K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 6 2021

Tham khảo

Đất nước hình chữ S nhỏ bé của chúng ta có rất nhiều địa điểm du lịch độc đáo và nổi tiếng. Tự hào được thiên nhiên ưu ái, nước Việt Nam ta có rất nhiều bãi biển, vũng vịnh tuyệt đẹp. Có thể kể đến rất nhiều những địa điểm như thế. Nhưng không thể nào thiếu Vịnh Hạ Long.

 

Hạ long là cái tên tự hào của người Việt Nam. Được UNESCO công nhận là bảy kỳ quan thiên nhiên đẹp nhất thế giới, Vịnh Hạ Long đã góp phần không nhỏ vào việc xây dựng hình ảnh đẹp của chúng ta trong mắt bạn bè quốc tế. Vịnh Hạ Long nằm ở vùng Đông Bắc Việt Nam thuộc một phần của vịnh Bắc Bộ. Vịnh Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh – Việt Nam bao gồm vùng biển của thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả, và một phần của huyện đảo Vân Đồn. Phía tây nam vịnh giáp đảo Cát Bà, phía đông là biển, phần con lại giáp đất liền với đường bờ biển dài 120 km với tổng diện tích 1553 km2.

Vịnh Hạ Long gồm 1969 hòn đảo lớn nhỏ. Đảo ở đây có hai loại là đảo đá vôi và đảo phiến thạch tập trung ở Bái Tử Long và vịnh Hạ Long. Ở đây, chúng ta có thể tham gia chiêm ngưỡng hàng loạt những hang động đẹp, nổi tiếng. Vùng di sản thiên nhiên được UNESCO công nhận có diện tích 434 km2 gồm 775 đảo. Phần thiên nhiên được công nhận này như một hình tam giác với 3 đỉnh là đảo Đầu Gỗ ở phía Tây, hồ Ba Hầm ở phía nam và đảo Cống Tây ở phía đông. Sự độc đáo của vịnh Hạ Long chính là hình dáng, đặc điểm của những hòn đảo nhỏ ấy.

Các hang động đẹp cũng là điểm nhấn lớn của Hạ Long. Từng đảo, từng đảo quần tụ lại nhìn xa cứ như lớp lớp chồng lên nhau, tiến lại gần thì như xen kẽ nhau tạo thành một quần thể đẹp đến lạ lùng. Phải tự hào chúng ta được tạo hóa ưu ái. Từng đảo của vịnh không mang những đẹp mà còn mang hình hài của vạn vật. Từ hòn Trống Mái, hòn Ông Sư, hòn Lã Vọng rồi đến đảo Tuần Châu, hang Trinh Nữ….

Vịnh Hạ Long không chỉ đẹp bởi đảo đá, núi đá, hang động, mà còn đẹp bởi nước biển ở đây. Nước biển rất trong xanh. Chính vì thế mà du khách tới đây thường để tắm biển và ngắm đảo, hang động. Tên gọi Vịnh Hạ Long có từ thời Pháp thuộc. Trước đây vịnh có tên là Lục Châu, Lục Hải. Thời nhà Lý, vịnh có tên là Hải Châu. Đến thời vua Trần, Lê được gọi bằng các tên như: An BAng, Vân Đồn, Ngọc Sơn, Lục Thủy. Tên của vịnh được thay đổi nhiều qua các thời kỳ. Cái tên vịnh Hạ Long xuất phát từ truyền thuyết Rồng đáp xuống bảo vệ chúng ta khỏi lũ giặc ngoại xâm. Theo nghĩa HÁn Việt "Long" là rồng, "hạ" là đáp xuống. Cái tên Hạ Long chính là để nhắc về truyền thuyết này.

 

Vịnh Hạ Long được vinh danh là kỳ quan thiên nhiên thế giới không chỉ bằng vẻ đẹp mà còn bởi nhiều yếu tố khác. Chẳng hạn như, ở nơi đây có rất nhiều địa danh khảo cổ học nổi tiếng: Đồng Mang, Soi Nhụ, Thoi Giếng… Nó đã chứng minh, Hạ Long là cái nôi của nền văn minh con người thời kỳ Hậu đồ đá. Hơn hết, ở đây còn có sự đa dạng sinh học bậc nhất. Với sự tập trung của nhiều loài động thực vật đặc trưng cho từng kiểu hệ sinh thái: hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái rừng cây nhiệt đới… cùng với hàng ngàn loài động vật biển quý hiếm chỉ có ở vịnh Hạ Long. Điểm quan trọng không kém của vịnh Hạ Long này chính là nó gắn liền với nhiều giai thoại lịch sử của dân tộc, với nhiều chiến công chống giặc ngoại xâm lẫy lừng của các vị tướng anh hùng. Có thể kể đến: chiến thắng sông Bạch Đằng lẫy lừng năm xưa.

Một kỳ quan thiên nhiên, một dấu ấn lịch sử. Đến vịnh Hạ Long bạn không chỉ được tận hưởng một không gian đẹp, thiên nhiên bao trùm, cảnh sắc thoải mái nhẹ nhàng và êm dịu, mà còn được thưởng thức những món ăn ngon chế biến từ hải sản, các hoạt động giải trí. Đến Hạ Long chắc chắn bạn sẽ có một kì nghỉ dưỡng tuyệt vời.

20 tháng 1 2017

Đền Lảnh Giang thuộc thôn Yên Lạc, xã Mộc Nam, huyện Duy Tiên bên bờ hữu ngạn sông Hồng, sát cạnh chân đê nối với các tỉnh Hà Tây, Hà Nội, Nam Định nên rất thuận tiện cho giao lưu bằng đường sông và đường bộ.

Đền Lảnh Giang thờ 3 vị tướng thời Hùng Duệ Vương. Căn cứ vào cuốn thần tích “Hùng triều nhất vị thuỷ thần xuất thế sự tích” (Sự tích ra đời của một vị thuỷ thần triều vua Hùng) cùng sắc phong câu đối,truyền thuyết của địa phương thì ba vị tướng này đều là con của Bát Hải Long Vương và nàng Quý. Khi giặc phương bắc kéo tới bao vây bờ cõi đánh chiếm nước ta, định cướp ngôi báu của Hùng Duệ Vương thì ba ông đã giúp vua Hùng đánh tan giặc giữ yên bờ cõi giang sơn.

Cùng với việc thờ ba vị tướng thời Hùng, đền Lảnh Giang còn thờ Tiên Dung công chúa con gái vua Hùng và thờ Chử Đồng Tử một trong bốn vị thần bất tử của dân tộc. Câu chuyện tình của hai người là một “Thiên tình sử” đẹp, được dân gian phủ lên chất huyền thoại lung linh.

Đền Lảnh Giang là một công trình kiến trúc quy mô mang đậm nét phong cách cổ truyền của dân tộc. Tổng thể kiến trúc gồm ba toà với 14 gian lớn nhỏ làm theo kiểu chữ Công. Hai bên có nhà khách, mặt bằng nội công ngoại quốc. Đặc biệt toà Trung đường làm theo kiểu chồng diêm hai tầng tám mái cong…

Bàn tay khéo léo của các nghệ nhân xưa đục, chạm, gọt, tỉa tạo nên các mảng trạm khắc với các đề tài tứ linh (Long, Ly ,Quy, Phượng) cổ kính trang nghiêm và thanh thoát sinh động.

Trong quần thể di tích đền Lảnh Giang còn có đền Cửa Sông (Đền cờ) cách đền Lảnh Giang độ 50m về phía đông. Đền Cửa Sông cũng là một công trình kiến trúc đồ sộ làm theo kiểu chồng diêm mái cong lợp ngói nam, mặt tiền giáp với sông hồng, cảnh quan thật thơ mộng, sóng nước dạt dào.

Không xa đền Lảnh Giang về phía tây qua đê là đền thờ vua Lê. Sắc phong còn lại ở đền cho biết, đây là ngôi đền thờ vua Lê Thái Tổ Cao Hoàng đế. Sở dĩ dân lập đền thờ, vì vua Lê đã về đây để kiểm tra các quan lại của địa phương việc thi hành các luật lệ của Triều đình. Tại khu vực đền vua Lê còn có các địa danh như: khu vườn vua, khu sân chơi, khu mâm sôi đắp rồng chầu phượng múa, khu dinh ngự…đã phần nào chứng minh sự kiện vi hành của vua.

Đến thăm quần thể di tích đền Lảnh Giang du khách sẽ có dịp dự lễ hội của đền. Lễ hội hàng năm mở cửa vào các ngày từ 18 đến 25 tháng 6 và tháng 8 hàng năm. Tục lệ xưa: Ngày 18 nhân dân địa phương tổ chức chồng kiệu, kéo cờ thần trước cửa đền, Những ngày sau là công việc chuẩn bị cho tế lễ. Ngày 21 làm lễ cáo kỵ, từ 22 – 24 là chính tế, ngày 25 lễ tạ, hạ cờ. Đồ tế thường là cỗ chay, lợn đen, rượu, hoa quả, bánh trái…

Cùng với tế lễ, địa phương còn tổ chức rước kiệu thánh xung quanh đền. Trong những ngày tế chính nhân dân các thôn xã lân cận Hoàn Dương, Đô quan, đền Yên Từ - nơi thờ Nguyệt Hoa công chúa đệ nhị cung tần vua Hùng thứ 18 (Hùng Duệ Vương) cũng đều chồng kiệu rước về đền Lảnh Giang bái vọng.

Phần hội được tổ chức phong phú đa dạng với các trò chơi truyền thống như múa rồng, múa lân, múa sư tử, võ thuật, đánh gậy, chọi gà, tổ tôm điếm, bắt vịt dưới nước, cùng các hoạt động văn nghệ như chiếu chèo sân đền…

Bên cạnh các trò chơi truyền thống, các hoạt động văn hoá thể thao diễn ra càng làm tăng thêm không khí tưng bừng của ngày hội như thi đấu cầu lông, bóng bàn, bóng truyền, bóng đá và các tối giao lưu văn nghệ giữa các thôn trong xã và giữa các xã trong huyện.

Lễ hội đền Lảnh Giang là dịp để nhân dân tưởng nhớ những người có công với dân với nước, đồng thời động viên mọi người phấn đấu yên tâm xây dựng gia đình, quê hương đất nước.

Từ lâu đền Lảnh Giang vẫn được coi là nơi linh thiêng. Khách đến đề Lảnh Giang không chỉ vào hai kỳ tháng 6 và tháng 8 mở lễ hội, mà những năm gần đây diễn ra hầu như quanh năm. Khách ở nhiều tỉnh thành phố như Hà Nội, Hải Phòng , thành phố Hồ Chí Minh …về đây để được đáp ứng nhiều nhu cầu: tín ngưỡng, tâm linh, tìm hiểu lịch sử, thưởng ngoạn cảnh đẹp…

Với vị trí địa lý thuận lợi, đền Lảnh Giang nằm kề ngay sông Hồng, trong một vùng có nhiều di tích và dấu ấn lịch sử, cảnh quan thơ mộng trên bến dưới thuyền, đối diện bên kia sông Hông là phố Hiến (Hưng Yên) nổi tiếng một thời “thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì phố Hiến”, đền Lảnh Giang đã và đang tạo sức hút đối với du khách xa gần.

CHÙA BÀ ĐANH- NÚI NGỌC

Vị trí: Chùa Bà Đanh - núi Ngọc thuộc thôn Đanh Xá, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Đặc điểm: Chùa thờ Bà Chúa Đanh (thần Pháp Vũ) nổi tiếng linh thiêng.Ngôi chùa cách thị xã Phủ Lý 10km, nằm ở phía hữu ngạn sông Ðáy. Khu danh thắng này có diện tích khoảng 10ha, với phong cảnh trời mây sông nước hữu tình, ở xa làng xóm nên tĩnh mịch. Ngôi chùa hướng chính nam nhìn ra dòng sông Đáy nên thơ. Tương truyền chùa có từ thế kỷ thứ 7, ban đầu nơi đây là một ngôi đền nhỏ thờ tứ pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện). Đến đời vua Lê Hy Tông (1675-1705), đền được xây dựng lại to đẹp khang trang hơn. Người dân thấy phong cảnh đẹp, đền linh thiêng nên chuyển ngôi đền ở vị trí thường bị ngập lụt và rước tượng Phật về phối thờ, từ đó gọi là chùa Bà Đanh. Một trong số báu vật ở đây là bức tượng Bà Chúa Đanh (thần Pháp Vũ) tư thế ngồi trên ngai, toàn bộ đặt trên một gốc cây to; nhiều di vật khác được lưu giữ mang phong cách thời Lý - Trần.Sau khi thắp hương ở chùa, du khách đi tiếp lên đỉnh núi Ngọc, qua khu vườn cây trái xum xuê, trong đó có cây si già ngàn năm tuổi.Với cảnh quan trời mây sông nước hữu tình, lại có chùa Bà Đanh rất linh thiêng, điểm du lịch này ngày càng thu hút đông đảo khách thập phương đến lễ Phật và vãn cảnh.

Từ thị xã Phủ Lý qua cầu Hồng Phú, theo quốc lộ 21, đến cây số 11, rẽ trái 500m là tới hang. Trước cửa hang, có hai quả núi thấp đứng đối nhau tạo nên một cửa đá đồ sộ chắn ngang trước cửa hang. Mặt bằng trước hai quả núi này rất rộng, đây là một điểm dừng chân lý tưởng để ngắm toàn cảnh khu vực núi non và hang Luồn. Đây là khu vực được bao bọc xung quanh bởi các dãy núi cao, ở giữa thung lũng này nổi lên một dãy núi thấp, dãy núi này có hang Luồn. Miệng hang Luồn chính là mặt trước của dãy núi nhìn ra cửa đá.Trước mặt hang là một bãi đất rộng có một con kênh lớn chứa nhiều nước. Về mùa mưa, đây là một bến thuyền. Mùa cạn có thể vừa đi thuyền, vừa đi bộ xuống cửa hang. Nguồn nước ở đây từ các khe núi cao đổ xuống, tỏa vào các kênh, các mạch ngầm rồi dẫn ra sông Đáy. Chính vì vậy, nước rất trong và sạch, có thể nhìn thấu đáy. Về mùa mưa, nước dâng lên sát trần hang nhưng cũng chỉ chốc lát là rút hết, chỉ giữ lại một lượng nước vừa đủ để vào hang.

Miệng hang Luồn có hình vòm vách núi, chỗ nhô ra, chỗ lõm vào, chỗ thì chạy thẳng xuống lòng hang, vách thì uốn cong. Đặc biệt có vô số các nhũ đá hình thù muôn vẻ, cái từ trần hang rủ xuống, cái từ vách đá chồi ra kéo dài suốt chiều dài cửa hang. Chiều dài hang Luồn khoảng 400m, chiều rộng của hang vừa đủ cho một đoàn khách đi thuyền ngắm các vách núi với các nhũ đá kỳ lạ và nghe tiếng nước rỏ tí tách. Trong ánh sáng mờ ảo du khách sẽ cảm thấy bập bềnh, rồi du thuyền sẽ đưa du khách tới một không gian mở ra choáng ngợp khi gặp ao Dong.

Ao Dong rộng khoảng 300 mẫu, nước trong vắt có thể nhìn thấy từng con cá bơi, thấy cả thảm thực vật, đặc biệt là các loài rong núi, ngay cả ở mực nước sâu tới 3m. Ao Dong được tạo nên bởi các dãy núi cao, với rừng cây bên sườn núi. Động vật ở đây khá đa dạng, cỏ trắng, sơn dương rất nhiều tạo thêm sự sinh động hấp dẫn cho cảnh quan. Các ngọn núi in bóng xuống làn nước trong vắt của ao Dong tạo nên một bức tranh sơn thuỷ hữu tình.

Hang Luồn, ao Dong với sự kết hợp hài hòa của núi non cây cỏ, trời xanh, nước biếc, quần thể động thực vật hoang dã phong phú là điểm du lịch sinh thái có giá trị của tỉnh Hà Nam.

Ngũ Động Sơn thuộc xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng.Từ thị xã Phủ Lý, đi ngược thuyền sông Đáy 8km là đến động, hoặc từ Phủ Lý qua cầu Hồng Phú, theo quốc lộ 21, đến cây số 8 là tới cửa động.

Ngũ Động Sơn là năm hang nối liền nhau tạo thành một dãy động liên hoàn có chiều dài hơn 100m trong một lòng quả núi. Núi này có tên là núi Cuốn Sơn (Quyển Sơn) vì liên quan tới truyền thuyết về lá cờ của Lý Thường Kiệt bay lên núi và cuốn lại trên núi.

Núi còn có tên là Cấm Sơn vì núi này rất thiêng, không ai dám động vào một cây cỏ, cành khô trên núi, trên núi tương truyền có cỏ thi để chữa bệnh nên núi còn gọi là Thi Sơn. Hang Ngũ Động nằm trong lòng núi Cấm thuộc địa phận xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng.

Trong các động có rất nhiều thạch nhũ hình thù khác nhau, kiểu dáng xuất hiện, màu sắc, da nhũ, độ xốp, độ bóng của các hình nhũ cũng rất khác nhau. Có cái mọc chồi từ vách động, khe động, có cái rủ từ trên trần xuống, có cái nhô lên từ mặt nền. Có những nhũ đá ẩn sâu vào bóng tối, khi có ánh đuốc rọi vào, do hơi nước phản chiếu, ánh lửa ngời lên như châu ngọc. Có những phiến thạch nhũ bên trong rỗng, có nhiều hang hốc ăn thông với nhau, khi đánh vào nghe như tiếng đàn, tiếng trống, tiếng chiêng. Nếu bề dày của phiến đá lớn, chúng sẽ phát ra những âm thanh trầm, còn nếu bề dày của những phiến đá mỏng hơn thì chúng sẽ phát ra những âm thanh trong trẻo ngân nga.

Trên các bức vách của động thiên nhiên kỳ thú đã vẽ nên nhiều cảnh tượng đẹp, gợi những tưởng tượng sinh động về cuộc sống con người và cuộc sống xung quanh. Động 4 có một lối nhỏ ra một cái giếng có độ sâu vừa phải, nước trong vắt, có thể nhìn thấy cá đang bơi. Đây có thể là nơi tiêu nước của toàn động trong quá trình lòng núi bị bào mòn và rất có thể đáy giếng có đường ăn thông ra sông Đáy ở phía dưới chân núi Cấm. Lối vào động thứ 5 có những thạch nhũ tạo thành 3 cái cửa tự nhiên cách biệt nhau bởi những cột đá, mỗi cửa có thạch nhũ rủ xuống như những chiếc rèm cửa, có cửa có hình thạch nhũ như đôi voi đang chầu.

Núi Cấm, do không ai chặt cây cối nên đã giữ được một thảm thực vật phong phú, có nhiều cây to, nhiều cây dây leo phủ kín đồi. Trên đỉnh núi còn có một bàn cờ thiên tạo bằng đá. Từ đây có thể phóng tầm mắt ra xa để bao quát toàn bộ vẻ đẹp sơn thuỷ hữu tình của vùng nước non này.

Quần thể di tích thắng cảnh Bát cảnh sơn nằm ở xã Tượng Lĩnh, huyện Kim Bảng, Hà Nam.

Từ thị xã Phủ Lý, theo quốc lộ 22 đi 13km là đến quần thể danh thắng Bát cảnh sơn (hoặc có thể đi từ Đồng Văn theo quốc lộ 60).

Xã Tượng Lĩnh được thiên nhiên ưu đãi với địa hình tự nhiên có nhiều tiềm năng phong phú. Dãy Bát cảnh sơn đứng bên tả ngạn sông Đáy, dựa lưng vào vòng cung Nam Công (Kim Bảng – Hà Nam và Tuyết Sơn, Hương Tích – Hà Tây), tạo thành thế núi hình sông kỳ thú. Xét theo tổng thể ở phạm vi rộng thì Bát cảnh sơn là một cụm du lịch của quần thể Hương Sơn bởi hai thắng cảnh này rất gần gũi, tiếp giáp với nhau liền mạch trong dãy núi đá vôi Hà Nam – Hà Tây. Theo vị trí địa lý hành chính. Bát cảnh sơn là "tiểu thắng cảnh", là cửa ngõ Hương Sơn, nằm trong xã Tượng Linh, nơi ngã ba của 3 huyện Kim Bảng (Hà Nam), Mỹ Đức, Ứng Hoà (Hà Tây).

Từ lâu, dãy Bát cảnh sơn (dãy núi có 8 cánh) được coi là một thắng cảnh của trấn Sơn Nam. Theo Lịch triều hiến chương loại chí (phần Dư địa chí) của Phan Huy Chú thì vào thế kỷ thứ XVI, Nghị tổ Trịnh Doanh qua đây chiêm ngưỡng đã ví Bát cảnh sơn với Tiêu Tương bên Trung Quốc và cho lập hành cung để đi về thưởng ngoạn. Xưa kia, ở Bát cảnh sơn có 8 ngôi chùa và một ngôi miếu thờ thổ đại thần linh được bài trí xây dựng theo thuyết bát quái ngũ hành. Có thể do tám ngôi chùa mà vùng núi này được đặt tên là Bát cảnh sơn? Ngày nay, mặc dù một vài cảnh quan đã bị hủy hoại vì chiến tranh nhưng hàng năm khách vãn cảnh chùa Hương và khách du lịch thập phương vẫn về thăm với một số lượng khá đông.

21 tháng 1 2017

Bạn đã từng nghe đến địa danh " Vịnh Hạ long trên núi"? đó chính là hồ Hòa Bình, được hình thành từ việc đắp đập ngăn sông, chinh phục thiên nhiên. Sông Đà hung dữ nay đã trở thành hồ nhân tạo hiền hòa, lớn nhất Đông dương và là khu du lịch hấp dẫn. Hồ có diện tích rộng lớn (230 km), núi non trùng điệp, mây trắng bồng bềnh và hàng trăm hòn đảo lớn nhỏ, hai bên bờ ẩn hiện những bản dân tộc còn nguyên bản sắc đã tạo nên một bức tranh sơn thuỷ hữu tình. Du khách có thể nghỉ lại trên thuyền để ngắm trăng trên một vùng sông nước mênh mông, hay trên các nhà sàn để nghe hát dân ca, thưởng thức rượu cần, các món đặc sản dân tộc và nhảy múa cùng các chàng trai, cô gái miền sơn cước.
Với kế hoạch xây dựng hồ Hoà bình trở thành khu du lịch Quốc gia gồm nhiều loại hình du lịch phong phú: du thuyền, bơi mảng, câu cá, leo núi, thám hiểm hang động, đi bộ thăm các làng dân tộc… chắc chắn nơi đây sẽ là điểm đến lý tưởng của du khách.


SUỐI KHOÁNG KIM BÔI
Cách thành phố Hòa bình 30 km, vượt qua dốc Cun để đến Kim bôi, du khách vừa có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh thành phố Hòa bình, lại vừa thỏa thuê ngắm nhìn phong cảnh núi rừng thơ mộng trong suốt cuộc hành trình.
Khu du lịch nước khoáng nóng Kim bôi được xây dựng trên dòng suối nóng ngầm phun lên từ lòng đất, nhiệt độ 34 độ c và mang nhiều khoáng chất nên rất tốt cho sức khỏe con người. Tại đây, du khách vừa được uống nước khoáng trực tiếp từ suối vừa được tắm trong những bể tắm hiện đại dành cho cá nhân, gia đình, tập thể. Nhiều người đến đó kết hợp vừa đi du lịch vừa dưỡng sinh hay chữa bệnh.

KHU DU LỊCH SINH THÁI V-RESORT
Rời Hà Nội chưa đầy 40 km, từ ngã ba Bãi Lạng ( Lạng sơn) men theo con đường bao phủ một bên là núi rừng trùng điệp, một bên là những con suối đẹp như tranh, khu Du lịch sinh thái V-Resort nằm đắm mình trong thiên nhiên còn đầy vẻ nguyên sơ của rừng nói Hoà Bình. Những trang trại rau trái mang đến cho bạn một không gian thanh bình bậc nhất Việt Nam với những biệt thự, nhà sàn dân tộc độc đáo, nhà tranh đồng quê ẩn giữa bạt ngàn hoa ly. Các khu nhà của V-Resort được trang trí theo phong cách dân tộc với chất liệu chủ đạo là mây tre đan thể hiện sự tinh tế, hoà quyện vào thiên nhiên.
Tại đây, để thư giãn bạn có thể câu cá, đạp xe, leo núi, chơi golf, chơi tennis hay vùng vẫy tại bể tắm nước khoáng nóng tự nhiên dâng từ lòng đất. Khi màn đêm buông xuống, bên ánh lửa trại, bạn lắng nghe những câu chuyện của người xưa và ngắm nhìn các cô gái dân tộc ca hát, nhảy múa quanh ánh lửa bập bùng và thưởng thức những món ăn tươi ngon của Việt Nam được các đầu bếp nổi tiếng chế biến từ thực phẩm được nuôi trồng tại trang trại hay hay tận hưởng các dịch vụ quốc tế cao cấp
KHU DU LỊCH SINH THÁI THÁC THĂNG THIÊN
Từ thành phố Hà nội ngược lên Tây bắc, qua thị trấn Lương sơn, vượt qua dốc Kẽm là tới khu Du lịch Sinh thái Thác Thăng Thiên. Khu du lịch mới được đưa vào khai thác từ cuối năm 2007, được biết đến bởi cảnh quan thơ mộng, không gian yên bình và ấm cúng. Du khách có thể leo núi để khám phá vẻ đẹp kỳ vĩ của những dòng thác chảy suốt ngày đêm, hay tản bộ bên những dòng suối trong veo, nước chảy róc rách cùng với tiếng chim rừng gọi bạn, tiếng lá cây rì rào để tạm quên đi những âm thanh ồn ào của phố phường.

23 tháng 1 2019

Trên đất nước Việt Nam có rất nhiều danh lam thắng cảnh đẹp như là: Hồ Hoàn Kiếm, Văn Miếu, Bến Nhà Rồng,... Nhưng có một nơi rất nổi tiếng ở quê hương tôi đó là Vịnh Hạ Long ở Quảng Ninh.

Vịnh Hạ Long là một tuyệt tác đã có từ rất lâu do thiên nhiên tạo thành.  Vịnh có rất nhiều hang động, có động nước và động khô. Bên trong những hang động có rất nhiều đá vôi. Ngoài ra, còn có rất nhiều đảo và cồn đá. Để đi ra được những hang động đó bạn cần phải đi xuồng hoặc đi bằng thuyền. Mặt nước ở Vịnh Hạ Long rất đẹp. những làn sóng nhẹ nhàng đánh vào bờ tạo nên một khung cảnh thơ mộng khi bạn đứng ngắm Vịnh Hạ Long. Chiều về bạn có thể thấy hoàng hôn từ phía xa chiếu lên mặt nước như đang có đến tận hai mặt trời. Vì thế, mà Vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới.

Hằng năm, hàng ngàn người khắp thế giới đi đến Vịnh Hạ Long đế du lịch. Vịnh Hạ Long đã thu hút du khách trên khấp thế giới. Vịnh Hạ Long được coi là cái nôi của nước Việt Nam về nền lịch sử khảo cổ lâu đời. Ngoài ra, Vịnh Hạ Long còn có những hòn và tập trung nhiều động vật và thực vật quý hiếm. Có nhiều khu lịch sinh thái với hàng ngàn động vật dưới nước phong phú. Tên gọi của Vịnh Hạ Long đã thay đổi qua rất nhiều thời kì lịch sử, thời Bắc thuộc được gọi là Lục Châu Lục Hải sau đó được người Pháp gọi là Vịnh Hạ Long từ đó và phổ biến đến ngày nay.

Từ trên cao nhìn xuống, Vịnh Hạ Long như một bức tranh tuyệt hảo do thiên nhiên tạo thành gồm có những hang động và những hòn. Bên trong là những hang động người ta có thể tham quan, ngắm cảnh. Có những thạch nhũ có hình thù kì lạ do thiên nhiên tạo ra bên trong hang. Vịnh Hạ Long nhìn từ xa thấy như những người lính khổng lồ canh giữ biển Việt Nam. Mỗi buổi sảng, những chú chim én lại đi kiếm mồi và cho con người tổ của mình để có thể bồi dưỡng cơ thểVịnh Hạ Long nhiều lần cũng đã trở thành địa điểm lý tưởng của các nhà làm phim và các diễn viên.

Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những trường hợp vút rác bừa bãi làm ô nhiễm môi trường làm mất đi nét đẹp văn hoá của Việt Nam. Để đảm bảo mọi người không vứt rác bừa bãi cùng đã có những thùng rác đổ bỏ vào. Người ta còn làm sạch nước sông và cọ rửa các hòn đảo.

Vịnh Hạ Long đúng là một cảnh đẹp thiên nhiên trên thế giới. Tôi tự hào là một người ở Quảng Ninh và sở hữu một cảnh đẹp thiên nhiên thế giới.



 

23 tháng 1 2019

 Dãy núi Trường Sơn trập trùng chạy dài theo "khúc ruột miền Trung" có hàng trăm con thác hùng vĩ:

Trập trùng Thác Lửa, Thác Chông,

Thác Dài, Thác Khó, Thác ông, Thác Bà..

(Nước non ngàn dặm - Tố Hữu)

Bao con thác, bao huyền thoại, gắn liền với chiến tích hào hùng của anh bộ đội Cụ Hồ thời đánh Mỹ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”.

Trong hàng trăm con thác ấy có Thác Trắng năm gần Định Đô một bản của người Hơ rê, thuộc huyện Minh Long, tỉnh Quảng Ngãi. Thác Trắng cách trung tâm thành phố Quảng Ngãi trên 30 km. Đến thị trấn Minh Long, du khách có thể đi xe máy, đi xe đạp hoặc đi bộ vượt qua đoạn đường núi dài dộ 7 km là đến chân Thác Trắng. Cảnh núi đồi trập trùng xanh ngắt một màu bao la, những ô ruộng bậc thang nhấp nhô trải dài, trải rộng uốn quanh sườn núi, càng ngắm càng thích thú vô cùng.

Thác Trắng từ độ cao hơn 50m, nước chảy xuống theo ba dòng lớn trắng xoá như dát bạc trên sườn núi đá dốc đứng. Lúc hoàng hôn hay giữa cảnh khuya, nhất là sau những con mưa rừng, tiếng Thác Trắng dội ầm ầm vang động như tiếng sấm, như tiếng trống thúc quân của Thần Núi. Những đêm trăng, những buổi sớm bình minh, Thác Trắng như ba dải lụa màu lấp lánh hiện lên giữa màu xanh của bầu trời và ngàn cây vắt ngang sườn núi.

Dưới chân Thác Trắng có hồ nước sâu tự nhiên rộng hàng trăm mét vuông, nước xanh biếc và mát lạnh. Có thể bơi dọc theo các dòng suối trong vắt mà đến hồ. Mùa hè đến thăm Thác Trắng, leo núi và tắm mát, thật không có niềm vui thú nào bằng.

Cá niềng là đặc sản của núi, hồ Thác Trắng. Câu được vài ba con cá niềng to bằng bàn tay, đem nướng trên than hoa, chấm với nước mắm làm từ loại cá cơm nổi tiếng của xứ Quảng, nhâm nhi với chén rượu quê sẽ nhớ đời!

Quảng Ngãi có bao danh lam thắng cảnh như bãi biển Mỹ Khê, bãi biển Sa Huỳnh, núi Thiên Ân, sông Trà Khúc, biển Sa Cần, núi Răng Cưa... Nếu du khách chưa một lần đến thăm thú Thác Trắng quê em có thể nói chưa biết hết về hồn thiêng sông núi Quảng Ngãi, một miền quê anh hùng, nơi chôn nhau cắt rốn của các chiến sĩ du kích Ba Tơ một thời oanh liệt.

11 tháng 2 2019

Với bề dày lịch sử và truyền thống văn hoá lâu đời, Thanh Hoá là quê hương của nền văn hoá Ðông Sơn rực rỡ, của nhiều vị Anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá nổi tiếng.

Khu di tích lịch sử Lam Kinh (ở Thọ Xuân) cùng các lăng tẩm, bia mộ của các Vua và Hoàng hậu triều Lê, thành Nhà Hồ (ở Vĩnh Lộc) - công trình kiến trúc bằng đá kỳ vĩ, đến thờ - lăng Bà Triệu (ở Hậu Lộc) - thờ nữ tướng xứ Thanh đánh giặc Ðông Ngô từ những năm đầu Công nguyên... và nhiều di tích lịch sử văn hoá khác trên đất quê Thanh là những trang sử hào hùng ghi lại truyền thống đấu tranh giữ nước của dân tộc. Xứ Thanh không những giàu có về các di tích lịch sử văn hoá mà còn được thiên nhiên ban tặng biết bao cảnh đẹp hiếm có. Từ Hàm Rồng kỳ thú đến Bến En hoang dã mộng mơ, suối cá " thần" hấp dẫn ở Cẩm Lương - Cẩm Thuỷ, động Từ Thức nên thơ... đặc biệt bãi biển Sầm Sơn đầy nắng gió quyến rũ du khách trong những ngày hè nóng nực. Người xứ Thanh nồng hậu, mến khách vẫn gìn giữ được sinh hoạt văn hoá truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Múa đèn Ðông Sơn, trò Xuân Phả, khua luống, hội cồng chiêng cùng các điệu hò sông Mã vẫn còn xuất hiện nhiều trong các lễ hội truyền thống ở các vùng quê. Ðặc sản quê Thanh như bánh gai Tứ Trụ, chè lam Phủ Quảng, dưa hấu Mai An Tiêm, nem chua Hạc Thành, nước mắm Du Xuyên, tôm, cua, cá, mực Sầm Sơn... ai đã một lần thưởng thức thì khó mà quên được. Có thể nói tiềm năng du lịch của Thanh Hoá thật đa dạng và phong phú. Không một vùng đất nào của quê Thanh lại không có những nét riêng mới lạ thu hút khách du lịch. Vì vậy để đáp ứng nhu cầu tham quan du lịch, khám phá nét đẹp xứ Thanh, Du lịch Thanh Hoá xin trân trọng giới thiệu với quý khách xa gần các chương trình du lịch nội tỉnh.
-Thành phố Thanh Hoá: là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh, có lịch sử ra đời và phát triển trên 200 năm. Ðến với thành phố Thanh Hoá, khách du lịch có thể tới tham quan nhiều di tích văn hoá lịch sử và danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Cách thành phố Thanh Hoá 3 km về phía Bắc, trên trục quốc lộ 1A là quần thể danh lam thắng cảnh - di tích văn hoá lịch sử Hàm Rồng mà tương lai không xa, với dự án tổng kinh phí đầu tư 296 tỷ đồng, nơi đây sẽ trở thành khu du lịch văn hoá có tầm cỡ quốc gia. Những đồi thông ngút ngàn đan xen những thung lũng thơ mộng, bao quanh là dãy núi hình 9 khúc rồng nhấp nhô uốn lượn theo dòng sông Mã. Ðộng Long Quang trên núi đầu Rồng là nơi mà du khách có thể thả sức ngắm nhìn toàn cảnh sơn thuỷ hữu tình độc đáo. Ðộng Tiên Sơn nằm ở núi Rồng là nơi lưu giữ những kiệt tác của tạo hoá. Không những thế, giờ đây Hàm rồng còn là một bảo tàng lịch sử văn hoá đồ sộ. Mỗi ngọn núi, dòng sông, tấc đất, cây cầu đều trở thành một hiện vật sống ghi lại những chiến công hiển hách của quân và dân Hàm Rồng. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hàm Rồng vẫn đứng vững, hiên ngang, tượng trưng cho tinh thần bất khuất của dân tộc Việt Nam. Trên sườn núi Cánh Tiên, dòng chữ "Quyết thắng" đã làm nhụt chí kẻ thù, một Hàm Rồng chưa đầy 2 km vuông đã có tới 6 đơn vị và nhiều cá nhân Anh hùng... Ngoài ra, du khách có thể tới tham quan Thái Miếu nhà Lê - một hình ảnh thu nhỏ của Vương triều Lê trước sự chiêm ngưỡng, bái vọng của nhân dân. Ðền vừa được trùng tu, tôn tạo lại song cơ bản vẫn giữ nguyên nét kiến trúc mang đậm dấu ấn 2 thời kỳ hậu Lê và thời Nguyễn. Bảo tàng Thanh Hoá, công viên Thanh Quảng, khu văn hoá tưởng niệm Bác Hồ, nhà thờ Công giáo... cũng là những nơi dừng chân hấp dẫn của khách du lịch. Hàng năm có khoảng 100.000 khách tới thành phố Thanh Hoá tham quan, du lịch trong đó khoảng 2.400 khách quốc tế.

22 tháng 2 2019

Tham khảo:

Đất nước Việt Nam ta được thiên nhiên ưu đãi có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp. Ở mỗi nơi đều có những danh lam nổi tiếng và mang những nét đặc trưng riêng. Một trong những danh lam thắng cảnh đẹp của nước ta là Hồ Gươm. Bất kì ai đến thành phố Hà Nội du lịch đều không thể bỏ qua Hồ Gươm.

Hồ Gươm không chỉ đẹp bởi cảnh vật , mặt nước hồ màu xanh biếc, bóng liễu thướt tha mà Hồ Gươm. Đó là một danh lam thắng cảnh tự hào của người Hà Nội. Điểm đặc biệt của Hồ Gươm ngoài vẻ đẹp do thiên nhiên ban tặng mà Hồ Gươm còn là di tích lịch sử gắn liền với lịch sử đấu tranh anh hùng bất khuất của đất nước ta.

Khi thuyết minh về danh lam thắng cảnh này ta không thể không nhắc đến lịch sử hình thành và tồn tại của hồ. Hồ Gươm đã hình thành từ rất lâu đời, cách đây khoảng 6 thế kỉ,hiện nay hồ gồm hai phần chạy dài từ phố Hàng Đào qua Hai Bà Trung, Lý Thường Kiệt tới phố Hàng Chuối. Nước hồ quanh năm xanh biếc nên Hồ Gươm còn gọi được gọi với cái tên Hồ Lục Thủy.

Vào thế kỉ XV, Hồ Gươm được đổi tên thành Hồ Hoàn Kiếm. Sự kiện ấy gắn liền với truyền thống trả gươm thần cho rùa vàng của vị vua khai triều nhà hậu Lê người anh hùng của khởi nghĩa Lam Sơn chống lại giặc Minh. Truyền thuyết kể rằng, thờ giặc minh đô hộ nước ta chúng rất hung ác gây ra nhiều tội với nhân dân ta làm cho nhân dân ta làm cho dân ta sống trong cảnh khổ cực. Khi Lê Lợi (tức vua Lê Thái Tổ) dựng cở khởi nghĩa của Lam Sơn, có một ngư dân mò được một lưỡi gươm sau đó chính ông nhặt đươc một cái chuôi ở trong rừng. Khi lưỡi gắn vào chuôi gươm thì thân gươm ánh lên. Gươm báu này đã theo Lê Lợi trong suốt thời gian kháng chiến chống giặc Minh. Khi lên ngôi về đóng đô ở Thăng Long, trong một lần nhà vua đi dạo thuyền trên Hồ Lục Thủy bỗng một con rùa xuất hiện. Rùa vươn đầu cất tiếng nói “Xin bệ hạ hãy hoàn lại gươm cho Lang quân” Lê Thái Tổ hiểu ra sự việc bèn rút gươm khỏi vỏ, vừa giơ gươm ra thì gươm liền bay về phía rùa thần. Rùa ngậm gươm lặn xuống đáy hồ và từ đó Hồ Lục Thủy có tên gọi mới là Hồ Hoàn Kiếm hay Hồ Gươm. Chính truyền thuyết đặc sắc này đã khẳng định tấm lòng yêu chuộng hòa bình, căm ghét chiến tranh của người dân Thăng Long Hà Nội nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung.

Rùa là một trong bốn con vật linh thiêng trong tâm thức văn hóa dân gian. Giống rùa quý nay vẫn còn sinh sống trong lòng hồ, hàng năm có đôi lần nhô lên mặt nước, thật may mắn cho du khách nào nhìn thấy rùa nổi trên mặt hồ.

Có hai lần hòn đảo trên hồ là đảo Ngọc và đảo rùa. Đầu thế kỷ 19 người ta đã xây dựng một ngôi chùa trên đảo Ngọc và gọi là Chùa Ngọc Sơn. Không lâu sau đó chùa Ngọc Sơn không thờ phật nữa mà chuyển sang thờ thần Văn Xương Đế Quân nên đền Ngọc Sơn.

Chúng ta sẽ được tận hưởng những không gian cảnh vật thiên nhiên tuyệt đẹp. Trong Hồ Hoàn Kiếm có cầu Thê Húc dẫn vào đền Ngọc Sơn. Cầu Thê Húc được thiết kế cong cong hình vòng cung, trông rất đẹp mắt, là lối duy nhất đưa du khách vào đền Ngọc Sơn.

Khi thuyết minh về danh lam thắng cảnh này, ta quên hình ảnh rặng liễu, những hàng lộc vừng thướt tha, rủ bóng quanh mặt hồ. Xung quanh bờ hồ được trồng rất nhiều loài hoa, cây cảnh làm sáng rực lên một danh lam thắng cảnh của Hà Nội. Hình ảnh Hồ Gươm lung linh như một tấm gương xinh đẹp giữa lòng thành phố đã đi vào lòng người dân Hà Nội bao đời nay. Người dân Hà Nội sống xung quanh khu vực hồ thường có thói quen đi tập thể dục vào buổi sáng sớm, đặc biệt là vào mùa hè. Từ người già đến trẻ nhỏ đều thích ngồi trên ghế đá quanh hồ để ngắm vẻ đẹp của Hồ Gươm. Tiếng chim hỏi líu lo mặt hồ xanh biếc, cảnh vật thật đẹp không chỉ đắm chìm trong hơi thở mà thiên nhiên quan hồ rất thơ mộng. Đến Hồ Gươm ta nhìn thấy những cắp tình nhân tay trong tay đi dạo phố, họ đều tận hưởng cảnh đẹp của Hồ Gươm theo cách riêng của họ, những hoạt động đó làm cho Hồ Gươm trở nên tấp nập và sinh động hơn.

Không phải là hồ nước lớn nhất thủ đô song với nguồn gốc đặc biệt, Hồ Gươm từ lâu đã gắn liền với cuộc sống, tâm tư của nhiều người. Hồ nằm ở trung tâm một quận với những khu phố cổ kính, Hồ đã mở ra một khoảng không gian đủ rộng cho những sinh hoạt văn hóa bản địa. Hồ có những cảnh đẹp và hơn thế hồ gắn liền với huyền sử là biểu tượng khát khao hòa bình.

Không thể dùng từ gì để thuyết minh về danh lam thắng cảnh Hồ Gươm để có thể miêu tả hết vẻ đẹp của hồ. Hồ Gươm là nơi hội tụ, điểm hẹn của du khách bốn mùa. Mùa xuân đậm đà lễ hội truyền thống và rực rỡ sắc hoa. Mùa hạ ùa về từng cơn gió lồng lộng, thổi đi cái oi bức của phố phường, đâu đó trên những cành cây râm ran tiếng ve gọi hè. Mùa thu với màn sương huyền ảo, dáng liễu mơ hồ hư thực đã làm say đắm bao nhà nhiếp ảnh tài hoa. Mùa đông đi giữa những cơn mưa lá vàng chân nhẹ bước trên những thảm lá vừa rụng, xuýt soa với cái rét và những giọt mưa phùn lất phất bay.

Hồ Gươm không chỉ mang những nét đẹp cổ kính mà còn mang nét đẹp hiện đại, là danh lam thắng cảnh đẹp của đất nước ta. Trải qua bao chặng đường lịch sử phát triển của đất nước, Hồ Gươm vẫn đẹp, vẫn thơ mộng và trở thành điểm du lịch hấp dẫn đối với các du khách trong và ngoài nước. Mùa nào tính ấy, Hồ Gươm mãi là dấu ấn vẻ vang thời giữ nước và khát vọng hòa bình của tổ tiên xa xưa.

29 tháng 4 2019

Chọn thuyết minh về khu du lịch Tràng An

  Mở bài: Giới thiệu danh lam thắng cảnh Tràng An- Ninh Bình là điểm du lịch nổi tiếng thu hút đông đảo du khách.

  Thân bài:

  1. Lịch sử hình thành

    - Là khu quần thể di sản thế giới

    - Hệ thống núi đá vôi có tuổi địa chất 250 triệu năm

    - Núi đá, hang động, hang động được vua Đinh Tiên Hoàng làm thành Nam bảo vệ kinh đô Hoa Lư

  2. Vị trí địa lý

    - Nằm cách trung tâm thành phố Ninh Bình 7km và cách cố đô Hoa Lư 3km đi về phía nam.

    - Vùng lõi di sản Tràng An- Tam Cốc có diện tích 6172 ha, trở thành vùng bảo vệ đặc biệt nằm trong di sản thế giới Tràng An với diện tích 12252 ha.

    - Tham quan khu quần thể danh thắng Tràng An chủ yếu bằng thuyền, để đi vào các hang động.

  3. Cảnh quan thiên nhiên.

  - Hang động

    + Có tới 31 hồ, 48 hang động đã được phát hiện trong đó có những hang xuyên thủy dài hơn 2 km như hang Địa Linh, Sinh Dược.

    + Hang động hình thành do nhũ đá bị phôi hóa tạo thành nhiều hang động đẹp như: hang Nấu Rượu, hang Cơm

    + Nhiều hang động được công nhận là di tích khảo cổ học như di tích hang Trống( có dấu vết của người tiền sử từ 3000- 30000 năm trước, di tích hang Bói (dấu ấn của cư dân cổ sống cách đấy từ 5000 đến 30000 năm), di tích mái đá Thung Bình, di tích mái đá Hang Chợ.

  - Non nước:

    + Tràng An tạo thành nhiều hành trình xuyên thủy khép kín mà không phải đi thuyền quay ngược lại, quần thể được ví như trận đồ bát quái.

    + Điều kì diệu ở Tràng An là các hồ được nối liền với nhau bởi các hang động xuyên thủy có độ dài ngắn khác nhau.

  4. Giá trị về mặt lịch sử, văn hóa

    Tràng An gắn liền với những giá trị lịch sử, văn hóa vùng đất cố đô Hoa Lư, nơi Đinh Bộ Lĩnh thống nhất giang sơn lập ra nước Đại Cồ Việt.

    Tràng An còn được gọi là Thành Nam rộng lớn, là vùng núi cao để che chở, phòng thủ cho kinh đô Hoa Lư bấy giờ.

    - Các di tích văn hóa nổi bật: đền Trình, đền Tứ Trụ, đền Trần, Phủ Khống, hang Giọt, hang Bói….

  Kết bài: Nêu cảm nghĩ ( niềm vui, niềm tự hào) về danh thắng nổi tiếng thu hút khách du lịch và những người khảo cứu lịch sử.

22 tháng 3 2023

là dạng thuyết minh nha bạn nhưng sẽ có kết hợp với yếu tố miêu tả

29 tháng 4 2020

Nhắc đến danh lam thắng cảnh, những chốn có non nước hữu tình trên đất nước Việt nam ta khó lòng không nhắc đến vịnh Hạ Long. Cái tên ấy ai là người Việt nam cũng biết đến. Nó không chỉ đẹp trong hiện tại hay tương lai mà nó còn đẹp từ thời xưa trong câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm: "Con gà, con cóc quê hương cũng biến Hạ Long thành thắng cảnh". Mới đây vịnh Hạ Long còn dược UNESCO công nhận là một trong bảy kì quan đẹp nhất thế giới. Vậy không biết rằng Hạ Long có những gì mà lại được tôn vinh đến như vậy?

Vịnh Hạ Long còn có truyền thuyết đó là Ngọc Hoàng sai Rồng Mẹ mang theo một đàn Rồng Con xuống hạ giới giúp người Việt đánh giặc. Thuyền giặc từ ngoài biển ào ạt tiến vào bờ vừa lúc đàn Rồng tới hạ giới. Đàn Rồng lập tức phun ra lửa thiêu cháy thuyền giặc, một phần nhả Châu Ngọc dựng thành bức tường đá sừng sững làm cho thuyền giặc đâm phải mà vỡ tan, chặn đứng bước tiến của ngoại bang.

Bài này ngắn lắm rồi bạn

29 tháng 4 2020

thanks bạn nha