Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hành động và ngôn ngữ Sùng bà là hiện lên là người kẻ tàn nhẫn, độc ác, coi thường người lao động hiền lành:
- Hành động:
+ Dúi đầu Thị Kính xuống, bắt Thị Kính phải ngửa mặt lên ( kiểu hạ nhục người khác)
+ Chửi mắng Thị Kính, không cho nàng được thanh minh
+ Hất tay đẩy Thị Kính ngã khuỵu xuống đất, nhất quyết trả Thị Kính về gia đình
- Lời nói:
+ Đay nghiến, nhiếc mắng Thị Kính
+ Lời mắng nhiếc của Sùng bà luôn nhấn mạnh tới sự đối lập đến giai cấp, sự không “môn đăng hộ đối” giữa hai gia đình
→ Mụ Sùng là người tàn nhẫn, độc ác, hợm hĩnh, tự coi mình là tầng lớp trên nên bà coi thường người khác, nhất là người lao động
Hành động:
● Dúi đầu Thị Kính xuống đất
● Dúi tay Thị Kính ngã khuỵu xuống
● Đuổi Thị Kính về nhà với ông Mãng
Ngôn ngữ:
● Con mặt sứa gan lim
● Bay là mèo mả gà đồng lẳng lơ
● Câm đi!
● Trên dâu dưới Bộc hẹn hò
● Chém bổ băm vẩm xích mặt
● Phi mặt gái trơ như mặt thớt
● Ngựa bất kham, đồng nát, gái nỏ mồm
● Liu điu, con nhà cua ốc
● Đồ sát chồng
Nhận xét: Sùng bà đã sử dụng những từ ngữ cay nghiệt và hành động dứt khoát để sỉ nhục và buộc tội Thị Kính, không chỉ tội mưu sát chồng, mà còn cả tội lẳng lơ, trai gái, không đứng đắn. Người phụ nữ tội nghiệp ấy không được lên tiếng để buộc tội cho chính mình vì bị gạt phắt đi bởi lời khẳng định chắc chắn của Sùng bà.
- Trước khi đuổi Thị Kính ra khỏi nhà, mụ Sùng còn bày ra một màn kịch độc ác nhằm làm cho cha con Thị Kính nhục nhã, ê chề.
+ Lừa Mãng ông sang “ăn cữ cháu” sau đó vu oan cho Thị Kính “nửa đêm cầm dao giết chồng”
+ Gọi Mãng ông sang sau đó dúi ngã Mãng ông để cự tuyệt quan hệ thông gia và bỏ vào nhà
- Hình ảnh hai cha con ôm nhau của những người chịu oan, đau khổ hoàn toàn bất lực
→ Tình cảnh thống khổ của những người nông dân nghèo trước sự cay nghiệt của bọn thống trị.
Ngôn ngữ đối thoại của quan phủ, em thấy tính cách của nhân vật quan phủ:
+ Hống hách, độc đoán, vô trách nhiệm...
+ Hắn vô trách nhiệm, bỏ mặc tính mạng của người dân
⇒ Giữa tính cách và ngôn ngữ có mối liên hệ chặt chẽ , đó là thành công của tác giả
- Trước khi đuổi Thị Kính ra khỏi nhà, Sùng bà và Sùng ông còn lừa Mãng ông Sang cữ cháu, thực ra là bắt Mãng ông sang nhận con gái về.
- Nhân đó, Sùng ông tố giác con dâu cầm dao giết chồng. Đồng thời, Sùng ông còn dúi ngã Mãng ông, đối xử với thông gia thật thô bạo, tàn nhẫn.
- Xung đột kịch lên tới điểm đỉnh: Thị Kính chạy vội lại đỡ cha. Hai cha con ôm nhau than khóc.
- Thị Kính đã gánh chịu nỗi oan ức là âm mưu giết chồng, nỗi đau đớn về tình vợ chồng tan vỡ, bây giờ thêm nỗi đau xót vì cha ruột bị cha chồng làm nhục, hành hạ.
Trước khi đuổi Thị Kính ra khỏi nhà, Sùng ông và Sùng bà còn làm một điều tàn ác là: dựng lên một vở kịch lừa Mãng ông sang ăn cữ cháu, thực ra bắt ông sang nhận con về, làm cho cha con Mãng ông nhục nhã. Hơn thế, còn thể hiện bằng những hành động vũ phu với cha con họ.
Đây là chỗ xung đột kịch tập trung cao nhất. Trên sân khấu chỉ còn lại hai cha con lẻ loi. Thị Kính thì bị đẩy vào chỗ cực điểm của nỗi đau: gia đình chồng nghi oan, hạnh phúc tan vờ, cha chồng bị hành hạ, khinh bỉ. Cảnh cha con ôm nhau khóc là sự oan khuất mà bất lực. Sự bố trí dồn dập, xô đẩy, kéo dài những tình tiết kịch của sân khấu đây mang nhiều ý nghĩa.
• Trước khi rời khỏi nhà Sùng bà, Thị Kính đã quay vào nhà "nhìn từ cái kỉ sách, thúng khâu rồi cầm lấy chiếc áo đang khâu dở, bóp chặt trong tay". Hành động ấy của nàng cho ta thấy một sự lưu luyến với mối duyên vợ chồng này, bởi đây là nơi nàng đã sống và từng có quãng thời gian hạnh phúc, yên ấm "bấy lâu sắt cầm tịnh hảo" bên Thiện Sĩ. Nhưng hành động bóp chặt cái áo trong tay là sự bàng hoàng, uất ức cũng là sự cam chịu trước số phận hẩm hiu, bi thảm của mình khi phải xa chồng còn mang án oan suốt đời không thể rửa sạch, án giết chồng.
• Qua ngôn ngữ đối thoại của tên quan phủ, có thể thấy hắn hiện lên với là một tên có tính cách xấu xa, bỉ ổi. Đó là một tên quan vô trách nhiệm, tham lam và tàn bạo. Quan hộ đê hay quan phụ mẫu có được coi như bố mẹ của dân, hắn ăn bổng lộc của triều đình để chăm lo cuộc sống cho dân. Nhưng ngược lại, người đọc chỉ thấy căm phẫn trước sự thờ ơ, lạnh lùng, thậm chí là vô nhân tính của viên quan ấy. Hắn chính là hình ảnh đại diện cho tầng lớp quan lại, tầng lớp thống trị của xã hội phong kiến thối nát lúc bấy giờ.
• Từ đây cũng cần phải rút ra một nhận định rằng: trong tác phẩm tự sự ngôn ngữ có vai trò vô cùng quan trọng trong việc thể hiện tính cách của nhân vật. Bởi lẽ, một con người tốt bụng, nhân cách cao cả có lại ăn nói cộc cằn, thô lỗ, vô trách nhiệm như viên quan kia được. Cũng tương tự như thế, chỉ qua những từ ngữ mà nhân vật nói, ta cũng hiểu được bản chất con người ấy là gì.
Tâm trạng của Thị Kính trước khi rời khỏi nhà Sùng bà nàng hát:
“Thương ôi… gối lẻ loi”
- Các cặp từ đối lập bấy lâu- bỗng, sắt cầm- chăn gối lẻ loi… : sắc thái ý nghĩa đối lập diễn tả hai trạng thái trái ngược nhau chuyển đổi đột ngột
+ Từ cuộc sống hòa hợp đầm ấm đến tình cảnh chia lìa
→ Bị đẩy khỏi thế giới quen thuộc, người phụ nữ bỗng hóa bơ vơ giữa cái vô định giữa cái vô định cuộc đời.
- Thị Kính giả trai vào tu trong chùa càng khẳng định nàng không có lối thoát
+ Quan niệm về định mệnh, cho rằng sự khổ cực là do số kiếp nên quay về cửa Phật tìm lối giải thoát, tu tâm tích đức.
- Những cử chỉ khi rời nhà Sùng bà (bước đi ngập ngừng, dừng lại thở than, quay nhìn lại kỉ, sách, thúng khâu, bóp chặp trong tay chiếc áo đang khâu dở, và qua ngôn ngữ (đoạn hát sử rầu, nói thảm), đã thể hiện tâm trạng bàng hoàng đau đớn. Bấy lâu nay tình vợ chồng ấm êm hạnh phúc (sắt cầm tịnh hảo), giờ bỗng chia lìa tan tác (chăn gối lẻ loi). Rồi sau đó là ngậm ngùi xót xa cho duyên hẩm hiu, số phận bất hạnh (phận hẩm duyên ôi).
- Việc Thị Kính quyết tâm hình nam tử bước đi tu hành để giải thoát đau khổ mang hai ý nghĩa khác nhau, gần như đối lập nhau:
* Phải tiếp tục sống ở đời mới mong tỏ rõ người đoan chính.Đó là ý nghĩa tích cực.
Cho rằng mình khổ do số kiếp nên tìm vào cửa thiền để cầu Phật tổ chứng minh lòng dạ thẳng ngay, tiêu trừ oan nghiệt. Đó là ý nghĩa tiêu cực, cam chịu cúi đầu trước hoàn cảnh bất công, oan trái của con người trong xã hội cũ.
Qua cử chỉ, ngôn ngữ nhân vật, tâm trạng Thị Kính trước khi rời khỏi nhà Sùng bà: đau đớn vì bằng chứng của tình thủy chung bây giờ là dấu vết của sự thất tiết. Thị Kính đang bơ vơ trước cái vô định của cuộc đời, không biết sẽ về đâu?
Việc Thị Kính “trá hình nam tử đi tu hành” có ý nghĩa là giải thoát. Con đường giải thoát có hai mặt:
- Tích cực: muốn sổng ở đời để tỏ rõ con người đoan chính.
- Tiêu cực: cho rằng mình khổ do số kiếp, tìm cửa Phật để tu tâm.
Đây không phải là con đường giúp nhân vật thoát khỏi đau khổ trong xã hội cũ vì người phụ nữ này chưa đủ bản lĩnh vượt lên hoàn cảnh, cam chịu bằng sự chịu đựng nhẫn nhục. Thị Kính có đấu tranh nhưng mới chỉ dừng ở những lời trách móc số phận và ước muôn “nhật nguyệt sáng soi”.
- Liệt kê hành động của Sùng bà:
* Dúi đầu Thị Kính ngã xuống.
* Bắt thị Kính ngửa mặt lên.
* Không cho Thị Kính phân bua.
* Dúi tay đẩy Thị Kính ngã khuỵu xuống.
Đó là những hành động thô bạo và tàn nhẫn, hoàn toàn không có một chút tình cảm giữa mẹ chồng - con dâu.
- Liệt kê ngôn ngữ của Sùng bà:
Về phía mình, bà nói:
* Giống nhà bà đây giống phượng giống công.
* Nhà bà đây cao môn lệch tộc.
* Trứng rồng lại nở ra rồng, về phía Thị Kính, bà nói:
* Tuồng bay mèo mả gà đồng.
* Mày là con nhà cua ốc.
* Liu diu lại nở ra dòng liu điu
* Đồng nát thì về Cầu Nôm.
Đó là những lời mắng nhiếc, day nghiến, miệt thị phũ phàng để phân biệt sự sang hèn, cao thấp giữa vị thế gia đình bà và Thị Kính. Nội dung lời lẽ ấy đã vượt khỏi quan hệ gia đình, quan hệ mẹ chồng nàng dâu. Lời lẽ của Sùng, bà đã cho thấy quan niệm về giai cấp vốn bám rễ trong hôn nhân phong kiến thật sầu, có dịp lại biểu hiện ra.
- Hành động Sùng bà tàn nhẫn, thô bạo: “dúi đầu Thị Kính xuống”, “bắt Thị Kính ngửa mặt lên”, “không cho Thị Kính phân bua”, “dúi tay đẩy Thị Kính khụy xuống”.
- Ngôn ngữ của Sùng bà toàn những lời đay nghiến, mắng nhiếc, xỉ vả. Dường như mỗi lần mụ cất lời, Thị Kính lại thêm một tội. Mụ trút cho Thị Kính đủ tội, không cần hỏi rõ sự tình, không cần biết phải trái. Mụ muôn đuổi Thị Kính vì lí do khác hơn lí do giết chồng. Cụ thể:
+ Giông nhà bà đây giống phượng giống công - Tuồng bay mèo mủ gà đồng.
+ Nhà bà đây cao môn lệnh tộc - Mày lad con nhà cua Ốc.
+ Trứng rồng lại nở ra rồng - Liu đìu lại nở ra dòng liu điu.
-> Lời lẽ là vốn từ ngữ để phân biệt chuyện “thấp - cao” của mụ thật giàu có. Lúc này không phải là quan hệ mẹ chồng - nàng dâu nữa mà là quan hệ giai cấp. Lời lẽ của mụ qua các làn điệu hát sắp, nói lệch, múa hát sắp chợt càng bộc lộ thái độ trấn áp tàn nhẫn phũ phàng, giọng khinh thị người nghèo. Mâu thuẫn giai cấp trong vấn đề hôn nhân phong kiến rất sâu sắc.
Sùng bà là một trò trong một lớp nhưng rất tiêu biểu cho một loạt vai trong chèo cổ: Vai mụ ác (hợm của, khoe dòng giống...) Mụ là kẻ tạo ra “luật” và “lệ” trong gia đình.