K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
6 tháng 12 2023

- Đoạn trích phản ánh nhận thức và cách lí giải của con người về nguồn gốc của loài người, nguồn gốc của lửa và lí giải tại sao bầu trời được chống đỡ.

- Ngày nay, câu chuyện vẫn còn sức hấp dẫn vì nó đưa ra những thông điệp ý nghĩa về lòng dũng cảm, sự kiên trì và trí tuệ của loài người.

6 tháng 3 2023

- Thông qua nhân vật Prô-mê-tê, đoạn trích trên phản ánh nhận thức và cách lí giải của con người thời cổ đại về: Nguồn gốc của loài người, nguồn gốc của lửa (loài người là do thần Prô-mê-tê tạo ra, lửa cũng là do thần Prô-mê-tê lấy cắp của thần Dớt mang đến cho loài người).

- Ngày nay, câu chuyện Hê-ra-clét đi tìm táo vàng vẫn có sức hấp dẫn đặc biệt bởi sự li kì trong từng thử thách dành cho nhân vật, bởi những yếu tố kì ảo đậm nét, bởi sự khắc họa hình ảnh nhân vật người anh hùng với sự hội tụ của nhiều vẻ đẹp …

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
6 tháng 12 2023

- Người anh hùng lí tưởng là người có ngoại hình lớn lao kì vĩ, phẩm chất dũng cảm, tài trí, luôn đặt lợi ích của cộng đồng, dân tộc lên hàng đầu.

- Người phụ nữ lí tưởng là người có vẻ ngoài xinh đẹp, phẩm chất thuỷ chung, giữ trọn vẹn tiết hạnh

- Quan niệm đó ngày nay đã không còn phù hợp. Vì trong một xã hội phát triển, quyền cá nhân con người được đề cao, không có những chuẩn mực về một con người lí tưởng, mỗi người chính là lý tưởng của chính mình.

5 tháng 3 2023

Theo em, người Ấn Độ cổ đại quan niệm rằng anh hùng lí tưởng là mẫu người có tự trọng cao, lựa chọn danh dự, một con người đã hi sinh hạnh phúc cá nhân để bảo vệ đạo đức xã hội. Người anh hùng trong chấp niệm to lớn của người Ấn Độ cổ đại còn phải có lí trí mạnh mẽ đến cực đoan trong nhân vật với long trung thành tuyệt đối với bổn phận của mình. Song song với điều đó, mẫu người phụ nữ lí tưởng được thể hiện rõ nét qua tính cách của nhân vật Xi-ta, một con người có sự tự tin vào lí trí, phẩm giá trong sạch, đức hạnh và chung thủy. Quan niệm đó có phần phù hợp về tam quan trong triết lí sống giữa người với người ngày nay, tuy nhiên cũng có phần cổ hủ, áp đặt và gò ép thân phận người phụ nữ.

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:Tôi luôn ngưỡng mộ những học sinh không chỉ học xuất sắc mà còn dành được nhiều thời gian tham gia vào các hoạt động ngoại khóa. Họ thường nắm giữ những vị trí quan trọng ở các câu lạc bộ trong trường và ngoài xã hội. Họ đạt điểm cao trong học tập, đi thi đấu thể thao cho trường, giữ chức chủ nhiệm trong các câu lạc bộ, và trên...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Tôi luôn ngưỡng mộ những học sinh không chỉ học xuất sắc mà còn dành được nhiều thời gian tham gia vào các hoạt động ngoại khóa. Họ thường nắm giữ những vị trí quan trọng ở các câu lạc bộ trong trường và ngoài xã hội. Họ đạt điểm cao trong học tập, đi thi đấu thể thao cho trường, giữ chức chủ nhiệm trong các câu lạc bộ, và trên hết, họ là những thành viên tích cực trong Đoàn, Đội. Tôi luôn tự hỏi “làm thế nào mà họ có nhiều thời gian đến thế?”. Mặt khác, những học sinh kém đưa ra lí do họ nhận kết quả thi không tốt là do họ không có thời gian để ôn bài. Tuy nhiên, thực tế, những học sinh này lại thường không tích cực trong các hoạt động tập thể và ngoại khóa như những học sinh giỏi. Tại sao lại như vậy? Tất cả mọi người đều có 24 giờ một ngày. Thời gian là thứ tài sản mà ai cũng được chia đều. Cho dù bạn là một học sinh giỏi, một học sinh kém, tổng thống hay một người gác cổng, bạn cũng chỉ có cùng một lượng thời gian như nhau. Thời gian là thứ duy nhất mà chúng ta không thể mua được. Tuy nhiên, tại sao một người như tổng thống Mỹ lại có thời gian quản lí cả một quốc gia rộng lớn trong khi đó người gác cổng lại than phiền rằng ông ta không có thời gian để học? Sự khác biệt là do những người thành công trong cuộc sống biết cách quản lí thời gian. Chúng ta không thể thay đổi được thời gian nhưng có thể kiểm soát được cách chúng ta sử dụng nó. Nếu bạn làm chủ được thời gian, bạn sẽ làm chủ được cuộc sống.

      (Tôi tài giỏi, bạn cũng thế, Adam Khoo, NXB Phụ nữ, 2013)

Viết đoạn văn (từ 12 đến 15 dòng) với câu chủ đề: Lãng phí thời gian là lãng phí cuộc đời.

1
20 tháng 11 2018

- Giải thích: Câu nói nêu lên hậu quả của việc lãng phí thời gian.

- Bàn luận:

   + Nếu biết tận dụng thời gian, con người sẽ tạo ra nhiều giá trị quan trọng, từ vật chất đến tinh thần, phục vụ cho cuộc sống của mình và cho xã hội.

   + Nếu lãng phí thời gian, nghĩa là ta đang lãng phí tất cả các giá trị vật chất lẫn tinh thần: tiền bạc, sức khỏe, thành công, hạnh phúc…

   + Hơn nữa, cuộc đời hữu hạn nên mỗi giây phút trôi qua là ta đang mất đi một phần đời của chính mình.

- Bài học: Cần biết quý trọng thời gian và sử dụng thời gian một cách hiệu quả.

a) Trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, sau khi dẫn ra những tấm gương của sự cống hiến, hi sinh cho kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết :Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.Tác giả phải dùng tháo tác nào để có thể nhận rõ sự khác nhau và giống nhau ? Câu văn trên được viết nhằm nhấn mạnh đến sự khác...
Đọc tiếp

a) Trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, sau khi dẫn ra những tấm gương của sự cống hiến, hi sinh cho kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết :

Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.

Tác giả phải dùng tháo tác nào để có thể nhận rõ sự khác nhau và giống nhau ? Câu văn trên được viết nhằm nhấn mạnh đến sự khác nhau hay sự giống nhau ?

b) Đoạn bàn về việc so sánh đức nhà Lí và nhà Lê trong Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu dẫn dưới đây có cùng mục đích nhấn mạnh sự khác nhau (hoặc giống nhau) như câu trên không ?

Có người hỏi Lê Đại Hành với Lí Thái Tổ ai hơn ?

Trả lời rằng : Về mặt dẹp gian bên trong, đánh giặc bên ngoài để làm mạnh nước Việt ta và ra uy với người Tống thì công của Lí Thái Tổ không bằng Lê Đại Hành gian nan khó nhọc. Về mặt ân uy rõ rệt, lòng người vui vẻ suy tôn, làm cho vận nước lâu dài, để phúc lại cho con cháu thì Đại Hành không biết lo xa bằng Lí Thái Tổ. Thế thì Lí Thái Tổ hơn.

Từ đó suy ra: Thao tác so sánh bao gồm mấy loại chính ?

c) Có người hoài nghi tác dụng của so sánh, vì “mọi so sánh đều khập khiễng”. Anh (chị) có tán thành ý kiến đó không ? Vì sao ?

Theo anh (chị), để có thể so sánh đúng cách thì ta cần phải chú ý những điều gì ? Hãy chọn những câu trả lời đúng trong số các câu sau :

- Những đối tượng (sự vật, hiện tượng) được so sánh phải có mối liên quan với nhau về một mặt (một phương diện) nào đó

- Những đối tượng được so sánh phải hoàn toàn tương đồng hoặc tương phản với nhau.

- Sự so sánh phải dựa trên những tiêu chí cụ thể, rõ ràng và có ý nghĩa quan trọng đối với sự nhận thức bản chất của vấn đề (sự vật, hiện tượng).

- Những kết luận rút ra từ sự so sánh phải chân thực, mới mẻ, bổ ích, giúp cho việc nhận thức sự vật (hiện tượng, vấn đề) được sáng tỏ và sâu sắc hơn.

1
9 tháng 12 2017

Thao tác so sánh. So sánh tinh thần yêu nước của nhân dân ta với đồng bào ta ngày nay

- Câu văn: “Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước nhằm nhấn mạnh sự giống nhau.

b, Đoạn văn của sử gia Lê Văn Hưu sử dụng thao tác so sánh nhằm nhấn mạnh đến sự khác nhau giữa Lý Thái Tổ và Lê Đại hành trong hai việc: “dẹp gian bên trong… để phúc lại cho con cháu”

- Từ (a) và (b) suy ra hao tác so sánh gồm hai loại chính, so sánh nhằm nhận ra sự giống nhau, sự khác nhau

c, Không đồng ý với ý kiến trên. Vì So sánh là một trong những thao tác quan trọng, cần thiết trong lập luận, đời sống, góp phần hỗ trợ tích cực vào quá trình nhận thức của con người

→ Lựa chọn khẳng định 1, 3, 4

a) Trong một bài thuyết minh về chương trình học, có người viết: “Ở lớp 10 Trung học phổ thông, học sinh chỉ được học văn học dân gian (ca dao, tục ngữ, câu đố)". Viết như thế có chuẩn xác không? Vì sao? b) Trong câu sau có điểm nào chưa chuẩn xác: Gọi “Đại cáo bình Ngô” là áng thiên cổ hùng văn vì đó là bài văn hùng tráng đã được viết ra từ nghìn năm trước. c) Có nên...
Đọc tiếp
a) Trong một bài thuyết minh về chương trình học, có người viết: “Ở lớp 10 Trung học phổ thông, học sinh chỉ được học văn học dân gian (ca dao, tục ngữ, câu đố)". Viết như thế có chuẩn xác không? Vì sao? b) Trong câu sau có điểm nào chưa chuẩn xác: Gọi “Đại cáo bình Ngô” là áng thiên cổ hùng văn vì đó là bài văn hùng tráng đã được viết ra từ nghìn năm trước. c) Có nên sử dụng văn bản dưới đây để thuyết minh về nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm không? Nếu không thì vì lí do gì?    Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) là một trong những ông trạng nổi tiếng nhất của khoa cử Việt Nam. Ông là người làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, tỉnh Hải Dương, nay là xã Lí Học, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Năm 1535, thời Mạc Đăng Doanh, ông đỗ đầu cả ba kì thi. Nhưng ông chỉ làm quan với nhà Mạc có 7 năm, và sau khi dâng sớ xin chém 18 tên quyền thần mà không được, ông xin trí sĩ ở quê nhà. Ở quê, ông mở trường dạy học bên sông Hàn – tức sông Tuyết – nên khi mất, học trò tôn ông làm Tuyết Giang Phu Tử. Mặc dầu ông đã về trí sĩ, nhà Mạc vẫn kính trọng và vẫn hỏi ông về việc nước. Khi ông sắp mất, nhà Mạc có phong cho ông tước Trình Quốc công. Vì thế, người đời sau gọi ông là Trạng Trình.
Trên cơ sở trả lời những câu hỏi đã nêu, hãy cho biết: Một văn bản thuyết minh chuẩn xác cần đáp ứng những yêu cầu nào?
1
8 tháng 1 2018

Trong bài thuyết minh về chương trình học, có người viết: “Ở lớp 10 Trung học phổ thông, học sinh chỉ được học văn học dân gian (ca dao, tục ngữ, câu đố). Viết như thế chưa chính xác:

- Chương trình Ngữ văn 10 không chỉ có văn học dân gian

- Chương trình ngữ văn 10 phần văn học dân gian

- Chương trình ngữ văn 10 phần văn học dân gian không chỉ có ca dao, tục ngữ

- Chương trình ngữ văn không có câu đố

b,

- Giải thích “thiên cổ hùng văn” chưa chuẩn xác vì nó không phù hợp với ý nghĩa thiết thực của cụm từ

“ Thiên cổ hùng văn” là áng văn muôn đời, không phải áng văn viết trước một nghìn năm

c, Không thể dùng văn bản trong SGK thuyết minh về nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, khi văn bản đó không đề cập tới Nguyễn Bỉnh Khiêm với vai trò nhà văn

Người giỏi dùng binh là ở chỗ hiểu biết thời thế. Được thời và có thế thì biến mất thành còn, hóa nhỏ thành lớn; mất thời và không thế, thì mạnh hóa ra yếu, yên lại nên nguy, sự thay đổi ấy chỉ ở trong khoảng bàn tay. Nay các ông không hiểu rõ thời thế, lại che đậy bằng lời dối trá, thế chẳng phải là hạng thất phu đớn hèn ư? Sao đủ để cùng nói việc binh được?Trước đây các ông trong lòng gian...
Đọc tiếp

Người giỏi dùng binh là ở chỗ hiểu biết thời thế. Được thời và có thế thì biến mất thành còn, hóa nhỏ thành lớn; mất thời và không thế, thì mạnh hóa ra yếu, yên lại nên nguy, sự thay đổi ấy chỉ ở trong khoảng bàn tay. Nay các ông không hiểu rõ thời thế, lại che đậy bằng lời dối trá, thế chẳng phải là hạng thất phu đớn hèn ư? Sao đủ để cùng nói việc binh được?

Trước đây các ông trong lòng gian dối, ngoài mặt mượn cớ giảng hòa, đắp lũy đào hào, chờ quân cứu viện, lòng dạ và hành động bất đồng, trong ngoài bất nhất, sao đủ khiến ta tin mà không ngờ được. Cổ nhân có câu nói rằng: "Bụng dạ kẻ khác ta lường đoán được", nghĩa là thế đó. Ngày xưa nhà Tần thôn tính sáu nước, chuyên chế bốn bể, không chăm lo đức chính, thân mất nước tan. Nay Ngô mạnh không bằng Tần, mà hà khắc lại quá, không đầy một năm tất sẽ theo nhau mà chết, ấy là mệnh trời, không phải sức người vậy. Hiện nay phía bắc có kẻ địch Thiên Nguyên, phía nam có mối lo nội loạn ở các xứ Tầm Châu, một khu Giang Tả không tự giữ được, huống còn mưu toan đi cướp nước khác ư? Các ông không hiểu sự thế, bị người ta đánh bại, lại còn chực dựa uy Trương Phụ, thế có phải là đại trượng phu chăng, hay chỉ là đàn bà thôi?”

(Trích Tái dụ Vương Thông thư, Nguyễn Trãi, Nguyễn Trãi toàn tập, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1976)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Theo tác giả, giặc Minh có những hành động nào thể hiện lòng gian dối?

    Câu 3. Tác giả đã đưa ra những minh chứng nào chứng tỏ giặc Minh không phải là đại trượng phu?

Câu 4. Qua việc tác giả đưa ra những lập luận trong đoạn trích, em hiểu gì về con người Nguyễn Trãi?

1
27 tháng 2 2022

1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích là nghị luận.

2. Giặc Minh có những hành động thể hiện lòng gian dối là: ngoài mặt thì mượn cớ giảng hòa, đắp đất đắp hào chờ quân cứu viện, lòng dạ và hành động bất đồng, trong ngoài bất nhất.

3. Những minh chứng chứng tỏ giặc Minh không phải đại trượng phu là: phía bắc có kẻ địch Thiên Nguyên, phía nam có mối lo nội loạn ở các xứ Tầm Châu, một khu Giang Tả không tự giữ được,  huống còn mưu toan đi cướp nước khác; giặc Minh không hiểu thế sự, bị người ta đánh bại, lại còn chực dựa uy Trương Phụ.

4. Qua việc tác giả đưa ra những lập luận về đoạn trích, ta thấy Nguyễn Trãi là người am hiểu lịch sử, binh sách, mưu trí, hiểu rõ kẻ thù, có lí lẽ sắc bén.