Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đáp án C.
Thông tin thêm: Các yếu tố ngẫu nhiên có thể loại bỏ hoàn toàn một alen trội có lợi ra khỏi quần thể.
Đáp án A
Nội dung 1, 3, 4, 5 đúng.
Nội dung 2 sai. CLTN mới là nhân tố tiến hóa có hướng trong việc quy định chiều hướng biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
Nội dung 6 sai. Giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen của quần thể.
Nội dung 7 sai. CLTN không làm thay đổi tần số alen một cách đột ngột.
Nội dung 8 sai. Yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen nhanh nhất
Đáp án A
Các phát biểu đúng là 2, 3
1 sai vì CLTN tác động trực tiếp đến kiểu hình và tác động gián tiếp lên kiểu gen . Chọn lọc tự nhiên có thể diễn ra theo hai hướng
Chọn lọc tự nhiên chống lại alen trội thì nhanh chóng thay đổi thành phần kiểu gen nhanh chóng
Chọn lọc tự nhiên chống lại alen lặn => thay đổi thành phần kiểu gen một cách chậm chạm
Hiện tượng làm thay đổi tần số alen cách đột ngột là do hiện tượng biến động di truyền
4 sai vì yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể nên các yếu tố ngẫu nhiên vẫn có vai trò đối với tiên hóa
5 sai, giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen
Đáp án C
(1) không làm thay đổi tần số alen.
(2) chỉ làm thay đổi tần số kiểu gen của quần thể theo hướng tăng đồng giảm dị, nhưng không làm thay đổi tần số alen của quần thể.
(3) làm tần số alen của quần thể thay đổi một cách đột ngột.
(4) đột biến gen làm thay đổi tần số alen và thành phần của quần thể.
(5) dưới tác động của CLTN làm tăng tần số alen có lợi trong quần thể.
(6) là nhân tố làm thay đổi vốn gen của quần thể.
Do đó chọn (3), (4), (5) và (6).
Đáp án B
Nhắc đến “nhân tố tiến hóa” ta nghĩ ngay đến thuyết tiến hóa hiện đại vì ở thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại mới có khái niệm các nhân tố tiến hóa.
(1) Đúng. Tác động của chọn lọc tự nhiên là đến khả năng sống sót và sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể. Suy cho cùng là khả năng truyền lại vật chất di truyền cho đời sau thể hiện chủ yếu qua khả năng sinh sản.
(2) Sai. Chọn lọc tự nhiên luôn tác động lên quần thể. Trong khái niệm CLTN có nhắc đến CLTN là sự phân hóa về khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể trong quần thể.
(3) Đúng. Đây là tác động của các yếu tố ngẫu nhiên, cụ thể là hiện tượng “thắt cổ chai”.
(4) Sai. Ta biết được giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen của quần thể mà chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
Đáp án C
(1) Đúng. Chọn lọc tự nhiên đây tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen, qua đó làm biến đổi tần số alen của quần thể.
(2) Sai. Giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen
(3) Đúng. Đột biến trực tiếp làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen
(4) Sai. Giao phối ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen.
(5) Đúng. Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen một cách vô huớng
(6) Đúng. Di - nhập gen làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen.
Chọn đáp án D.
Các phát biểu số I, II, III đúng.
- Giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen nhưng nó vẫn làm thay đổi tần số kiểu gen của quần thể theo hướng tăng tỉ lệ đồng hợp, giảm tỉ lệ dị hợp do đó nó vẫn được coi là nhân tố tiến hóa.
- Giao phối không ngẫu nhiên làm thay đổi tần số kiểu gen nhưng không làm thay đổi tần số alen. Trong đó, tỉ lệ dị hợp giảm dần và tỉ lệ đồng hợp tử tăng dần qua các thế hệ, tạo điều kiện cho các alen lặn được biểu hiện kiểu hình. Cần lưu ý, ngẫu phối không được xem là nhân tố tiến hóa, vì sự ngẫu phối giữa các cá thể trong quần thể tạo nên trạng thái cân bằng của quần thể, vì vậy nó không làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
- Các yếu tố ngẫu nhiên không phải lúc nào cũng loại bỏ hoàn toàn các alen có hại ra khỏi quần thể vì bản chất của các yếu tố ngẫu nhiên xuất hiện có thể do những vật cản địa lí chia cắt khu phân bố của quần thể thành những phần nhỏ, hoặc do sự di chuyển của 1 nhóm cá thể đi lập quần thể mới đã tạo ra tần số tương đối của các alen khác với quần thể gốc (hiện tượng “Kẻ sáng lập”).
IV sai. Giao phối ngẫu nhiên không được xem là nhân tố tiến hóa.
STUDY TIP
Một nhân tố được xem là nhân tố tiến hóa khi mà sự tác động của nó làm thay đổi tần số các alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
Đáp án D
Quần thể: A = 0 , 4 a = 0 , 6 → đ ộ t n g ộ t b i ế n đ ổ i A = 0 , 8 a = 0 , 2
Nhân tố có thể làm biến đổi tần số alen (đột biến, CLTN, di nhập gen, yếu tố ngẫu nhiên).
Sự biến đổi tần số tăng đột ngột A và giảm đột ngột a → có thể là yếu tố ngẫu nhiên hoặc cũng có thể di nhập gen