắt hiện, với sự biến đổi chừng như giây lát đã làm cho biết bao du khách ngạc nhiên, say đắm.
Hạ Long cũng là nơi gắn liền với những trang sử vẻ vang, hào hùng của dân tộc Việt Nam với những địa danh nổi tiếng như Vân Đồn – nơi có thương cảng cổ sầm uất vào thế kỷ thứ 12; có núi Bài Thơ lịch sử; cách đó không xa dòng sông Bạch Đằng – là chứng tích của hai trận thuỷ chiến lẫy lừng của các thế hệ ông cha chống giặc ngoại xâm. Không chỉ có vậy, Hạ Long còn là một trong những cái nôi của con người với nền Văn hoá Hạ Long huy hoàng thời Hậu kỳ đồ đá mới tại những địa danh khảo cổ học nổi tiếng như Đồng Mang, Xích Thổ, Soi Nhụ, Thoi Giếng… Hạ Long cũng là nơi tập trung đa dạng sinh học cao với những hệ sinh thái điển hình như hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái san hô, hệ sinh thái tùng áng, hệ sinh thái rừng cây nhiệt đới… Với hàng ngàn loài động thực vật vô cùng phong phú, đa dạng như tôm, cá, mực… Có những loài đặc biệt quý hiếm chỉ có ở nơi đây.
Với các giá trị ngoại hạng về cảnh quan và địa chất, địa mạo vịnh Hạ Long hội tụ những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành kinh tế du lịch với loại hình đa dạng. Đến vịnh Hạ Long, chúng ta có thể tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, tham quan ngắm cảnh, tắm biển, bơi thuyền, thả dù, lặn khám phá rặng san hô, câu cá giải trí… Vùng vịnh thích hợp cho việc nuôi trồng và đánh bắt hải sản do có các điều kiện thuận lợi: khí hậu tốt, diện tích bãi triều lớn, nước trong, ngư trường ven bờ và ngoài khơi có trữ lượng hải sản cao và đa dạng với cá song, cá giò, sò, tôm, bào ngư, trai ngọc các loại.
Hiện nay, vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới . Hạ Long là một điểm du lịch hấp dẫn vì cảnh quan nơi đây thật đẹp và hữu tình. Phong cảnh Hạ Long không bao giờ bị tẻ nhạt, mỗi một mùa lại mang đến cho Hạ Long một sắc thái riêng đầy ấn tượng. Mùa xuân giữa sóng nước mênh mông trong làn sương bạc che phủ, những đảo đá trở nên uyển chuyển mềm mại, bồng bềnh trên sóng nước. Mùa hè đến, ánh bình minh ló rạng nơi chân trời, những đảo đá như vươn dậy, từ mặt nước bao la. Toàn vịnh mang một màu đỏ rực chuyển dần sang màu xanh lam. Những gợn sóng lăn tăn ánh bạc đua nhau lướt trên mặt vịnh xô vào bờ. Vịnh Hạ Long là một di sản văn hóa đáng tự hào của dân tộc.
Ngày nay, vịnh Hạ Long vẫn đang thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, mang lại nhiều lợi ích cho nước nhà, chúng ta cần ra sức bảo vệ và giữ gìn vịnh Hạ Long để vịnh ngày càng xanh tươi hơn, mãi mãi là niềm tự hào của đất nước. (Hết)
Mời bạn hành hương về miền Đông Bắc của Tổ quốc, vùng đất thiêng của Đại Việt, sông núi, rừng cây, bãi cỏ, cánh đồng... đã mấy trăm năm nay, đã nghìn năm qua còn lưu giữ bao dấu tích của Người xưa. Hồn thiêng núi sông tụ hội anh linh của tiền nhân, của những anh hùng với bao chiến công chói ngời sử sách. Núi Phượng Hoàng - Kỳ Lân, nơi Chu Văn An ở ẩn, chùa Côn Sơn, Giếng Ngọc, Thạch Bàn, Bàn Cờ Tiên, Đền Kiếp Bạc,... mỗi một danh thắng, mỗi một di tích lịch sử gợi nhớ gợi thương trong lòng ta về tổ tiên ông cha với bao tự hào. Nghe thông Côn Sơn reo, ta tưởng như nghe tiếng mài gươm của Nguyễn Trãi thuở “bình Ngô”. Nghe tiếng sóng Lục Đầu Giang vỗ, ta tưởng như nghe tiếng reo cùa trăm vạn hùng binh dưới ngọn cờ người anh hùng Trần Quốc Tuấn đang ào ào xông tới Vạn Kiếp tiêu diệt giặc Nguyên-Mông. Khu di tích Côn Sơn nằm ở giữa hai dãy núi Phượng Hoàng - Kỳ Lân, xã Cộng Hoà, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, gần làng Chi Ngại quê hương của dòng họ Nguyễn Trãi. Khu di tích này gồm có núi non, chùa, tháp, rừng thông, khe suối và các di tích nổi tiếng gắn liền với cuộc đời của nhiều danh nhân lịch sử. những dấu tích thời Trần và các giai đoạn lịch sử kế tiếp. Ta đến Chùa Côn Sơn, Chùa có tên là Tư Phức tự, nhân dân địa phương thường gọi là chùa Hun, có từ trước đời Trần, nơi tu luyện của Trạng nguyên Lý Đạo Tái, Pháp danh Huyền Quang. Nguyễn Trãi có thời gian được vua giao chức “Đề Cử" chùa Côn Sơn. Trải qua biến thiên về lịch sử và thời gian, chùa Côn Sơn ngày nay chỉ còn lại ngôi chùa nhỏ ẩn mình dưới tán lá xanh của những cây cổ thụ. Trong chùa còn đầy đủ hệ thống tượng Phật, trong đó có tượng Di Đà Tam Tôn, tượng Trúc Lâm Tổ - tức Trần Nhân Tông, tượng Nhà sư Huyền Quang, tượng ông bà Trần Nguyên Đán, hai pho tượng Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ. Hiện trong chùa còn nhiều di vật có giá trị được lưu giữ như 8 bia thời Trần – Lê. Ta hãy soi hồn mình vào Giếng Ngọc. Nằm ở sườn núi Kỳ Lân, bên phải là lối lên bàn cờ tiên. Tương truyền đây là giếng nước do thiền sư Huyền Quang được thần linh
báo mộng ban cho chùa nguồn nước quí. Nước giếng trong vắt, xanh mát quanh năm được các sư dùng làm nước cúng lễ của chùa. Rồi đến Thạch Bàn: Bên suối Côn Sơn có một phiến đá lớn, mặt phẳng và nhẵn gọi là Thạch Bàn, nơi Bác Hồ tới thăm Côn Sơn (15/2/1965), Bác dã dừng chân nghỉ tại đây. Tương truyền khi xưa Nguyễn Trãi lấy làm “chiếu thảm” nghi ngơi, ngắm cảnh, làm thơ và suy tư việc nước. Và ta ngắm nhìn Bàn cờ tiên. Từ chùa Côn Sơn leo lên các bậc đá đến đỉnh núi, là một khu đất bằng phẳng, tại đây có một phiến đá khá rộng, tục gọi là Bàn Cờ Tiên. Hiện Bàn Cờ Tiên có dựng nhà bia theo kiểu vọng lâu đình, hai tầng cổ, tám mái. Đứng tại đây, du khách có thể nhìn bao quát cả một vùng rộng lớn: Lục Đầu Giang -Côn Sơn-Kiếp Bạc. Đền thờ Nguyễn Trãi: Năm 2002, tỉnh Hải Dương đã xây dựng đền thờ Nguyễn Trãi trên một khu đất rộng trong quần thể khu di tích Côn Sơn. Trong đền thờ có tượng Nguyễn Trãi bằng đồng với kích thước hợp lý đặt trong nhà tưởng niệm rất trang trọng. Hội Côn Sơn có hai dịp trong năm: hội Xuân từ ngày 16 đến 22 tháng Giêng Âm lịch nhằm tưởng nhớ vị tổ thứ 3 của thiền phái Trúc Lâm; hội Thu từ 15 đến 20 tháng 8 Âm lịch tưởng niệm Nguyễn Trãi. Đến Kiếp Bạc ở xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Nơi dây là thung lũng trù phú trông ra sông Thương và ngã sáu Lục Đầu Giang, xung quanh có dẫy núi Rồng bao bọc. Trần Hưng Đạo, người anh hùng dân tộc, vị chỉ huy tối cao trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên - Mông hồi thế kỷ XIII đã đặt bản doanh ở đây, trên vị trí chiến lược này. Đền thờ ông được xây dựng vào đầu thế kỷ XIV, trên một khu đất trung tâm thung lũng, nơi đã diễn ra chiến thắng Kiếp Bạc lừng lẫy do ông chỉ huy và cũng là nơi ông về sống những năm tháng cuối đời. Trong đền hiện còn 5 pho tượng bằng đồng: tượng Trần Hưng Đạo, phu nhân, hai con gái, Phạm Ngũ Lão cùng 4 bài vị thờ 4 con trai. Hàng năm, hội đền dược tổ chức vào ngày mất của Trần Hưng Đạo (20 tháng 8 âm lịch) thu hút rất đông đảo khách thập phương về dự “Tháng 8 giỗ Cha”.