Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Theo em, văn bản viết ra nhằm mục đích chứng minh với bạn đọc tầm quan trọng của pháp luật, muốn xã hội văn minh phải thượng tôn pháp luật.
- Nhằm sáng tỏ mục đích chính của văn bản, tác giả Quang Vũ đã chia văn bản thành các mục với các nội dung nổi trội được nhiều người quan tâm như vấn đề an toàn trong lao động, tai nạn giao thông, các trò nghịch quá trớn của một số cá nhân, tập thể. Trong các mục đó tác giả đưa ra những câu chuyện có thật, những số liệu cụ thể để tăng sức thuyết phục với người đọc. Bên cạnh ý kiến nhận xét của mình, tác giả còn lồng ghép một số nhận xét, quan điểm của một số người nhằm tăng tính khách quan của bài viết.
- Qua bài viết ta thấy được tác giả rất quan tâm đến vấn đề pháp luật. Tác giả lên án, phê bình với những hành vi vi phạm pháp luật, không tôn trọng pháp luật.
- Văn bản viết về những hiện tượng vi phạm pháp luật, coi nhẹ luật pháp của người Việt. Đây là môt vấn đề gần gũi, cần thiết trong cuộc sống.
- Mục đích của văn bản: cho người đọc thấy được tầm quan trọng của pháp luật.
Hình thức của văn bản được trình bày thành các đề mục lớn, rõ ràng.
- Để làm rõ mục đích ấy, nội dung bài viết đã được trình bày theo cách lần lượt nêu lên các hiện tượng vi phạm pháp luật của người Việt rất cụ thể, sinh động và hậu quả của sự vi phạm đó.
- Thái độ của người viết thể hiện rõ sự phê phán nghiêm túc với các hành vi vi phạm pháp luật và khẩn thiết kêu gọi mọi người chấp hành luật pháp.
- Các bài viết về vấn đề tôn trọng và chấp hành pháp luật trong cuộc sống:
+ Pháp luật với vấn đề thực hiện dân chủ ở nông thôn Việt Nam hiện nay.
+ Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông.
+ Mấy vấn đề về phổ biến, giáo dục pháp luật nhìn từ góc độ quốc phòng - an ninh.
- Dự đoán nội dung chính của văn bản này: bàn về phẩm chất và những thói hư tật xấu của người Việt đó chính là việc coi thường pháp luật, không chấp hành pháp luật cần phải thay đổi. Khẳng định tậm quan trọng của luật pháp với cuộc sống con người.
- Mục đích: Nêu lên hiện tượng sông nước miền Nam ảnh hưởng rất nhiều đến ngôn ngữ tiếng miền Nam.
- Câu văn nên khá rõ mục đích được thể hiện ngay ở phần sa pô của văn bản.
tham khảo
- Mục đích của người viết văn bản Sông nước trong tiếng miền Nam là: muốn nhấn mạnh tác động của thiên nhiên đến môi trường sống, tính cách, tâm lý của con người và tính cách, tâm lý đó sẽ ảnh hưởng đến cách sử dụng ngôn từ đặc trưng của mỗi vùng, miền.
- Câu văn, đoạn văn nào liên quan đến mục đích ấy là:
+ Đoạn sa pô "Nam Bộ là vùng đất sông nước, ruộng vườn. Sông rạch chằng chịt gắn bó bao đời với sinh hoạt, chi phối đời sống kinh tế cũng như đời sống tinh thần của con người. Bài viết này muốn nhấn mạnh tác động của thiên nhiên đến môi trường sống, tính cách, tâm lý của con người và tính cách, tâm lý đó sẽ ảnh hưởng đến cách sử dụng ngôn từ đặc trưng của mỗi vùng, miền."
+ Những từ ngữ này không chỉ đi vào lời ăn tiếng nói hằng ngày của người dân vùng đất này, là yếu tố cấu tạo của nhiều địa danh mà còn phản ánh bối cảnh sáng tác của nhiều câu hò, điệu hát dân gian và là mảnh đất tốt để nhà văn, nhờ thơ khai thác.
+ Ngoài những ý nghĩa..... dùng theo nghĩa phái sinh để gọi tên những sự vật, hiện tượng khác theo cách mở rộng nghĩa.
Phan Châu Trinh thể hiện dũng khí người yêu nước: đề cao tư tưởng tiến bộ, vạch trần thực tại đen tối của xã hội, hướng về tương lai tươi sáng của đất nước
- Chủ đích tác giả thể hiện trong phần mở bài, kết bài, khái quát ý trong phần thân bài
Tham khảo
Biện pháp tu từ đã được sử dụng nhiều lần trong văn bản là điệp ngữ: Tôi có một giấc mơ.
→ Tác dụng: Nhấn mạnh ước mơ của mình về một cuộc sống bình đẳng, không có sự phân biệt.
Biện pháp điệp ngữ "Tôi có một giấc mơ" được lặp đi, lặp lại trong bài viết.
Tác dụng: Biểu đạt cảm xúc rõ nét nhất, bộc lộ được cảm xúc, mong muốn của người viết về một cuộc sống bình đẳng không có nạn phân biệt chủng tộc.
a, Đoạn trích Tuyên ngôn độc lập
- Thể loại: tuyên ngôn
- Mục đích: trình bày quan điểm chính trị đảng phái, quốc gia nhân sự kiện trọng đại
- Phần mở đầu Tuyên ngôn Độc lập cũng là luận cứ của văn bản
+ Tác giả dùng nhiều thuật ngữ chính trị: nhân quyền, dân quyền, bình đẳng, tự do...
- Câu văn trong đoạn văn mạch lạc trong việc nêu ra những lời dẫn: Trong những quyền ấy, suy rộng ra có nghĩa là. Câu kết chuyển ý mạnh mẽ, dứt khoát khẳng định: lý lẽ không ai chối cãi được
b, Đoạn trích: Cao trào chống Nhật cứu nước
- Thể loại: bình luận thời sự
- Đoạn trích SGK, Trường Chinh chỉ rõ kẻ thù lúc này của nhân dân ta là phát xít Nhật, và khẳng định dứt khoát
- Tác giả sử dụng nhiều từ ngữ nhiều sắc thái để gọi “lực lượng Pháp ở Đông Dương”
Các câu văn bình luận sắp xếp chặt chẽ, logic, theo trật tự quy nạp
c, Việt Nam đi tới
- Thể loại: xã luận trên báo
- Phân tích thành tự mới các lĩnh vực của đất nước, vị thế của đất nước trên trường quốc tế, nêu triển vọng của Cách mạng trong thời gian tới
c, Văn bản Việt Nam đi tới
Thể loại: Xã luận
- Phân tích thành tựu mới về các lĩnh vực của đất nước, vị thế của đất nước trên trường quốc tế, triển vọng tốt đẹp của cách mạng
- Giọng văn hùng hồn, mạnh mẽ, điệp từ, điệp ngữ, sóng đôi...
Thái độ và tình cảm yêu mến của người viết thể hiện khá rõ trong nhiều câu, đoạn văn. Chẳng hạn: “Chúng ta còn nhớ, dạo ấy, Bộ trưởng Bộ Nội vụ là đồng chí Võ Nguyên Giáp. Đẹp biết bao thế hệ trí thức thời mở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, “Cái thuở ban đầu Dân quốc ấy / Nghìn năm chưa dễ đã ai quên”.
Hoặc đoạn sau:
“Ngày 6-3-1948, giữa rừng xanh Việt Bắc, đã phát hành cuốn sách của Giáo sư Tạ Quang Bửu: Sống. Tên sách thật ngắn, song gợi lên bao suy nghĩ sâu xa. Hơn nửa thế kỉ sau, giờ đây ngồi đọc lại cuốn sách mỏng in trên giấy dó đó, tôi ngạc nhiên nhận thấy, ngay từ dạo ấy, trên nhà sàn nơi bản vắng chiến khu, nhà thông thái của chúng ta đã có thể vận dụng những phát minh mới nhất trong vật lí lượng tử để giải thích sự sống, trình bày cấu trúc phân tử của gen, sự di truyền và biến dị, tính trội và tính lặn, các tác nhân gây đột biến,...”.
- Các câu văn trong phần 2 như:
+ "nhà thông thái của chúng ta....": Thể hiện sự kính trọng của tác giả với Giáo sư Tạ Quang Bửu.
+ "Giáo sư Tạ Quang Bửu đột ngột ngừng làm việc": Thay vì dùng từ ngã bệnh, tác giả đã dùng biện pháp nói giảm nói tránh.
→ Tác giả thể hiện sự kính trọng với Giáo sư Tạ Quang Bửu vì những thành tựu mà giáo sư tạo ra. Đồng thời thể hiện niềm tiếc nuối với sự ra đi của giáo sư Tạ Quang Bửu.
- Mục đích văn bản khá rõ, tác giả thể hiện ngay ở nhan văn bản. Nói một cách khác, mọi người cần thấy sự cần thiết phải chấp hành pháp luật như là yếu tố sống còn của con người.
- Để làm rõ mục đích ấy, nội dung bài viết đã được trình bày theo cách lần lượt nêu lên các hiện tượng vi phạm pháp luật của người Việt rất cụ thể, sinh động và hậu quả của sự vi phạm đó.
- Thái độ của người viết thể hiện rõ sự phê phán nghiêm túc với các hành vi vi phạm pháp luật và khẩn thiết kêu gọi mọi người chấp hành luật pháp.