K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 9 2016
 Giới thiệu về cây Hoa Sữa 
Cây hoa sữa, hay còn gọi là mò cua, mù cua (tên khoa học: Alstonia scholaris; đồng nghĩa: Echites scholaris) là một loài thực vật nhiệt đới thường xanh thuộc Chi Alstonia, họ La bố ma (Apocynaceae).
Phân bố
Cây hoa sữa có nguồn gốc từ các khu vực:
Trung Quốc: Quảng Tây (tây nam), Vân Nam (nam)
Tiểu lục địa Ấn Độ: Ấn Độ; Nepal; Sri Lanka
Đông Nam Á: Campuchia; Myanma; Thái Lan; Việt Nam; Indonesia; Malaysia; Papua New Guinea (Quần đảo Solomon); Philippines
Australia: Queensland
Cây cũng được trồng tại một số khu vực có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới.


Mô tả
Cây hoa sữa là một cây thường xanh có thể đạt chiều cao lên đến 40 m. Vỏ cây màu xám gần như không có mùi, có vị rất đắng và khi cho vào miệng thì có cảm giác sàn sạn. Vỏ cây có nhựa dính màu trắng sữa, cũng có vị đắng.
Cây hoa sữa là cây lá rộng. 5 đến 7 lá tạo thành 1 vòng xoắn quanh nhánh cây (hiếm gặp hơn là 4-10 lá tạo thành 1 vòng). Các lá đơn có chiều dài từ 9 đến 20 cm và chiều rộng từ 2 đến 5 cm. Mặt trên của lá thường bóng, mặt dưới xám, trong khi viền lá thì trơn tru. Cuống lá dài từ 0,5 đến 3 cm.
Cuống hoa dài khoảng 2 đến 5 mm. Các hoa lưỡng tính không lộ ra và nhỏ. 5 Lá Đài dài 2 mm. 5 cánh hoa màu vàng chanh hợp thành một ống dài khoảng 6 mm. So với các loài khác trong Chi thì không có đế hoa hình đĩa. Nó chỉ là một vòng tròn với 5 nhị hoa. Mùa hoa chủ yếu giữa tháng 6 và tháng 11.
Quả đại mọc theo cặp, hơi lượn sóng hoặc cong, dài từ 30 tới 60 cm, rộng từ 2 đến 5 mm và chứa nhiều hạt hình chữ nhật. Hạt có lông ngắn và nhỏ, đầu cuối có túm lông dài 1,5-2 cm. Các quả chín từ tháng 12 đến tháng 5.



Sử dụng

Tại Sri Lanka, gỗ cây hoa sữa được sử dụng làm quan tài, trong khi trước đây ở Đông Nam Á loại gỗ này được dùng để làm giấy da. Gỗ cây hoa sữa cũng đã được dùng để làm bảng viết cho học sinh, vì vậy có tên gọi là “scholaris”.
Vỏ cây được sử dụng chủ yếu trong y học. Nó được coi là một loại thuốc bổ và hạ sốt. Nó được sử dụng trong y học Ayurvedic (Ấn Độ) cũng như đối với sốt, sốt rét, bệnh phong, bệnh ngoài da, ngứa, khối u, ung loét mãn tính, hen suyễn, viêm phế quản, suy nhược cơ thể và đặc biệt đối với các triệu chứng về đường ruột, dạ dày như tiêu chảy, kiết lỵ hoặc khó tiêu.
Lá cây sắc lên được sử dụng chống lại bệnh tê phù.
Hạt có tác dụng kích thích tình dục và tinh thần: Nghiền khoảng 2 gam hạt, sau đó ngâm trong nước để qua đêm. Uống nước sau khi đã được lọc.
Ta có thể tìm thấy trong các chợ châu Á vỏ cây dưới dạng miếng dày 1,5 cm, rộng 3-5 cm và dài 7-12 cm. Chúng có màu nâu hồng bên ngoài, bên trong thì sáng hơn với các hình sọc hoặc hình hạt màu vàng nhạt. Vỏ cây cũng được sử dụng để nhuộm quần áo từ len, sợi bông ra các gam màu vàng khác nhau.


Thành phần

Vỏ cây có chứa một số ancaloit khác nhau, ví dụ Ditamine, Echitenine và Echitamine.Các ancaloit đã được sử dụng thay thế cho quinine, chất có tác dụng hạ sốt. Những chất này đã được phát hiện khoảng năm 1880. Ditamine (C16H19O2) lần đầu tiên được lấy từ vỏ cây bởi Jobst và Hesse vào năm 1875, đó là một loại bột màu trắng, có vị hơi đắng. Tuy nhiên nó chỉ được lấy ra được từ 0,02% vỏ cây đã được xử lý, và vì vậy mà chưa bao giờ được dùng làm thuốc hạ sốt. Echitamine lần đầu tiên được lấy ra từ vỏ cây bởi Harnack và Hesse một lần nữa lại là người tìm ra công thức, đó là C22H28N2O4. Hesse cũng đã phát hiện ra chất Echitenine màu nâu, vô định hình (C20H27NO4). Bên cạnh những ancaloit này, các chất khác cũng được lấy ra từ vỏ cây, trong đó có các axit béo, axit kết tinh và các chất dạng nhựa mỡ khác giống với nhựa của các loại cây khác.


Đặt tên gọi
Tên Chi: Alstonia
Tên Loài: Scholaris
Tên Chi „Alstonia“ được đặt theo tên của giáo sư thực vật học người Edinburgh Charles Alston (1685-1760). Chi Alstonia bao gồm khoảng 43 loài phổ biến ở tất cả các khu vực nhiệt đới. Rất khó phân biệt Alstonia Scholaris (cây Hoa Sữa) với các loài khác cùng Chi, và vì vậy thường hay bị nhầm lẫn với nhau. Loại cây nổi tiếng nhất trong Chi Alstonia là Alstonia Constricta.
Tên Loài „Scholaris“ có nguồn gốc từ tiếng Latinh, có nghĩa là „Học sinh“ hay „Sinh viên“, bởi vì theo truyền thống gỗ cây này được dùng làm bảng viết. Dân địa phương gọi cây này là cây ma và được xem là nơi cư trú của ma quỷ. Do đó thành viên một số bộ tộc thường tránh ngồi hoặc đi dưới những cây này.
Các tên gọi khác cho cây Hoa sữa: Echites malabarica Lam., Echites scholaris L., Pala scholaris (L.) Roberty.
Một số tên gọi thông thường khác: cây vỏ Quinine Úc, cây Vỏ Đắng, cây Bảng Đen, Chatian (Tiếng Hindi), Chatiun, Chattiyan, Chhatim (Bengali), chhation, Daivappala, Devil tree, Devil’s tree, Dirita, Dita (Tagalot), Dita Bark Tree, Ditta, Elilampala, Elilappalai, Maddale (Kannada, Nam Ấn Độ), Milky pine (Úc) Nandani, Pala (Malayam, Tamil), Palai, Palimara, Pulai, Saittan ka jat, Saptaparna (Tiếng Phạn: „bảy lá“), Saptachadah, Saptaparnah, Saptaparni, Satvin (Tiếng Marathi: „bảy lá“), Schulholzbaum (Tiếng Đức: „Cây gỗ trường học“), Shaitan (Tiếng Ả-rập: „Ma quỷ“), Shaitan wood, Tanitan, Weiss.
haha
5 tháng 9 2016

thanks !

 

28 tháng 9 2021

Lạc đề rồi, bằng lời của cây chuối á!

28 tháng 9 2021

Vậy thay từ "cây chuối" thành "Tôi" đi là đc r:>

25 tháng 11 2021

Tham khảo
Một những loài cây có sự gắn bó lâu đời và mật thiết đời sống, văn hóa của dân tộc Việt Nam phải kể đến là cây tre. Khi nhắc đến cây tre, chúng ta không khỏi tư hào gọi là cây tre Việt Nam như sự thừa nhận, khẳng định cây tre là một phần không thể thiếu được của nước nhà.

Tre thường được thấy ở cổng làng, cổng đình cùng với những hình ảnh như cây đa, giếng nước, sân đình, là một điều không thể thiếu nơi làng quê. Chúng đứng thành bụi, giăng thành hàng, thành lũy. Những lũy tre mọc cao, dày vươn lên như có ý che chắn cả cả một vùng sinh hoạt bên dưới. Dáng tre mọc thẳng, cao, nhìn có vẻ “gầy gò” mà thực chất rất dẻo dai. Rễ tre thuộc loại rễ chùm, gầy guộc và cằn cỗi nhưng bám rất chắc chắn vào đất giúp giữ cây không bị đổ trước những cơn gió dữ. Thân tre tròn, xanh thẫm, nhỏ nhắn nhưng dẻo dai, không dễ gì đổ, gãy. Trên thân có các đốt được phân ra, nhìn kĩ có màu vàng nhạt. Các nhánh tre thường không mọc trên cao mà mọc ngay gần dưới đất, chúng có rất nhiều gai gồ ghề và thường rất nhỏ. Lá dài, thon, nhọn, chỉ bằng nửa lá xoài, nhìn mong manh nhưng không dễ bị úa tàn. Họ nhà tre phải đến cả trăm họ, đông đúc, nào là: Tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn rừng cả Điện Biên,… Dù là họ nào thì từ khi còn là măng tre, đã có dáng mọc thẳng, hiên ngang như vươn lên phía bầu trời không chịu cong bao giờ.

Cấu tạo thì có vẻ đơn giản như vậy nhưng cây tre có rất nhiều công dụng, là một phần rất quan trọng trong đời sống của bà con nông dân. Dân ta xưa kia chưa thể xây nhà gạch, mái ngói, tre trở thành chất liệu lợp mái, lát vách che nắng che mưa cho bao gia đình. Tre còn được tận dụng trong nghề thủ công, đan lát, trở thành những chiếc rổ, chiếc rá xinh xắn, tiện dụng theo các cô, các chị ra chợ, ra đồng. Tre làm cán cuốc, cán cày một nắng hai sương với người nông dân để được những mùa gặt bội thu. Tre gắn bó trở thành những thứ đồ hàng cho tụi trẻ chăn trâu, trở thành cái điếu cày làm bạn tuổi già với các cụ già,… Không chỉ thế, các chị, các mẹ còn trở nên duyên dáng hơn nhiều trong chiếc guốc tre thoải mái. Tre đã trở thành người bạn thân thiết với nông dân ta từ xưa đến nay.

Khi thời bình, tre trở thành những vật dụng thường ngày của người nông dân nhưng vào lúc nước ta gặp nỗi gian truân, tre lại trở thành một vũ khí vô cùng lợi hại của dân ta. Ở đó, “tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín” (Thép Mới). Trong lúc mà dân ta chưa có vũ khí hiện đại, vũ khí sử dụng đều phụ thuộc cả vào thiên nhiên. Tre với tính chất dẻo dai mà cứng rắn đã trở thành một vũ khí vô cùng lợi hại của dân ta. Từ ngày còn bé ta đã được biết đến truyền thuyết về vị anh hùng Thánh Gióng, bẻ tre bên đường, đánh cho quân xâm lược không còn manh giáp. Hay sự kiện lịch sử quan trọng, Ngô Quyền dùng cọc tre và lợi dụng thủy triều đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng vào năm 938, chấm dứt một nghìn năm Bắc thuộc trong lịch sử Việt Nam, mở ra một thời kỳ độc lập tự chủ cho Việt Nam. Đó là minh chứng rất cụ thể cho vai trò to lớn của cây tre trong những trận chiến khốc liệt giành độc lập dân tộc.

Tre cũng mang trong mình những ý nghĩa biểu tượng rất đáng tự hào, tiêu biểu cho những đức tính tốt đẹp của dân tộc. Tre luôn mọc thành lũy, thành hàng chứ không bao giờ mọc một mình, đó là tinh thần đoàn kết, đồng lòng, là một truyền thống quý báu từ bao đời của cha ông. Tre mọc thẳng, mọc cao, không bao giờ mọc nghiêng, cùng sự dẻo dai dễ sống của cây là biểu hiện rõ nhất cho sự kiên cường, bất khuất, giống như những con người Việt Nam dù phải chịu bao nhiêu sương gió, nhọc nhằn hay bị áp bức vẫn không mất đi sự cao quý trong tâm hồn và sự kiên cường trong tính cách. Đó đều là những phẩm chất đáng quý của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam, nên mới nói, nhắc đến cây tre là nhắc đến con người Việt Nam. Bởi vậy, cả dân tộc đều gọi tre là cây tre Việt Nam.
  Tre thật đẹp, thật có ích. Tre là biểu tượng không thể phai đổi, không thể mất đi, tre già măng mọc, thế hệ này sẽ tiếp nối nhựa sống của thế hệ kia, sẽ còn mãi đến mai sau. Dù là chiến tranh đã lùi xa, cuộc sống trở nên hiện đại hơn, nhiều loại vật liệu được sinh ra thay thế cho tre nhưng cây tre vẫn mãi giữ một vị trí quan trọng trong tâm hồn người Việt và mãi là tài sản vô giá của cả dân tộc.

Trên mảnh đất Việt Nam của cha ông, tre và người và đã gắn bó, cùng đồng cam cộng khổ, nâng đỡ nhau qua bao năm tháng lịch sử có giá trị to lớn và vĩnh hằng. Hình ảnh cây tre đã trở thành hình ảnh không thể thiếu trong những trang văn hóa bất diệt của dân tộc, là người bạn lớn đáng tôn vinh của cả dân tộc.

25 tháng 11 2021

Nữ hoàng độc dược hay bả sói là những biệt danh dùng để chỉ loài hoa Ô đầu chứa chất kịch độc làm liệt cơ xương, loạn nhịp tim, gây tử vong cho người.

Cây hoa Ô đầu có nhiều loại, phổ biến như Aconitum napellus, Aconitum fortunei. Trong đó, Aconitum napellus thường mọc ở vùng sườn núi châu Âu, còn Aconitum fortunei được tìm thấy ở vùng núi Hà Giang, Lào Cai (Sa Pa) của Việt Nam và nhiều nơi khác.Cây trưởng thành cao khoảng 1 mét, lá cây có đường kính 5-10 cm xẻ thành 5-7 phần, hoa có màu tím đậm hoặc hơi xanh, mũ hoa hẹp dài hình cái mũ. Vì có hình hài hoa như vậy nên Ô đầu còn được gọi là "khăn đội đầu của thầy tu".Cây hoa Ô đầu chứa một loạt hóa chất có độc tố cao như aconitine, mesaconitine, hypaconitine và jesaconitine. Nếu hái lá cây mà không dùng găng tay, chất aconitine có thể xâm nhập vào cơ thể người một cách dễ dàng qua da.Chất độc trên cây Ô đầu tập trung đậm đặc nhất ở phần quả của cây, ngay cả cánh và mật hoa cũng chứa chất độc. Khi trúng độc tố của cây Ô đầu có thể làm tứ chi bị tê bì, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, loạn nhịp tim, nếu đủ liều có thể gây tử vong.Tương truyền thời kỳ Hy Lạp cổ đại, những người chăn cừu đã biết lấy chất độc từ cây Ô đầu để tẩm vào mũi tên bắn chết chó sói. Cho nên cây hoa này còn được biết đến với cái tên là cây bả sói.. Ở châu Âu, đây có lẽ là một trong những loài hoa đẹp nhưng độc nhất nên còn được tôn phong là "nữ hoàng độc dược".Với một lượng 20 – 40 ml chất độc từ cây Ô đầu có thể gây ngộ độc dẫn đến tử vong trong vòng 2 – 6 tiếng trúng độc. Còn nếu liều lượng lớn hơn thì có thể gây tử vong ngay. Chất độc của Ô đầu cũng từng được người Eskimos sử dụng để săn cá voi. Thậm chí phát xít Đức từng dùng chất độc của cây Ô đầu để làm đạn độc.

Tuy chứa chất kịch độc nhưng cây Ô đầu lại được sử dụng làm dược liệu trong việc bào chế thuốc trong chữa tim, chống viêm, xoa bóp khi nhức mỏi chân tay, khớp,nếu như sử dụng đúng liều.Cũng vì đó mà ô đầu đã được đưa vào y học ngày nay để chế tạo thuốc và sử dụng  một cách rộng rãi,phổ biến.