K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 1 2019

Đáp án: D

14 tháng 5 2019

Hướng dẫn: SGK/109, địa lí 12 cơ bản.

Chọn: D

18 tháng 9 2017

HƯỚNG DẪN

a) Phân tích tác động của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tới phát triển nông nghiệp nhiệt đới của nước ta.

- Thuận lợi

+ Nhiệt ẩm dồi dào cho phép cây trồng, vật nuôi sinh trưởng và phát triển quanh năm; tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao năng suất cây trồng, tăng vụ, xen vụ, luân canh...

+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hoá rõ rệt theo chiều bắc - nam và theo chiều cao địa hình cho phép đa dạng hoá cơ cấu mùa vụ và cây trồng, vật nuôi...

+ Sự phân hoá mùa của khí hậu là cơ sở để có lịch thời vụ khác nhau giữa các vùng, nhờ thế có sự chuyển dịch mùa vụ từ Nam ra Bắc, từ đồng bằng lên trung du, miền núi.

+ Mùa đông lạnh còn cho phép phát triển tập đoàn cây trồng vụ đông đặc sắc ở Đồng bằng sông Hồng và các cây trồng, vật nuôi cận nhiệt đới và ôn đới trên các vùng núi.

+ Sự phân hoá các điều kiện địa hình, đất trồng cho phép và đồng thời đòi hỏi phải áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.

• Ở trung du và miền núi, thế mạnh là các cây lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn.

• Ớ đồng bằng, thế mạnh là các cây trồng ngắn ngày, thâm canh, tăng vụ và nuôi trồng thuỷ sản.

- Khó khăn

+ Tính thất thuờng của các yếu tố thời tiết và khí hậu gây khó khăn cho hoạt động canh tác, cơ cấu cây trồng, kế hoạch thời vụ, phòng chống thiên tai...

+ Thiên tai, sâu bệnh hại cây trồng, dịch bệnh đối với vật nuôi... thường xảy ra.

b) Nông nghiệp hàng hoá nước ta có điều kiện thuận lợi để phát triển ở những vùng có truyền thống sản xuất hàng hoá, các vùng gần với các trục giao thông và các thành phố lớn

- Đặc trưng của nền nông nghiệp hàng hoá là:

+ Người nông dân quan tâm nhiều hơn đến thị trường tiêu thụ sản phẩm do họ sản xuất ra.

+ Mục đích sản xuất: Tạo ra nhiều lợi nhuận.

+ Sản xuất theo hướng đẩy mạnh thâm canh, chuyên môn hoá, sử dụng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp, công nghệ mới; nông nghiệp gắn liền với công nghiệp chế biến và dịch vụ nông nghiệp.

- Những đặc điểm đó của nông nghiệp hàng hoá được đáp ứng một cách thuận lợi ở ở những vùng có truyền thống sản xuất hàng hoá, các vùng gần với các trục giao thông và các thành phố lớn.

+ Vùng có truyền thống sản xuất hàng hoá là nơi có nhiều kinh nghiệm sản xuất hàng hoá và nhiều thị trường về sản phẩm hàng hoá.

+ Gần với các trục giao thông thuận tiện cho tiêu thụ nông sản và áp dụng cơ giới hoá trong sản xuất, tiếp cận nhanh các dịch vụ nông nghiệp...

+ Gần các thành phố lớn là gần với thị trường tiêu thụ và nguồn cung cấp vật tư, máy móc, dịch vụ...

28 tháng 10 2017

Hướng dẫn: Qua bảng số liệu, ta thấy: Tỉ trọng của ngành chăn nuôi tăng, giảm tỉ trọng ngành trồng trọt và dịch vụ nông nghiệp => A, B, C sai và D đúng.

Chọn: D.

4 tháng 8 2018

Dựa vào bảng số liệu đã cho, áp dụng công thức tính tỉ trọng trong 1 tổng = giá trị thành phần / Tổng *100 (%)

=> Ta có bảng:

GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA NƯỚC TA PHÂN THEO NGÀNH

(Đơn vị: %)

=> nhận xét thấy sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành hoạt động của nước ta là Tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi, giảm tỉ trọng ngành trồng trọt và dịch vụ nông nghiệp.

=> Chọn đáp án D

3 tháng 2 2016

- Ý nghĩa của sản xuất cây công nghiệp đối với nước ta :

+ Các sản phẩm cây cong nghiệp vừa đáp ứng nhu cầu trong nước, vừa là nguồn hàng xuất khẩu có giá trị.

+ sản xuất cây công nghiệp cung cấp nguồn nguyên liệu phong phú cho công nghiệp chế biến.

+ Việc hình thành các vùng cây chuyên canh cây công nghiệp góp phần ổn định đời sống, nâng cao thu nhập kinh tế cho người dân ở các vùng trung du và miền núi, hạn chế nạn du canh du cư phá rừng làm nương rẫy.

+ Phát triển sản xuất cây công nghiệp góp phần khai thác tốt tiềm năng trong nước : tiềm năng tự nhiên, nhân lực (giải quyết việc làm cho một lực lượng đông đảo)

- Những thành tựu trong sản xuất cây công nghiệp nước ta :

+ Diện tích trồng cây công nghiệp ngày càng được mở rộng, năm 1995 đạt trên 1,6 triệu ha, năm 2000 đạt trên 2,3 triệu ha và năm 2010 đạt 2.78 triệu ha. Trong đó diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng khá nhanh, năm 1995 là 902 nghìn ha, năm 2000 đạt trên 1.4 triệu ha và năm 2010 đạt hơn 1,98 triệu ha.

+ Giá trị sản xuất cây công nghiệp tăng nhanh : năm 1990 đạt 6692,3 tỉ đồng, năm 1995 tăng lên 12149,4 tỉ đồng và đến năm 2010 đạt 100365, 1 tỉ đồng.

+ Các sản phẩm cây công nghiệp không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu với giá trị cao. Hiện nay trên thị trường thế giới, một số sản phẩm cây công nghiệp nước ta chiếm giữ vị trí quan trọng :dẫn đầu thế giới về xuất khẩu hạt điều, thứ hai về xuất khẩu cao su......

17 tháng 10 2019

Đáp án C

NG
31 tháng 10 2023

Ý nghĩa của việc đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp:
- Đảm bảo an ninh lương thực: Đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp giúp đảm bảo an ninh lương thực bằng cách tránh sự phụ thuộc quá mức vào một loại cây trồng hoặc loài vật nuôi cụ thể. Nếu một loại cây trồng hoặc động vật gặp vấn đề như dịch bệnh hoặc thời tiết bất lợi, thì các loại khác vẫn có thể cung cấp thực phẩm và nguồn thu nhập.

- Tối ưu hóa sử dụng đất: Sản xuất nhiều loại cây trồng và thú y trong cùng một khu vực có thể giúp tối ưu hóa sử dụng đất. Mỗi loại cây trồng hoặc động vật có yêu cầu đất, nước, và dinh dưỡng khác nhau, vì vậy việc kết hợp chúng có thể giúp đất không bị mất năng lượng và nguồn tài nguyên.

- Bảo vệ môi trường: Đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp có thể giúp giảm áp lực lên môi trường. Ví dụ, sử dụng phương pháp canh tác hữu cơ hoặc quản lý bền vững có thể giảm cần sử dụng hóa chất nông nghiệp và giảm ô nhiễm môi trường.

- Tăng cường sự phát triển kinh tế địa phương: Đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp có thể tạo ra cơ hội kinh doanh cho nhiều người dân trong các khu vực nông thôn. Các sản phẩm đa dạng có thể tiếp cận các thị trường khác nhau và tạo nguồn thu nhập ổn định cho nông dân và những người liên quan đến ngành nông nghiệp.

8 tháng 5 2018

Đáp án C

Sự phân hóa thiên nhiên theo Đông – Tây ở vùng đồi núi nước ta chủ yếu do tác động của gió mùa kết hợp với hướng của các dãy núi:

- Đông Bắc với các cánh cung mở rộng về phía Bắc đón gió Đông Bắc => mùa đông lanh giá, kéo dài.

- Tây Bắc nhờ có dãy Hoàng Liên Sơn cao đồ sộ, hướng Tây Bắc - Đông Nam ngăn cản ảnh hưởng của gió Đông Bắc sang phía Tây => mùa đông đỡ lạnh hơn