Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
“Tiếng Việt 4” là cuốn sách giáo khoa mà em yêu thích nhất. Cái cảm giác thú vị khi em cầm nó trên đôi bàn tay nhỏ bé của mình trong giờ Tập đọc đầu tiên khi bước vào năm học mới đã làm em nhớ mãi.
Cuốn sách (Tập 1) dày 184 trang, cỡ 16x24 cm. Bìa màu vàng nhạt sáng bóng nổi bật tên sách Tiếng Việt 4 bằng dòng chữ màu đỏ tươi. Tranh minh họa gợi lên hình ảnh thân mật, say mê của sáu cô cậu học trò nhỏ ngồi quanh bàn theo dõi cô giáo chữa bài trên cuốn vở mở rộng.
Em đã bắt gặp chú Dế Mèn ngộ nghĩnh, hào hiệp và tốt bụng đáng yêu đang ân cần an ủi chị Nhà Trò bé bỏng, yếu đuối. Dế Mèn mắt trón xoe, trên đầu có hai dải tóc dài uốn cong. Chân chú như đi giày, đôi càng lởm chởm những răng cưa sắc nhọn. Chú đã làm cho mụ Nhện và lũ Nhện Gộc, Nhện Vách bạt vía kinh hồn.
Trang 51 là bài thơ ngụ ngôn “Gà TRống và Cáo”. Cảnh bà già kẻ cắp gặp nhau thật hóm hỉnh.
Em say mê ngắm nhìn không vhasn một số tranh ảnh minh hòa: danh họa Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi trong bài “Vẽ trứng”, chú Tư và năm bạn nhỏ trong bài “Chiếc xe đạp của chú Tư”, Yết Kiêu yết kiến vua Trần Nhân Tông xin đi đánh giặc, v.v..
Nhiều tranh đẹp, nhiều bài thơ hay, nhiều mẫu chuyện vui và lạ: Nàng tiên Óc, Những hạt thóc giống, Trong quán ăn Ba – cá – bống, v.v... Những bài học về văn miêu tả đối với em rất hấp dẫn. Mỗi trang sách như mở ra trong tâm hồn em một thế giới bao la, đầy ước mơ và hi vọng. Ông Trạng thả diều mới đáng yêu làm sao! Em khẽ đọc bài thơ ”Nếu chúng mình có phép lạ”, chỉ đọc môt lần là em thuộc ngay:
“Nếu chúng mình có phép lạ,
Bắt hạt giống nảy mầm nhanh,
Chớp mắt thành cây đầy quả,
Tha hồ hái chén ngọt lành”.
Năm học lớp ba, em cứ lẹt đẹt mãi môn Tiếng Việt. Nâng cuốn sách “Tiếng Việt 4” lên đôi bàn tay, em ước ao sẽ trở thành một học sinh Tiểu học “văn hay chữ tốt”.
em cảm thấy rất ghét tủ sách phụ huynh. Nơi đó giữ nhưng bản tử kiểm điểm của em.
- Con gái : Ba à, thầy Ký giỏi quá phải không ba!
- Cha : Con gái có thấy khâm phục thầy Ký không?
- Con gái : Thưa ba, có chứ ạ! Con không tưởng tượng được rằng có người nhiều nghị lực đến thế. Với đôi bàn chân của mình mà thầy Ký có thể viết được chữ, lại học giỏi nữa thì thật đáng khâm phục ba ạ!
- Cha : Trong cuộc sống có rất nhiều người có nghị lực như thế đấy, con gái ạ! Thầy Ký là tấm gương sáng về vượt khó, rất đáng để con học tập đó.
- Con gái: Con thấy mình ngưỡng mộ thầy Ký quá. Từ nay trở đi. Con cũng sẽ kiên trì, và chăm chỉ hơn nữa !
- Cha : Như vậy thì tốt lắm! Ba mẹ luôn mong con học hành thật tôt, rèn luyện đạo đức thật tốt. Đó chính là con đường mở ra cánh cửa tương lai của con đó!
- Con gái : Thưa ba, vâng. À mà ba ơi, con sẽ đem chuyện này kể cho các bạn con nghe, chắc các bạn cũng sẽ khâm phục lắm
- Cha: Ừ! con đem kể lại cho các bạn nghe đi
+ Thầy Nguyễn Ngọc Ký, bị hệt hai tay từ nhỏ nhưng nhờ ham học, lại có lòng kiên nhẫn, bền bỉ, quyết tâm vượt qua khó khăn, Thầy Ký đả dùng đôi bàn chân của mình viết được chữ. Không những vậy, chữ thầy Ký còn rất đẹp. Hiện thầy Nguyễn Ngọc Ký đang dạy môn Ngữ văn tại một trường trung học ở Thành phố Hồ Chí Minh. Thầy đã được Nhà nước phong là Nhà giáo Ưu tú.
Năm nay lên lớp bốn, em phải sử dụng rất nhiều sách, dù đến trường hay ở nhà, bên em đều có quyển sách Tiếng Việt lớp bốn. Đó là quyển sách Bố đã mua cho em từ đầu năm học.
Quyển sách hình chữ nhật, chiều dài khoảng một gang rưỡi, chiều rộng gần một gang tay của em còn bề dày hơn một phân. Nền sách màu vàng, phía trên là hàng chữ nhỏ: Bộ Giáo dục và Đào tạo, dưới một chút có hàng chữ Tiếng Việt 4 được in bằng màu đỏ hồng và to đặt trong khung thật gọn gàng. Đa số sách giáo khoa của chúng em đều do Nhà xuất bản Giáo dục phát hành. Nhưng đẹp nhất vần là tranh bìa: Các bạn học sinh ngồi quanh cô giáo, trên bàn học là những quyền vở, chác hẳn có nhiều điều mới lạ mà cô đang muốn truyền đạt đến các bạn. Hãy nhìn xem các bạn đang chăm chú, ghi chép những lời quý báu của cô, nhưng thôi chúng ta hãy cùng khám phá những điều mới lạ trong từng trang sách nhá. Bên trong các trang sách là những tờ giấy trắng mịn và dày khoảng 183 trang. Trang đầu là phần hướng dần cách sử dụng các kí hiệu có trong sách. Tiếp theo, sách được trình bày theo từng chủ điểm mà các chủ điếm đó đều được tác giả in thành nhiều hình ảnh, màu sắc rất đẹp, bạn nhìn vào tranh là đã muốn khám phá sâu vào ruột sách. Các phân môn đều được sắp xếp theo thứ tự. Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyện và Tập làm văn. Mỗi bài đọc đều được minh họa bởi hình ảnh, màu sắc đẹp, hệ thông ghi nhớ, câu hỏi gợi ý đều được bô" trí ngắn gọn, súc tích khiến người học dễ hiểu, dễ nhớ. Và cuối bìa sau của sách màu trắng, có hình logo ngôi sao bạch kim và để giữ quyển sách chắc, cứng ta phải kể đến gáy sách có cùng màu với bìa sách được viền đậm hai đầu và chính giữa là tựa sách.
thấy hay thì
Năm nay em lên lớp bốn. Khi chuẩn bị vào năm học mới, mẹ mua cho em một bộ sách giáo khoa mới tinh. Trong số những quyển sách đó, em thấy nổi bật nhất là quyển sách Tiếng Việt 4 - Tập hai. Em sẽ tả lại nó đề mọi người cùng nghe.
Cuốn sách này của em có hình chữ nhật. Khổ sách có kích thước giống các quyển sách giáo khoa bình thường khác là 24x17 cm. Sách dày hơn một trăm bảy mươi trang. Quyển sách còn mới cứng và thơm phức mùi giấy mới.
Nhìn từ ngoài vào, bìa trước của quyển sách thật đẹp và bắt mắt. Với gam màu hồng tươi chủ đạo, cách bài trí bìa của sách thực sự đã rất hấp dẫn em. Trên cùng bìa sách là hàng chữ màu đen BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO. Dưới dòng chữ là viền kẻ nhỏ màu trắng, nổi bật lên trên màu hồng là tên cuốn sách TIẾNG VIỆT 4 - TẬP Hai màu đỏ cam. Em quan sát bìa cuốn sách và thấy trên đó là hình ảnh các bạn học sinh đang đứng ngồi quanh bàn. Có lẽ đây chính là hình ảnh một lớp học thu nhỏ của chúng em, các bạn đang say sưa trao đổi trong giờ học Tiếng việt. Phía dưới cùng của trang bìa là hàng chữ NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC màu đen.
Mở sách ra bên trong em thấy giấy in trắng tinh, thơm lừng. Trên nền giấy trắng, từng dòng chữ mực đen hiện ra đều đặn thẳng hàng và vô cùng đẹp đẽ. Đây là những trang kiến thức vô cùng thú vị và bổ ích chúng em sẽ được học trong thời gian tới. Bên trong quyển sách em thấy các bài học được sắp xếp theo các tuần, Có những bài tập đọc theo chủ đề thật là hay như: Thương người như thể thương thân, Măng mọc tháng, Trên đôi cánh ước mơ, Có chí thì nên, Tiếng sáo diều....
Bìa sau của sách cũng có chất liệu như ở bia trước. Nhưng bìa sau chỉ là bìa trổng và được in các thông tin cần thiết lên trên. Phía trên, bên trái có in hình một chiếc huân chương còn bên phải là hình lô-gô của ngành Giáo dục. Ở bên dưới là một ô hình màu hồng đậm, trong đó ghi tên những cuốn sách giáo khoa lớp 4, Phần giá tiền và mã vạch của cuốn sách được sắp xếp ngang nhau ở phía dưới cùng.
Quyển sách Tiếng Việt này sẽ giúp em có được những bài học thật hay. Giúp em hiểu rõ hơn về quê hương, đất nước, con người Việt Nam. Em rất thích nó và sẽ giữ gìn thật cẩn thận. Em sẽ lấy bìa bọc vở ni lông để bọc sách lại cho sách luôn sạch sẽ và mới.
k nha!!!
Hằng ngày đến trường, em không thể thiếu người bạn, người thầy chứa chở tri thức- những quyển sách. Trong đó em ấn tượng nhất là quyển sách Tiếng Việt lớp 5 tập Hai.
Em là người yêu thích môn Văn thế nên việc đầu tiên mà em thường làm khi nhận được bộ sách giáo khoa là tìm quyển tiếng việt để ngắm nghía. Dấu ấn ban đầu của em với người bạn này chính là một bức tranh nhiều màu sắc nhưng không quá sặc sỡ mà rất tươi mát với màu xanh dương làm chủ đạo. Sách có kích thước chiều rộng là 17cm và chiều dài là 24cm, vừa vặn để học sinh cầm hay mang theo. Bìa được làm từ chất liệu giấy trơn, trên và dưới đều có những dòng giới thiệu nhỏ về đơn vị. Ngay giữa bìa là dòng chữ “Tiếng Việt” được viết in hoa màu xanh đậm đóng trong một đường viền màu trắng. Chếch xuống dưới là số 5 được tô màu hồng đậm. Và chếch xuống một chút nữa bên phải là “tập Hai” màu đen cũng được in hoa nhưng nhỏ hơn. Bức tranh ở ngoài bìa trung tâm là một nhóm bạn đang quây quần trên một đám cỏ nhìn ra xung quanh là ruộng đồng, nhà cửa, núi non và biển cả. Màu nâu của đất, màu đỏ của những mái nhà, màu xanh của cây cối, màu lam của núi, của biển, của nền trời, tất cả cộng hưởng làm nên cảnh sắc Việt Nam vô cùng tươi đẹp. Và nó càng trở nên sinh động hơn khi có nét vẽ của con người, những bà những mẹ đang cấy xuống thửa ruộng từng cây lúa, với bác nông dân dắt con trâu ra đồng cày bừa. Nhóm học sinh được vẽ rõ ràng chi tiết nhất cũng đến từ nhiều vùng miền khác nhau bởi còn có bạn mặc chiếc váy thổ cẩm rất sặc sỡ, nét mặt ai cũng vui tươi, hớn hở. Bìa sách đã tạo cho em rất nhiều nguồn cảm hứng để học tập. Bên trong mỏng hơn nhưng độ trắng vừa phải với mắt của chúng em. Tiêu đề bài học cho đến nội dung bài học được in với những kiểu cách màu sắc khác nhau để phân biệt nhưng đều rõ ràng và bắt mắt. Đặc biệt, bài học nào cũng có hình vẽ minh họa sinh động khiến tiết học càng trở nên hứng thú hơn.
Đây sẽ là người bạn theo chân em đến trường trong nửa năm học bởi vậy em luôn có ý thức giữ gìn và trân quý quyển sách này.
Bước vào năm học lớp 5, mẹ mua cho em bộ sách giáo khoa và quyển sách luyện Toán và Tiếng Việt. Quyển sách mang nội dung của nhiều phân môn nhất chính là sách Tiếng Việt. Hai tuần trước Tết Nguyên đán, chúng em học đến sách Tiếng Việt tập hai.
Quyển sách hình chữ nhật, chiều dài hai mươi lăm xăng-ti-mét, chiều rộng mười bảy xăng-ti-mét. Bìa sách được láng ni lon bóng, trong suốt.Quyển sách còn thơm mùi giấy mới. Từng hàng chữ của bài học in trên giấy tốt, màu trắng ngà. Mặt trước trang bìa in hàng chữ Bộ Giáo dục và Đào tạo bằng kiểu chữ in hoa. Tên sách: Tiếng Việt 5, tập hai in liền kề bên dưới. Cuối trang sách in logo và tên của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
Hình vẽ ở trang bìa là một bức tranh với khoảng không gian bao la, màu sắc hài hoà, đẹp mắt. Hình in một nhóm học sinh ngồi trên bãi cỏ, bạn trai chỉ tay về đường chân trời. Xa xa, các bà, các chị đang cấy lúa, bác nông dân đang bừa trên ruộng. Bầu trời xanh trong. Phía chân trời, nơi tiếp giáp với mặt biển, thấp thoáng vài con thuyền ở ngoài khơi xa, trông thật bé nhỏ giữa mặt biển mênh mông. Từng đàn hải âu tung cánh trên bầu trời. Cảnh đẹp của đất nước được hoạ sĩ thu gọn trên bìa sách thật tài tình: những ngôi nhà lấp ló trong cây; núi xanh thẫm, sừng sững đón sóng và gió biển.... Cảnh đẹp ấy cũng là một phần nội dung của quyển sách mà chúng em sẽ được học. Mặt sau trang bìa dán tem chống in giả của Nhà xuất bản Giáo dục, góc cuối trang có giá tiền quyển sách.
Sách dày độ một xăng-ti-mét, gồm hơn 170 trang bao gồm cả mục lục sách. Sau trang bìa lót có ghi tên của những người tham gia soạn sách và tên sách là đến trang ghi các kí hiệu dùng trong sách, phần cuối trang in tên Ban Biên tập sách, là phần không thể thiếu của một quyển sách khi ấn hành và xuất bản.
Chương trình Tiếng Việt học kì II gồm mười bảy tuần, bắt đầu từ tuần mười chín và kết thúc ở tuần ba mươi lăm. Nội dung bài học được sắp xếp theo từng chủ điểm, bao gồm các phân môn: Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyện, Tập làm văn. Trang đầu mỗi tuần có hình minh hoạ được in màu. Bài học bố trí trên từng trang sách rất khoa học, dễ đọc, dễ tra cứu. Tên phân môn, tựa bài được in to, rõ ràng. Mỗi bài học gồm nội dung bài, ghi nhớ và luyện tập. Tất cả ghi nhớ của bài học đều được đóng khung màu nổi bật trên nền giấy trắng. Các tiết ôn tập giữa học kì và cuối học kì II được soạn công phu, súc tích, rõ ràng giúp chúng em dễ học, dễ nhớ bài. Mỗi bài học gồm nội dung bài, ghi nhớ và luyện tập. Sau mỗi tiết học nghe cô giáo giảng bài, mọi điều ghi trong sách của tiết học đó in sâu vào tâm trí em. Em xem lại sách là thuộc ngay bài, nhất là sau khi làm xong phần luyện tập. Để chuẩn bị bài mới, em đọc kĩ bài học và trả lời các câu hỏi trong sách. Như thế, đến lớp, nghe cô giảng bài, em hiểu bài tường tận hơn.
Sách của em được bao bìa dán nhãn cẩn thận. Em giữ gìn sách, không làm cong bìa, cong góc sách, không viết vẽ, ghi chú vào sách.Khi học, em lật giấy nhẹ nhàng, đóng và mở sách nhè nhẹ. Nhờ thế, sách của em luôn mới và sạch đẹp, nhìn rất thích.
Kiến thức vô tận của loài người đều được lưu giữ trong sách, trước hết là sách giáo khoa. Em rất quý sách, xem sách như người thầy thầm lặng cung cấp kiến thức cho em. Em giữ sách mới để cho em trai của em còn sử dụng và mẹ đỡ tốn tiền phải mua sách cho cả hai anh em.
Bài làm :
Năm nay lên lớp bốn, em phải sử dụng rất nhiều sách, dù đến trường hay ở nhà, bên em đều có quyển sách Tiếng Việt lớp bốn. Đó là quyển sách Bố đã mua cho em từ đầu năm học.
Quyển sách hình chữ nhật, chiều dài khoảng một gang rưỡi, chiều rộng gần một gang tay của em còn bề dày hơn một phân. Nền sách màu vàng, phía trên là hàng chữ nhỏ: Bộ Giáo dục và Đào tạo, dưới một chút có hàng chữ Tiếng Việt 4 được in bằng màu đỏ hồng và to đặt trong khung thật gọn gàng. Đa số sách giáo khoa của chúng em đều do Nhà xuất bản Giáo dục phát hành. Nhưng đẹp nhất vần là tranh bìa: Các bạn học sinh ngồi quanh cô giáo, trên bàn học là những quyền vở, chác hẳn có nhiều điều mới lạ mà cô đang muốn truyền đạt đến các bạn. Hãy nhìn xem các bạn đang chăm chú, ghi chép những lời quý báu của cô, nhưng thôi chúng ta hãy cùng khám phá những điều mới lạ trong từng trang sách nhá. Bên trong các trang sách là những tờ giấy trắng mịn và dày khoảng 183 trang. Trang đầu là phần hướng dần cách sử dụng các kí hiệu có trong sách. Tiếp theo, sách được trình bày theo từng chủ điểm mà các chủ điếm đó đều được tác giả in thành nhiều hình ảnh, màu sắc rất đẹp, bạn nhìn vào tranh là đã muốn khám phá sâu vào ruột sách. Các phân môn đều được sắp xếp theo thứ tự. Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyện và Tập làm văn. Mỗi bài đọc đều được minh họa bởi hình ảnh, màu sắc đẹp, hệ thông ghi nhớ, câu hỏi gợi ý đều được bô" trí ngắn gọn, súc tích khiến người học dễ hiểu, dễ nhớ. Và cuối bìa sau của sách màu trắng, có hình logo ngôi sao bạch kim và để giữ quyển sách chắc, cứng ta phải kể đến gáy sách có cùng màu với bìa sách được viền đậm hai đầu và chính giữa là tựa sách.
Trước ngày khai giảng, ông bà mua cho em một bộ sách lớp ba, trong đó có quyển Tiếng Việt bốn tập một là em mê nhất. Mới cầm quyển sách trên tay, em đã thấy hấp dẫn. Cuốn sách chỉ một trăm hai tám trang, khổ nhỏ và gọn ghẽ làm sao. Bìa sách dày, cứng và đẹp như một bức tranh. Phía trên cùng của bìa ghi dòng chữ: “Bộ giáo dục và Đào tạo” màu đỏ tươi nổi bật. Kế đó là chữ Tiếng Việt ba thật to, đậm bằng màu đen rất rõ. Hình ảnh đẹp nhất vẫn là ông mặt trời tròn vành vạnh chiếm một góc lớn của bìa.Ông đang toả những tia nắng ấm áp xuống mặt đất. Dưới cùng của bìa là một chú nghé béo tròn nghộ nghĩnh đang nghểnh cổ nhìn lên ông mặt trời. Lật giở từng trang, em thấy bài nào cũng hay. Các bài thơ , bài văn xen kẽ được xếp theo từng chủ điểm. Ôi những bức tranh minh hoạ rõ nét, nhiều màu sắc mới đẹp làm sao. Bài nào cũng được chia nhiêu phần: Tập đọc, chính tả, từ ngữ, ngữ pháp rất có thứ tự. Em thích nhất là bài: “Nhớ lại buổi đầu đi học”. Bài văn đó có nhiều từ ngữ hay, đọc lên rất cảm động.
Em yêu quyển sách Tiếng Việt bốn tập một biết bao vì nó đã giúp em hiểu biết thêm quê hương đất nước. Em khoác cho nó thêm một tấm áo ni lông bên ngoài và giữ gìn nó cẩn thận.
k cho mk nha
- Bài văn giới thiệu trò chơi kéo co của làng Hữu Trấp, luyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh và làng Tích Sơn, thị xã Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Lời giới thiệu trò chơi "Kéo co" là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân ta. Tục kéo co mỗi vùng một khác, nhưng bao giờ cũng là cuộc đấu tài, đấu sức giữa hai bên.
- Cách chơi : Kéo co phải đủ ba keo. Bên nào kéo được đối phương ngã về phía mình nhiều hơn là bên ấy thắng.
Đề 2:
Tham khảo bải này bạn nhé:
Tôi tên là An-đrây-ca. Lúc lên 9 tuổi, tôi sống với mẹ và ông ngoại, ông ngoại tôi đã 96 tuổi nên rất yếu.
Một buổi chiều, ông nói với mẹ tôi: “Bố khó thở lắm !...”. Mẹ liền bảo tôi đi mua thuốc. Tôi nhanh nhẹn đi ngay, nhưng dọc đường lại gặp mấy đứa bạn đang chơi đá bóng rủ nhập cuộc. Chơi được một lúc, sực nhớ lời mẹ dặn, tôi vội chạy một mạch đến cửa hàng mua thuốc rồi mang về nhà.
Bước vào phòng ông, tôi hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên. Thì ra ông đã qua đời. Tôi ân hận tự trách: “Chỉ vì mình mải chơi bóng, mua thuốc về chậm mà ông chết". Tôi oà khóc và kể hết mọi chuyện cho mẹ nghe. Mẹ an ủi:
- Không, con không có lỗi. Chẳng thuốc nào cứu nổi ông đâu, ông đã mất từ lúc con vừa ra khỏi nhà.
Nhưng tôi không nghĩ như vậy. Cả đêm đó, tôi ngồi nức nở dưới gốc cây táo do tay ông vun trồng. Mãi sau này, khi đã lớn, tôi vẫn luôn dằn vặt: “Giá mình mua thuốc về ngay thì ông ngoại còn sống thêm được vài năm nữa!”.
Học tốt!
Tả cái thước kẻ của em lớp 4 siêu ngắn
Em có một chiếc thước kẻ rất xinh, do bạn thân tặng nhân dịp sinh nhật vừa rồi.
Đó là một chiếc thước được làm từ nhôm, cầm khá chắc tay. Thước dài 16cm, bề ngang chừng gần 2cm. Điều đặc biệt nhất ở thước, chính là được thiết kế như một chú hạc. Phần đầu thước nhô lên đầu và thân của chú hạc. Người ta đã tô màu cho chú vô cùng sinh động. Còn đôi chân dài của chú hạc chính là phần thân thước. Ở mép thước thì người ta kẻ các vạch nhỏ để đánh dấu độ dài thước. Điều đặc biệt ở đây, là người ta không hề viết số ở dưới các vạch mà để cho người dùng tự tính. Tuy nhiên, với kinh nghiệm bốn năm sử dụng thước thì điều đó chẳng hề làm khó được em.
Tả cái bút nhớ
Hôm trước ngày khai giảng, mẹ đưa em đến hiệu sách để mua đồ dùng học tập. Nào sách, vở, bút chì, bút mực, bút xóa như mọi năm. Thì năm nay, em đã có thêm một món đồ dùng mới khá bắt mắt, đó là một chiếc bút nhớ, hay còn gọi là bút highligh.
Chiếc bút có hình hộp chữ nhật, dài chừng một gang tay. Thân bút to như ba ngón tay của em dựng thẳng. Bên ngoài bút là một lớp nhựa rất cứng cáp, khi sờ lên cảm giác trơn trơn rất thú vị. Vỏ của bút nhớ sẽ có màu đúng như màu mực của nó. Vì em chọn bút có mực màu xanh nê-ông, nên toàn thân vỏ bút cũng có màu đó. Riêng phần nắp bút sẽ có màu đen tuyền như cục than tre vậy. Nổi bật trên thân bút, là dòng chữ cách điệu Thiên Long - tên công ty sản xuất cây bút. Ở dưới, là dòng chữ nhỏ màu đen viết về đặc điểm, thiết kế của cây bút. Và bên cạnh là một loạt các mã vạch. Mẹ em bảo dựa vào mã vạch đó ta có thể kiểm tra xem có phải hàng thật không.
Mở nắp ra, ta sẽ thấy một ngòi bút nhô ra y như cây bút mực. Nhưng ngòi bút nhớ khá to, chừng bằng đầu bút sáp màu, hình chữ nhật, ánh lên màu xanh nê-ông y như vỏ bút. Bên trong thân thì cấu tạo giống như bao chiếc bút khác, chính là một chiếc ruột bút dựng thẳng theo thân bút, nối liền với ngòi bút. Chỉ là, bên trong thân ruột là phần bông đã tẩm đầy mực viết mà thôi.
Chiếc bút nhớ này, em không dùng để viết, mà dùng để đánh dấu các từ khóa, để mục quan trọng trong sách, vở của mình. Chỉ cần kẻ một đường ngang, là từ quan trọng sẽ ánh lên vệt sáng xanh nê-ông rất đẹp và bắt mắt, nhìn qua là thấy ngay, khó mà bỏ qua được. Nhờ vậy, việc học tập của em không chỉ hiệu quả hơn mà còn thú vị hơn nữa.
Với chiếc bút nhớ này, em vô cùng vui vẻ và thích thú bắt đầu một năm học mới với nhiều mục tiêu, hi vọng.
Tả một đồ dùng học tập mà em yêu thích Tả cây bút chì Mẫu 1
Trong suốt thời gian cắp sách đến trường, sách, vở và bút là những thứ mà em luôn coi đó là những người bạn và đó cũng là những vật dụng không thể thiếu đối với người học sinh. Trong những vật dụng đó thì em yêu quý nhất là cây bút chì bởi đó là món quà mà bố em đã tặng nhân ngày sinh nhật, do em có sở thích vẽ vì vậy chiếc bút chì đối với em nó rất quan trọng.
Em vẫn còn nhớ cái hôm đó buổi sinh nhật mà em cảm thấy vui và hạnh phúc nhất, đó là món quà đầu tiên mà ba em đã tặng cho em sau nhiều năm công tác xa nhà. Kể từ đó em luôn trân trọng, giữ gìn và sử dụng nó hàng ngày vào công việc học tập của em. Phần thân cây bút được làm bằng gỗ, bề ngoài nó được sơn màu vàng rất đẹp trên đỉnh bút còn có chỗ để tẩy khi mình viết sai, cây bút dài tầm 8cm. Nhìn qua thì chiếc bút có vẻ khá đơn giản nhưng nó lại mang một nét rất đặc biệt và khá tinh xảo trong thiết kế. Tuy là chiếc bút này có cùng cấu tạo và chức năng sử dụng như những chiếc bút khác, nhưng em cảm nhận được sự khác biệt tới từ chiếc bút này, từ khi em sử dụng nó những nét viết trở nên gọn gàng hơn và đặc biệt nó giúp em vẽ ra những bức tranh rất đẹp khi em vẽ về bức tranh gia đình.
Em thầm cảm ơn bố đã tặng cho em món quà rất ý nghĩa này, ở trường hay khi ở nhà cây bút đó luôn là người bạn và cũng là một kỉ niệm sẽ theo em trong quãng đời học sinh, mỗi lần nhìn thấy và sử dụng nó cũng như em đang được thấy ba mình nơi phương xa...
Tả một đồ dùng học tập mà em yêu thích Tả cây bút chì Mẫu 1
Đầu năm học lớp 4, em xin mẹ mua cho cây bút chì nhựa, trong, có những đầu chì nắp sẵn như các bạn trong lớp nhưng mẹ bảo nên dùng bút chì ruột than vừa rẻ lại vừa bền. Em liền đồng ý ngay. Thế là em có cây bút chì này
Bút chì của em là bút chì Trung Quốc, Nó là loại bút 2B. Nó có dáng thon như chiếc đũa , dài hơn gang tay của em. Thân bút chì được tạo thành hình lục giác cho bút không lăn tròn, không dễ rơi xuống đất được .
Ở phía đầu thân bút có cục tẩy hình tròn màu trắng, được viền bởi một khoanh kim loại sáng loáng. Giống như ai đó đội cho nó một cái mũ cao su thật là xinh.
Cả thân nó được khoác một chiếc áo có màu xanh nước biển. Trên cái áo mỏng nhẵn bóng ấy lại còn có cả dòng chữ Tiếng Anh. Phía đầu kia được vót nhọn cứ như là một con tàu vũ trụ tí xíu hay một đầu hỏa tiễn, để lộ phần chì, đầu phần chì nhọn hoắt như cái ngọn tháp vậy.
Phần chì than lộ ra có màu có màu đen bóng. Cô giáo em thích chiếc chì này vì cô bảo nó có độ cứng vừa phải. Mỗi lần viết, em thấy nét chì đen, đều, hiện rõ trên trang giấy. Những giờ Mĩ thuật, mấy bạn lớp em, ai cũng muốn mượn chì của em để vẽ.
Khi bút mòn, em dùng gọt bút chì để gọt cho phần chì mới lộ ra. Em luôn gọt vừa vặn không để quá tay mà gãy phần chì mới. Giờ học nào em cũng phải dùng nó. Có lúc em kẻ lề, nhưng có lúc em sửa bài trên bảng vào vở. Dùng bút chì xong, em cất cẩn thận vào hộp đựng bút, tránh để nó rơi. Vì khi nó rơi, ruột than bên trong sẽ bị vỡ vụn.
Bây giờ em mới hiểu lời khuyên của mẹ khi mua bút cho em. Dùng bút chì than, em tập được tính cẩn thận và tiết kiệm. Rồi một ngày nào đó em phải mua bút chì mới . Nhưng hôm nay, cây bút chì này thật ích lợi với em.
Mỗi chúng ta ai ai cũng đều có những sở thích của riêng mình và bản thân tôi cũng vậy, tôi luôn đam mê đọc sách, tôi thích rất nhiều thể loại sách, những cuốn sách để lại cho tôi nhiều ấn tượng nhất có lẽ là cuốn Đắc Nhân Tâm của tác giả Dale Carnegie.
Cuốn sách này mang lại cho tôi rất nhiều nhiều kiến thức hay trong cuộc sống, nó dạy tôi cách làm người, cách đối nhân xử thế và dạy tôi biết cách cư xử đúng mực với mọi người xung quanh. Con người có lẽ ai cũng có những cái yêu thích của riêng mình và tôi nghĩ rằng việc đọc sách mang lại cho tôi rất nhiều những kiến thức bổ ích. Nó giúp tôi phát triển thêm tư duy, học hỏi được nhiều bài học quý báu từ cuộc sống.
Sách vở đó là tài sản tinh thần của con người, chính vì vậy, mỗi tác giả đều cố gắng chắt lọc những cái cần thiết và quan trọng nhất mà mình tích lũy được để viết lên những cuốn sách để đời. Tài sản của mỗi con người là khác nhau và bản thân tôi nghĩ rằng tài sản mà tôi có được đó là việc tích lũy vốn tri thức mà ngày ngày tôi đang dần học hỏi và rèn luyện, đó là thứ tài sản quý báu, không phải dùng bằng tiền có thể mua được, tôi phải bỏ thời gian, công sức, tài sản của mình ra để học hỏi và có được nó, chính vì vậy tôi luôn trân trọng và phát huy nó mỗi ngày.
Ngày nay xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu và thi hiểu đọc sách của người đọc cũng càng ngày càng giảm dần, chính vì thế sách vở ngày càng mất đi giá trị của nó. Công nghệ ngày càng hiện đại con người dường như quên đi nhiều thứ có giá trị của cuộc sống, họ luôn tích lũy cho mình vốn tri thức từ cuộc sống, nhưng dường như quên đi nhiều thứ, đang ra cần trân trọng và giữ gìn nó mỗi ngày. Chúng ta cần phải biết sống một cách có ý nghĩa, có như vậy khi ngoảnh lại, chúng ta mới không cảm thấy luyến tiếc vì những gì đã xảy ra với chính mình.
Đắc Nhân Tâm có lẽ là cuốn sách mà tôi thấy nó hữu ích nhất, trong những cuốn sách mà tôi đã từng đọc, nó không chỉ làm cho tôi hiểu được nghệ thuật thuyết phục con người, biết cách sống đúng đắn hơn cho cuộc sống này, mà còn cung cấp cho ta vốn tri thức lớn. Tác giả là người hiểu rộng, tài cao, chính vì thế, những câu từ mà ông viết lên cũng luôn giàu giá trị biểu tượng, con người cần phải học hỏi, trân trọng và giữ gìn những tài sản vô giá này, đó là tài sản quý báu mà chúng ta nên học hỏi, giữ gìn và phát huy được giá trị tuyệt vời của nó.
Nhà giáo ưu tú Phạm Đức Phiệt, trưởng phòng GD&ĐT huyện Thái Thụy (Thái Bình) tâm sự: Huyện biển chúng tôi vừa đông dân, nhiều đơn vị hành chính nhất tỉnh Thái Bình (48 xã, thị trấn), mặt bằng kinh tế còn nhiều khó khăn. Dân vùng lúa có “của ăn, của để” là chuyện hiếm hoi. Dân vùng biển thì kinh tế thất thường, không ổn định. Điều kiện xã hội như thế, khó có khả năng bảo đảm cho con, em mình được học hành trong hoàn cảnh tốt nhất. Bảo đảm cho các cháu những điều kiện tối thiểu cũng đã là nỗ lực rất lớn của các bậc phụ huynh và sự chăm lo của cấp ủy, chính quyền các cấp.
Ở Thái Thụy là nơi khởi động sớm phong trào “quyên góp ủng hộ sách giáo khoa cũ” có tác dụng thiết thực và rất hiệu quả. Nhưng, sách tham khảo, sách văn học, sách truyện... cho học sinh là chuyện xa xỉ với các em. Có nhiều lý do, trong đó có giá sách cao, các em không có tiền để mua. Lỗ hổng kiến thức xã hội và kỹ năng sống trong học sinh vùng biển là rất lớn. Điều này, ngành Giáo dục Thái Thụy đã biết từ rất lâu, nhưng vì “lực bất, tòng tâm”, không có cách nào giúp các em được.
Từ đầu năm 2012, anh Phiệt và các cộng sự là cán bộ lãnh đạo, chuyên viên phòng GD&ĐT Thái Thụy đã triển khai ý tưởng: Xây dựng tủ sách trong các lớp học (tủ sách trong nhà trường đã có từ lâu, 100% trường tiểu học và THCS đều có tủ sách thư viện). Ý tưởng ấy nung nấu suốt cả năm 2012 đến tháng 3/2013 thì bắt đầu thực hiện. Lúc đó, tổ chức “Sách và những người bạn” thành viên của “Trung tâm hỗ trợ tri thức và phát triển cộng đồng”, đưa sách và tặng cho các trường thuộc ngành Giáo dục Thái Thụy. Từ tháng 4/2013, Phòng GD&ĐT chính thức chọn Trường THCS Thụy Liên làm điểm, huy động sự đóng góp của giáo viên, phụ huynh, các doanh nghiệp, con, em địa phương làm ăn xa quê... được 30 triệu đồng, dành toàn bộ số tiền trên mua sách, chia đều cho 12 lớp, bình quân mỗi lớp có 70 đầu sách gồm: Sách tham khảo, sách truyện, sách thiếu nhi, sách rèn luyện kỹ năng sống... Phòng GD&ĐT đóng toàn bộ tủ sách chuyển về cho tất cả các trường, lớp. Đến tháng 5/2013, có 100% các lớp, các trường ở Thái Thụy đều có tủ sách... Toàn huyện đã có trên 30.000 cuốn sách do các em đóng góp, trị giá 350 triệu đồng. Tất cả cán bộ, giáo viên đều trích 30.000 đồng, cao nhất tới 500 – 700.000 đồng, ủng hộ “tủ sách phụ huynh”. Riêng Trung tâm hỗ trợ và phát triển cộng đồng, đã ủng hộ 83 tủ sách, với gần 3.000 cuốn sách tham khảo và sách truyện (nằm trong lộ trình ủng hộ 214 “tủ sách phụ huynh”). Đến tháng 8/2013, trước thềm năm học mới 2013 - 2014, ngành Giáo dục Thái Thụy lại chọn trường tiểu học Thụy Phong làm điểm phát động trong các trường bậc tiểu học. Kế hoạch đặt ra là “tủ sách phụ huynh” ở các lớp tiểu học có trị giá 1,3 triệu đồng tiền sách và THCS là 2 triệu đồng.
Nhà giáo Phạm Đức Phiệt tiết lộ chủ trương sẽ phát động trong học sinh dành tiền mừng tuổi nhân dịp Tết Nguyên Đán năm nay, để mỗi em mua một quyển sách truyện, sách tham khảo... đọc xong thì ủng hộ vào “tủ sách phụ huynh” để tất cả các bạn được dùng chung.
Huyện nghèo, nhưng biết làm giàu tri thức sẽ không nghèo. “Tủ sách phụ huynh” – một sáng kiến nhỏ đem lại hiệu quả lớn đang trở thành phong trào sôi nổi và hết sức nhân văn ở ngành Giáo dục huyện Thái Thụy.