K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 12 2023

- Ông thấy mình khác biệt với chính gia đình mình.

8 tháng 11 2017

Giới thiệu những tình cảm và suy nghĩ của em khi được sống trong tình yêu thương của những người than trong gia đình và bộc lộ niềm thương cảm cho những ai không có được những may mắn đó thông qua việc đọc các văn bản Những câu hát về tình cảm gia đình, Mẹ tôi (Ét-môn-đo đơ A-mi-xi), Cuộc chia tay của những con búp bê (Khánh Hoài).

Bộc lộ những tình cảm và suy nghĩ của em một cách cụ thể chi tiết khi được sống trong tình yêu thương của những người thân trong gia đình và bộc lộ niềm thương cảm cho những ai không có được những may mắn đó trên cơ sở các văn bản “ Những câu hát về tình cảm gia đình”, “Mẹ tôi”(Ét-môn-đo đơ A-mi-xi), “Cuộc chia tay của những con búp bê” (Khánh Hoài).

+ Bộc lộ những tình cảm và suy nghĩ của em khi được sống trong tình yêu thương của những người thân trong gia đình trên cơ sở các văn bản “ Những câu hát về tình cảm gia đình”, “Mẹ tôi” (Ét-môn-đo đơ A-mi-xi),“Cuộc chia tay của những con búp bê” (Khánh Hoài). - Cảm xúc sung sướng, hạnh phúc biết bao khi được sống trong tình yêu thương của cha mẹ, ông bà, anh chị em, được cha mẹ, ông bà sinh thành dưỡng dục, nâng niu chăm sóc. - Biết ơn, trân trọng nâng niu những tình cảm, công lao mà cha mẹ, ông bà, anh chị em trong gia đình đã giành cho mình. - Bày tỏ tình cảm một cách sâu sắc nhất bằng cách nguyện ghi lòng tạc dạ chín chữ cù lao, làm tròn chữ hiếu, anh em hoà thuận làm cho cha mẹ vui lòng, nhớ thương cha mẹ ông bà trong mọi hoàn cảnh. - Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó. + Bộc lộ niềm thương cảm cho những ai không có được những may mắn đó trên cơ sở văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” (Khánh Hoài). - Cuộc đời còn biết bao nhiêu bạn sống thgiếu những tình yêu thương của cha mẹ, anh em phải xa cách chia lìa như Thành và Thuỷ trong “Cuộc chia tay của những con búp bê” (Khánh Hoài) và biết bao tình cảnh éo le khác.
9 tháng 11 2017

viết thành văn cho mình đc ko

30 tháng 4 2023

- Tác giả lại cho rằng để viết một bản tin về hoa anh đào, người bạn của mình đã phải vượt qua nhiều “khó khăn”, “chướng ngại" vì: với nhiều người, đó là thứ xa xỉ viễn mơ. Nó cũng có thể bị lạc lõng ngay trên trang báo bảo vì nó không phải là thông tin giật gân, thông tin được nhiều người ưa chuộng.

- Những “khó khăn”, “chướng ngại” được nêu lên trong tản văn cho thấy trong cuộc sống hiện đại con người thường ít chú trọng, quan tâm đến thiên nhiên, quan tâm đến đời sống tinh thần mà hay chú trọng đến những cái thiết thân của bản thân, những vấn đề cơm ăn, áo mặc hàng ngày. Điều này cũng thấy con người hiện đại ngày càng sống nhanh, sống gấp hơn.

“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.” Câu 1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Nêu phương thức biểu đạt chính của văn...
Đọc tiếp

“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.”

Câu 1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản đó?

Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn văn. Tìm câu văn thể hiện rõ luận điểm của đoạn văn trên?

Câu 3. Câu mở đầu văn bản, tác giả viết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Em hiểu tình cảm như thế nào được gọi là “nồng nàn yêu nước”?

Câu 4. Từ “nó” thuộc từ loại gì? Nhận xét gì về việc sử dụng đại từ “nó” trong câu văn?

Câu 5. Tìm trạng ngữ trong đoạn văn và cho biết trạng ngữ đó bổ sung ý nghĩa gì trong câu. Câu 6. Việc sử dụng liên tiếp một loạt các động từ mạnh: “kết thành”, “lướt qua”, “nhấn chìm” trong một câu văn có tác dụng gì?

1
18 tháng 2 2020

Câu 1:Đoạn văn được trích trong văn bản "tinh thần yêu nước của nhân dân ta".Tác giả là bác Hồ. Phương thức biểu đạt chính của văn bản đó là nghị luận.

Câu 2:Nội dung của đoạn văn là nêu ra ý chí sắt đá của người VN,tinh thần yêu nước hào hùng,mạnh mẽ,..."Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước".

Câu 3:Nồng nàn yêu nước là tình yêu nước bát ngát,nó được trỗi dậy trong mỗi người.

Câu 4:Từ nó là đại từ.Việc sử dụng nó sẽ giúp tránh lặp từ cho bài văn,tăng tính mạch lạc,rõ ràng giúp bài văn tốt hơn

Câu 5:Trạng ngữ là từ xưa đến nay và trạng ngữ đó bổ sung ý nghĩa về thời gian ,thời điểm mà sự việc đó xảy ra.

Câu 6:Nó có tác dụng là giúp câu bổ trợ thêm vốn từ phong phú đồng thời giúp ý của bài văn được miêu tả một cách chính xác,mạnh lạc hơn.

Chúc bạn học tốt!

18 tháng 2 2020

.Cảm ơn rất nhiều

Hòn đá có thể cho lửa, cành cây có thể cho lửa. Nhưng chỉ có con người mới biết nuôi lửa và truyền lửa. Lửa xuất hiện khi có tương tác, ít ra là 2 vật tạo lửa. Lửa là kết quả của số nhiều. Cô bé bán diêm là số đơn. Cô đã chết vì thiếu lửa, để rồi từ đó loài người đã cảnh giác thắp nến suốt mùa Giáng sinh để cho không còn em bé bán diêm phải chết vì thiếu lửa. Nước Việt hình chữ “S”, hiện thân...
Đọc tiếp

Hòn đá có thể cho lửa, cành cây có thể cho lửa. Nhưng chỉ có con người mới biết nuôi lửa và truyền lửa. Lửa xuất hiện khi có tương tác, ít ra là 2 vật tạo lửa. Lửa là kết quả của số nhiều. Cô bé bán diêm là số đơn. Cô đã chết vì thiếu lửa, để rồi từ đó loài người đã cảnh giác thắp nến suốt mùa Giáng sinh để cho không còn em bé bán diêm phải chết vì thiếu lửa.

Nước Việt hình chữ “S”, hiện thân của số nhiều, lẽ nào không biết nuôi lửa và truyền lửa, lẽ nào thiếu lửa? Không có lửa, con rồng chẳng phải là rồng, chỉ là con giun con rắn. Không có lửa, làm gì có “nồng” nàn, “nhiệt” tâm! Làm gì có “sốt” sắng, “nhiệt” tình, đuốc tuệ! Làm gì còn “nhiệt” huyết, “cháy” bỏng! Sẽ đâu rồi “lửa” yêu thương? Việc mẹ việc cha, việc nhà việc nước, làm gì với đôi vai lạnh lẽo, ơ hờ?

Không có lửa, em lấy gì “hun” đúc ý chí, “nấu” sử sôi kinh? Em không thể “woot!” cũng chẳng “hot”, sống đời thực vật vô tri như lưng cây, mắt lá, đầu cành, thân cỏ… Cho nên: Biết ủ lửa để giữ phẩm cách – người, nhân cách – Việt. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội. Thế nhưng: Nếu không có lửa, sao thành mùa xuân?

Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Trong đoạn trích trên, tác giả sử dụng thao tác lập luận gì? Nêu nội dung chính của đoạn trích. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 đến 7 dòng) thể hiện sự cần biết của việc “nuôi lửa” ở lứa tuổi học sinh.

3
19 tháng 10 2017

tag: Hồng Linh (á khoa Văn vẫn giúp thủ khoa đc), Thanh Hằng (xin ý thôi chứ đâu phải giỏi), Quỳnh Trang (lâu rồi chưa ns j, giúp e), Như Khương (nguồn chính đây rồi), Mai Nguyễn (e tin chị)...

hashtag: #fighting

20 tháng 10 2017

176454.html ( nhấn vào đây )

Tự dưng tìm thấy :) vào tham khảo nha !

Các bạn cho ý kiến bài này nhé nếu hay thì hãy cho đúng và bình luân nhé ! Trong cuộc sống, để có thể sống đẹp, sống tốt, sống đúng không phải là điều dễ dàng, nhưng cũng không phải là chuyện không thể. Giữa xã hội có nhiều vết nhơ hay trong một môi trường đầy cám dỗ, để có thể sống không hổ thẹn với lòng mình cần rất nhiều bản lĩnh. Bởi vậy cha ông ta đã có câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho...
Đọc tiếp

Các bạn cho ý kiến bài này nhé nếu hay thì hãy cho đúng và bình luân nhé !

Trong cuộc sống, để có thể sống đẹp, sống tốt, sống đúng không phải là điều dễ dàng, nhưng cũng không phải là chuyện không thể. Giữa xã hội có nhiều vết nhơ hay trong một môi trường đầy cám dỗ, để có thể sống không hổ thẹn với lòng mình cần rất nhiều bản lĩnh. Bởi vậy cha ông ta đã có câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm”.

Câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” bao gồm hai vế, vừa đối lập vừa bổ sung hỗ trợ cho nhau để hoàn thiện điều khuyên răn mà người xưa muốn nhắn nhủ.

Vế thứ nhất “Đói cho sạch” muốn nhắn nhủ với chúng ta rằng dù rơi vào hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn, cơm không có ăn thì cũng phải ăn uống cho sạch sẽ, không ăn uống mất vệ sinh. Như vậy vừa đảm bảo sức khỏe, vừa tạo thành thói quen về sau. Còn về tầng nghĩa chìm của vế này “đói” chính là chỉ sự nghèo khó, thiếu thốn còn “sạch” ở đây đã có hiện tượng chuyển nghĩa, không phải sạch theo ý nghĩa thông thường nữa. “Sạch” còn mang ý nghĩa chỉ tâm hồn, chỉ tấm lòng, chỉ cách suy nghĩ trong sáng, lành mạnh, không vướng đục.

Dù phải đối mặt với nhiều thiếu thốn, tiền bạc không có nhưng cũng phải giữ được tấm lòng thanh sạch, không làm những điều trái với lương tâm. Như vậy thì cuộc sống dù khó khăn cũng thấy vui vẻ và hạnh phúc. Bản thân sẽ không thấy hổ thẹn, không thấy day dứt. Dù nghèo nhưng cũng không được trộm cắp, dù muốn cũng phải cắn răng chịu đựng. Có rất nhiều người lâm vào hoàn cảnh bế tắc nên đã làm “liều’ đi ăn trộm, đi đánh bài bạc, đi làm những việc xấu xa để mong có tiền tiêu.

Thực ra đến bước đường cùng họ mới làm như vậy nhưng đây là điều không nên. Một lần rồi còn có lần thứ hai, thứ ba và cứ tiếp diễn như thế. Để tấm lòng mình thanh sạch, không bị phủ đục thì cuộc sống dù khó, dù thiếu vẫn thấy rằng mình thanh thản, không phải cắn rứt.

Vế thứ hai của câu nói “Rách cho thơm” ý chỉ dù rách nát, quần áo không lành lặn thì cũng không được để bẩn, phải để chúng luôn thơm tho, để người khác nhìn vào không kì thị và không chỉ trọ. Chúng ta vẫn thấy rất nhiều người nghèo đói, quần áo không có mặc nhưng họ vẫn luôn giữ được sự thơm tho, sạch sẽ. Ý thứ hai của từ “thơm” cũng như từ “sạch”. Ý chỉ những điều trong sáng, đúng đắn, luôn giữ đúng đạo nghĩa, không khiến cho tâm hồn phải bận tâm suy nghĩ nhiều.

Em đã từng thấy có hai mẹ con nghèo đến nỗi những bữa cơm cũng thiếu, nhiều khi còn phải nhờ sự giúp đỡ của mọi người nhưng vào căn nhà họ luôn sạch sẽ, tinh tươm. Đứa bé nhiều lúc đói, thấy người khác ăn cũng phát thèm nhưng kiềm chế và nhẫn nhịn chờ mẹ mamg chút gì đó về.

Câu tục ngữ khuyên con người ta dù phải rơi vào thiếu thốn đến cùng cực thì hãy luôn giữ tấm lòng mình được thanh sạch, không bị những thứ xấu dụ dỗ, không bị những điều không nên lôi kéo vào. Bởi rằng nó sẽ tạo thành thói quen, thành một con đường không tốt về sau mà mọi người cứ mặc định bước vào.

Khi chúng ta giữ được sự trong sáng của tâm hồn thì cuộc sống thiếu thốn vật chất nhưng niềm vui và sự thanh thản trong tâm hồn vẫn luôn hiện hiển trong đôi mắt thánh thiện ấy.

Cha ông ta có câu “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” cũng nhằm nhắn nhủ điều này đối với mọi người. Sống đẹp, sống đúng là cách sống mà chúng ta cần vươn tới.

Đối với những người trẻ, đừng để bị cuốn vào vòng quay của xã hội mà đánh mất đi cái tốt đẹp của bản thân mình

Thật vậy, câu tục ngữ đã có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với cuộc sống của mỗi người. Giúp chúng ta sống tốt, sống đẹp, sống hạnh phúc hơn, trở thành người có ích cho xã hội.

1
5 tháng 5 2017

là sao đúng thì lik zô d9j bn

Khi nói về nhân vật quan phụ mẫu trong ngắn “Sống chết mặc bay”- Sách Bồi dưỡng Ngữ văn 7 có viết: “Đó là một viên quan vừa vô trách nhiệm, vừa hống hách chỉ ham mê cờ bạc, bỏ mặc đê vỡ làm cho dân chúng muôn sầu nghìn thảm”. Bằng hiểu biết của mình, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. *Gợi ý: Về kĩ năng - Biết cách viết một bài văn nghị luận văn học. Bố cục bài viết sáng rõ, các luận điểm liên...
Đọc tiếp

Khi nói về nhân vật quan phụ mẫu trong ngắn “Sống chết mặc bay”- Sách Bồi dưỡng Ngữ văn 7 có viết: “Đó là một viên quan vừa vô trách nhiệm, vừa hống hách chỉ ham mê cờ bạc, bỏ mặc đê vỡ làm cho dân chúng muôn sầu nghìn thảm”.

Bằng hiểu biết của mình, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

*Gợi ý:

Về kĩ năng

- Biết cách viết một bài văn nghị luận văn học. Bố cục bài viết sáng rõ, các luận điểm liên kết mạch lạc, liên kết chặt chẽ; văn phong trong sáng, có cảm xúc,…

- Biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa kiến thức tập làm văn và năng lực cảm thụ văn học.

Về kiến thức: Thí sinh có thể sắp xếp các luận điểm trong bài viết theo nhiều cách nhưng về cơ bản, cần đảm bảo những nội dung sau:

a. Mở bài:

Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề cần chứng minh.

b. Thân bài: Làm rõ được các ý sau:

* Quan vô trách nhiệm:

- Đê sắp vỡ. Cảnh ngoài đê vô cùng nguy ngập. Thiên tai đang từng lúc giáng xuống, đe doạ cuộc sống của người dân….

- Quan không đốc thúc hộ đê mà “cùng với đám nha lại vui cuộc tổ tôm ở trong đình”….

- Đi hộ đê mà quan “uy nghi chễm chện ngồi”, trong đình đèn thắp sáp choang, kẻ hầu người hạ, đồ dùng sang trọng “ống thuốc bạc, đồng hồ vàng, dao chuôi ngà…”, ăn của ngon vật lạ “yến hấp đường phèn…”

* Quan hống hách:

- Bắt bọn người nhà, lính hầu quan, đứa thì gãi, đứa thì quạt, đứa thì chực hầu điếu đóm…

- Bắt bọn tay chân hầu bài “không ai dám to tiếng”.

- Khi có người bẩm báo việc đê, quan gắt, quát, sai lính đuổi đi.

- Nghe tin đê vỡ, đoạ cách cổ, bỏ tù…

* Quan mải mê bài bạc, bỏ mặc đê vỡ làm cho dân chúng khổ:

- Cuộc chơi bài tổ tôm của quan diễn ra rất trang nghiêm, nhàn nhã trong khi quan đang đi hộ đê.

- Quan đang đi hộ đê, mà đê thì sắp vỡ, việc mà tâm trí của quan dồn cả vào là ván bài tổ tôm “Ngài mà còn dở ván bài hoặc chưa hết hội thì dẫu trời long đất lở, đê vỡ dân trôi ngày cũng thấy kệ”.

- Mưa mỗi lúc một tăng, nguy cơ đê vỡ mỗi lúc một đến gần “mưa gió ầm ầm, dân phu rối rít” quan vẫn coi như không biết gì, vẫn thản nhiên ung dung đánh bài “đê vỡ mặc kệ, nước sống dầu nguy không bằng nước bài cao thấp”, “Mặc! Dân, chẳng dân thời chớ…”

- Có người bẩm “có khi đê vỡ”, quan gắt: “Mặc kệ!”.Quan ù thông, xơi yến, mắt trông dĩa nọc….

- Mọi người đều giật nảy mình khi nghe tiếng kêu trời dậy đất ngoài xa, chỉ quan là vẫn điềm nhiên.

- Có tin đê vỡ, quan vẫn thờ ơ, quát nạt bọn chân tay rồi lại tiếp tục đánh bài cho đến lúc “ù! Thông tôm, chi chi nảy…”

- Khi quan ù ván bài to với niềm vui sướng cực độ thì “khắp mọi nơi miền đó, nước tràn lênh láng , xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết; kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn”. …

=> Tác giả đã sử dụng thủ pháp tăng cấp, đối lập tương phản để vạch trần thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm, thói hống hách của tên quan phụ mẫu trong khi đi hộ đê, bộc lộ niềm xót xa, thương cảm trước cảnh muôn sầu nghìn thảm của nhân dân…

c. Kết bài:

Khẳng định tên quan phu mẫu là kẻ lòng lang dạ thú, đáng bị lên án.

(Dựa vào gợi ý viết thành bài văn)

1
9 tháng 4 2017

mk đã làm rồi nhưng dài quá ko thể viết cho bn đc

10 tháng 4 2017

k sao mik thấy thì mik gửi cho bạn thui

8 tháng 2 2017

dàn bài đây tự làm nhen

Em hòa mình vào nhân vật. (Tất nhiên sẽ sử dụng ngôi kể thứ 1 <tôi>)
- Cảm nghĩ của nhân vật En-ri-cô, tức là em:
+ Cứ quanh quẩn trg đầu câu nói đó của bố.
+ Suy nghĩ lại những điều mình đã làm, hiện lên một cảm giác hối hận.
+ Và sau đó là sự xấu hổ tràn ngập trong tâm hồn nhân vật.
+ Nhận ra mình đã làm sai, đã ko biết nắm giữu điều thiêng liêng nhất đó.
+ Và đúng như lời bố nói, thật là một đứa đáng xấu hổ và thật là nhục nhã.
+ Cuối cùng là những tâm sự.
8 tháng 2 2017

Trong cuộc đời của mỗi chúng ta, người mẹ có vai trò lớn lao và tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất, nhưng không phải khi nào ta cũng ý thức được điều đó. Bài văn Mẹ tôi của nhà văn Ét-môn-đô đờ A-mi-xi trích trong cuốn sách Những tấm lòng cao cả được viết dưới hình thức một bức thư là một bài học sâu sắc và cảm động về đạo làm con.

Truyện kể về chú bé En-ri-cô đã tỏ ra thiếu lễ độ với mẹ khi cô giáo đến thăm nhà. Buồn bã và tức giận, bố chú đã viết cho chú lá thư này. Bức thư thể hiện thái độ, tình cảm và suy nghĩ của người bố. Đó là thái độ bất bình trước lỗi lầm của đứa con và tình cảm trân trọng mà ông dành cho vợ mình nói riêng và những người mẹ nói chung. Qua đó, tác giả khẳng định sự thiêng liêng của tình mẫu tử. Dù ở bất cứ đâu, bất cứ thời đại nào, tình mẫu tử cũng làm cho cuộc sống nhân loại trở nên bất diệt.

Tác giả không thuật lại cụ thể việc En-ri-cô đã thiếu lễ độ với mẹ ra sao, nhưng chắc là cậu bé đã xúc phạm đến mẹ nên người bố mới viết thư để cảnh cáo và dạy bảo con trai mình.

Trước hết, người bố tỏ thái độ buồn bực vì cảm thấy sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim và tức giận vì đứa con trong phút chốc đã quên công lao sinh thành dưỡng dục của người mẹ kính yêu.

Để những lời dạy bảo thêm thấm thía, người bố đã nhắc lại lần En-ri-cô bị ốm nặng mẹ đã phải thức suốt đêm chăm sóc, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con!… Ông nhấn mạnh đến tình thương yêu con vô hạn của người mẹ. Công lao của mẹ đối với con thật lớn lao! Cha thương con nhưng nghiêm khắc. Còn mẹ thương con bằng tấm lòng hiền hậu, bao dung. Vì thế mà con cái thường quyến luyến với mẹ hơn. Từ thuở còn trứng nước, mẹ cưu mang con chín tháng mười ngày. Rồi lúc sinh con, mẹ phải một mình vượt cạn với nguy hiểm khôn lường. Tháng ngày, mẹ chắt chiu dòng sữa nuôi con đến hao gầy thân xác. Con khỏe mẹ vui, con trái gió trở trời, mẹ thức trắng đêm chăm sóc cho con từng miếng ăn viên thuốc. Bằng lời ru ngọt ngào, mẹ đưa con vào giấc ngủ say nồng giữa những trưa hè oi ả hay trong những đêm đông lạnh giá. Đứa con lớn dần lên trong vòng tay ấp ủ của mẹ hiền. Mẹ dạy con tiếng nói đầu tiên. Mẹ dìu con những bước đi chập chững đầu tiên. Công lao sinh thành, dưỡng dục của mẹ sánh ngang với sông sâu, biển rộng.

Điều người bố không ngờ là đứa con dám xúc phạm đến mẹ, người sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con.

Tại sao người bố lại có thái độ kiên quyết như vậy? Bởi vì sự hỗn láo của đứa con đã làm cho ông thất vọng, ông vốn rất thương yêu con và muốn con hiểu ra lỗi lầm của mình, một lỗi lầm khó có thể tha thứ nếu tái phạm:

Hãy nghĩ kĩ điều này, En-ri-cô ạ: Trong đời, con có thể trải qua những ngày buồn thảm, nhưng ngày buồn thảm nhất tất sẽ là ngày mà con mất mẹ.

Khi đã khôn lớn, trưởng thành, khi các cuộc đấu tranh đã tôi luyện con thành người dũng cảm, có thể có lúc con sẽ mong ước thiết tha được nghe lại tiếng nói của mẹ, được mẹ dang tay ra đón vào lòng. Dù có lớn khôn, khỏe mạnh thế nào đi chăng nữa, con sẽ vẫn tự thấy mình chỉ là một đứa trẻ tội nghiệp, yếu đuối và không được chở che. Con sẽ cay đắng khi nhớ lại những lúc đã làm mẹ đau lòng… Con sẽ không thể sống thanh thản, nếu đã làm cho mẹ buồn phiền. Dù có hối hận, có cầu xin linh hồn mẹ tha thứ… tất cả cũng chỉ vô ích mà thôi. Lương tâm con sẽ không một phút nào yên tĩnh. Hình ảnh dịu dàng và hiền hậu của mẹ sẽ làm tâm hồn con như bị khổ hình. En-ri-cô này ***** Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó.

Đây là đoạn văn hay nhất, cảm động nhất trong bức thư. Người bố viết cho con trai mình nhưng cũng chính là viết cho bao người con khác trong cuộc đời. Đến lúc trưởng thành, các con dần dần xa mẹ, nhưng trong cách nghĩ của mẹ thì; Con dẫu lớn vẫn là con của mẹ, Đi suốt cuộc đời lòng mẹ vẫn theo con (Chế Lan Viên). Mẹ vẫn âm thầm dõi theo từng bước trên đường kiếm sống và tạo dựng sự nghiệp của con. Lúc con gặp sóng gió thì lòng mẹ là bến đậu an lành nhất. Một lời chia sẻ, động viên, khuyên nhủ chí tình của mẹ sẽ làm cho tâm hồn con thanh thản lại. Hiểu rõ điều đó nên người bố khẳng định sự thiệt thòi và đau khổ nhất trong cuộc đời của một con người là không còn mẹ.

Thật hạnh phúc cho những đứa con được ấp ủ, khôn lớn trong vòng tay nâng niu của mẹ. Mẹ là người che chở, đùm bọc, là chỗ dựa đáng tin cậy nhất của các con trong mọi thành công hay thất bại trên đường đời. Nếu đứa con nào đó vô tình hay cố ý chà đạp lên tình mẫu tử thì không xứng đáng làm người và chắc chắn sẽ phải ân hận suốt đời.

Người bố khuyên con bằng lời lẽ chí tình: Từ nay, không bao giờ con được thốt ra một lời nói nặng với mẹ. Con phải xin lỗi mẹ, không phải vì sợ bố, mà do sự thành khẩn trong lòng. Con hãy cầu xin mẹ hôn con, để cho chiếc hôn ấy xóa đi cái dấu vết vong ân bội nghĩa trên trán con. Bố rất yêu con, En-ri-cô ạ, con là niềm hi vọng tha thiết nhất của đời bố, nhưng thà rằng bố không có con, còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ. Thôi, trong một thời gian con đừng hôn bố: bô sẽ không thể vui lòng đáp lại cái hôn của con được.

Giọng văn ở đoạn này dịu dàng, tha thiết, lắng sâu. Người cha lấy cái lí để phê phán và lấy cái tình để khuyên nhủ, dạy dỗ, khiến đứa con không thể không thấm thía. En-ri-cô xúc động thật sự vì nội dung bức thư của bố. Cậu kính yêu cha mẹ vô cùng nên đã rất ân hận về lỗi lầm của mình. Tại sao người bố không trực tiếp dạy bảo con mà lại dùng hình thức viết thư? Bởi vì có những điều tế nhị và phức tạp của tình cảm khó có thể nói ra bằng lời. Hơn nữa, viết thư tuy là cách giao tiếp gián tiếp nhưng lại có tác dụng rất lớn. Nó vừa thể hiện được mục đích của người viết, vừa không làm cho người mắc lỗi cảm thấy bị xúc phạm.. Đây chính là bài học về cách ứng xử khéo léo trong quan hệ gia đình nói riêng và ngoài xã hội nói chung. Bài văn đề cập đến khía cạnh quan trọng của đạo làm con. Kính yêu cha mẹ là tình cảm tự nhiên. Bổn phận, trách nhiệm và lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ là thước đo phẩm chất đạo đức của mỗi người. Trong kí ức của mỗi chúng ta, mẹ luôn chiếm một vị trí quan trọng. Mẹ gắn liền với những hình ảnh thân thuộc của quê hương như mái đình, gốc đa, bến nước, con đò, cầu tre lắt lẻo, hoa cau rụng trắng đêm trăng, bữa cơm đầm ấm, sum vầy… Kỉ niệm về mẹ mãi mãi theo ta suốt cả cuộc đời. Nếu trong hành trình tiến lên phía trước, có lúc nào mỏi gối chùn chân, ta hãy quay về miền thơ ấu ở đó, hình ảnh mẹ kính yêu sẽ tiếp thêm sức mạnh cho ta vững bước.
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.” a/ Em hãy xác định luận điểm của đoạn văn trên. b/ Không thể đảo...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu
nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị
xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô mạnh mẽ, to
lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và
lũ cướp nước.”
a/ Em hãy xác định luận điểm của đoạn văn trên.
b/ Không thể đảo vị trí những động từ “kết thành, lướt qua, nhấn chìm” trong câu
văn thứ ba. Vì sao?
c/ Bạn Lan cho rằng đoạn văn đã thực hiện được vai trò của phần mở đầu một văn
bản nghị luận. Bạn Hoa nhấn mạnh thêm: “Không những thế, xét về mặt văn
chương, đoạn văn còn gợi cho người đọc cảm xúc sâu sắc về vấn đề sẽ được làm rõ
ở phần sau của văn bản.”

0
9 tháng 9 2019

Trước hết, đặt mình vào nhân vật Thủy, xưng "tôi" và kể lại chuyện theo mạch cảm xúc của mình (tất nhiên! vì mình đang là Thủy mà), có thể lược bỏ một số chi tiết nhỏ và nên thêm vào những cảm xúc, suy nghĩ (hãy nhớ nếu mình là Thủy thì lúc đó mình sẽ cảm thấy ra sao, thấy buồn và đau khổ như thế nào), cứ thế mà kể lại theo cốt truyện của bản gốc thôi.
Nói thế để bạn dễ hiểu và có thể tự làm được, chứ làm cụ thể ra thì văn bản dài quá!
VD: đoạn anh em Thành và Thủy không nỡ chia đồ chơi, bị mẹ mắng có thể viết như sau:
Hai anh em tôi cứ dùng dằng mãi, không nỡ chia đôi đồ chơi, tôi muốn nhường tất cả cho anh, và anh Thành cũng vậy, anh muốn nhường cho đứa em bé bỏng này. Và đúng hơn là cả hai anh em đều không muốn chia lìa nhau. Nhưng tiếng mẹ quát lại vọng ra khiến tôi giật mình, buồn bã, lo sợ, bao nhiêu cảm xúc lẫn lộn khiến nước mắt tôi lại tuôn trào. Tôi bật khóc nức nở.

9 tháng 9 2019

Tham khảo dàn ý:

Mở bài: Giới thiệu về bản thân / nhân vật

Thân bài: _ Lúc mà mẹ giục chia đồ chơi ( bàng hoàng,nỗi buồn, đau đớn không muốn xa anh trai )

_ Lúc đó thì anh nhớ về kỉ niệm của mình và anh trai ra sao? Cảm xúc của mình về tình yêu thương anh dành cho không bao giờ quên

_ Lúc bắt đầu chia đồ chơi ( tâm trạng thẫn thờ, buồn bã , như người mất hồn,...)

_ Mình nói với anh trai ra sao? ( lo lắng, quan tâm anh,....)

_ Mình cùng anh tới trường ( bối rối,......)

_ Thấy cô giáo bạn bè thì lúc đó cảm xúc thay đổi như thế nào?

_ Bỗng chợt lúc đó những kỉ niệm ùa về

_ Về nhà thì nhìn thấy cái gì, mình chạy thật nhanh lên tầng làm gì? Và dặn dò anh ra sao?

_ Câu nói của mẹ khiến mình và anh thế nào?

Kết bài: Cảm nghĩ chung của mình về lần ct đó. Và thương nhớ những kỉ niệm ấy.

Chúc bạn học tốt!

17 tháng 3 2018

Văn nghệ là tiếng nói của tình cảm con người. Và văn chương-một bộ phận nhỏ của văn nghệ cũng góp phần làm nên cái tiếng nói chung ấy. Dù bạn là người khô khan, cộc cằn đến đâu thì liệu bạn có chắc rằng mình sẽ không rơi lệ khi chứng kiến cảnh chia tay giữa hai anh em Thành và Thuỷ trong"CUộc chia tay của những con búp bê". Sự chia sẻ, tâm hồn rộng mở chính là quà tặng tinh thần đẹp nhất mà văn chương mang đến cho chúng ta. Bạn có chú ý đến từ "gây" trong đề bài. Từ "gây" ở đây gợi cho người đọc một sự lôi kéo, dường như đó là cái không tốt. Bởi cũng như cuộc sống muôn màu, văn học cũng được tạo nên từ nhiều mảnh ghép khác nhau; có những mảnh ghép làm cho nền văn học thêm đặc sắc, độc đáo nhưng cũng có những thành phần làm văn học trở nên u tối, đầy rẫy những xấu xa. Nói như thế, có nghĩa là, bên cạnh những tình cảm tích cực, văn học còn mang đến cho ta những mặt tiêu cực trogn suy nghĩ và lối sống mà tư tửong yêu đương tuổi học trò là một ví dụ chẳng hạn.
Văn học mang đến cho cuộc sống chúng ta nhiều thứ thật đấy. Nhưng tiếp nhận chúng thế nào, cảm nhận chúng ra sao lại là một vấn đề khác. Hãy để những tình cảm trong văn học mãi luôn là những tình cảm đẹp, thiêng liêng nhất...và còn gì đẹp hơn nếu bạn biến chúng thành tình cảm thật trogn cuộc sống nhỉ ?