K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đa dạng về hệ sinh vật

Trên cơ sở các tài liệu đã công bố của các nhà sinh vật Việt Nam đã được tổng hợp trên cơ sở những tài liệu đáng tin cậy của một số các nhóm chính trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam có tới trên 28.682 loài động thực vật bao gồm:

Về thực vật: hệ thực vật Viêt Nam có 19.357 loài trong đó 600 loài Nấm, 368 loài Vi khuẩn lam (Cyanophyta), 2176 loài Tảo (Algae), 793 loài Rêu (Bryophyta), 2 loài Khuyết lá thông (Psilotophyta), 57 loài Thông đất (Lycopodiophyta), 2 loài Thân đốt (Cỏ tháp bút - Equisetophyta), 691 loài Dương xỉ (Polypodiophyta), 69 loài Hạt trần (Pinophyta) và 13.000 loài Hạt kín (Magnoliophyta).

Về động vật: Theo những thống kê mới nhất hệ động vật Việt Nam 9.325 loài bao gồm:5.500 loài Côn trùng (Insect), 2.470 loài Cá (Fish), 800 loài Chim (Bird), 80 loài Lưỡng cư (Amphibian), 180 loài Bò sát (Reptile) và 295 loài thú (Mammal).

Đa dạng về thảm thực vật

Theo thang phân loại của UNESCO (1973) ở nước ta có 4 lớp quần hệ: Rừng rậm, rừng thưa, trảng cây bụi và trảng cỏ. Mỗi lớp quần hệ lại chia ra các phân lớp, mỗi phân lớp lại chia ra các nhóm quần hệ và sau đó mới đến các quần hệ. Mỗi quần hệ được phân nhỏ thành các phân quần hệ và dưới đó là quần hệ. Đối với vùng rừng mưa nhiệt đới thường chỉ tồn tại các quần xã thực vật với tập hợp nhiều loài đồng ưu thế. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt có điều kiện khí hậu khắc nghiệt thì không loại trừ việc tồn tại các quần hợp như ở Tây Nguyên hay đối với các quần hệ cây trồng.

Lớp quần hệ 1: Rừng rậm

Lớp quần hệ 2: Rừng thưa với 3 phân lớp quần hệ

Lớp quần hệ 3: Trảng cây bụi: Gồm 3 phân lớp Lớp quần hệ 4: Trảng cỏ thứ sinh với 5 phân lớp quần hệ Chúc bạn học tốt!haha
25 tháng 4 2023

– Giá trị về kinh tế- xã hội, nâng cao đời sống.

+ Tài nguyên thực vật cung cấp tinh dầu, nhựa, chất nhuộm, dùng làm thuốc, thực phẩm, nguyên liệu sản xuất thủ công nghiệp…

+ Tài nguyên động vật cung cấp cho ta nhiều sản phẩm để làm thức ăn, làm thuốc và làm đẹp cho con người.

+ Là cơ sở phát triển du lịch, tham quan, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, nghiên cứu khoa học…

– Giá trị về bảo vệ môi trường sinh thái:

+ Điều hòa khí hậu, giữ cho môi trường không khí trong lành.

+ Bảo vệ đất, chống xói mòn.

+ Cố định bãi bồi, chắn gió, sóng…

+ Hạn chế thiên tai lũ bùn, lũ quét, lũ đá…

17 tháng 11 2016

Câu 1: Trả lời:

* Đặc điểm sông ngòi nước ta:
a) Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp cả nước. Do nước ta có 3/4 diện tích là đồi núi, có độ dốc lớn, lại có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mưa nhiều tập trung vào một mùa. Các dòng nước dễ đào lòng đất để tạo nên các dòng chảy: rãnh, khe, suối, sông nhỏ, sông lớn.
- Cả nước có khoảng 2360 dòng sông trên 10 km.
- Có 93 o/o là các sông nhỏ, ngắn, dốc. Do lãnh thổ hẹp bề ngang. Địa hình nhiều đồi núi, lan sát biển.
b) Sông ngòi nước ta chảy theo 2 hướng chính là tây bắc - đông nam và vòng cung. Do cấu trúc và hướng nghiêng địa hình từ tây bắc xuống đông nam và vòng cung núi ảnh hưởng đến dòng chảy của sông.
c) Sông ngòi nước ta có 2 mùa: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt:
- Mùa lũ lượng nước trên sông chiếm 70 - 80 o/o cả năm.
- Mùa lũ không trùng từ bắc vào nam.
Do sông chịu tác động của lượng mưa của 2 mùa gió: mùa gió tây nam mưa nhiều, mùa gió đông bắc mưa ít.
d) Sông ngòi nước ta có lượng phù sa lớn:
- Hàm lượng phù sa TB: 223g/m3
- Tổng lượng phù sa: 200 triệu tấn / năm
Do địa hình nước ta nhiều đồi núi, mưa nhiều và tập trung nên lượng đất bị bào mòn, xâm thực lớn. Các sông lớn chảy qua nhiều vụ khí hậu khác nhau, có lưu vực rộng, chảy về nước ta là phần hạ lưu nên đem là lượng phù sa lớn.
* Giá trị sông ngòi: Sông ngòi nước ta có giá trị to lớn về nhiều mặt: giao thông, thủy lợi, thủy điện, thủy sản...

 

17 tháng 11 2016

Câu 2: Trả lời:

- Vị trí địa lí thuận lợi

- Diện tích châu lục rộng lớn

- Có nền văn mình lúa nước phát triển

- Gia đình sinh con nhiều, chính sách kết hoạch hóa gia đình chưa thực sự phát triển.

- Công nghiệp hiện đại cũng tương đối phát triển.

 

8 tháng 5 2023

Câu 1

 Đặc điểm địa hình: 

*Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam:

 -Trên đất liền, đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. Địa hình thấp dưới 1000 m chiếm tới 85%, núi cao trên 2000m chiếm 1%.

- Địa hình đồng bằng chỉ chiếm 1/4 lãnh thổ đất liền và bị đồi núi ngăn cách thành nhiều khu vực.

* Địa hình nước ta được Tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau:

- Sau giai đoạn Cổ kiến tạo, lãnh thổ nước ta được tạo lập vững chắc và bị ngoại lực bào mòn, phá hủy tạo nên những bề mặt cổ, thấp và thoải.

- Giai đoạn Tân kiến tạo, vận động tạo núi Hi-ma-lay-a đã làm địa hình nước ta nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau, địa hình thấp dần theo hướng tây bắc - đông nam.

- Địa hình nước ta có hai hướng chính là tây bắc - đông nam và vòng cung.

*Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người:

- Các hoạt động ngoại lực của khí hậu, của dòng nước và của con người là những nhân tố ảnh hưởng đến hình thành địa hình hiện nay của nước ta.

- Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa có tác động lớn trong việc phong hóa, bào mòn tạo nên những dạng địa hình độc đáo.

- Các dạng địa hình nhân tạo ở nước ta xuất hiện ngày càng nhiều: giao thông, hầm mỏ, đô thị, đê, đập, kênh rạch,…

KHÍ HẬU:

*tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm:

- tính chất nhiệt đới: nhiệt độ tb năm của không khí đều vượt 210C trên cả nc và tăng dần từ bắc vào nam. Số giờ nắng đạt từ 1400-3000h/năm

- tính chất gió mùa: khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt, phù hợp với 2 mùa gió

- tính chất ẩm: lượng mưa tb năm lớn khoảng từ 1500-2000/ năm, đọ ẩm không khí tb năm trên 80%

*Tính chất đa dạng và thất thường: 

- Khí hậu phân hóa mạnh theo không gian và thời gian, hình thành nên các miền và vùng khí hậu khác nhau:

+ miền khí hậu phía bắc: từ dãy Bạch Mã trở ra bắc, khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh

+ Miền khí hậu phía nam: từ dãy Bạch Mã trở vào phía nam,có khí hậu cận xích đạo

+ ngoài ra, khí hâu còn phân hóa theo chiều đông tây, theo độ cao và hướng của các dãy núi. Khí hậu nc ta còn rất thất thường.

SÔNG NGÒI:

 -Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước.

- Sông ngòi nước ta chảy hai hướng chính là tây bắc - đông nam và vòng cung.

- Sông ngòi nước ta có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt.

- Sông ngòi nước ta có lượng phù sa lớn

- Giá trị của sông ngòi: thuỷ lợi, thuỷ điện, thuỷ sản, giao thông vận tải, cung cấp lượng phù sa lớn phục vụ cho nông nghiệp, phát triển du lịch,... 

- Sông ngòi nước ta đang bị ô nhiễm: do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người.

ĐẤT: 

Phong phú và đa dạng.Gồm 3 nhóm đất chính : ferelit , phù sa , đất mùn núi cao.

- Núi, đồi:

+ Đất mùn núi cao trên các loại đá.

+ Đất feralit đỏ và đồi núi thấp trên các loại đá.

- Đồng bằng sông Mã:

+ Đất bồi tụ phù sa (trong đê).

+ Đất bãi ven sông (ngoài đê).

- Ven biển: đất mặn ven biển.

* Khoáng sản:

- Nước ta có nguồn khoáng sản phong phú, đa dạng (5000 điểm quặng và tụ khoáng của gần 60 loại khoáng sản khác nhau)

- Phần lớn các mỏ có trữ lượng vừa và nhỏ.

- Một số mỏ có trữ lượng lớn như:

+ Than: Quảng Ninh

+ Dầu mỏ, khí đốt: Bà Rịa-Vũng Tàu.

+ Bô xit, apatit (Lào Cai)

+ Đất hiếm, đá vôi…

 

 

 

 

8 tháng 5 2023

Câu 2

MIỀN BẮC VÀ ĐÔNG BẮC BẮC BỘ

*Vị trí và phạm vi lãnh thổ:

- Bao gồm khu vực đồi núi tả ngạn sông Hồng và khu đồng bằng Bắc Bộ.

- Miền tiếp giáp với khu vực ngoại chí tuyến và á nhiệt đới Hoa Nam.

*Tính chất nhiệt đới bị giảm sút mạnh mẽ, mùa đông lạnh nhất cả nước:

- Mùa đông: đến sớm và kết thúc muộn.

 - Mùa hạ: nóng ẩm, mưa nhiều.

*Địa hình phần lớn là dồi núi thấp với nhiều cánh cung mở rộng với nhiều cánh cung mở rộng về phía bắc quy tụ tại Tam Đảo:

- Địa hình vùng núi đa dạng: địa hình caxtơ đá vôi

- Tại các miền núi thấp có các đb nhỏ như cao bằng, lạng Sơn, Tuyên Quang

- Địa hình đồi núi thấp và đồng bằng mở rộng, tạo điều kiện cho hệ thống sông ngòi phát triển và tỏa rộng khắp miền.

 

MIỀN TRUNG BỘ VÀ BẮC TRUNG BỘ

*Vị trí, phạm vi lãnh thổ:

Miền thuộc hữu ngạn sông Hồng, từ Lai Châu đến Thừa Thiên - Huế.

*Địa hình cao nhất Việt Nam:

- Đây là miền có địa hình cao nhất cả nước với nhiều dãy núi cao, thung lũng sâu.

- Các dãy núi chạy theo hướng tây bắc - đông nam, so le nhau, xen giữa là các cao nguyên đá vôi rất đồ sộ.

- Các mạch núi lan ra sát biển, xen với đồng bằng chân núi và những cồn cát trắng tạo cho vùng duyên hải trung bộ c ta những cảnh quân rất đẹp và đa dạng

* Khí hậu đặc biệt do tác động của địa hình:

- Mùa đông đến muộn và kết thúc sớm, nhiệt độ mùa đông cao hơn miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.

 -Mùa hạ gió tây nam bị biến tính trở nên khô nóng, đặc biệt là vùng ven biển Đông Trường Sơn.

*Tài nguyên phong phú đa đang được điều tra, khai thác

- Sông ngòi của miền có độ dốc lớn, có giá trị cao về thủy điện. Điển hình như thủy điện Hòa Bình, Sơn La,…

MIỀN NAM TRUNG BỘ VÀ NAM BỘ

*Vị trí, phạm vi lãnh thổ:

- Bao gồm toàn bộ lãnh thổ phía nam nước ta, từ Đà Nẵng tới Cà Mau.

- Chiếm 1/2 diện tích lãnh thổ nước ta.

*Một miền nhiệt đới gió mùa nóng quanh năm, có mùa khô sâu sắc

- Từ dãy Bạch Mã trở vào nam, nhiệt độ trung bình năm cao, 250C ở đồng bằng và 210C ở miền núi, biên độ năm nhỏ. Không có mùa đông lạnh.

- Chế độ mưa không đồng nhất

Trường Sơn Nam hùng vĩ và đồng bằng Nam Bộ rộng lớn

- Trường Sơn Nam:

+ Hình thành trên một miền nền bằng rất cổ được Tân kiến tạo nâng lên mạnh mẽ.

+ Đặc điểm: núi và cao nguyên rộng lớn, hùng vĩ. Cảnh quan đa dạng, khí hậu mát mẻ, lạnh giá (vùng núi).

-Đồng bằng Nam Bộ: rộng lớn, chiếm hơn 1/2 diện tích đất phù sa của cả nước và phát triển trên một vùng sụt võng rộng lớn do phù sa sông Đồng Nai, sông Mê Công bồi đắp nên.

*Tài nguyên phong phú và tập trung, để khai thác

- Khí hậu, đất đai: thuận lợi cho sản xuất nông - lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản.

- Tài nguyên rừng: phong phú, nhiều kiểu loại sinh thái (chiếm gần 60% diện tích rừng cả nước). Trong rừng có nhiều loài sinh vật quý hiếm.

- Tài nguyên biển: đa dạng và có giá trị to lớn (thuỷ hải sản, dầu mỏ, nhiều bãi biển đẹp, có giá trị về giao thông vận tải biển). Dầu mỏ là tài nguyên lớn nhất của miền. Các tài nguyên sinh vật biển đa dạng.

- Khó khăn: khô hạn kéo dài dễ gây ra hạn hán, cháy rừng; diện tích rừng 

28 tháng 11 2021

Sóc Trăng, mảnh đất an lành với sự cộng cư, giao hòa, gắn kết lâu đời của ba dân tộc anh em Kinh, Khmer, Hoa là một trong những thành phố đẹp và thơ mộng ở Đồng bằng sông Cửu Long. Vùng đất này nổi tiếng với những ngôi chùa cổ kính mang kiến trúc độc đáo, có khung cảnh thiên nhiên yên bình, ẩm thực phong phú và đặc biệt người dân vô cùng hiền lành, gần gũi. Đến du lịch Sóc Trăng nếu bạn chưa biết đi đâu thì đừng quên tham khảo những địa điểm du lịch Sóc Trăng siêu đẹp dưới đây và tận hưởng chuyến đi của mình.

Chợ nổi Ngã Năm

Chợ nổi Ngã Năm nằm ở phường 1, thị xã Ngã Năm, huyện Thanh Trị, cách trung tâm thành phố Sóc Trăng khoảng 60km. Đây là phiên chợ có lịch sử lâu đời nhất miền Tây sông nước với vị trí cực kỳ thuận lợi giao điểm của 5 con sông tỏa ra 5 ngả: Cà Mau, Vĩnh Quới, Long Mỹ, Thanh Trị, Phụng Hiệp. Chợ nổi Ngã Năm buôn bán đầy đủ mọi thứ và nổi bật nhất là hoa quả đặc sản Miền Tây Nam Bộ.

Chợ nổi Ngã Năm

 Ngồi trên xuồng dạo quanh chợ, bạn sẽ được ‘chiêu đãi’ các món ăn dân dã, đậm chất sông nước miền Tây với giá cực kỳ phải chăng như các món cháo, bún nước lèo, hủ tiếu, cà phê… cũng như hiểu thêm về cuộc sống của con người Sóc Trăng.

 

Chùa Dơi

Chùa Dơi tọa lạc tại đường Văn Ngọc Chính, phường 3, thành phố Sóc Trăng, là một công trình tiêu biểu cho kiến trúc dòng Phật giáo Nam tông của đồng bào dân tộc Khmer ở Sóc Trăng. Chùa được xây từ khoảng thế kỉ XVI cho đến nay vẫn còn giữ được vẻ đẹp khá nguyên vẹn. Đặc biệt khi du lịch Sóc Trăng, tới đây bạn sẽ thấy hàng ngàn con dơi khá lớn treo mình trên trên cây ở khuôn viên chùa.

 

 

 

28 tháng 11 2021

Tham khảo 

     Sóc Trăng, mảnh đất an lành với sự cộng cư, giao hòa, gắn kết lâu đời của ba dân tộc anh em Kinh, Khmer, Hoa là một trong những thành phố đẹp và thơ mộng ở Đồng bằng sông Cửu Long. Vùng đất này nổi tiếng với những ngôi chùa cổ kính mang kiến trúc độc đáo, có khung cảnh thiên nhiên yên bình, ẩm thực phong phú và đặc biệt người dân vô cùng hiền lành, gần gũi. Đến du lịch Sóc Trăng nếu bạn chưa biết đi đâu thì đừng quên tham khảo những địa điểm du lịch Sóc Trăng siêu đẹp dưới đây và tận hưởng chuyến đi của mình.

Chợ nổi Ngã Năm

Chợ nổi Ngã Năm nằm ở phường 1, thị xã Ngã Năm, huyện Thanh Trị, cách trung tâm thành phố Sóc Trăng khoảng 60km. Đây là phiên chợ có lịch sử lâu đời nhất miền Tây sông nước với vị trí cực kỳ thuận lợi giao điểm của 5 con sông tỏa ra 5 ngả: Cà Mau, Vĩnh Quới, Long Mỹ, Thanh Trị, Phụng Hiệp. Chợ nổi Ngã Năm buôn bán đầy đủ mọi thứ và nổi bật nhất là hoa quả đặc sản Miền Tây Nam Bộ.

Chợ nổi Ngã Năm

 Ngồi trên xuồng dạo quanh chợ, bạn sẽ được ‘chiêu đãi’ các món ăn dân dã, đậm chất sông nước miền Tây với giá cực kỳ phải chăng như các món cháo, bún nước lèo, hủ tiếu, cà phê… cũng như hiểu thêm về cuộc sống của con người Sóc Trăng.

 

Chùa Dơi

Chùa Dơi tọa lạc tại đường Văn Ngọc Chính, phường 3, thành phố Sóc Trăng, là một công trình tiêu biểu cho kiến trúc dòng Phật giáo Nam tông của đồng bào dân tộc Khmer ở Sóc Trăng. Chùa được xây từ khoảng thế kỉ XVI cho đến nay vẫn còn giữ được vẻ đẹp khá nguyên vẹn. Đặc biệt khi du lịch Sóc Trăng, tới đây bạn sẽ thấy hàng ngàn con dơi khá lớn treo mình trên trên cây ở khuôn viên chùa.

14 tháng 5 2021

Thực trạng nạn chặt phá rừng ở Việt Nam hiện nay đang là vấn đề hết sức nghiêm trọng. ... Thực tế, diện tích rừng tự nhiên  Việt Nam đang ngày càng suy giảm nhanh với tốc độ chóng mặt. Nhất là độ che phủ rừng ở khu vực miền Trung. Độ che phủ rừng ở nước ta hiện còn chưa đến 40%, diện tích rừng nguyên sinh còn khoảng 10%.

14 tháng 5 2021

1. Tài nguyên rừng

- Suy giảm tài nguyên rừng: Độ che phủ rừng ở nước ta năm 1943 là 43%. Năm 1983, giảm xuống còn 22 %. Đến năm 2006, tăng lên đạt 39%. Mặc dù tổng diện tích rừng đang được phục hồi, nhưng tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái vì chất lượng rừng không ngừng bị giảm sút.

- Biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng:

   + Theo quy hoạch, phải nâng độ che phủ rừng của cả nước lên 45 - 50%, vùng núi dốc phải đạt 70 - 80%.

   + Những quy định về nguyên tắc quản lí, sử dụng và phát triển đối với ba loại rừng:

Đối với rừng phòng hộ: có kế hoạch, biện pháp bảo vệ nuôi dưỡng rừng hiện có, gây trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc. Đối với rừng đặc dụng: bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh học của các vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên về rừng và khu bảo tổn các loài. Đối với rừng sản xuất: đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng, duy trì và phát triển hoàn cảnh rừng, độ phì và chất lượng đất rừng.

   + Giao quyền sử dụng đất và bảo vộ rừng cho người dân.

   + Nhiệm vụ trước mắt là quy hoạch và thực hiện chiến lược trồng 5 triệu ha rừng đến năm 2010, nâng độ che phủ rừng lên 43%.

Sử dụng và bảo vệ đa dạng sinh vật

Suy giảm đa dạng sinh vật

   + Tác động của con người làm thu hẹp diện tích rừng tự nhiên, đổng thời còn làm nghèo tính đa dạng của các kiểu hệ sinh thái, thành phần loài và nguồn gen.

   + Nguồn tài nguyên sinh vật dưới nước, đặc biệt nguổn hải sản của nuớc ta cũng bị giảm sút rõ rệt.

 

 

27 tháng 10 2023

Sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là một vấn đề quan trọng đối với sự phát triển bền vững của một quốc gia:

1. Tình hình khai thác và sử dụng khoáng sản hiện nay:
   - Việt Nam có nhiều nguồn tài nguyên khoáng sản quý báu như than đá, dầu khí, bauxite, quặng sắt, quặng mangan, quặng đồng, và nhiều loại khoáng sản khác.
   - Tuy nhiên, việc khai thác và sử dụng tài nguyên này đôi khi gặp phải các vấn đề như khai thác quá mức, thiếu quản lý và tác động xấu đến môi trường.

2. Quản lý tài nguyên khoáng sản:
   - Cần phải cải thiện quản lý tài nguyên khoáng sản để đảm bảo khai thác được thực hiện bằng cách bảo vệ môi trường và duy trì tài nguyên trong tương lai.
   - Các quy định pháp luật cần được áp dụng mạnh mẽ để kiểm soát việc khai thác, thuế và bảo vệ môi trường.

3. Sử dụng tài nguyên khoáng sản để phát triển kinh tế:
   - Tài nguyên khoáng sản có thể được sử dụng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua việc sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm có giá trị.
   - Đầu tư công nghệ và cơ sở hạ tầng của ngành khai thác có thể tạo ra việc làm và thúc đẩy phát triển kinh tế tại các khu vực có tài nguyên.

4. Bảo vệ môi trường và xã hội:
   - Khai thác tài nguyên khoáng sản có thể gây ra các tác động tiêu cực đến môi trường như ô nhiễm nước, đất và không khí.
   - Cần có các biện pháp để đảm bảo rằng việc khai thác được thực hiện một cách bền vững, không gây hại cho môi trường và cộng đồng địa phương.

5. Quản lý thuế và chi phí liên quan:
   - Việc thu thuế và quản lý thuế từ hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo nguồn tài chính cho chính phủ và đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng và xã hội.
   - Điều này cần kết hợp với quản lý hiệu quả để đảm bảo rằng nguồn thuế được sử dụng một cách minh bạch và hiệu quả.

6. Hợp tác quốc tế và phát triển công nghiệp chế biến:
   - Việt Nam có thể hợp tác với các đối tác quốc tế để học hỏi kinh nghiệm và công nghệ mới trong việc khai thác tài nguyên khoáng sản.
   - Phát triển công nghiệp chế biến tại nước có thể tạo ra giá trị gia tăng và việc làm, thay vì chỉ xuất khẩu tài nguyên nguyên liệu.
-> Sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam cần quản lý cẩn thận để đảm bảo tối ưu hóa lợi ích kinh tế, bảo vệ môi trường, và đảm bảo quản lý thuế hiệu quả. Việc hợp tác quốc tế và phát triển công nghiệp chế biến cũng quan trọng.

17 tháng 4 2019

1,

- Đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp:

+ Đồi núi chiếm tới ¾ diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích.

+ Trên phạm vi cả nước, địa hình đồng bằng và đồi núi thấp (dưới 1000m) chiếm tới 85%, địa hình cao (trên 2000m) chỉ chiếm 1%.

- Cấu trúc địa hình khá đa dạng:

+ Địa hình nước ta có cấu trúc cổ được vận động Tân kiến tạo làm trẻ hóa, tạo nên sự phân bậc rõ rệt theo độ cao, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và phân hóa đa dạng.

+ Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính:

● Hướng Tây Bắc – Đông Nam thể hiện rõ rệt từ hưu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã.

● Hướng vòng cung thể hiện ở vùng núi Đông Bắc và khu vực Trường Sơn Nam,

- Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa:

+ Xâm thực mạnh ở miền đồi núi: trong điều kiện lớp vỏ phong hóa dày, thấm nước tốt, vụn bở, trên các sườn đất dốc, đất bị xói mòn, rửa trôi, nhiều nơi trơ sỏi đá, hiện tượng trượt đất, đá lở.

+ Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông: hệ quả của quá trình xâm thực là sự mở mang nhanh chóng, đồng bằng hạ lưu sông (đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long).

- Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người:

+ Con người nổ mìn khai thác đá, phá núi làm đường (hầm đèo Hải Vân)

+ Đắp đê ngăn lũ, đồng bằng sông Hồng với hệ thống đê điều dày đặc, làm phân chia thành địa hình trong và ngoài đê.

+ Phá rừng đầu nguồn, gây nên hiện tượng đất trượt đá lở; xây dựng nhà máy thủy điện…


31 tháng 3 2019

a/ Nguyên nhân

– Khai thác quá mức làm thu hẹp diện tích rừng tự nhiên và làm nghèo tính đa dạng của sinh vật.

– Ô nhiễm môi trường đặc biệt là môi trường nước làm cho nguồn thuỷ sản bị giảm sút.

b/ Biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học

– Xây dựng hệ thống vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên.

– Ban hành sách đỏ Việt Nam.

– Quy định khai thác về gỗ, động vật, thuỷ sản.

30 tháng 3 2019

Theo ý hiểu thôi:

-Hiện trạng : Bị săn bắt bừa bãi, quá mức, nhiều loài bị tuyệt chủng hoặc gần tuyệt chủng.

-Nguyên nhân: Do ý thức kém của người dân, lợi nhuận.

-Hậu quả: Mất cân bằng sinh thái, phá vỡ chuỗi thức ăn.

-Biện pháp:

+Phạt nặng những TH vi phạm/

+Tuyên truyền cho mọi người ý thức bảo tồn.

+Mỗi người phải có ý thức.