Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham Khảo :
- Đoạn tư liệu trên phản ánh về chính sách “chia để trị” của chính quyền thực dân ở một số nước Đông Nam Á.
+ “Chia để trị” là một chính sách thâm độc của các nước thực dân phương Tây, thông qua việc dùng nhiều biện pháp chia rẽ khác nhau, các nước thực dân muốn: cắt đứt những mối liên hệ cơ bản, cần thiết của nước thuộc địa trên nhiều phương diện; từ đó giảm dần và đi đến xóa bỏ ý chí đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước của nhân dân thuộc địa.
+ Việc các nước thực dân phương Tây tiến hành chính sách “chia để trị” đã để lại nhiều hậu quả cho nhân dân Đông Nam Á, ví dụ như: tạo ra sự chia rẽ, rạn nứt khối đoàn kết, mâu thuẫn giữa các vùng trong cả nước và giữa các nước với nhau; bộ máy cai trị của chính quyền thực dân được củng cố,…
Tham khảo
- Giữa thế kỉ XIX, thực dân Anh đã hoàn thành công cuộc xâm chiếm toàn bộ đất đai và đặt ách cai trị ở Ấn Độ. Dưới ách cai trị của thực dân Anh, hình Ấn Độ có sự chuyển biến toàn diện trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội.
- Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, thực dân phương Tây đã cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược Đông Nam Á. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Đông Nam Á diễn ra khắp nơi, tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa ở In-đô-nê-xi-a; Phi-líp-pin, ch, Cam-pu-chia,…
Tham Khảo
- Tùy tình hình cụ thể mà mỗi nước thực dân có chính sách cai trị, bóc lột khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung đều có những điểm nổi bật: Vơ vét tài nguyên đưa về chính quốc, không mở mang công nghiệp ở thuộc địa, tăng các loại thuế, mở đồn điền, bắt lính, đàn áp phong trào yêu nước.
Tham khảo
- Nét chính về tình hình kinh tế Ấn Độ: Chính quyền thực dân Anh tiến hành khai thác Ấn Độ với quy mô lớn, nhằm biến Ấn Độ thành thị trường cung cấp tài nguyên, nhân công rẻ mạt và thị trường tiêu thụ hàng hóa cho chính quốc.
+ Trên lĩnh vực nông nghiệp: thực dân Anh đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền trồng trà, cà phê, bông, vải, thuốc phiện...
+ Trên lĩnh vực công nghiệp: thực dân Anh đẩy mạnh khai thác mỏ, phát triển công nghiệp chế biến; mở mang giao thông vận tải,…
- Hậu quả:
+ Nguồn tài nguyên của Ấn Độ bị suy kiệt.
+ Kinh tế phát triển thiếu cân đối giữa các ngành kinh tế, giữa các địa phương,…
+ Tình trạng thiếu hụt lương thực, nạn đói diễn ra trầm trọng, cướp đi sinh mạng của hàng triệu người….
Tham khảo
- Sự mục nát của chính quyền họ Trịnh Đàng Ngoài đã khiến cho: đời sống của các tầng lớp nhân dân, nhất là nông dân lâm vào khổ cực, bần cùng; thúc đẩy nhân dân nổi dậy đấu tranh chống lại chính quyền phong kiến.
Tham khảo
ự mục nát của chính quyền họ Trịnh đã dẫn đến những hậu quả:
- Về kinh tế:
+ Nông nghiệp: Ruộng đất của nông dân bị địa chủ, quan lại lấn chiếm. Sản xuất nông nghiệp đình đốn, mất mùa, lụt lội liên tục diễn ra.
+ Công thương nghiệp: Nhà nước đánh thuế nặng các loại sản phẩm, hàng hóa làm cho công thương nghiệp sa sút, chợ phố điêu tàn.
- Về xã hội: Nhân dân rơi vào cảnh đói khổ, hàng chục vạn nông dân chết đói, phải bỏ làng đi tha hương cầu thực, xác người chết đói nằm ngổn ngang đầy đường,…
=> Cuộc sống thê thảm đã thúc đẩy nông dân vùng lên chống lại chính quyền phong kiến.
Tham khảo
- Trước khai thác thuộc địa lần 1, xã hội Việt Nam có hai giai cấp cơ bản là địa chủ phong kiến và nông dân.
- Trong khai thác thuộc địa lần 1, xã hội Việt Nam xuất hiện thêm:
+ Giai cấp mới: công nhân.
+ Tầng lớp mới: tư sản và tiểu tư sản.
Tham khảo
- Dưới tác động từ cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, đời sống của người lao động ở Việt Nam rất khổ cực:
+ Nông dân bị cướp đoạt ruộng đất, phải chịu sưu cao, thuế nặng nên lâm vào tình cảnh bần cùng hóa.
+ Công nhân: phải lao động cực nhọc trong các đồn điền, hầm mỏ, xí nghiệp, điều kiện sống tồi tàn và nhận những đồng lương rẻ mạt, lại thường xuyên bị đánh đập, cúp phạt.
Tham khảo
- Nguyên nhân thúc đẩy nhân dân 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ tiến hành chiến tranh giành độc lập:
+ Nguyên nhân sâu xa: thực dân Anh ban hành nhiều đạo luật hà khắc nhằm hạn chế sự phát triển kinh tế của 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ, khiến quan hệ giữa chính quốc với thuộc địa ngày càng căng thẳng.
+ Nguyên nhân trực tiếp: Ngày 16/12/1773, một nhóm người Bắc Mỹ tấn công các tàu chở chè của Anh tại cảng Bô-xtơn. Nghị viện Anh lập tức ra lệnh đóng cửa cảng Bô-xtơn và ban hành thêm các đạo luật ngăn cản sự phát triển của kinh tế thuộc địa.
- Xung đột quan trọng nhất giữa đế quốc Anh với nhân dân các thuộc địa ở Bắc Mỹ là: ách thống trị của đế quốc Anh đã xâm phạm nghiêm trọng đến quyền tự do và cản trở sự phát triển kinh tế của nhân dân thuộc địa.
Tham khảo
Hình 3.5 và 3.6 cho thấy, trong quá trình đô hộ Đông Nam Á, các nước thực dân phương Tây chú trọng đến các hoạt động: cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền trồng cây công nghiệp và khai thác tài nguyên khoáng sản.
Tham khảo
Chính sách cướp đoạt ruộng đất, “cưỡng bức trồng trọt” của chính quyền thực dân đã khiến cho:
+ Nông dân ở các nước Đông Nam Á không có ruộng đất để trồng trọt, lâm vào cảnh đói khổ, bần cùng hóa.
+ Mặt khác, do bị mất ruộng đất, bị tước đoạt tư liệu sản xuất, nên người nông dân buộc phải bán sức lao động của mình, tới làm thuê trong các đồn điền, hầm mỏ hay nhà máy, xí nghiệp,… từ đó, dần hình thành nên đội ngũ công nhân.