Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Vài nét về lịch sử tỉnh Bắc Ninh
Dưới các triều đại phong kiến trước đây, tỉnh Bắc Ninh được gọi là Kinh Bắc mà lịch sử đã để lại những di sản văn hoá truyền thống phong phú về mặt vật thể và phi vật thể với hệ thống thành quách ở thị xã Bắc Ninh, phòng tuyến sông Cầu (sông Như Nguyệt) nổi tiếng thời Lý chống lại các thế lực ngoại bang phương Bắc, hệ thống các đền chùa, miếu mạo ở các vùng Từ Sơn, Bắc Ninh - Thị Cầu, Dâu Keo ... và đặc biệt là hát dân ca quan họ nổi tiếng cùng các lễ hội mang đậm bản sắc dân tộc như hội Lim, Đình Bảng ...
- Từ năm 1822 xứ Kinh Bắc được nhà Nguyễn đổi tên gọi thành tỉnh Bắc Ninh, sau 2 năm trấn thành Bắc Ninh, thuộc thị xã Bắc Ninh ngày nay, được xây dựng lại bằng đá ong và hiện diện vị thế của mình bằng cột cờ cao 17m.
- Dưới thời Pháp thuộc vào năm 1931 thị trấn Bắc Ninh được đổi tên thành tỉnh Bắc Ninh. Thị xã Bắc Ninh được tổ chức thành một cứ điểm trọng yếu về quân sự của Bắc Kỳ và là một trung tâm chính trị, kinh tế vùng.
- Năm 1938 thị xã Bắc Ninh được xếp vào thành phố thứ 5 của xứ Bắc Kỳ sau các đô thị: thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng, thành phố Nam Định và thị xã Hải Dương.
- Sau hoà bình lập lại năm 1954, tỉnh Bắc Ninh nói chung và thị xã Bắc Ninh nói riêng tiếp tục duy trì sự phát triển kinh tế suốt quá trình xây dựng chính quyền nhân dân và chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc
- Vào năm 1963 tỉnh Bắc Ninh được sát nhập với tỉnh Bắc Giang thành tỉnh Hà Bắc. Mặc dù không còn vị trí tỉnh lỵ như trước đây (lúc đó Bắc Giang trở thành tỉnh lỵ của tỉnh mới sát nhập), nhưng thị xã Bắc Ninh vẫn là một trung tâm kinh tế - xã hội quan trọng của Hà Bắc, nhất là trong mối quan hệ giao lưu với thủ đô Hà Nội.
- Đến năm 1996 tỉnh Hà Bắc lại được chia lại thành hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang theo Nghị quyết của Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 10 (ngày 15 - 11 - 1996). Từ đó thị xã Bắc Ninh lại trở thành thị xã của tỉnh Bắc Ninh mới.
Từ đó đến nay Bắc Ninh đã phát triển không ngừng bộ mặt đô thị hoá của tỉnh mà tiêu biểu là việc xây dựng mới:
Khu vực hành chính và các khu dân cư mới ở thị xã Bắc Ninh.
Cải tạo và phát triển mạnh bộ mặt trung tâm của các thị trấn huyện lỵ, nhất là thị trấn Từ Sơn.
Đang hình thành và phát triển một số khu công nghiệp tập trung quan trọng như khu công nghiệp Từ Sơn, Quế Võ.
Hệ thống kỹ thuật hạ tầng được cải tạo và nâng cấp đáng kể nhất là QL 1A, QL 1B, QL 18, QL 38, và 11 tuyến tỉnh lộ với tổng chiều dải trên 350 km. Các hệ thống hạ tầng kỹ thuật cấp nước, cấp điện cũng được đầu tư đáng kể.
Hệ thống di tích lịch sử văn hoá lâu đời của xứ Kinh Bắc xưa nhất loạt đã được khôi phục, bảo tồn và phát triển có hiệu quả thu hút khách du lịch thập phương.
Ngoài ra với hàng trăm ngành nghề khác nhau của tỉnh Bắc Ninh cũng được khuyến khích phát triển tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển nhiều thi tứ trên sông Dân, ở Đông Hồ, Đình Bảng, Đa Hội, Tương Giang, Phù Khê, Nội Duệ...
Nơi sinh thành dân tộc và nên tảng văn hiến Việt Nam
Bắc Ninh - Kinh Bắc xưa là vùng đất phía bắc của kinh thành Thăng Long, Đông Đô, Hà Nội ngày nay, là vùng đất trung tâm của châu thố sông Hồng. Bắc Ninh còn là nơi gặp gỡ, giao hội của các mạch giao thông thuỷ, bộ tạo cho xứ Bắc sớm trở thành trung tâm kinh tế - văn hoá với một vị trí đặc biệt trong lịch sử dân tộc và văn hoá Việt Nam.
Qua các kết quả nghiên cứu, đặc biệt là nghiên cứu khảo cổ học ở Bắc Ninh cho thấy, đây là địa bàn cư trú của người Việt cổ, đồng thời là bộ phận cốt lõi của quốc gia Văn Lang, Âu Lạc.
Từ mấy nghìn năm trước người Việt cổ đã cư trú và lập làng ở ven sông Cầu, sông Dâu, sông Đuống, sông Ngũ Huyện Khê, sông Tiêu Vương,... sống chủ yếu bằng canh tác nông nghiệp kết hợp làm nghệ thủ công. Hàng loạt di vật như trống đồng, dao găm, rìu, giáo, tấm che ngực, mảnh giáp,... bằng đồng với những hoa văn độc đáo được tìm thấy ở các di tích Lăng Ngâm, Đại Trạch, Quả Cảm, Đại Lai,... mảnh khuôn đúc trống đồng trong thành cổ Luy Lâu đã chứng tỏ người xứ Bắc rất tinh xảo trong nghề đúc đồng, chế tác các đồ trang sức, làm gốm,...
Cũng trên mảnh đất này, những giá trị tinh thần, tư tưởng được phản ánh qua các huyền thoại ông Đùng, bà Đùng, ông khổng lồ cắn nát núi, hút sạch rừng, băng ngang lũ, về Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, Âu Cơ, Thánh Gióng, An Dương Vương, Mỵ Châu - Trọng Thuỷ và thành cổ Loa,... Cùng với huyền thoại truyền thuyết là đậm đặc các di tích tiêu biểu như lăng mộ Kinh Dương Vương, các đền thờ Lạc Long Quân, Âu Cơ, đền thờ Phù Đổng Thiên Vương ở Thuận Thành, Từ Sơn, Tiên Du,...đều được lưu giữ trong lòng đất lòng người vùng quê xứ Bắc - Bắc Ninh. Đây chính là sự minh chứng hùng hồn cho sự phong phú đa dạng và tiêu biểu hơn bất cứ địa phương nào trên mảnh đất Việt ngàn năm văn hiến.
Trung tâm chống xâm lược và chống đồng hoá, bảo tồn phát triển văn hoá dân tộc.
Khu di tích Luy Lâu rộng hàng trăm hécta với hệ thống các công trình thành luỹ, đền chùa, phố xá, chợ, bến, kho tàng, dinh thự, các khu sản xuất gạch ngói, các làng nông nghiệp, làng thợ, làng buôn, khu môn địa,... còn là khu di tích thời Bắc thuộc lớn nhất Việt Nam hiện nay.
Thủ phủ Luy Lâu (tức Long Biên) là nơi ghi dấu những chiến tích hào hùng chống quân xâm lược phương Bắc. Cho đến ngày nay, hệ thống các đền thờ tướng lĩnh ở đây và những lễ hội mừng chiến thắng mùa xuân vẫn được duy trì và tổ chức hàng năm ở trung tâm Luy Lâu càng khẳng định Bắc Ninh xưa là trung tâm của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Không những thế, qua các tài liệu thư tịch và di khảo cổ còn cho thấy Luy Lâu đã từng là đô thị lớn, là trung tâm thương mại mang tính quốc tế: ?Trên đất Giao Chỉ, trong suốt thời kỳ dài từ cuối thế kỷ thứ II đến thế kỷ IX-X, Luy Lâu không nhường vai trò đô thị lớn nhất cho bất cứ nơi nào. Xung quanh Luy Lâu là các làng nông nghiệp, làng thủ công, làng buôn bán phát triển mạnh mẽ. Luy Lâu là một đô thị mang tính buôn bán quốc tế, các hoạt động buôn bán trao đổi hàng hoá ở Luy Lâu thời Bắc thuộc rất nhộn nhịp và sầm uất.
Cùng với quá trình giao lưu, hội nhập và trao đổi kinh tế là quá trình tiếp xúc, hội nhập văn hoá, tín ngưỡng, tôn giáo giữa Việt Nam và các nước trong khu vực mà trung tâm cũng vẫn là Luy Lâu. Tại đây, tư tưởng Nho giáo và văn hoá Hán Đường đã được truyền bá liên tục vào nước ta. Bắc Ninh với trung tân Luy Lâu là nơi đầu tiên có trường dạy chữ và văn hoá Hán ở Việt Nam.
Ngoài ra Luy Lâu còn là trung tâm Phật giáo lớn và cổ xưa nhất của người Việt. Hệ thống di tích, chùa tháp quần tụ đậm đặc ở đây với trung tâm là chùa Dâu cùng nhiều nguồn di vật, tài liệu như tượng pháp , bia ký, bản khắc ?Cổ Châu Pháp Vân vật bán hanh? và lễ hội chùa Dâu - lễ hội Phật giáo lớn nhất trong đồng bằng Bắc Bộ với các nghi lễ Tân Phật, rước Tứ Pháp, rước nước đã chứng tỏ Luy Lâu là tổ đình của Phật giáo Việt Nam.
Giáo sư sử học Trần Quốc Vượng đã nhận xét: Xứ Bắc với đô thị cổ Long Biên, Luy Lâu là không gian điển hình đan xen, hỗn dung tiếp xúc, biến đổi hội tụ và kết tinh văn hoá Việt Nam cổ với văn hoá Phật - Ấn, Nam Á và Trung Á, văn hoá Nho Lão (Trung Hoa, Đông Á) để rồi sinh thành bản sắc văn hoá Kinh Việt.
Vùng đất tiêu biểu của nền văn hiến và nhân cách Việt Nam.
Bước vào kỷ nguyên Đại Việt, Bắc Ninh trở thành phên dậu phía Bắc của kinh thành Đông Đô, Thăng Long, Hà Nội. Nơi đây tiếp tục giữ vai trò quan trọng đặc biệt trong công cuộc bảo vệ đất nước và phát triển văn hoá Việt Nam.
Miền quê địa linh này là đất phật tích nhà Lý - triều đại khai mở ra nền văn minh Đại Việt gắn liền với tên tuổi của những nhân vật lịc sử - văn hoá kiệt xuất như: Lý Công Uẩn, Lý Nhân Tông, Nguyên Phi Ỷ Lan, Lê Văn Thịnh. Đây là nơi vang vọng bài thơ ?Nam quốc sơn hà? - bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam.
Ngoài ra nơi đây cũng là vùng quê trù phú, kinh tế phát triển, là vựa lúa của đồng bằng Bắc Bộ. Ít nơi nào có nhiều làng nghề nổi tiếng như tỉnh Bắc Ninh: gốm sứ (Phù Lãng, Thổ Hà), gò đúc đồng (Đại Bái), rèn sắt (Đa Hội), chạm khắc (Phù Khê, Kim Thiều), sơn mài (Đình Bảng), cày bừa (Đông Xuất), giấy dó (Đống Cao), tranh điệp (Đông Hồ), dệt lụa (Tam Sơn, Cẩm Giàng),...
Người Bắc Ninh không chỉ giỏi làm ruộng mà còn khéo tay, tinh xảo, hoạt bát trong giao thương, buôn bán và nhất là lại thông minh hiếu học. Ngoa truyền dân gian về đất này quả là có cơ sở: Một giỏ sinh đồ, một bồ tiến sỹ, một bị trạng nguyên, một thuyền bảng nhãn. Đây là quê hương của vị Trạng nguyên Lê Văn Thịnh - vị trạng nguyên khai khoa mở đầu cho lịch sử khoa cử Việt Nam. Có vùng như huyện Đông Ngàn thông minh hơn người (dốt Đông Ngàn hơn người ngoan thiên hạ), có làng như Tam Sơn - địa phương duy nhất cả nước có đủ tam khôi với 22 vị đại khoa (tiến sỹ) trong đó có hai trạng nguyên.
Nơi đây còn nổi tiếng với trung tâm phật giáo và những ngôi chùa có quy mô to lớn, cổ kính, kiến trusc tạo tác rất công phu, tài nghệ như chùa Dâu, chùa Phật Tích, chùa Dạm, chùa Bút Tháp, chùa Tiêu Sơn, Cổ Pháp,... Đây là những danh lam cổ tự nổi tiếng, ngày nay đã trở thành những di sản kiến trúc tiêu biểu của dân tộc ta.
Nơi đây còn được mệnh danh là vương quốc của lễ hội, chủ yếu là hội chùa, hội đền. Trong đó có những lễ hội lớn, nổi tiếng cả vùng và cả nước như hội Gióng (9-4), hội Dâu (8-4), hội đền Đô, hội Lim, hội Chùa Phật Tích...
Về ăn mặc dân Kinh Bắc ưa sang trọng nhưng nền nã: nam khăn xếp, áo the, ô lục soạn; nữ áo mớ ba, mớ bảy, nón quai thao. Xứ bắc có nhiều làng nghề nghệ thuật như làng tranh Đông Hồ, làng hát ca trù Thanh Tương, làng rối nước Đồng Kỵ, Bùi Xá, Đa Hội, Tam Lư, Tấn Bảo,...và đặc biệt hơn cả là hệ thống 49 làng chơi quan họ, một lối chơi, một sin hoạt văn hoá tinh tường, độc đáo, đạt tới đỉnh cao của thi ca và âm nhạc mà chỉ người Bắc Ninh mới có.
Bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên đấu tranh vì độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội, những giá trị của nền văn hoá Kinh Bắc vẫn được giữ gìn và phát huy. Bắc Ninh nổi tiếng là vùng quê sớm có phong trào cách mạng, nơi sớm ra đời các tổ chức tiền thân của Đảng, mảnh đất sinh thành và nuôi dưỡng các vị tiền bối xuất sắc của Đảng như Ngô Gia Tự, Nguyễn Văn Cừ, Hoàng Quốc Việt. Nơi đây cũng là quê hương của nhiều bậc tài danh trên các lĩnh vực kinh tế, khoa học, nghệ thuật. Vì từ xưa đến nay Bắc Ninh vẫn luôn xứng danh là miền đất trù phú, kinh tế phát triển, là quê hương của thi ca, mảnh đất mà văn hoá nghệ thuật phát triển đến đỉnh cao của dân tộc Việt Nam.
(chỉ lm đc vậy thui tự rút ý nhé )
~ nhớ k nha ^0^ cảm ơn nhiều~
Miền bắc và miên nam thành một khối. Đât nước chấm dứt chiến tranh và chỉ xây dựng xã hội tốt hơn. VN tuyên ngôn độc lập và trên các văn bản mang khẩu hiêu . Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đọc lập - Tự do - Hạnh Phúc.
VN theo chế độ xã hộ chủ nghĩa, chỉ duy nhất Đảng lãnh đạo.
Thấy mình thuộc bài , nể chưa ??? :)
Tên đầy đủ của nước ta hiện nay là gì?
- Tên đầy đủ của nước ta hiện nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Quốc kì của nước ta như thế nào ?
Quốc kì của nước ta là lá cờ đỏ sao vàng
Trả lời:
- Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Lá cờ đỏ sao vàng
HT
Ngay sau khi lên ngôi, năm 1054, Lý Thánh Tông đã đổi tên nước từ Đại Cồ Việt thành Đại Việt.
~~~ Hok tốt ~~~
Đại Việt: Là quốc hiệu của Việt Nam từ thời nhà Lý, bắt đầu từ năm 1054, khi vua Lý Thánh Tông lên ngôi. Quốc hiệu này tồn tại không liên tục (gián đoạn 7 năm thời nhà Hồ và 20 năm thời thuộc Minh), đến năm 1804, trải qua các vương triều Lý, Trần, Lê, Mạc và Tây Sơn, khoảng 743 năm.
Hai Bà Trưng
Hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị, hai nữ tướng của Giao Chỉ (Việt Nam ta lúc bấy giờ) đã nổi cờ khởi nghĩa vào năm 40 sau Công nguyên để chống lại sự nô thuộc của nhà Đông Hán. Khởi nghĩa thắng lợi, Thái thú Giao Chỉ người Hán là Tô Định bỏ chạy về phương Bắc, Trưng Trắc xưng vương, lấy hiệu là Trưng Nữ Vương, chọn kinh đô là Mê Linh, trị vì được ba năm, đến năm 43 bại trận dưới tay tướng nhà Hán là Mã Viện. Tục truyền do không muốn đầu hàng, hai Bà đã nhảy xuống sông tự tử, nhưng cũng có thuyết cho hai Bà đã bị quân Mã Viện bắt và xử tử.
hả cậu đố cái quái gì vậy thỏ con cậu là bạn của tớ mà làm cái câu đố quái vậy hả???
Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (ngày 5 tháng 6 năm 1911) bằng tàu Đô-lốc
Đáp án
Nền cờ đỏ tượng trưng cho nhiệt huyết cách mạng, biểu tượng cho sự chiến đấu và chiến thắng. Màu vàng của ngôi sao tượng trưng cho linh hồn dân tộc, năm cánh sao vàng tượng trưng cho các tầng lớp nhân dân cùng đoàn kết trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.Lá cờ đỏ sao vàng là biểu tượng, là niềm tự hào dân tộc của mỗi người dân Việt Nam
Thời kì đồ đá thì tới thời kì đồ đồng(gỗ) và tiếp theo là đồ sắt.Sau khi phát triển hơn thì nhiều loại hơn như NHÔM hay có thể nói là các loại KIM LOẠI được pha chế vào với nhau để tạo nên Kim Loại mới,bền sắc hơn......