K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 10 2020

a) Văn bản đó được tạo ra trong hoạt động lao động sản xuất.

b) Đề cập đến vấn đề phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ không thể hiện qua vẻ ngoài. Vấn đề đó được triển khai nhất quán qua nội dung và hình thức: Về hình thức thể hiện đầy đủ các tính chất của củ ấu gai. Về nội dung thể hiện ẩn ý vẻ đẹp của người phụ nữ.

23 tháng 12 2020

a, Lấy các hình tượng quen thuộc trong cuộc sống để so sánh với người phụ nữ

b,+c,

Cre: Cô Nguyễn Thu Hương

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài ca dao trên là phép so sánh và ẩn dụ.

So sánh "thân em" với "củ ấu gai" => thân phận người phụ nữ nhỏ bé nhưng luôn tiềm tàng những vẻ đẹp.

Ẩn dụ: "ngọt bùi" => nhấn mạnh vẻ đẹp phẩm chất của người phụ nữ. Vẻ ngoài có thể sương gió, hao gầy nhưng thực chất họ luôn tiềm tàng những giá trị, vẻ đẹp truyền thống, những phẩm chất đáng trân trọng: dịu dàng, tần tảo, hi sinh, cam chịu, đảm đang,...

7 tháng 9 2017

+ Văn bản (1): tầm quan trọng của môi trường sống đối với việc hình thành nhân cách con người.

    + Văn bản (2): thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ

    + Văn bản (3): Kêu gọi mọi người đứng lên kháng chiến chống Pháp.

Các vấn đề này đều được triển khai rõ ràng, nhất quán trong từng văn bản. Văn bản (2) và (3) có nhiều câu nhưng được liên kết với nhau một cách chặt chẽ (bằng ý nghĩa hoặc bằng các liên từ).

5 tháng 12 2018

Thể thơ: lục bát

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài ca dao trên là phép so sánh và ẩn dụ.

So sánh "thân em" với "củ ấu gai" => thân phận người phụ nữ nhỏ bé nhưng luôn tiềm tàng những vẻ đẹp.

Ẩn dụ: "ngọt bùi" => nhấn mạnh vẻ đẹp phẩm chất của người phụ nữ. Vẻ ngoài có thể sương gió, hao gầy nhưng thực chất họ luôn tiềm tàng những giá trị, vẻ đẹp truyền thống, những phẩm chất đáng trân trọng: dịu dàng, tần tảo, hi sinh, cam chịu, đảm đang,...

6 tháng 11 2020

Dặt nhan đề cho bài ca dao

5 tháng 4 2018

So sánh các văn bản (1), (2) với văn bản (3) :

- Vấn đề :

    + Văn bản (1) nói đến một kinh nghiệm sống ⇒ Vấn đề xã hội

    + Văn bản (2) nói lên thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ ⇒ Vấn đề xã hội

    + Văn bản (3) là lời kêu gọi toàn quốc đoàn kết và quyết tâm kháng chiến chống Pháp ⇒ vấn đề chính trị.

- Từ ngữ :

    + Văn bản (1) và (2) : có nhiều các từ ngữ sinh hoạt gần gũi với lời ăn tiếng nối hằng ngày (mực, đèn, thân em, mưa sa, ruộng cày…).

    + Văn bản (3) : sử dụng nhiều từ ngữ liên quan đến vấn đề chính trị (kháng chiến, hòa bình, nô lệ, đồng bào, Tổ quốc…).

- Cách thức thể hiện nội dung :

    + Văn bản (1) và (2) : thể hiện nội dung bằng những hình ảnh giàu tính hình tượng.

    + Văn bản (3) : chủ yếu dùng lí lẽ và lập luận để triển khai nội dung, Nội dung bài bao gồm nhiều nội dung nhỏ được liên kết với nhau.

Từ những phân tích trên, có thể khẳng định: văn bản (1) và (2) thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, văn bản (3) thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận.