Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đoạn văn tham khảo:
A và B đang chia sẻ với nhau về những định hướng nghề nghiệp. A hỏi:
- B, sau này cậu định làm nghề gì?
- Mẹ tớ bảo tớ học tốt tiếng Anh. Sau này tớ có thể làm cô giáo hoặc phiên dịch viên. Nhưng tớ vẫn đang lo.
- Cậu lo điều gì?
- Tớ lo là tớ không thể dạy cho người khác hiểu hoặc tớ không phiên dịch nhanh được.
- Đừng lo! Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi mà!
- Vì đó là những câu tục ngữ đúc rút kinh nghiệm về đời sống, giá trị của nó mang tính vĩnh cửu.
- Câu tục ngữ số (15) trong bài học này có hình thức của một thể thơ quen thuộc, được dùng rất nhiều trong ca dao của người Việt.
- Hai câu tục ngữ có hình thức tương tự:
(1) Đói thì ăn ráy ăn khoai
Chớ thấy lúa trỗ tháng hai mà mừng
(2) Làm trai lấy được vợ hiền
Như cầm đồng tiền mua được miếng ngon
* Nhóm tục ngữ về thiên nhiên, dự báo thời tiết:
- Cầu vồng mống cụt, không lụt cũng mưa.
- Chớp đằng tây, mưa dây bão giật.
- Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa.
* Nhóm câu tục ngữ về sản xuất lao động, con người:
- Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân.
- Ăn kỹ no lâu, cày sâu tốt lúa.
- Trồng khoai đất lạ, gieo mạ đất quen.
Bước 1: Chuẩn bị
a. Chuẩn bị nội dung trao đổi
Tự đặt ra và trả lời các câu hỏi:
- Chúng ta nên hiểu hai câu tục ngữ trên như thế nào?
- Hai câu tục ngữ trên có mâu thuẫn với nhau không?
- Trông xã hội hiện nay, ý nghĩa của hai câu trên còn đúng hay không?
b. Chuẩn bị cách trao đổi
- Có thái độ hòa nhã, tôn trọng người cùng trao đổi với mục đích của buổi trao đổi chính là để chia sẻ quan điểm của mình, lắng nghe quan điểm của người khác
- Bảo vệ ý kiến, quan điểm của mình bằng những lí lẽ, bằng chứng thuyết phục và ngôn từ lịch sự
- Lắng nghe và tôn trọng ý kiến khác biệt với ý kiến của mình vì một vấn đề có thể được nhìn nhận từ nhiều chiều, nhiều góc độ
Bước 2: Trao đổi
a. Trình bày ý kiến
- Thể hiện trực tiếp ý kiến của bản thân về vấn đề cần trình bày bằng một số mẫu câu như: Theo quan điểm của tôi…, Theo tôi…, Tôi nghĩ rằng,...
- Nêu lí lẽ và bằng chứng thuyết phục
- Sử dụng ngôn ngữ và các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ phù hợp
b. Tiếp nhận, phản hồi ý kiến của người khác và bảo vệ ý kiến của mình
- Nghiêm túc lắng nghe và ghi chép ý kiến, câu hỏi của người khác
- Đặt câu hỏi về những vấn đề em chưa rõ bằng các mẫu câu: Có phải ý bạn là…, Bạn có thể nhắc lại câu hỏi không?
- Giải thích quan điểm của em nếu người nghe hiểu nhầm, đưa thêm các lí lẽ và bằng chứng mới để thuyết phục người nghe
- Bàn về những vấn đề em thấy chưa hợp lí trong phần chia sẻ
- Khích lệ phần trao đổi
(2)Câu thơ như một lời chào hồ hởi thân mật vừa bộc lộ nỗi vui bất ngờ vừa tỏ ý trân trọng, quý mến bạn. Đã bấy lâu nay có nghĩa là một thời gian dài, một thời gian nhà thơ không gặp bạn, giờ đây có dịp gặp nhau làm sao mà không xúc động, không vui mừng cho được. Từ lúc cáo quan về vui sống với cảnh điền viên, ông chỉ biết lấy thiên nhiên làm bạn. Trái tim ông gửi trọn cho đất nước quê hương, nên tâm hồn luôn khắc khoải u hoài. Trong những giây phút ấy mà không ai không muốn có một người bạn để tâm sự, để an ủi. Người bạn đó đã đến với ông - Còn nỗi vui mừng nào hơn. Chính nỗi vui mừng, bất chợt mà Nguyễn Khuyên đã thốt ra lời bông đùa với bạn một cách dí dỏm cho thoả lòng trông đợi.
(3)
Đã bấy lâu nay, bác tới nhà
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Ao sâu nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà
Cải chửa ra hoa, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa
Đầu trò tiếp khách, trầu không có
Bác đến chơi đây ta với ta
(4)“ ta với ta” mà nhà thơ Nguyễn Khuyến sử dụng nhằm chỉ nhà thơ và người bạn tuy hai mà một, tuy một mà hai, nó gắn bó quyện chặt vào nhau, không gì chia cắt được. Ở đây chỉ có ta với ta nhưng lại có tất cả. Bởi vì tình bạn giữa ta với ta mới là cao quý, nó không đòi hỏi bất kì một điều kiện vật chất nào cả, thậm chí cả một miếng trầu làm đầu câu chuyện để tiếp bác cũng không.
(1)Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Ao sâu nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa
Đầu trò tiếp khách, trầu không có.
Mới nghe qua, ta thấy dường như nhà thơ tỏ ý làm tiếc rằng đã lâu lắm rồi bạn mới tới nhà vậy mà không có một thứ gì để tiếp, bạn để thết đãi bạn cả: chợ thì xa, người nhà trẻ con đều đi vắng cả, ao thì sâu mà nước lớn, nên không chài bắt được cá; vườn rộng thênh thang thì khó mà bắt được gà. Đến một cây cải, mớ cà hoặc một quả bầu, một trái mướp cũng không sẵn; thậm chí một miếng trầu để tiếp khách cũng không có. Tác giả đang phân trần, giải thích sự thiếu sót của mình. Thực ra đây chỉ là cách nói cường điệu như vậy mà đã đùa với bạn, vừa tỏ thái độ nhớ mong chờ đợi bấy lâu mà thôi. Và qua những lời trần tình ấy ta cũng hiểu được cuộc sống của tác giả ở làng quê: đạm bạc, giản dị, luôn gắn bó với nông thôn.
(1)
Em tán thành . Vì :
* Diễn đạt bằng so sánh: – Một mặt người bằng mười mặt của. – Học thầy không tày học bạn. – Thương người như thể thương thân. Phép so sánh được sử dụng rất đa dạng, linh hoạt. Trong câu thứ nhất, so sánh "bằng", hai âm "ươi" (người - mười) vần và đối nhau qua từ so sánh. Trong câu thứ hai cũng diễn đạt quan hệ đó, dân gian so sánh "tày", vần với âm "ay" trong vế đưa ra so sánh (thầy). Câu thứ ba dùng phép so sánh "như". Các cách sử dụng đó có tác dụng dễ thuộc, dễ nhớ, chuyển tải ý tưởng một cách dễ dàng. * Diễn đạt bằng hình ảnh ẩn dụ: – ăn quả nhớ kẻ trồng cây. – Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. Hình ảnh ẩn dụ trong câu thứ nhất: từ quả – cây nghĩa đen chuyển sang thành quả và người có công giúp đỡ, sinh thành... Tương tự như vậy, cây và non chuyển sang nghĩa một cá nhân và việc lớn, việc khó... là những phép ẩn dụ có tác dụng mở rộng nghĩa, diễn đạt uyển chuyển các ý tưởng cần nêu. * Dùng từ và câu có nhiều nghĩa: – Cái răng, cái tóc (không những chỉ răng tóc cụ thể, mà còn chỉ các yếu tố hình thức nói chung – là những yếu tố nói lên hình thức, nhân cách con người). – Đói, rách (không những chỉ đói và rách mà còn chỉ khó khăn, thiếu thốn nói chung); sạch, thơm chỉ việc giữ gìn tư cách, nhân phẩm tốt đẹp. – Ăn, nói, gói, mở... ngoài nghĩa đen còn chỉ việc học cách giao tiếp, ứng xử nói chung. – Quả, kẻ trồng cây, cây, non... cũng là những từ có nhiều nghĩa, như đã nói trong câu. => Các cách dùng từ này tạo ra các lớp nghĩa phong phú, thích ứng với nhiều tình huống diễn đạt và hoàn cảnh giao tiếp. Sai thì góp ý nhé , đừng ném đá :)Em tán thành ý kiến trên vì tục ngữ không chỉ đơn thuần là một câu nói để đem lại cho chúng ta những bài học mà còn cho chúng ta hiểu được về giá trị con người và hướng tới các tác phẩm và lối sống tốt đẹp.
Từ địa phương | Từ toàn dân |
lạt | nhạt |
duống | Đưa xuống |
Né | Tránh |
phỏng | bỏng |
Túi mắt túi mũi | tối mắt tối mũi |
Tui | Tôi |
xắt | Thái |
Nhiêu khê | phức tạp |
Mè | vừng |
heo | lợn |
vị tinh | bột ngọt |
thẫu | thấu |
vịm | liễn |
o | cô |
trẹc | mẹt |
tô | Bát to |
Chi | Gì |
Môn bạc hà | Cây dọc mùng |
trụng | Nhúng |
- Vì tục ngữ là những điều đã được đúc kết, sử dụng tục ngữ sẽ làm cho câu nói súc tích, đạt hiệu quả giao tiếp tốt hơn.