K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Cơ quan phân tích thính giác 

Tai ngoài

Gồm có vành tai và ống tai ngoài, đi từ vành tai tới màng nhĩ, có nhiệm vụ thu nhận và dẫn truyền âm thanh.

Vành tai (loa tai): bao gồm sụn và có lớp da phủ bên ngoài, có ít mạch máu và lớp mỡ bảo vệ. Các đường cong và xoắn của vành tai giúp nhận và hứng âm thanh (năng lượng âm) từ mọi phía vào ống tai.

Ống tai: là một ống hơi cong hình chữ S, nối từ vành tai tới màng nhĩ. Ở người lớn, ống tai có xu hướng hướng lên, sau đó hơi nghiêng về phía trước và càng hướng xuống khi tới gần màng nhĩ. Phần phía ngoài của ống tai có chứa các sợi lông nhỏ và các tuyến nhờn tạo ráy tai. Mỗi khi có ráy tai, các sợi lông chuyển động nhẹ nhàng đẩy ráy tai khô và da bong ra cửa tai. Đây là cơ chế tự làm sạch tự nhiên của ống tai.

Trong hệ thống của tai, tai ngoài là bộ phận dễ thấy nhất, nhô ra 2 bên đầu người và cũng là bộ phận duy nhất nằm ngoài xương thái dương của sọ. Các bộ phận phức tạp hơn của tai lại nằm ẩn sâu trong các khoang sọ.

Tai giữa

Cấu tạo tai giữa bao gồm màng nhĩ, hòm nhĩ, vòi nhĩ và các xương con bao gồm xương búa, xương đe, và xương bàn đạp.

Màng nhĩ: là một màng mỏng hình bầu dục, hơi lõm ở giữa, nằm hơi nghiêng ra sau, ngăn cách hoàn toàn ống tai ngoài và tai giữa. Màng nhĩ bình thường có màu trong mờ, trắng sáng hay hơi xám. Thường, chúng ta có thể nhìn xuyên qua màng nhĩ.

Hòm nhĩ: là một hốc xương gồ ghề nằm trong xương thái dương. Phía trước thông mũi họng, phía sau thông với xoang chũm, bên trong thông với tai trong.

Trong hòm nhĩ có các chuỗi xương thính giác bao gồm xương búa, xương đe, và xương bàn đạp. Ba xương này có nhiệm vụ dẫn truyền xung động âm thanh từ màng nhĩ vào tai trong.

Vòi nhĩ (vòi Eustache): có cấu tạo 1/3 phía trên bởi xương, ⅔ phía dưới bởi sụn. Bình thường vòi nhĩ đóng kín, chỉ mở ra khi nuốt hoặc ngáp để cân bằng áp suất trong hòm nhĩ. Tác dụng của vòi nhĩ là làm cân bằng áp lực của hòm tai với tai ngoài.

Tai trong

Cấu tạo tai trong bao gồm:

Ốc tai: có hình dạng là một ống xương xoắn hai vòng rưỡi quay trụ ốc, bên trong trụ ốc có hạch thần kinh ốc tai. Trong ốc tai có chứa nhiều chất dịch. Khi chuỗi xương con đưa âm thanh đến cửa sổ bầu dục, chất dịch này bắt đầu chuyển động, kích thích các tế bào lông trong ốc tai gửi các xung điện thông qua các dây thần kinh thính giác đến não bộ, nơi mà ta nhận biết được âm thanh.

Tiền đình: là khoang hình bầu dục, ở giữa phình rộng là nơi chứa túi nhỏ và túi bầu dục của tai trong màng. Phía sau tiền đình thông với 3 khoang của ống bán khuyên theo ba chiều ngang, trên, sau.

Các ống bán khuyên: Mỗi tai có 3 ống bán khuyên: bên, trước và sau, nằm thẳng góc với nhau. Các ống đều thông hai đầu với tiền đình và có tác dụng giữ thăng bằng, nhận biết ra sự di chuyển và mức độ thăng bằng.

Chức năng của Tai

Tai người có hai chức năng quan trọng:

Chức năng đầu tiên và được biết nhiều nhất là khả năng nghe. Khả năng nghe hoạt động chủ yếu dựa vào hệ thống thính giác gồm 3 phần: Tai ngoài, tai giữa và tai trong.

Chức năng thứ 2 của tai là giữ thăng bằng cho cơ thể. Khi chúng ta thay đổi chuyển động trong không gian, hệ thống tiền đình ảnh hưởng tới sự chuyển động của mắt và vị trí cơ thể (vì chúng ta chuyển động trong không gian).

29 tháng 4 2021

cảm ơn chị nhìu lắm lun!leuleu

15 tháng 4 2022

 tk í 1                  Chúng ta nhận biết được những tác động của môi trường xung quanh cũng như mọi đổi thay của môi trường bên trong cơ thể là nhờ các cơ quan phân tích. Cơ quan phân tích bao gồm các bộ phận sau : Sự tổn thương một trong ba bộ phận thuộc một cơ quan phân tích nào đó sẽ làm mất cảm giác với các kích thích tương ứng.                                                                                                                                                     

Cơ quan phân tích là các cơ quan điều khiển,phân tích hoạt động

Cơ quan phân tích gồm: + Cơ quan thụ cảm. + Dây thần kinh + Bộ phân tích ở trung ương 

Cơ quan thụ cảm – (dây tk hướng tâm)à trung ương thần kinh –(dây tk li tâm)à cơ quan phản ứng(tham khảo)

15 tháng 2 2019
Hệ cơ quan Các cơ quan trong từng hệ cơ quan Chức năng của hệ cơ quan
Hệ vận động Cơ và xương Giúp cơ thể vận động
Hệ tiêu hóa Miệng, ống tiêu hoá và các tuyến tiêu hoá Giúp cơ thể tiêu hoá thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng
Hệ tuần hoàn Tim và hệ mạch Tuần hoàn máu, lưu thông bạch huyết, đổi mới nước mô ; Vận chuyển các chất trong cơ thể tới nơi cần thiết, giúp cho sự trao đổi chất ở tế bào
Hệ hô hấp Mũi, khí quản, phế quản và hai lá phổi Giúp cơ thể trao đổi khí (02 và C02)
Hệ bài tiết Thận, ống dẫn nước tiểu và bóng đái

-Lọc máu.

-Bài tiết nước tiểu. Duy trì tính ổn định của môi trường trong.

Hệ thần kinh Não, tuỷ sống, dây thần kinh và hạch thần kinh Điều khiển, điều hoà và phối hợp mọi hoạt động của cơ thể bằng xung thần kinh.
28 tháng 10 2019

(1) Vành tai

(2) Ống tai

(3) Màng nhĩ

(4) Chuỗi xương tai

2 tháng 5 2022

Cơ quan thụ cảm – (dây tk hướng tâm)à trung ương thần kinh –(dây tk li tâm)à cơ quan phản ứng .

Miệng

- Miệng là nơi bắt đầu của đường tiêu hóa, quá trình tiêu hóa bắt đầu từ đây ngay khi bạn đưa thức ăn vào miệng, sau đó nhai để chia thức ăn thành những miếng nhỏ giúp cho việc tiêu hóa dễ dàng hơn, trong khi nước bọt trộn với thức ăn để bắt đầu quá trình phân hủy tinh bột thành các chất đường đơn.

Họng

- Cổ họng là điểm đến tiếp theo cho thực phẩm từ miệng đi xuống họng và tiếp tục di chuyển xuống thực quản.

Thực quản

- Thực quản là một ống cơ kéo dài từ hầu họng đến dạ dày. Thực quản đưa thức ăn xuống dạ dày bằng các đợt các đợt cơn co thắt hay còn được gọi là nhu động. Điểm giữa thực quản và dạ dày có cơ vòng thực quản dưới, đây là một cái "van" có nhiệm vụ giữ cho thức ăn ở dạ dày không trào ngược lên thực quản.

Dạ dày

- Dạ dày là một cơ quan giống như cái túi có các cơ rất khỏe. Ngoài việc chức năng lưu giữ, khi thức ăn đến dạ dày sẽ được trộn lẫn với axit và các enzyme để thủy phân các protein phức tạp. Khi nó rời khỏi dạ dày, tất cả các loại thức ăn đã được biến thành chất lỏng hoặc bột nhão và được di chuyển đến ruột non.

Ruột non

- Ruột non dài khoảng sáu mét và là đoạn quan trọng nhất của quá trình tiêu hóa thức ăn. Khi đến ruột non, thức ăn vẫn tiếp tục bị phá vỡ bằng các enzyme được tiết ra bởi tuyến tụy và mật từ gan. Mật là hợp chất giúp cơ thể tiêu hóa chất béo và loại bỏ các sản phẩm được thải loại từ máu. Nhu động ruột đóng vai trò quan trọng ở ruột non, do nó giúp di chuyển thức ăn chạy dọc suốt chiều dài của ruột non và trộn thức ăn với các dịch tiêu hóa. Tá tràng chủ yếu chịu trách nhiệm cho việc tiếp tục quá trình phân hủy thức ăn; hỗng tràng và hồi tràng chịu trách nhiệm chính cho việc hấp thụ các chất dinh dưỡng đi vào máu.

Ruột già

- Phân hoặc chất thải còn sót lại từ quá trình tiêu hóa được đưa xuống đại tràng bằng nhu động ruột, đầu tiên ở trạng thái lỏng và cuối cùng ở dạng rắn khi nước được lấy ra khỏi phân. Thông thường phải mất khoảng 36 giờ để phân đi qua đại tràng. Thành phần chính của phân chủ yếu là mảnh vụn thức ăn và vi khuẩn. Những vi khuẩn này thực hiện một số chức năng hữu ích, như tổng hợp các loại vitamin khác nhau, xử lý chất thải và cặn lắng thức ăn, bảo vệ cơ thể chống lại vi khuẩn có hại.

Trực tràng

- Nhiệm vụ của trực tràng là nhận phân từ đại tràng và kích thích các dây thần kinh truyền đến vỏ đại não, cho bạn biết cảm giác muốn đi đại tiện. Sau đó, bộ não sẽ quyết định có nên đi đại tiện hay không. Nếu muốn đi vệ sinh, cơ vòng sẽ giãn ra để đưa phân ra khỏi cơ thể. Còn nếu chưa muốn, cơ thắt và trực tràng sẽ điều chỉnh lại để cảm giác muốn đi vệ sinh tạm thời biến mất.

Hậu môn

- Chức năng chính của hậu môn là đựng và đào thải phân, đồng thời tiết dịch nhầy để bôi trơn giúp phân dễ dàng di chuyển ra khỏi cơ thể và hấp thu nước.

https://www.vinmec.com/vi/tieu-hoa-gan-mat/thong-tin-suc-khoe/he-tieu-hoa-hoat-dong-nao/

Chị Linh có bảo lấy từ mạng cho dù có chỉnh sửa vẫn ghi tham khảo mà anh nhỉ?

11 tháng 12 2020

1. Miệng

Miệng là nơi bắt đầu của đường tiêu hóa, quá trình tiêu hóa bắt đầu từ đây ngay khi bạn đưa thức ăn vào miệng, sau đó nhai để chia thức ăn thành những miếng nhỏ giúp cho việc tiêu hóa dễ dàng hơn, trong khi nước bọt trộn với thức ăn để bắt đầu quá trình phân hủy tinh bột thành các chất đường đơn.

2. Họng

Cổ họng là điểm đến tiếp theo cho thực phẩm từ miệng đi xuống họng và tiếp tục di chuyển xuống thực quản.

3. Thực quản

Thực quản là một ống cơ kéo dài từ hầu họng đến dạ dày. Thực quản đưa thức ăn xuống dạ dày bằng các đợt các đợt cơn co thắt hay còn được gọi là nhu động. Điểm giữa thực quản và dạ dày có cơ vòng thực quản dưới, đây là một cái "van" có nhiệm vụ giữ cho thức ăn ở dạ dày không trào ngược lên thực quản.

 

4. Dạ dày

Dạ dày là một cơ quan giống như cái túi có các cơ rất khỏe. Ngoài việc chức năng lưu giữ, khi thức ăn đến dạ dày sẽ được trộn lẫn với axit và các enzyme để thủy phân các protein phức tạp. Khi nó rời khỏi dạ dày, tất cả các loại thức ăn đã được biến thành chất lỏng hoặc bột nhão và được di chuyển đến ruột non.

5. Ruột non

Ruột non dài khoảng sáu mét và là đoạn quan trọng nhất của quá trình tiêu hóa thức ăn. Khi đến ruột non, thức ăn vẫn tiếp tục bị phá vỡ bằng các enzyme được tiết ra bởi tuyến tụy và mật từ gan. Mật là hợp chất giúp cơ thể tiêu hóa chất béo và loại bỏ các sản phẩm được thải loại từ máu. Nhu động ruột đóng vai trò quan trọng ở ruột non, do nó giúp di chuyển thức ăn chạy dọc suốt chiều dài của ruột non và trộn thức ăn với các dịch tiêu hóa. Tá tràng chủ yếu chịu trách nhiệm cho việc tiếp tục quá trình phân hủy thức ăn; hỗng tràng và hồi tràng chịu trách nhiệm chính cho việc hấp thụ các chất dinh dưỡng đi vào máu.

 

6. Đại tràng (Ruột già)

Phân hoặc chất thải còn sót lại từ quá trình tiêu hóa được đưa xuống đại tràng bằng nhu động ruột, đầu tiên ở trạng thái lỏng và cuối cùng ở dạng rắn khi nước được lấy ra khỏi phân. Thông thường phải mất khoảng 36 giờ để phân đi qua đại tràng. Thành phần chính của phân chủ yếu là mảnh vụn thức ăn và vi khuẩn. Những vi khuẩn này thực hiện một số chức năng hữu ích, như tổng hợp các loại vitamin khác nhau, xử lý chất thải và cặn lắng thức ăn, bảo vệ cơ thể chống lại vi khuẩn có hại.

7. Trực tràng

Nhiệm vụ của trực tràng là nhận phân từ đại tràng và kích thích các dây thần kinh truyền đến vỏ đại não, cho bạn biết cảm giác muốn đi đại tiện. Sau đó, bộ não sẽ quyết định có nên đi đại tiện hay không. Nếu muốn đi vệ sinh, cơ vòng sẽ giãn ra để đưa phân ra khỏi cơ thể. Còn nếu chưa muốn, cơ thắt và trực tràng sẽ điều chỉnh lại để cảm giác muốn đi vệ sinh tạm thời biến mất.

8. Hậu môn

Chức năng chính của hậu môn là đựng và đào thải phân, đồng thời tiết dịch nhầy để bôi trơn giúp phân dễ dàng di chuyển ra khỏi cơ thể và hấp thu nước.

 

8 tháng 3 2022

Tham khảo

Cơ quan phân tích gồm 3 phần:
Cơ quan nhận cảm (các giác quan) có chức năng tiếp nhận các dạng kích thích khác nhau để biến thành các xung thần kinh.
Bộ phận dẫn truyền: là các dây thần kinh hướng tâm làm nhiệm vụ dẫn truyền xung động TK từ các cơ quan nhận cảm về TK TW.
Bộ phận trung ương (nằm trên vỏ não) mỗi cơ quan phân tích có một vùng tương ứng trên vỏ não (vùng thị giác, vùng thính giác,vùng vị giác..).

8 tháng 3 2022

Tham khảo:

 

Cơ quan phân tích thị giác,Các thành phần của cơ quan phân tích thị giác.

- Gồm:các tế bào thụ cảm thị giác trong màng lưới của cầu mắt, dây thần kinh thị giác (dây số II) và vùng thị giác ở thùy chẩm.Cấu tạo cầu mắt.

- Cầu mắt có hình cầu. ...Cấu tạo màng lưới. ...Sự tạo ảnh ở màng lưới

.-Chúng ta nhận biết được những tác động của môi trường xung quanh cũng như mọi đổi thay của môi trường bên trong cơ thể là nhờ các cơ quan phân tíchCơ quan phân tích bao gồm các bộ phận sau : Sự tổn thương một trong ba bộ phận thuộc một cơ quan phân tích nào đó sẽ làm mất cảm giác với các kích thích tương ứng.

27 tháng 12 2020