Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Người mẹ đã làm gì để hồ nước chỉ đường cho bà?
Người mẹ đã làm theo yêu cầu của hồ nước là khóc đến nỗi hai mắt theo dòng lệ rơi xuống hồ. Bà đã cho hồ nước hai mắt mình để hồ nước chỉ đường cho bà.
Kể lại vắn tắt chuyện xảy ra ở đoạn 1
Bà mẹ thức ròng rã mấy hôm trông đứa con bị ốm. Trong lúc bà mệt, ngủ thiếp mất thì Thần Chết đã đến bắt nó đi. Tỉnh lại không thấy con bà hớt hải đi tìm. Thần Đêm tối đóng giả bà già, nói cho người mẹ biết rằng đứa bé đã bị Thần Chết bắt đi. Trước lời cầu xin của người mẹ, Thần đồng ý chỉ đường cho bà.
Tên 1 số dân tộc Việt Nam :
Thái, Nùng, Dao, Kinh, Tày, Mường, Mèo, Gia - rai, Xơ đăng, Ba - na, Ê - đê, H - Mông, Chăm, Mạ, Lào, Khơ Mu.
Đặt 3 câu Ai làm gì ? :
- Mẹ em đang nấu cơm.
- Cả lớp đang viết bài.
- Cô giáo đang giảng bài.
Đặt một câu về trường em bằng kiểu câu Như thế nào ? :
- Trường học của em rất sạch sẽ.
Viết 1 bài văn tả về người hàng xóm :
Sát cạnh nhà em là nhà của anh Hoàng. Anh Hoàng năm nay gần 10 tuổi và anh học lớp 4. Anh Hoàng rất vui tính và hài hước. Hằng ngày, anh Hoàng dậy sớm để chuẩn bị cặp sách để đi học, lúc em đi bộ đến trường thì đã thấy anh Hoàng ở đó từ lúc nào rồi. Chiều lại, em và anh Hoàng chơi rất nhiều trò chơi như đánh cầu lông, chốn tìm, chơi ô quang, bị mắt bắt dê và chơi đố chữ. Anh Hoàng có một cô em bé gái nên thường dắt em bé sang nhà em chơi với hai em của em. Anh Hoàng rất quý em và coi em như em gái của mình, có gì ngon cũng để giành cho em một ít. Em rất thích chơi với anh Hoàng và coi anh Hoàng như người anh ruội của mình.
??????????????????????????????????????????????????????????????
ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH
ngày 30 tháng 3 năm 2021.
ĐƠN XIN VÀO ĐỘI
Kính gửi:
- Ban phụ trách Đội trường Tiểu học Hà Thạch
- Ban chỉ huy Liên đội....
Em tên là: Lê Yến Nhi
Sinh ngày: 1 tháng 5 năm 2011
Học sinh lớp: 4A trường Tiểu học Hà Thạch
Ao ước lớn nhất của em hiện nay là được vào Đội, được mang chiếc khăn quàng đỏ thắm trên vai tung tăng đến trường, được sinh hoạt vui chơi trong tổ chức Đội như các anh các chị lớp Bốn lớp Năm và coi đó là niềm vinh dự tự hào của tuổi thơ. Sau khi được học Điều lệ Đội, em biết Đội là một tổ chức tốt nhất, tập hợp những thiếu niên độ tuổi từ chín đến mười bốn trong tổ chức của mình, để rèn luyện giáo dục tuổi thơ trở thành những con ngoan trò giỏi sau này lớn lên giúp ích cho đất nước. Vì vậy, em viết đơn này xin được vào Đội và bày tỏ quyết tâm của mình. Được vào Đội, em xin hứa:
- Hăng hái thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
- Luôn luôn thực hiện nghiêm túc Điều lệ đội.
- Không ngừng rèn luyện, phấn đấu để trở thành là một đội viên gương mẫu của Đội.
Độc lập
1. Đơn xin vào đội số 1
ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH
….…, ngày….. tháng…..năm….
ĐƠN XIN VÀO ĐỘI
Kính gửi: - Ban Phụ trách Đội Trường Tiểu học……………..
- Ban Chỉ huy Liên đội.
Em tên là: ……………………………….
Sinh ngày:………………………………..
Học sinh lớp……….Trường Tiểu học……………..
Lúc còn là một học sinh lớp Hai, em cũng đã từng ước ao chiếc huy hiệu măng non lấp lánh trên ngực và chiếc khăn quàng màu đỏ trên vai, tung tăng đến trường. Bây giờ, em đã là một học sinh lớp Ba, được học Điều lệ Đội, biết được Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là một tổ chức tốt nhất, tập hợp những thiếu niên độ tuổi từ chín đến mười bốn để rèn luyện thành những người có ích cho đất nước. Vào Đội là một niềm vinh dự tự hào và cũng là điều kiện giúp em rèn luyện trở thành con ngoan trò giỏi. Vì vậy, em viết đơn này xin được gia nhập vào hàng ngũ Đội. Được vào Đội, em xin hứa:
- Chấp hành nghiêm chỉnh Điều lệ Đội.
- Ra sức thực hiện 5 lời Bác Hồ dạy.
- Quyết tâm rèn luyện, phấn đấu trở thành đội viên tốt.
Người làm đơn (kí tên)
……………………….
2. Đơn xin kết nạp đội số 2
ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH
….…, ngày….. tháng…..năm….
ĐƠN XIN VÀO ĐỘI
Kính gửi: - Ban Phụ trách Đội Trường Tiểu học……………..
- Ban Chỉ huy Liên đội.
Em tên là: ……………………………
Sinh ngày….. tháng……..năm………..
Học sinh lớp 3A Trường………………………….
Sau khi được học và tìm hiểu về Đội, em nhận thấy Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là một tổ chức để giúp em học tập và phấn đấu trở thành một người trò giỏi, một đứa con ngoan có ích cho Tổ quốc. Em cũng rất thích trên vai của mình được đeo chiếc khăn quàng đỏ thắm.
Em làm đơn này xin vào Đội và hứa:
- Sẽ thực hiện tốt điều lệ của Đội.
- Phấn đấu trở thành người đội viên gương mẫu.
- Thực hiện tốt 5 điều Bác Hổ dạy.
Người làm đơn
3. Đơn xin gia nhập đội số 3
ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH
….……, ngày……tháng…..năm…….
ĐƠN XIN VÀO ĐỘI
Kính gửi:
– Ban phụ trách Đội Trường Tiểu học………….
– Ban phụ trách Liên đội.
Em tên là: ……………………ngày…………..tháng…………..năm……………….
Học sinh lớp 3G Trường Tiểu học………….., thành phố………….., tỉnh……………
Em làm đơn này để được xin vào Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh vì em nhận thấy: Đội là tổ chức tốt nhất để giúp em phấn đấu trở thành những người có ích cho xã hội.
Em xin hứa:
– Tuân thủ các Điều lệ của Đội.
– Giữ gìn danh dự Đội.
– Thực hiện tốt những điều dạy của Bác.
Em xin trân trọng cảm ơn.
4. Đơn xin vào đội thiếu niên tiền phong HCM số 4
ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH
….……, ngày……tháng…..năm…….
ĐƠN XIN VÀO ĐỘI
Kính gửi: Tổng phụ trách Đội trường Tiểu học ………cùng Ban chỉ huy Liên đội của trường.
Em tên là:…………………………………….
Sinh ngày: ……………………………………
Học sinh lớp:………… trường Tiểu học………………………..
Là một học sinh của trường……………………, đã từ lâu em luôn dõi theo các hoạt động của Đội và nuôi trong mình mong ước được trở thành người Đội viên.
Thời gian qua, nhờ có sự giảng dạy của các thầy cô và sự tuyên truyền của Liên đội, em đã hiểu rõ Đội Thiếu niên Tiền Phong là tổ chức rất tốt giúp em có thể tiến bộ hơn học tập và rèn luyện. Em đã dành thời gian để tìm hiểu một cách nghiêm túc và kỹ lưỡng về điều lệ Đội, nắm rõ các quy định và mục đích mà Đội hướng tới.
Hôm nay em viết đơn này mong Ban Chỉ huy Liên đội xét cho em được vào Đội, được thực hiện nguyện vọng bấy lâu của mình.
Em xin hứa:
- Thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy.
- Tuân theo Điều lệ Đội Thiếu Niên Tiền Phong Hồ Chí Minh.
- Thực hiện Điều lệ Đội, nghi thức Đội và chương trình rèn luyện đội viên.
- Giữ gìn danh dự Đội Thiếu Niên Tiền Phong Hồ Chí Minh.
- Không ngừng phấn đấu trở thành con ngoan trò giỏi, Đội viên gương mẫu, phấn đấu trở thành người công dân tốt.
Võ Thị Sáu - một người con gái sinh ra ở vùng Đất Đỏ thuộc vùng Long Đất, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu của nước Việt Nam ta ngày nay. Chị sinh năm 1933, là người con gái vô cùng thông minh, mưu trí, có tinh thần yêu nước và dũng cảm. Dù tuổi đời còn rất nhỏ nhưng chị đã tham gia làm liên lạc viên cho đoàn quân cách mạng của chúng ta và lập được rất nhiều chiến công hiển hách đáng khen thưởng.
Năm 1948, chị được cấp trên giao cho nhiệm vụ vô cùng quan trọng đó chính là phải đánh phá một buổi lễ mít tinh nhằm kỷ niệm ngày chào mừng Quốc khánh của thực dân Pháp để gây nhiễu loạn và phá hoại âm mưu của kẻ thù. Tại buổi lễ mít tinh đó chị Võ Thị Sáu đã tung lựu đạn vào khán đài có tỉnh trưởng Lê Thành Trường - một lãnh đạo cấp cao của bè lũ tay sai cho thực dân Pháp để giải tán đám đông. Chính chiến công này đã giúp cho chị Võ Thị Sáu của chúng ta lập thêm nhiều chiến công khác oanh liệt hơn.
Sau đó, chị Võ Thị Sáu được cơ quan trung ương Đảng giao cho nhiệm vụ tiêu diệt kẻ gian tế, nên tháng 2 năm 1950 trong khi đi làm nhiệm vụ chị đã bị kẻ thù bắt giữ. Bọn giặc ngoại xâm đã tra tấn chị Võ Thị Sáu của chúng ta vô cùng dã man, bắt chị khai ra những đồng đội của mình. Nhưng chị anh dũng kiên quyết không khai chúng dùng nhiều thủ đoạn tra tấn tàn bạo như dùng dùi điện cho điện giật vào người chị, hay dùng dùi nung lửa nóng khoan lên người chị…Nhưng mọi hình thức tra tấn dã man thời trung cổ đó càng làm chị thêm căm hận kẻ thù chị kiên quyết không hé răng nửa lời.
Cuối cùng không làm được gì chị Võ Thị Sáu chúng buộc lòng đày chị ra Côn Đảo là nơi chuyên giam giữ và đày đọa những người tù chính trị của nước ta, là nấm mồ chôn thân của rất nhiều người anh hùng cách mạng của dân tộc Việt Nam ta.
Tới ngày 23/1/1952, chị Võ Thị Sáu anh hùng của chúng ta bị mang ra pháp trường xử tử khi tuổi đời chỉ tròn mười chín tuổi. Cho tới sau này khi đất nước chúng ta hoàn toàn sạch bóng kẻ thù năm 1993 chị Võ Thị Sáu được phong danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân, là một trong những chiến sĩ vô cùng trẻ tuổi của ta được vinh danh thiên cổ.
Tấm gương của chị Võ Thị Sáu làm cho chúng em vô cùng ngưỡng mộ, kính trọng vì những gì chị đã hy sinh cho quê hương, tổ quốc để chúng em hôm nay được hưởng cuộc sống thái bình.
Kể về một anh hùng chống ngoại xâm - Vua Quang Trung-Nguyễn Huệ
Vào thế kỉ thứ XVI, đất nước chìm vào cuộc nội chiến do hai chúa: chúa Trịnh chuyên quyền lấn át vua Lê ở Đàng Ngoài và chúa Nguyễn ra sức xây dựng và mở mang thế lực ở Đàng Trong. Nội chiến của nước ta là điều kiện thuận lợi cho phong kiến phương Bắc tiến quân xâm lấn. Năm 1786, ba anh em nhà Tây Sơn dựng cờ khởi nghĩa và làm chủ được nhiều nơi. Năm 1788, quân Thanh ồ ạt đưa quân vào Thăng Long. Nguyễn Huệ lập tức lên ngôi vua và chỉ huy toàn lực lượng tiến quân ra Bắc. Hành quân thần tốc và chỉ trong năm ngày chiến đấu, vua Quang Trung Nguyễn Huệ giải phóng hoàn toàn thành Thăng Long, đánh đuổi quân Thanh ra khỏi đất nước ta. Giải phóng hoàn toàn đất nước, vua Quang Trung bắt tay xây dựng Tổ quốc. Tiếc thay, mọi cải cách của ông đang tiến hành thì ông đột ngột từ trần. Người anh hùng áo vải, cờ đào khi ấy chỉ mới bốn mươi tuổi. Vua Quang Trung mất đi để lại trong lòng người dân Việt sự kính trọng, mến tiếc khôn nguôi và lòng tự hào về một anh hùng chống ngoại xâm lỗi lạc.
Số cái bánh còn lại là:
10 - 4 = 6 ( cái bánh )
Đ/S: 6 cái bánh
hok tốt ^_^
1 ngày có: 24h đồng hồ
Vậy 2 ngày có: 24 + 24 = 48 ( giờ)
~ Chúc bạn học tốt ~
GP : là do giáo viên 24h đánh giá trong quá trình học tập và phải trả lời đúng và nhanh mới được nhận.
SP : là do học sinh của 24h chọn đúng
có tác dụng là : GP: sẽ giúp bạn nhận thưởng như là 3 tháng vip ở Online Math hoặc 1 thẻ cào ( nếu ko nhận vip )
SP :không có tác dụng gì cả :>
Kể chuyện Ông Nguyễn Khoa Đăng - Mẫu 1
Trong những truyện đã học ở Tiểu học, tôi thích nhất là câu chuyện nói về ông Nguyễn Khoa Đăng, một ông quan có tài xét xử và nhiều kế sách trừ hại cho dân. Tôi kể cho các bạn nghe nhé!
Một lần, có anh hàng dầu gánh hàng ra chợ bán. Lợi dụng anh bận đong dầu cho khách, có một người thò tay vào bị lấy trộm tiền. Khi biết mình bị mất tiền, anh mới sực nhớ ra. Lúc nãy, có một người mù quanh quẩn bên gánh hàng, đuổi mấy cũng không đi. Anh dám chắc là người ấy. Anh gửi gánh hàng cho người quen rồi chạy đi tìm. Người mù chối phăng lấy lí do là mình bị mù, biết tiền để đâu mà ăn trộm. Hai bên xô xát nhau một hồi thì bị lính bắt giải về quan.
Trước vị quan Nguyễn Khoa Đăng, người mù khăng khăng chối cho rằng anh hàng dầu vu cáo. Quan hỏi:
- Anh có mang tiền không?
Người mù đáp:
- Có, nhưng đấy là tiền của tôi.
- Cứ đưa đây!
Khi người mù móc tiền ra, quan sai người múc một chậu nước, bỏ số tiền vào chậu. Váng dầu nổi lên. Người mù đành nhận tội. Cứ ngỡ là vụ án đã xong, náo ngờ quan lại phán:
- Tên ăn cắp này là kẻ giả mù. Vì nếu mù làm sao hắn biết chỗ để tiền mà lấy.
Rồi ông sai lính lôi kẻ ăn cắp ra đánh. Bị đánh đau quá, hắn bèn mở cả hai mắt, van lạy quan tha tội.
Đó là chuyện về tài xét xử của ông. Còn câu chuyện sau đây thì khiến tôi khâm phục đức độ, tài năng và mưu mẹo tiêu diệt bọn gian phi trừ hậu hoạ cho dân của ông Nguyễn Khoa Đăng. Trong thời kì làm quan, ông đã làm cho suốt một dọc truông nhà Hồ ở Quảng Trị không còn một bóng gian phi. Trước đó, ở cái truông này là rừng rậm, con đường Bắc Nam phải đi qua đây. Bọn gian phi đã dùng nơi này làm sào huyệt đón đường trấn lột.
Để bắt bọn cướp, ông sai chế một hòm gỗ kín có lỗ thông hơi, vừa một người ngồi, có khoá bên trong để người ngồi trong có thể mở tung nắp hòm dễ dàng. Ông đưa các võ sĩ giỏi võ nghệ có vũ khí ngồi vào rồi sai quân sĩ ăn mặc giống thường dân khiêng những cái hòm ấy đi qua truông, lại phao tin lên rằng: có một vị quan to ở ngoài Bắc sắp sửa về quê sẽ đi qua truông; cùng những hòm của cải quý. Bọn cướp nghe tin mừng khấp khởi, chuyến này chắc thu lợi lớn. Chúng hí hửng khiêng những cái hòm về sào huyệt Nhưng vừa về đến nơi, thì những cái hòm bật tung ra. Những võ sĩ tay lăm lăm kiếm binh của triều đình kéo đến. Bọn cướp đành hạ vũ khí, chắp tay xin tha mạng. Ông quan dùng bọn cướp ấy đi khai khẩn đất hoang ở biên giới, lập thành những đồn điền rộng lớn. Sau đó, ông đưa dân đến lập xóm dọc hai bên truông, khiến một vùng rừng núi âm u vắng vẻ trở thành những xóm làng đông đúc và có cuộc sống bình yên.
Tôi rất khâm phục ông Nguyễn Khoa Đăng và cố gắng học thật giỏi để sau này trở thành một người tài giỏi, liêm chính như ông.
đây là câu chuyện mik thik bạn có thể tham khảo nha
Ông Vương Hi Chi là một nhà thư pháp nổi tiếng của Trung Quốc ngày xưa. Ông thường đi du ngoạn khắp nơi để chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên. Có lần, ông ngồi nghỉ chân dưới một gốc cây thì gặp một bà lão nghèo bán quạt. Gặp ông, bà than thở:
- Quạt bán ế quá ! Chắc cả nhà chiều nay không có cơm ăn.
Nói xong, bà thiu thiu ngủ. Trong lúc bà cụ ngủ thì ông Vương Hi Chi đã lặng lẽ lấy bút mực ra đề lên mỗi cái quạt một bài thơ. Bà cụ thức dậy thấy quạt của mình có vết mực lem luốc nên bắt đền ông Vương. Nào ngờ những chiếc quạt "lem luốc" ấy được mọi người đến xem và tranh nhau mua rất đông. Chỉ một lát đã bán hết và bán với giá rất cao. Có lẽ ai cũng muốn có chiếc quạt mà trên đó chính tay Vương Hi Chi đã đề thơ, viết chữ. Mọi người hâm mộ tài năng của ông Vương, còn bà lão bán quạt nghĩ vì trời thương mình nên mới cho một vị tiên ông đến giúp, quạt mới bán hết nhanh đến vậy.