K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 1 2020

Nik này và nik có 364GP có gì khác nhau hả bạn, Nếu thực tâm bạn muốn giúp và trao đổi kinh nghiệm học tập thì nik nào chả z, 1 lý do thôi, tham GP. Muốn tố cáo thì tố cáo cho các bạn khác phòng ngừa thôi, lấy lại nik chả khác nào tiếc rẻ GP

14 tháng 1 2020

Nick này có 0GB còn nick kia có 364GB

Khác nhau hoàn toàn luôn!!!>.<

Dân tộc ta có truyền thống: “Tôn sư trọng đạo”, nét đẹp ấy đã được bao thế hệ người Việt Nam kế thừa và phát triển.Từ xưa, ca dao đã có câu:Muốn sang thì bắc cầu kiều Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy. Được coi trọng như vậy bởi người thầy luôn tượng trưng cho những gì chuẩn mực, đạo lý và người thầy còn có sứ mệnh cao quý là truyền đạo lý cho mọi người, nhất...
Đọc tiếp

Dân tộc ta có truyền thống: “Tôn sư trọng đạo”, nét đẹp ấy đã được bao thế hệ người Việt Nam kế thừa và phát triển.


Từ xưa, ca dao đã có câu:

Muốn sang thì bắc cầu kiều
 

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.
 

Được coi trọng như vậy bởi người thầy luôn tượng trưng cho những gì chuẩn mực, đạo lý và người thầy còn có sứ mệnh cao quý là truyền đạo lý cho mọi người, nhất là cho các thế hệ học trò của mình, giúp họ trở nên người có học vấn, có nhân cách tốt đẹp, có năng lực giúp ích cho đời, cho dân, cho nước.
 

Bác Hồ đã từng nói: “Người thầy giáo tốt – thầy giáo xứng đáng là thầy giáo – là người vẻ vang nhất. Dù là tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh. Đây là một điều rất vẻ vang”.
 

 

Nhà giáo được vinh danh là “Kỹ sư tâm hồn”, nghề dạy học được vinh danh là “Nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý”. Ngày nay, có biết bao nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú và hàng triệu giáo viên khác – những người đang mang tâm huyết, trí tuệ, không quản khó khăn, gian khổ, cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”. Những người thầy ấy luôn được coi trọng. Tôn vinh người thầy đã trở thành đạo lý, thành tình cảm tự nhiên của mỗi người chúng ta.
 

Mỗi năm, khi sắp đến ngày 20-11 lòng chúng tôi lại dâng lên những cảm xúc khó tả, những mong nhớ, nuối tiếc về thời đi học đã qua, những kỷ niệm về thầy cô và những người bạn học đã mãi mãi đi xa để giữ lấy bình yên cho Tổ Quốc. Ngày 20-11 là ngày ân tình, thầy cô giáo chúng tôi đón nhận tình cảm của toàn xã hội, tình cảm chân thành của học trò làm chúng tôi thật sự xúc động, thấy ấm lòng hơn khi nhìn những ánh mắt trong sáng, những câu nói, nụ cười thân thương, sự quan tâm lo lắng của các em làm chúng tôi quên đi bao mệt mỏi của bộn bề công việc, những lo toan trong cuộc sống hàng ngày.
 

Ngày nay, chúng ta đang sống, làm việc trong những điều kiện thuận lợi hơn trước, song cũng rất nhiều thách thức đang đặt ra cho các nhà giáo như: vấn đề đổi mới căn bản nền giáo dục đại học Việt Nam, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trong hội nhập, đào tạo theo nhu cầu xã hội... Hơn ai hết, với vai trò là người thầy “Thay Đảng rèn người”, chúng tôi ý thức được trách nhiệm của mình phải bồi dưỡng tri thức, làm chủ công nghệ, khắc phục những khó khăn bằng sức lực, trí tuệ và lòng yêu nghề. Điều đó đòi hỏi mỗi nhà giáo phải có bản lĩnh, vừa giữ được phẩm chất tốt đẹp của nghề nghiệp cao quý vừa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao về tri thức, về kiến thức chuyên môn, về nghiệp vụ sư phạm sao cho phù hợp.
 

Những thành tựu mà trường Đại học Hà Tĩnh đã đạt được, cho đến nay đã ghi đậm dấu ấn, công lao của bao nhà giáo. Trường của chúng ta đã và đang phát triển mạnh mẽ, cơ sở vật chất ngày càng khang trang, đội ngũ gần 300 cán bộ, giảng viên, và hơn 9.000 HSSV của cả trường với tâm huyết, năng lực, ý thức trách nhiệm và tinh thần nỗ lực đang là chủ thể, là lực lượng to lớn tạo ra sự chuyển biến phát triển của nền giáo dục nước nhà.
 

Mỗi ngày đi qua, trên gương mặt của mỗi thầy cô, hằn sâu bao nhọc nhằn, bao vất vả của đời thường, nhưng chỉ có ánh mắt vẫn sáng lên một niềm tin, một tình yêu đối với nghề vô bờ bến. Chúng tôi là những cán bộ, giảng viên của trường Đại học Hà Tĩnh, xin hứa sẽ tiếp tục thắp sáng niềm tin ấy, thắp sáng lý tưởng cao quý mà các thế hệ thầy cô đã giữ gìn; sẽ tiếp tục kế thừa và phát huy những thành quả đã đạt được, nỗ lực vượt khó, sáng tạo để hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, góp sức đào tạo thế hệ trẻ có phẩm chất, có năng lực, có khát vọng để tiếp bước cha anh dựng xây đất nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh.
 

Nhân ngày 20/11, xin trân trọng gửi tới các thầy, cô giáo, những lời chúc tốt đẹp, những bó hoa tươi thắm nhất! Hướng về các thầy, các cô với tấm lòng thành kính, những học trò hôm qua và những học trò hôm nay đã, đang và sẽ luôn khắc ghi trong lòng đạo lý: Uống nước nhớ nguồn, tôn sư trọng đạo.
 

Chúng ta yêu nghề giáo và trọn đời thủy chung, son sắt với nghề:
 

"Viên phấn trắng hướng cuộc đời bay bổng
 

Mực đỏ chấm bài là máu chảy từ tim".

3
23 tháng 11 2016

sao

3 tháng 10 2019

LẼ RA CÁC CTV PHẢI GIẢI CÁC BÀI KHÓ ĐỂ MỌI NGƯỜI BIẾT CÁCH LÀM, CHỨ TRANH CÂU DỄ RỒI ĐỂ CÂU KHÓ , AI MÀ LÀM ĐƯỢC

3 tháng 10 2019

đúng

6 tháng 3 2022

Em thích nhất lĩnh vực về giáo dục khoa cử thời Lê Sơ:

- Sau khi lên ngôi vua,Lê Thái Tổ đã cho dựng lại Quốc tử giám ở kinh thành Thăng Long,mở trường học ở các lộ,mở khoa thi và cho phép người nào có học đều được dự thi.

- Ở các đạo,phủ có trường công.Những người giỏi và có đạo đức được tuyển chọn làm thầy giáo

- Nội dung thi cử là các sách nhà Nho.Ở thời đại Lê Sơ,Nho giáo chiếm vị thế độc tôn

- Tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ,lấy đỗ 989 tiến sĩ,20 trạng nguyên.Riêng thời vua Lê Thánh Tông(1460-1497) tổ chức được 12 khoa thi tiến sĩ,lấy đỗ 501 tiến sĩ,9 trạng nguyên

- Đặc biệt vào thời vua Lê Thánh Tông còn cho dựng bia đá đặt ở Văn Miếu-Quốc tử giám,gọi là Bia tiến sĩ nhằm tôn vinh những người đỗ tiến sĩ trở lên.Và 82 bia tiến sĩ được đặt tại Văn Miếu-Quốc tử giám đã được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới

\(\Rightarrow\) “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” của Thân Nhân Trung đã khẳng định rất rõ tầm quan trọng của hiền tài với đất nước.Giáo dục phát triển là tiền đề cho một quốc gia phát triển thịnh trị. Có thể thấy những điều này được các đời vua thời Lê Sơ rất chú trọng,đề cao.

28 tháng 4 2016

4/ Nguyễn Nhạc lại giảng hòa với quân Trịnh mà không giảng hòa với quân Nguyễn vì: Do quân Trịnh lúc bấy giờ vẫn còn mạnh, trong khi đó quân Nguyễn đang suy yếu sau một thời gian giao chiến với quân Tây Sơn.

28 tháng 4 2016

mình trả lời câu 7 nha: đối nội:chèn ép ndân

đối ngoại: thuần phục nhà Thanh;học luât nhà Thanh( trong khi nhà Thanh đã thối nát; gần như sụp đổ)

khước từ mọi quan hệ với phương Tây

=> chính sách đối ngoại: mù quáng,đóng kín và bảo thủ

5 tháng 11 2017

...

16 tháng 2 2022

Câu 1:

Những nội dung chính của lịch sử thế giới cận đại bao gồm:

- Sự ra đời và phát triển của nền sản xuất mới - tư bản chủ nghĩa. Với hàng loạt các cuộc cách mạng tư sản diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau, hệ thống chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới.

- Sự xâm lược của chủ nghĩa đế quốc và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước châu Á.

- Sự phát triển của phong trào công nhân quốc tế.

- Văn học, nghệ thuật, khoa học - kĩ thuật thời kì này phát triển với hàng loạt các thành tựu lớn.

- Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) diễn ra để lại nhiều hậu quả nặng nề cho nhân loại.

Chúc em học tốt

16 tháng 2 2022

lịch sử thế giới trung đại nha

19 tháng 2 2022

- Sự ra đời và phát triển của nền sản xuất mới - tư bản chủ nghĩa. Với hàng loạt các cuộc cách mạng tư sản diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau, hệ thống chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới.

- Sự xâm lược của chủ nghĩa đế quốc và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước châu Á.

Câu 1:

- Sự phát triển của phong trào công nhân quốc tế.

- Văn học, nghệ thuật, khoa học - kĩ thuật thời kì này phát triển với hàng loạt các thành tựu lớn.

- Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) diễn ra để lại nhiều hậu quả nặng nề cho nhân loại.

Câu 2:

1802 Nguyễn Ánh đánh bại nhà Tây Sơn, lên ngôi vua, đặt niên hiệu là Gia Long, lập lên nhà Nguyễn, đặt kinh đô tại Phú Xuân

1803–1855 Nổi dậy Đá Vách

1804 Nguyễn Ánh đổi tên nước thành Việt Nam

1821–1827 Khởi nghĩa Phan Bá Vành

1833–1834 Chiến tranh Việt–Xiêm

1836 Việt Nam thôn tính Chân Lạp, đặt làm Trấn Tây Thành

1839

15 tháng 2 Minh Mạng đổi tên nước thành Đại Nam

1841 rút quân khỏi Trấn Tây Thành, Xiêm đặt Ang Duong lên ngôi, tái lập Chân Lạp

1858–1884 Chiến tranh Pháp-Đại Nam

1861–1865 Bạo loạn ven biển

1866 Chính biến chày vôi

1867 nhà Nguyễn cắt Nam Kỳ lục tỉnh nhượng cho Pháp

Pháp thuộc[sửa | sửa mã nguồn]

1884

6 tháng 6 Hòa ước Giáp Thân, kết thúc Chiến tranh Pháp-Đại Nam, triều đình nhà Nguyễn chấp nhận sự bảo hộ của Pháp

1885–1895 phong trào Cần Vương

1887

17 tháng 10 thực dân Pháp thành lập Liên bang Đông Dương, gồm Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ và Campuchia, đặt thủ đô tại Sài Gòn

1893

3 tháng 10 sáp nhập Lào vào Liên bang Đông Dương

1898

12 tháng 4 sáp nhập Quảng Châu Loan vào Liên bang Đông Dương

19 tháng 2 2022

? mik mới lóp 7 cho mik mấy cái đó sao mình hiểu

 

26 tháng 4 2021

Các bạn nhanh giúp mình tại mình đang cần gấp, tks!

26 tháng 4 2021

1 – Nguồn gốc chung của anh em Tây Sơn

Năm 1655, lần đầu tiên và cũng là lần duy nhất trong cuộc Trịnh – Nguyễn phân tranh, chúa Nguyễn đã chủ dộng cho quân vượt biên giới sông Gianh, tấn công vào lãnh địa của chúa Trịnh. Quân Nguyễn đã chiếm được một vùng đất rộng lớn, gồm từ Nghệ An trở vào Nam, nhưng sau gần 5 năm, xét thấy không thể giữ được, chúa Nguyễn lại cho rút quân về. Cùng với cuộc rút lui này, chúa Nguyễn đã cưỡng ép rất nhiều dân cư Đàng Ngoài di cư vào Đàng Trong.

Tổ tiên của anh em Tây Sơn vốn người họ Hồ ở Hưng Nguyên (Nghệ An) là một trong những nạn nhân của cuộc cưỡng ép di cư. Nay ở xã Hưng Thái, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, vẫn còn một khu đất bằng phẳng, tương truyền đó chính là khu mộ tổ của anh em Tây Sơn.

Vào Nam, tổ tiên của anh em Tây Sơn bị đưa về khu vực phía trên đèo An Khê. Sau một thời gian khai hoang, họ đã góp phần tạo ra ấp Tây Sơn, gồm có ấp Nhất, và ấp Nhì (hai đều thuộc huyện An Khê).

Vào khoảng giữa thế kỉ XVIII, một người của họ Hồ là Hồ Phi Phúc đã di cư về quê vợ của ông là thôn Phú Lạc, ấp Kiên Thành (nay thuộc xã Bình Thành, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định). Khu Gò Lăng ở xã này, tương truyền, chính là nền nhà cũ của Hồ Phi Phúc. Sau một thời gian cư ngụ tại quê vợ, Hồ Phi Phúc lại chuyển đến ở thôn Kiên Mĩ (một địa điểm cách thôn Phú Lạc không xa).

Từ lúc phải rời đất tổ là Nghệ An để vào Nam cho đến khi ba anh em Tây Sơn chào đời, họ Hồ đã trải bốn thế hệ khác nhau. Họ đã sống ở bốn địa điểm khác nhau là Hưng Nguyên, Tây Sơn, Phú Lạc và Kiên Mĩ. Đến đời thứ tư, không rõ vì sao anh em Tây Sơn lại lấy theo họ mẹ là họ Nguyễn.

Anh em Tây Sơn có nguồn gốc nông dân, nhưng là nông dân khá giả và có được học hành cả văn chương lẫn võ nghệ.

2 – Thế thứ chính quyền Nguyễn Nhạc Pháp – Nguyễn Nhạc (? – 1793)

- Nguyễn Nhạc là tên thật. Ngoài ra, ông còn có hai tên gọi khác, là ông Hai Trầu. (vì có một thời ông làm nghề buôn trầu) và ông Biện Nhạc (vì có một thời ông làm biện lại là chức dịch của một sở tuần ti, tương tự như nhân viên thu thuế).
- Con trưởng của ông Hồ Phi Phúc và bà Nguyễn Thị Đồng.
- Nguyễn Nhạc sinh năm nào không rõ, chỉ biết ông lớn hơn em là Nguyễn Huệ khoảng mười tuổi. Có người phỏng đoán ông sinh năm 1743.
- Năm 1771, ông là người khởi xướng và lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Tây Sơn.
- Năm 1773, ông xưng là Tây Sơn Đệ Nhất trại chủ.
- Tháng 3 năm 1776, xưng là Tây Sơn Vương, đóng đô ở thành Đồ Bàn (ngày nay thuộc tỉnh Binh Đinh).
- Năm 1778, lên ngôi hoàng đế, dặt niên hiệu là Thái Đức, từ đó, đổi gọi thành Đồ Bàn là thành Hoàng Đế.
- Năm 1786, xưng là Trung ương hoàng đế và dời đô về Quy Nhơn.
- Mất năm 1793 vì bệnh.

b – Nguyễn Bảo
- Con của Nguyễn Nhạc, sinh và mất năm nào không rõ.
- Nối ngôi cha năm 1793.
- Sau, Quang Toản (con của Quang Trung) đánh chiếm hết đất, chỉ phong cho Nguyễn Bảo là Hiếu Công, cho thu thuế huyện Phù Li làm lương ăn.

3 – Thế thứ chính quyền Nguyễn Huệ
a – Nguyễn Huệ (1753 – 1792)

- Con thứ ba của ông Hồ Phi Phúc và bà Nguyễn Thị Đồng. Nguyễn Huệ còn có tên gọi khác là Nguyễn Văn Thơm và Nguyễn Văn Bình. Đương thời, dân địa phương thường gọi là ông Ba Thơm.
- Sinh năm 1753.
- Năm 1771, tham gia khởi xướng và là một trong những lãnh tụ của phong trào Tây Sơn.
- Tháng 3 năm 1776, khi Nguyễn Nhạc xưng là Tây Sơn Vương, ông được phong làm Phụ chính.
- Năm 1778, được phong làm Long nhương tướng quân.
- Cuối năm 1784, đầu năm 1785, ông là tổng chỉ huy quân đội Tây Sơn, đánh trận quyết định với quân Xiêm La xâm lược do Nguyễn Ánh rước về và đã thắng vang dội ở Rạch Gầm – Xoài Mút.
- Năm 1786, khi Nguyễn Nhạc xưng là Trung ương hoàng đế, ông được phong làm Bắc bình vương, cai quản vùng đất từ Bến Ván (Quảng Nam) ra bắc.
- Ngày 25-11 năm Mậu Thân (1788) tức ngày 22-12-1788, khi Lê Chiêu Thống rước quân xâm lược Mãn Thanh về giày xéo đất nước, để quy tụ lực lượng vào sự nghiệp chống xâm lăng, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, đặt niên hiệu là Quang Trung.
- Xuân Kỉ Dậu (1789), đại phá quân Mãn Thanh trong trận Ngọc Hồi – Đống Đa lịch sử.
- Từ năm 1787, khi cai quản luôn toàn bộ đất đai Bắc Hà, Nguyễn Huệ đã có ý định xây dựng kinh đô ở Nghệ An, gọi đó là Phượng Hoàng Trung Đô.
- Mất ngày 16 tháng 9 năm 1792, thọ 39 tuổi.
- Con thứ của Quang Trung, mẹ người họ Phạm (mất trước Quang Trung, khi sống được Quang Trung phong là Chánh cung hoàng hậu, khi mất được Quang Trung truy tặng là Nhân Cung Đoan Tĩnh Trinh Thục Nhu Thuần Vũ, Chánh hoàng hậu).
- Sinh năm Quý Mão (1783), lúc nhỏ có tên là Trác, do vậy cũng có tên khác lúc nhỏ là ông hoàng Trác.
- Nối ngôi từ tháng 9 năm 1792, ở ngôi 10 năm, sau bị Gia Long bắt và giết vào ngày 7 tháng 10 năm Nhâm Tuất (1802).

4 – Chính quyền Nguyễn Lữ (? – 1787)
- Nguyền Lữ là con thứ tư của ông Hồ Phi Phúc và bà Nguyễn Thị Đồng, không rõ sinh năm nào. Trước khi tham gia phát động và lãnh đạo khởi nghĩa Tây Sơn, ông còn có tên gọi khác là thầy Tư Lữ.
- Tháng 3 năm 1776, khi Nguyễn Nhạc xưng là Tây Sơn Vương, ông được phong làm Thiếu phó.
- Năm 1778. ông được phong làm Tiết chế.
- Năm 1786, khi Nguyễn Nhạc xưng là Trung ương hoàng đế, ông được phong làm Đông định vương, cai quản vùng đất Gia Định (Nam Bộ ngày nay) .
- Năm 1787, ông mất vì bệnh ở Quy Nhơn.
Chúc hok tốt