K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 10 2016

bn nói đúng đó

8 tháng 10 2016

lúc mk cũng bị thế lâm ạ ok

đây mk mách cách cho cứ ấn vào thay ảnh xong thì ở yên ở cái trang thay ảnh ấy rồi ấn tải lại là sẽ thay dc ok

9 tháng 5 2016

Bị lỗi sao mà không lập được vậy em?

9 tháng 5 2016

Em đăng ký lại xem nhé. Mỗi địa chỉ email chỉ được đăng ký 1 nick thôi.

11 tháng 12 2016

Tại lỗi hệ thống bạn ạ !

Bạn liên hệ vs BQL để fix lỗi nha .

11 tháng 12 2016

Cái BQL ở đâu?

18 tháng 2 2022

Refer

Tiểu sử

Acsimet (284 - 212 trước Công nguyên) - là nhà giáo, nhà bác học vĩ đại của Hy Lạp cổ đại, ông sinh tại thành phố Syracuse, một thành bang của Hy Lạp cổ đại. Cha của Acsimet là một nhà thiên văn và toán học nổi tiếng Phidias, đã đích thân giáo dục và hướng dẫn ông đi sâu vào hai bộ môn này. Năm 7 tuổi ông học khoa học tự nhiên, triết học, văn học. Mười một tuổi ông đi du học Ai Cập, là học sinh của nhà toán học nổi tiếng Ơclit; rồi Tây Ban Nha và định cư vĩnh viễn tại thành phố Cyracuse, xứ Sicile. Ðược hoàng gia tài trợ về tài chính, ông cống hiến hoàn toàn cho nghiên cứu khoa học.

Acsimet có nhiều đóng góp to lớn trong lĩnh vực Vật lý, Toán học và Thiên văn học.

Về Vật lý, ông là người đã sáng chế ra chiếc máy bơm dùng để tưới tiêu nước cho đồng ruộng Ai Cập, là người đầu tiên sử dụng hệ thống các đòn bẩy và ròng rọc để nâng các vật lên cao, là người đã tìm ra định luật về sức đẩy của nước.Về Toán học, Acsimet đã giải bài toán về tính độ dài của đường cong, đường xoắn ốc, đặc biệt ông đã tính ra số Pi bằng cách đo hình có nhiều góc nội tiếp và ngoại tiếp.Về Thiên văn học, ông đã nghiên cứu sự chuyển động của Mặt Trăng và các vì sao.

Acsimet suốt cuộc đời say sưa học tập, nghiên cứu. Tương truyền rằng ông đã tìm ra định luật về sức đẩy của nước khi đang tắm. Ông đã sung sướng nhảy ra khỏi bồn tắm, chạy thẳng về phòng làm việc mà quên cả mặc quần áo, miệng kêu lớn: "Ơrêca! Ơrêca (Tìm thấy rồi! Tìm thấy rồi!). Trong cuộc chiến tranh của Hy Lạp chống quân xâm lược Rôma, Acsimet đã sáng chế ra nhiều loại vũ khí mới như máy bắn đá, những cái móc thuyền, đặc biệt trong đó có một thứ vũ khí quang học để đốt thuyền giặc. Thành Xicacudo đã được bảo vệ đến 3 năm mới bị thất thủ. Khi bọn xâm lược hạ được thành, chúng thấy ông vẫn đang say sưa ngồi nghiên cứu những hình vẽ trên đất. Ông đã thét lên: "Không được xóa các hình vẽ của ta", trước khi bị ngọn giáo của kẻ thù đâm vào ngực. Acsimet đã anh dũng hi sinh như một chiến sĩ kiên cường.

Acsimet hiến kế đánh ngoại xâm

Thời kỳ cổ Hi Lạp, giữa các nước nhỏ thường xảy ra chiến tranh. Acsimet ở xứ Syracusenhỏ bé khi ngoại bang đánh vào xứ này. Đã dù ở tuổi 73 nhưng ông vẫn tham gia bảo vệ tổ quốc bằng cả trí tuệ của nhà bác học.

Lực lượng của kẻ địch hết sức hùng mạnh, 60 chiếc thuyền ào ạt tiến vào Syracuse. Acsimet đã tính toán thiết kế một loại súng bắn đá, có thể bắn đi được những viên đá nặng hàng trăm kilogam. Khi kẻ thù đến gần, Acsimet lệnh: "Bắn!", nhiều thuyền chiến bị phá hỏng, địch sợ khiếp vía chạy tháo thân.

Bị tổn thất chúng đành phải rút lui, rồi bàn nhau tìm cách đánh tiếp, vào ban đêm. Và đêm đến, chiến thuyền địch lặng lẽ đến ngoài thành, dựng thang, vác búa chuẩn bị phá cổng thành. Acsimet vẫn chỉ huy binh sĩ chuẩn bị máy bắn đá, nhưng lần này là loại khác. Khi địch đến gần, những viên đá bắn thẳng lên trời rồi rơi thẳng xuống, đánh trúng vào những chiến thuyền đang áp sát bờ và bọn binh sĩ, có một hòn đá đã đập đúng đầu tên chỉ huy.

Kẻ thù điên cuồng phải chấp nhận thua một lần nữa. Nhưng vẫn không chịu cam tâm thất bại hoàn toàn, chúng lại phát động cuộc tấn công lần thứ ba. Lần này, ông yêu cầu mỗi một phụ nữ đều phải đem gương soi của mình đến tập trung ở bờ biển.

Tướng địch chỉ nhìn thấy rất nhiều phụ nữ, lệnh cho chiến thuyền tiến lên, chuẩn bị đánh. Đâu ngờ các gương soi hội tụ ánh sáng và đốt cháy các cánh buồm và cả thuyền. Từ những tướng chỉ huy đến bọn lính đều khiếp đảm, cho quân sĩ rút lui.

Hơn hai nghìn năm đã trôi qua từ khi Acsimet bị quân La Mã giết hại, song người đời vẫn mãi ghi nhớ hình ảnh một nhà bác học thiết tha yêu nước, đầy sáng kiến phát minh về lý thuyết cũng như về thực hành, hình ảnh một con người đã hiến dâng cả đời mình cho khoa học, cho tổ quốc đến tận giờ phút cuối cùng.

18 tháng 2 2022

tham khảo

Thales là nhà toán học, triết học, thiên văn học, là người đã đặt nền móng cho khoa học và triết học. Ong sinh ra trong một gia đình thương nhân giàu có ở Milet (Tiểu Á), nhưng có quá trình sống và làm việc khá lâu ở Ai Cập trước khi về quê hương thành lập trường phái khoa học Milet.

 Ông đã chỉ ra rằng:

+ Mọi đường kính thì chia đôi một đường tròn.

+ Các góc đáy của một tam giác cân thì bằng nhau.

+ Góc nội tiếp trong nửa hình tròn là một góc vuông.

+ Là người đầu tiên đo được chiều cao của Kim tự tháp nhờ ông tìm ra nguyên lý đồng dạng và tỷ lệ thức.

+ Dự báo một cách chính xác ngày xảy ra nguyệt thực ở Milê (28 – 05 – 585 TCN).

Nhưng ông sai lầm khi cho rằng trái đất nổi trên nước, vòm trời có hình bán cầu úp trên mặt đất. Với ông, toán học, thiên văn học từ kinh nghiệm đã trở thành khoa học. Ông xứng đáng được người đời sau ghi nhận là "Nhà toán học đầu tiên, nhà thiên văn học đầu tiên".

1 tháng 3 2022
Trong xã hội hiện đại, các giá trị văn hóa truyền thống là một bộ phận không thể thiếu trong đời sống của cộng đồng. Lịch sử Việt Nam mở đầu với thời kỳ Hùng Vương lập ra nhà nước Văn Lang. Cùng với việc phát triển kinh tế, xã hội thì đời sống văn hóa tinh thần và tâm linh của cư dân Văn Lang cũng vô cùng phong phú và có nhiều nét đặc sắc. Các giá trị văn hóa  đó đã dần thấm sâu vào tâm hồn con người Việt Nam, là chất keo gắn bó con người với con người và là cái cốt lõi tạo nên bản lĩnh của con người Việt Nam. Những giá trị văn hóa tinh thần ấy đã trở thành tinh hoa văn hóa của cả dân tộc đến nay còn được tồn tại và bảo lưu tới ngày nay.
Thời đại Hùng Vương có một ý nghĩa quan trọng trong lịch sử. Đây là thời đại hình thành nên những giá trị về văn hóa để rồi trở thành những tiền đề cơ bản trong tiến trình phát triển của dân tộc Việt Nam.
Qua các tài liệu, hiện vật khảo cổ học  và các tư liệu văn hóa dân gian đã cho thấy xã hội thời Hùng Vương là một xã hội đã khá phát triển. Cư dân Hùng Vương có đời sống vật chất và tinh thần phong phú và đa dạng. Thời Hùng Vương cư dân sống trong một ngôi làng. Làng có một đời sống lâu dài – hàng trăm thậm chí hàng ngàn năm như một ngôi làng đào được ở Minh Tân (Vĩnh Phú) hoặc ở Cam Thượng Hà Tây. Nơi xây làng thường là sườn đồi, chân núi và doi đất cao giữa đồng bằng, gần sông hồ, chung quanh là đầm cây ruộng nước.  Người sống và người chết ở gần gũi nhau ngay trong một khu đất của làng. Người sống chung cùng ở kề đó. Thời Hùng Vương về đời sống vật chất đã có nhà cửa khang trang, với kiểu nhà sàn độc đáo, thích hợp với hoàn cảnh rừng rú và lầy lội của thiên nhiên. Trên mặt trống đồng còn khắc những hình ảnh nhà sàn để trang trí. Nhà lúc đó có thể là nhà sàn có cầu thang ở giữa, hoặc có thể là nhà ở mặt đất. Hiện nay chưa tìm được các vật liệu cụ thể để làm nhà vì thời đó vật liệu chủ yếu là gỗ, tre, lá rừng nên theo thời gian đã bị phá hủy hoàn toàn. Tuy nhiên tại các di chỉ khảo cổ học đã tìm thấy các hố chân cột. Cạnh nhà của người Việt cổ thường có những kho dự trữ đồ ăn (lúa, gạo).
Về mặt ẩm thực, cư dân thời này đã biết trồng lúa. , thức ăn chủ yếu là lúa gạo, và chủ yếu là gạo nếp. Dấu vết hạt gạo đã tìm được, các vỏ trấu cũng còn vương lẫn trong đất làm khuôn đúc đồng. Họ cũng không chỉ biết trồng lúa tẻ mà cũng đã biết trồng lúa nếp. Bằng chứng là phát hiện các mảnh chõ đồ xôi trong khu mộ táng Làng Vạc. Chính sự có mặt của hạt gạo nếp cũng phù hợp với một truyền thuyết trong thời Hùng Vương là truyền thuyết bánh chưng, bánh dày. Ngoài ra họ còn ăn các loại củ, quả, thịt, cá, trâu bò, ...Thêm vào đó là các hương liệu như rượu, mắm, muối, ...
Đồ dùng hàng ngày thường thấy là chủ yếu bằng tre, gỗ, đất nung và đồng thau. Một số ít đồ được dùng bằng da và đá.  Đó là các đồ đan như phên, liếp, các đồ dùng lớn như máng, cối, , thuyền độc mộc, thuyền đi sông... Đồ dùng chủ yếu là các đồ đựng như nồi, bình, vò, bát đĩa...
Y phục thời Hùng Vương đặc biệt quan trọng, là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện bản sắc văn hóa của dân tộc và là một trong những yếu tố  nhằm chứng tỏ nền văn hiến của Việt Nam, bắt đầu từ thời đại của các vua Hùng. Trang phục của nam giới chủ yếu là đóng khố, cởi trần, nữ giới  mặc váy, nhiều phụ nữ có buộc thêm miếng đệm váy có trang trí ở trước bụng và sau mông.  Ngày hội ngày lễ có thêm chiếc mũ bằng lông vũ cắm bông lau và chiếc váy xòe bằng lông vũ hoặc bằng lá cây, Trang phục được thể hiện khá rõ nét trên mặt trống đồng Đông Sơn. Dưới thời Hùng Vương, ông cha ta đã có những y phục dân tộc tương tự như y phục phổ biến của người Việt còn tồn tại ở các vùng thôn quê Việt Nam .Qua đó chúng ta cũng nhận thức được rằng: Y phục trong xã hội thời Hùng Vương đã mang tính văn hoá đặc thù của dân tộc Việt và xã hội này phải có một nền văn minh phát triển để chế tác ra những cấu trúc y phục đó.
Dưới thời Hùng Vương con người đã rất thành thạo trong việc đúc đồng. Họ đã biết dùng hợp kim để đúc ra những chiếc trống đồng quan trọng nhất là hợp kim đồng-thiếc-chì. Họ đã đúc được những chiếc trống đồng Ngọc Lũ, Cổ Loa khá hoàn thiện, mà cho đến hiện nay, với các thợ thủ công lành nghề cũng vẫn chưa đúc thành công được những trống đồng theo đúng như xưa. 
 
 
Hình tượng cha lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ – Tổ tiên chung của người Việt Nam
 
Bên cạnh đời sống vật chất phát triển thời Hùng Vương cư dân Việt cổ có đời sống tinh thần cũng vô cùng phong phú. Xã hội thời Hùng Vương tương đối ổn định do đó đã định hình một số phong tục trong đời sống hàng ngày. Chế độ hôn nhân thời Hùng Vương đã có những phong tục mà sử sách sâu này ghi lại. Trong cuốn Lĩnh Nam chích quái đã viết “Hôn nhân nắm đất và gói muối làm đầu, lấy cơm nếp để nhập phòng cùng ăn” Lấy trầu cau làm sính lễ, tượng trưng cho tình yêu chung thủy.  Qua các câu truyện truyền thuyết còn lưu truyền trong nhân dân và một số ghi chép tuy có nhiều ý kiến trái chiều song chúng ta có thể hình dung về tục lệ cưới hỏi thời Hùng Vương, đó là chế độ hôn nhân một vợ một chồng và chế độ phụ quyền vào cuối thời Hùng Vương. Hình thức hôn nhân gồm hai bước: dạm và cưới.  Ngoài ra thời kỳ này còn có một số phong tục khác như tục ăn trầu cau với vôi được thể hiện trong chuyện “Sự tích trầu cau”. Đến nay tục lệ người Việt ăn trầu vẫn còn được sử dụng đặc biệt trầu cau trong việc cưới, hỏi vẫn được duy trì. Tục kết nghĩa giữa các làng với nhau và có những quy định thành tục lệ ở một số nơi vẫn còn như: một số làng quanh trong xã Hy Cương gần Khu vực Đền Hùng vẫn còn tục kết chạ. Đây chính là cơ sở đặt nền móng cho sự phát triển của phong tục cưới hỏi của người Việt khác với phong tục của các dân tộc khác. Sau này chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Bắc nhưng nét cơ bản trong tục cưới hỏi vẫn được bảo tồn , gìn giữ và phát triển tới ngày nay.
Thời kỳ Hùng Vương  con người không chỉ biết chế tạo ra các đồ dùng mà con biết trang trí cho các sản phẩm của mình và đạt đến đỉnh cao về nghệ thuật và mỹ thuật tạo dáng. Mĩ thuật thời thời Hùng Vương mà đỉnh cao là giai đoạn văn hóa Đông Sơn với những tác phẩm tạo dáng, tạo hình, những chạm khắc trên các hiện vật bằng đá, gốm, đồ đồng còn lại đến ngày nay là bằng chứng hùng hồn, sinh động giúp chúng ta có thể tìm hiểu về xã hội thời Hùng Vương trên các lĩnh vực chính trị, khoa học, nghệ thuật... Các tác phẩm nghệ thuật rất phong phú về nội dung và hình thức. Người xưa đã biết tạo dáng đồ dùng sau đó mới trang trí mĩ thuật cho vật dụng thêm tinh xảo và đẹp mắt. Các tác phẩm được tạo dáng rất gần gũi gắn bó với thiên nhiên, một bước phát triển ở trình độ cao hơn là tái tạo lại cuộc sống hàng ngày như lao động sản xuất, vui chơi, hội hè...Chặng đường phát triển của mỹ thuật khá dài đến ngày nay vẫn được tiếp nối và phát triển. Mĩ thuật từ những đồ thường nhật hàng ngày như nồi, bình, bát bằng gốm, trên các công cụ bằng đồng cho đến mĩ thuật trang trí trên các công trình xây dựng lớn như nhà sàn, nhà ở có kiểu dáng đep.  Mỹ thuật thời Hùng Vương đã để lại cho các thế hệ sau này những gí trị độc đáo bởi đó là một nền nghệ thuật mang tính gốc rễ, bản địa, không mang dấu vết lai tạp một nền văn hóa nào. Mặc dù nó ra đời song song cùng với các nền văn hóa cổ đại của thế giới như Hy Lạp, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc.... Bên cạnh đó nền nghệ thuật này còn phản ánh sớm về ý thức cộng đồng. Đây chính là yếu tố cốt lõi, là linh hồn quyết định sự sống còn của dân tộc. Điều này đã được thể hiện rõ nét trên trang trí của mặt trống đồng Đông Sơn. Bên cạnh những hình chim, thú, ta còn thấy nổi lên là hình ảnh con người tập hợp thành nhóm. Đó  là cảnh con người cùng hát, múa, chèo thuyền, cùng phóng lao, cùng nhìn về hướng mặt trời...
Ở thời Hùng Vương nhiều loại hình nghệ thuật khác cũng rất phát triển trong đó phải kể đến âm nhạc và múa. Cho đến ngày nay rất nhiều loại hình nghệ thuật này còn để lại nhiều dấu ấn. Trống đồng là loại nhạc cụ độc đáo nhất. Đó là nhạc cụ tiêu biểu và điển hình nhiều mặt của đời sống xã hội. Người Hùng Vương sử dụng trống đồng trong các dịp hội hè hay trong dịp tập hợp bộ lạc.  Trống da là một nhạc cụ được sử dụng từ thời kỳ này. Hình ảnh của nó đã được khắc họa trên mặt trống đồng, những chiếc trống da xuất hiện trong các cuộc đua thuyền giống như trống khẩu ngày nay. Ngoài ra trống da còn sử dụng làm nhạc đệm trong múa hát giao duyên nam nữ và tín ngưỡng trong nhà sàn.
1 tháng 11 2023

 Năm 931, một tướng cũ của Khúc Hạo là Dương Đình Nghệ đem quân từ Thanh Hóa ra Bắc tấn công thành Tống Bình. Sau khi đánh tan quân Nam Hán, Dương Đình Nghệ tự xưng Tiết độ sứ, tiếp tục xây dựng nền tự chủ.

Với anh, dừa dù có từ “ngàn xưa” nhưng mãi tuổi “tươi xanh”, đầy sức sống. Dừa như một nhân chứng của lịch sử chuyển tiếp truyền thống đấu tranh giữ nước của người dân quê dừa đến những thế hệ sau. Tập thơ thứ hai của mình, Lê Anh Xuân đặt tên Hoa dừa, như người ta lấy tên người yêu đầu hay người bạn thân mà đặt cho con. Mười năm ở miền Bắc, trong nỗi nhớ quê, anh đã nhớ dừa da diết:

27 tháng 4 2017

Em vào cụ thể từng bài sẽ có câu trắc nghiệm nhé, còn phần ôn tập thì chưa có em à.

27 tháng 4 2017

dạ em cảm ơn cô