K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 1 2022

Tham Khảo 
 

- Cặp lục bát 1: Phân tích hình ảnh “cửa bể chiều hôm”, “cánh buồm xa xa” gợi tả nỗi buồn của Kiều khi nghĩ về cha mẹ - những người sinh thành ra mình, nàng cảm thấy xót xa.

- Cặp lục bát 2: Phân tính hình ảnh “ngọn nước mới sa”, “hoa trôi man mác” gợi tả nỗi mông lung lo lắng của Kiều không biết cuộc đời sẽ trôi đi đâu về đâu. Tâm trạng của Thúy kiều lại trở về với thực tại của đời mình, trở về với nỗi đau hiện thực.

- Cặp lục bát 3: Phân tích hình ảnh “nội cỏ rầu rầu”, “chân mây mặt đất” gợi tả sự vô định của Kiều. Từ láy “rầu rầu” gợi cho ta sự tàn úa đến thảm thương, màu xanh tàn úa, héo hắt.

- Cặp lục bát 4: Phân tích hình ảnh “gió cuốn mặt duềnh”, “tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi” gợi sự sợ hãi, hoảng hốt của Kiều. Sự lênh đênh trên chặng đường đời nhiều sóng gió trước mặt Kiều, cũng là những phong ba, gập ghềnh mà Kiều sẽ phải đi qua.

=> Điệp từ “buồn trông” được nhắc đi nhắc lại trong khổ thơ. Nó như tâm trạng của Kiều lúc này, đúng là “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”.

23 tháng 10 2022

 Tâm trạng của kiều ở lầu Ngưng Bích là : sống trong nỗi cô đơn, buồn bã nhớ thương người thân, lo cho tương lai của mik

17 tháng 11 2021

Tâm trạng của Thúy Kiều cô đơn, nàng nghĩ về quá khứ và những người thân, nhưng ý nghĩ đó càng làm cho nàng xót xa hơn.Nhìn trăng nàng lại nhớ vầng trăng đỉnh ninh hai mặt một lời song song và thương nhớ chàng Kim vẫn mong ngóng tin nàng, không biết nàng đã bên trời góc bể bơ vơ. Nỗi đau đớn của nàng là phải từ bỏ tình yêu, từ bỏ tấm lòng son dành cho mối tình đầu: Tấm son gột rửa bao giờ cho phai. Bao giờ thì nàng mới có thể nhạt phai được tình cảm với chàng Kim mà không nhạt phai được thì nàng còn dằn vặt, còn đau khổ. Không chỉ nhớ thương Kim Trọng mà Kiều còn xót thương cho cha mẹ ngày ngày tựa cửa ngóng tin mình, không rõ các em có chăm sóc chu đáo không, có ai thay mình quạt nồng ấp lạnh cho cha mẹ không: Vừa mới xa nhà được hơn một tháng mà nàng đã cảm thấy xa lâu lắm. Chỉ bốn câu thơ độc thoại nội tâm, Nguyễn Du đã thể hiện một cách sinh động, cao đẹp và đầy xúc cảm tấm lòng hiếu thảo của Thúy Kiều. Ngay lúc mình đau khổ, cô đơn, mất hết những gì quý giá nhất của một đời người mà Kiều vẫn còn thương nhớ, lo lắng cho những người thân đã chứng tỏ nàng là người vị tha, quan tâm đến người thân còn hơn cả chính bản thân mình.

12 tháng 11 2021

Em tham khảo:

Truyện Kiều đã từ mấy trăm năm qua trở thành một phần giá trị tinh thần không thể thiếu được của dân tộc ta. Ở bất kì góc độ nào, đây luôn là một viên ngọc quý trong kho tàng văn học dân tộc.

Để tạo ra được một kiệt tác như vậy, điều quan trọng nhất mà Nguyễn Du đã thể hiện được là tấm lòng nhân đạo cao cả và tài năng bậc thầy về nghệ thuật. Một trong những phương diện nghệ thuật thể hiện rất rõ tài năng của Nguyễn Du đó là nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” tài năng này được thấy rõ hơn cả, nhất là ở 8 câu thơ cuối được mở ra bằng “buồn trông”.

Không chịu nghe lời Tú Bà vào chốn thanh lâu, Kiều bị bắt giam lỏng ở lầu Ngưng Bích cao, xa xôi, bốn bề đẹp nhưng hoang vắng. Ngày nào nàng cũng đau khổ nhớ về gia đình và người yêu. Trong nỗi niềm đằng đẵng bao ngày, nàng nhìn ra phía xa nơi cửa bể vào lúc chiều hôm và thấy thấp thoáng cánh buồm nơi xa. Trong khói sóng hoàng hôn gợi buồn gợi mê, ai biết con thuyền kia là thực hay là ảo, mọi thứ mờ ảo và xa xôi đến mức chỉ có cánh buồm hiện lên. Ở đó có thể là một con thuyền thực nhưng cũng có thể chỉ là con thuyền trong nỗi mong mỏi giải thoát của Kiều. Nàng đang ước ao, mong chờ một con thuyền từ phương xa có thể tới đây, chở nàng về với gia đình thân yêu. Nhưng rồi càng mong lại càng tủi thân, con thuyền kia chỉ là ảo mộng, mà dù có là thực đi nữa lại khiến cho ai kia càng xót xa khi con thuyền cập bến còn mình vẫn còn chơi vơi. Nàng nhớ nhà, rồi nàng buồn. Từ hình ảnh nơi biển cả mông mênh rộng lớn gợi nỗi cô đơn, nàng trông ra đến ngọn nước mới sa, ngọn nước đã đục ngầu vì từng trận thác đổ xuống tung bọt lên trắng xóa.

Và ngay trên dòng nước ấy, có những cánh hoa mỏng manh đang trôi trong vô định, cứ dập dềnh chực chìm chực nổi. Phải chăng, Kiều đang thấy thân phận mình giống với đóa hoa tội nghiệp kia, cứ trên dòng đời trôi mãi trong sự vùi dập dày vò của bao nhiêu con sóng cuộc đời. Cánh hoa ở giữa dòng ấy rỗi sẽ trôi về đâu giống như số phận nàng hiện tại rồi sẽ đi về đâu. Câu hỏi tu từ đã bật lên một sự lo lắng cho một tương lai của một số phận mỏng manh vô định hình. Từ sự lo lắng này, tâm trạng của Kiều lại càng tiếp tục rơi vào sự vô định mông lung không biết đi đâu về đâu. Dường như đến đây, mọi cảnh vật trước mắt Kiều đã bị nhòe đi bởi một màn nước mắt, đến nội cỏ vô tri cũng trở nên rầu rĩ bởi tâm trạng con người không thể nhìn nó bằng con mắt khác.

Khung cảnh mênh mông đến rợn ngợp giờ đây trở nên càng mênh mông hơn khi mà từ chân mây đến mặt đất như không còn ranh giới, màu xanh ở đây không còn là màu xanh tươi của sự sống như ngày xuân xưa kia mà là một màu xanh đơn điệu, một bức tranh một màu không có chút sức sống giống y như cuộc sống lúc này của Kiều. Nhưng mọi thứ vẫn còn ở một mức tâm trạng buồn lo nhưng đến câu cặp lục bát cuối cùng. Từ những cảm xúc buồn, lo lắng, đến đây, ta thấy Kiều như rùng mình sợ hãi. Những cơn gió cuốn những cơn sóng ngoài biển tạo những âm thanh to như cơn bão khiến cho con người phải hãi hùng. Từ tượng thanh “ầm ầm” đặt ở đầu câu như nhấn mạnh sự bất ngờ hoảng hốt của Kiều nơi lầu cao khi con sóng lạnh lùng dữ dội xô vào chân lầu khiến người trên phải sợ hãi.

Đây có lẽ là sự dự đoán về một tương lai không mấy êm đềm sẽ đến với Kiều, và ngay sau đấy, sóng to gió lớn sẽ đổ lên cuộc đời Kiều làm cho nàng phải đau đớn, sợ hãi mà chao đảo. Bốn cặp lục bát mở đầu bằng “buồn trông” tạo nên một đoạn điệp khúc có nhạc tính tăng dần mức độ. Cảnh được miêu tả từ xa đến gần, hình ảnh được chọn từ mờ ảo, mông lung đến rõ ràng cụ thể, tâm trạng nhân vật trữ tình từ buồn, lo đến sợ hãi hoảng hốt. Nguyễn Du đã thật tài tình trong việc miêu tả rõ nét tâm trạng Thúy Kiều trong những ngày tháng dài bị giam nơi lầu Ngưng Bích, những ngày tháng mở đầu cho quãng thời gian mười lăm năm lưu lạc của Kiều. Kiều lúc này, càng buồn thì càng trông, càng trông thì càng buồn, chính Nguyễn Du đã hiểu được điều này và bộc lộ sự cảm thông từ ngòi bút.

Bốn cặp lục bát ngắn gọn mà chứa đựng được tài năng và tấm lòng nhân đạo bao la của đại thi hào Nguyễn Du. Đọc đến những dòng thơ ấy, người đọc không khỏi xót thương trước số phận Thúy Kiều đồng thời trân trọng biết bao tài năng cùng tấm lòng của thi sĩ họ Nguyễn.

10 tháng 5 2021

Gợi lên sự rợp ngợp ,gợi sự hun hút mênh mông

17 tháng 5 2021

- Không gian quanh lầu Ngưng Bích mênh mông, hoang vắng: "non xa, trăng gần, cát vàng,bụi hồng". Từ lầu Ngưng Bích nhìn ra chỉ thấy những dãy núi mờ xa, những cồn cát bay mù mịt

- Thời gian "Mây sớm, đèn khuya" sớm làm bạn với mây, khuya làm bạn với đèn. Qua đó thấy được Kiều thui thủi quê người một thân

- Tâm trạng Kiều bẽ bàng, buồn tủi, ngổn ngang. Qua đó ta thấy Kiều rơi vào hoàn cảnh cô đơn, buồn tủi

23 tháng 10 2020

 Tám câu thơ cuối bài "Kiều ở lầu Ngưng bích" trong "Truyện Kiều" của Nguyễn Du đã dựng lên bốn bức tranh phong cảnh qua con mắt Thúy Kiều,qua đó thể hiện tâm trạng buồn lo và số phận bất hạnh cuă nàng. Mỗi bức trang đều được bắt đầu bằng hai tiếng "buồn trông" thể hiện nỗi buồn miên man, sâu sắc của Kiều, dưòng như ở đây không có con người mà chỉ có cái nhin của nhân vật hay đúng hơn, chỉ có tâm trạng. Hình ảnh"cánh buồm xa xa" trơ trọi nơi "cửa bể chiều hôm" thể hiện nỗi nhớ mong quê hương da diết và cảnh đời lưu lạc của Kiều. Cánh "hoa trôi man mác" giữa "ngọn nước mới sa" phải chăng chính là tâm trạng bi thương, số phận lênh đênh, vô định của nàng? Và Kiều ngày càng chìm sâu vào những buồn lo khiến cảnh vật xung quanh nàng thêm thấm đẫm nỗi sầu đau tê tái. "Nội cỏ rầu rầu "giữa" chân mây mặt đất một màu xanh xanh" kia hay chính là tâm trạng đau đớn của nàng trước tương lai mờ mịt, tăm tối? Ngoài biển cả, âm thanh dữ dội "ầm ầm tiếng sóng" như nói lên tâm trạng hãi hùng và cuộc sống đầy đe dọa đang bủa vây cuộc đời nàng,thiên nhiên dữ dội cũng là lời dự báo trước một thảm họa sắp xảy ra với Kiều, sẵn sàng vùi dập cuộc đời nàng!Tám câu thơ cuối bài là một bức trang miêu tả thiên nhiên nhưng ta vẫn thấy bên trong thấm đẫm tâm trạng nhân vật, bút pháp tả cảnh ngụ tình dặc sắc của Nguyễn Du là ở đó. Thơ của ông luôn lấy những cảnh vật hết sức chân thực, hết sức đời thường và những âm thanh vô cùng sinh động cuă thiên nhiên làm nền cho hoạt động nội tâm của nhân vật. Đối với tám câu thơ cuối thì những hình ảnh, âm thanh đó là:cửa biển, cánh buồm, hoa trôi, nội cỏ, tiếng sóng ầm ầm,...tất cả đều được miêu tả bằng bút pháp khắc họa khái quát, bằng hình tượng và ngôn ngữ ước lệ, công thức. Tám câu thơ cuối bài "Kiều ở lầu Ngưng Bích" là đoạn thơ hay, đặc sắc trong Truyện Kiều, những câu thơ vừa có nhạc, có họa ấy đã tạo nên giai điệu sâu lắng lòng người, và trong nó không chỉ có cảnh thiên nhiên, tâm trạng của nhân vậtmà còn có cả tấm lòng nhà thơ, Nguyễn Du đã dành sự đồng cảm, buồn thương, chua xót cho kiếp người "hồng nhan bạc mệnh".

4 tháng 9 2021

thật ra mấy cái này có nhiều trên google lắm bạn, thay vì hỏi bạn có thể search ở trên đó luôn