K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 2 2023

Trong thí nghiệm chứng minh thân vận chuyển nước ta phải sử dụng nước pha màu để:

- Phân biệt được nước do thân cây hút vào và lượng nước có sẵn trong cây.

- Để dễ quan sát hiện tượng xảy ra.

22 tháng 2 2023

Trong thí nghiệm chứng minh lá thoát hơi nước phải trùm túi nylon trong suốt, kín toàn bộ phần lá cây vì:

- Phải trùm túi nylon trong suốt để cây vẫn nhận được ánh sáng đảm bảo cho khí khổng mở ra → quá trình thoát hơi nước qua lá diễn ra bình thường đồng thời việc trùm túi nylon trong suốt cũng đảm bảo việc quan sát kết quả thí nghiệm được dễ dàng hơn (nếu có hơi nước thoát ra sẽ làm phần túi nylon bị mờ đục).

- Phải trùm kín toàn bộ phần lá cây vì nếu trùm không kín thì hơi nước sẽ bị thoát ra ngoài môi trường, không đảm bảo được tính chính xác của kết quả thí nghiệm.

22 tháng 2 2023

Trong thí nghiệm chứng minh tính hướng nước, người ta lại đặt chậu nước thủng lỗ nhỏ ở một phía của chậu cây để nước không ngấm ra toàn bộ chậu trồng cây mà chỉ chảy từ từ ở một phía, như vậy mới xác định được sự phát triển của rễ cây hướng đến nguồn nước.

22 tháng 2 2023

Đề xuất cách tiến hành thí nghiệm chứng minh khẳng định “Nếu thiếu nước trong thời gian dài, cây sẽ bị héo, giảm sức sống và có thể chết”:

- Sử dụng hai chậu cây giống nhau:

+ Một chậu (A) cung cấp đầy đủ ánh sáng, nhiệt độ, chất dinh dưỡng, tưới nước thường xuyên.

+ Chậu còn lại (B) cung cấp đầy đủ ánh sáng, nhiệt độ, chất dinh dưỡng nhưng không tưới nước.

- Quan sát sự phát triển của cây trong 2 chậu: Sau một thời gian, cây trong chậu (A) vẫn phát triển bình thường còn cây trong chậu (B) bị héo, giảm sức sống và chết dần.

23 tháng 2 2023

- Trình bày và giải thích các bước của thí ngiệm chứng minh tính hướng sáng:

Bước tiến hành

Giải thích

Bước 1: Chuẩn bị hai hộp A, B bằng bìa các tông đủ lớn để có thể đặt vào đó cốc trồng cây đậu. Ở hộp A, một bên thành hộp có một cửa sổ ngang tầm với ngọn cây đậu; ở hộp B, có một cửa sổ ở thành hộp phía trên.

Ở bước này tạo ra điều kiện chiếu sáng khác nhau ở 2 hộp:

- Hộp A, ánh sáng chỉ được chiếu từ một bên.

- Hộp B, ánh sáng được chiếu đều từ trên xuống dưới.

Bước 2: Dùng hai cốc đựng đất, trồng một hạt đậu nảy mầm vào mỗi cốc và tưới đủ ẩm hằng ngày.

Bước này giúp trồng cây để tạo ra đối tượng thí nghiệm.

Bước 3: Sau một tuần, khi các cây đậu đã đủ lớn, đặt một cốc vào hộp A và một cốc vào hộp B. Sau đó, đóng nắp hộp và đặt cả hai hộp ngoài sánh sáng.

Bước này là đưa đối tượng thí nghiệm – cây đậu vào các điều kiện chiếu sáng khác nhau ở hộp A và hộp B.

Bước 4: Sau hai ngày, quan sát hướng vươn lên của cây đậu ở hộp A và hộp B.

Bước này nhằm thử xem phản ứng hướng sáng của cây đậu trong điều kiện chiếu sáng khác nhau.

- Trình bày và giải thích các bước của thí ngiệm chứng minh tính hướng nước:

 

Bước tiến hành

Giải thích

Bước 1: Trồng hai cây con vào hai hộp chứa mùn cưa (A và B).

Ở bước này nhằm tạo ra đối tượng thí nghiệm – cây con và điều kiện độ ẩm ban đầu như nau ở cả 2 hộp A và B.

Bước 2: Ở hộp A, tưới nước cho cây bình thường, còn hộp B không tưới nước mà đặt cốc giấy có thể thấm nước ra ngoài. Hằng ngày bổ sung nước vào cốc để nước từ từ thấm dần ra mùn cưa.

Ở bước này nhằm tạo ra sự khác nhau về điều kiện nước ở hai hộp:

- Hộp A, nước được tưới đều khắp từ mọi phía.

- Hộp B, nước chỉ được tưới từ một phía (phía có cốc giấy).

Bước 3: Sau 3 – 5 ngày, gạt lớp mùn cưa và nhấc thẳng cây lên. Quan sát hướng mọc của rễ cây non trong các hộp.

Ở bước này nhằm thử xem phản ứng hướng nước của rễ.

22 tháng 2 2023

- Mục đích của việc sử dụng băng giấy đen bịt kín một phần ở cả hai mặt là tạo ra điều kiện nhận được ánh sáng khác nhau ở các phần của lá (phần lá được bịt băng giấy đen sẽ không nhận được ánh sáng còn phần lá không được bịt băng giấy đen sẽ nhận được ánh sáng như bình thường).

- Mục đích cho chiếc lá đã bỏ băng giấy đen vào cốc có cồn 90o, đun sôi cách thủy là để tẩy hết chất diệp lục ra khỏi lá.

- Tinh bột được tạo thành ở phần lá không bịt băng giấy đen. Có thể nhận định được điều này vì dựa vào phản ứng màu xanh tím đặc trưng của tinh bột với iodine (phần lá không bịt băng giấy đen có phản ứng màu xanh tím với iodine, phần lá bịt băng giấy đen không có phản ứng màu xanh tím với iodine).

23 tháng 2 2023

Khi nhúng hộp đựng đồng hồ báo thức đang kêu vào nước ta vẫn còn nghe thấy tiếng chuông báo thức âm truyền được trong chất lỏng.

24 tháng 2 2023

a)

- Để đo nhiệt độ nước trong cốc em sử dụng nhiệt kế 

Giải Khoa học tự nhiên 7 Bài 1: Phương pháp và kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

- Để đo khối lượng nước trong cốc em sử dụng cân:

+ Lấy một chiếc cốc khô (cốc 2);

+ Cân khối lượng của cốc 2 khi chưa có nước.

+ Rót nước từ cốc 1 vào cốc 2.

+ Cân khối lượng của cốc nước 2 (chứa nước).

+ Lấy khối lượng cốc 2 khi đã chứa nước trừ đi khối lượng cốc 2 khi chưa có nước em sẽ xác định được khối lượng nước trong cốc.

 

- Để đo thể tích nước em sử dụng ống đong:

Giải Khoa học tự nhiên 7 Bài 1: Phương pháp và kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

b) Sau 10 phút nhiệt độ của nước trong cốc sẽ giảm xuống.

c) Sau khi thực hiện các thao tác, có kết quả để trả lời các câu hỏi trên, em đã sử dụng các kĩ năng như: kĩ năng quan sát (đọc được các giá trị về nhiệt độ, thể tích, khối lượng của nước), kĩ năng đo (biết dùng dụng cụ ống đong, nhiệt kế và cân) để xác định các giá trị cần tìm và kĩ năng dự đoán để dự đoán về sự thay đổi nhiệt độ của nước sau 10 phút.