K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 9 2018

Vì thực chất trong bộ máy chính trị, kể cả các chính quyền lớn, vẫn có những lãnh đạo thâm ô, nhận của "lót tay" làm của riêng và gạt bỏ trách nhiệm, sự tin tưởng mà nhân dân giao phó. Về vấn đề trật tự, nền nếp xã hội thì còn tùy thuộc vào ý thức cũng như tư tưởng đúng đắn hay sai lệch của người dân. Người dân được tuyên truyền mạnh mẽ, có hiểu biết sâu rộng, biết phân biệt đâu là đúng, đâu là sai và có ý thức chấp hành nội quy, luật pháp thì xã hội sẽ văn minh và trật tự thôi.

Chúc bạn học tốt!

Đảng ta xác định tham nhũng là một trong bốn nguy cơ làm chệch hướng xã hội chủ nghĩa. Tham nhũng hiện nay đã và đang trở thành quốc nạn, đe dọa đến sự tồn vong của Đảng và của chế độ xã hội chủ nghĩa. Để góp phần nâng cao nhận thức trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, bài viết này tập trung làm rõ nguyên nhân tham nhũng, trên cơ sở đó, đưa ra một số vấn đề gợi mở và mong được trao đổi cùng bạn đọc.

Thực chất của vấn đề tham nhũng

Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chúng ta có được rất nhiều thuận lợi: sự đồng tình, ủng hộ và tin tưởng của quần chúng nhân dân; sự chăm lo và định hướng phát triển đúng đắn của Đảng và Nhà nước; sự ủng hộ, giúp đỡ của quốc tế, nhưng đồng thời chúng ta cũng gặp không ít những thách thức, khó khăn. Một trong những vấn đề gây khó khăn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam là tệ tham nhũng - quốc nạn của nước ta.

Điều 1 trong Pháp lệnh chống tham nhũng ngày 26-2-1998 ghi rõ: “Tham nhũng là hành vi của những người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ và quyền hạn để tham ô, hối lộ hoặc cố ý làm trái pháp luật vì động cơ vụ lợi, gây thiệt hại cho tài sản Nhà nước, tập thể và cá nhân, xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức. Tham nhũng là vật cản lớn nhất của tiến trình phát triển xã hội, là nguy cơ trực tiếp liên quan đến sự sống còn của Nhà nước”. Luật Phòng chống tham nhũng ở Việt Nam năm 2005 nêu rõ: Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó để vụ lợi. Còn theo Tổ chức Minh bạch thế giới (Transparency International), tham nhũng hay tham ô là hành vi “của người lạm dụng chức vụ, quyền hạn, hoặc cố ý làm trái pháp luật để phục vụ cho lợi ích cá nhân”. Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau về tham nhũng nhưng có thể hiểu là tham nhũng chủ yếu vẫn thông qua các hành vi tham ô, hối lộ, lộng quyền, lộng hành, sách nhiễu gây khó khăn cho người khác, dùng quyền lực để mưu lợi cá nhân, bao che cho hành vi vi phạm pháp luật, dùng tiền thao túng quyền lực, chiếm đoạt quyền lực,…

Tham nhũng là hành vi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển bền vững của đất nước, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển làm cho kinh tế chậm phát triển, thất thoát, lãng phí tài sản của dân, thiệt hại ngân sách, gây rối loạn nền kinh tế, gia tăng khoảng cách giàu nghèo, tình trạng nghèo đói ngày càng trầm trọng. Hơn nữa, nó làm xói mòn lòng tin của nhân dân vào Đảng, vào Nhà nước, làm cho chế độ chính trị dần suy yếu từ bên trong, tạo điều kiện cho các thế lực thù địch tấn công ta, dẫn đến sụp đổ nếu không kịp thời chấn chỉnh.

Thực trạng báo động ở nước ta hiện nay là tệ tham nhũng ngày càng trầm trọng, trở nên phổ biến trong tất cả các lĩnh vực từ công an đến hải quan, từ tài nguyên môi trường đến xây dựng, thuế, ngân hàng, y tế, giáo dục cho đến cả thanh tra, kiểm sát, tòa án,… Từ lĩnh vực kinh tế cho đến cả chính trị với quy mô các vụ án ngày càng lớn, tính chất ngày càng nghiêm trọng, diễn biến phức tạp, thủ đoạn ngày càng tinh vi. Theo thống kê của Tổ chức Minh bạch Thế giới về chỉ số tham nhũng của các nước trên thế giới qua các năm, Việt Nam xếp hạng thứ 112/182 trong năm 2011.

  Chỉ số tham nhũng của Việt Nam qua các năm gần đây

Năm

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

Chỉ số, điểm

2.4

2.4

2.6

2.6

2.6

2.6

2.7

2.7

2.7

2.9

Hạng

85/102

100/133

102/145

107/158

111/163

123/179

121/180

120/180

116/178

112/182

Số liệu thống kê khoảng 10 năm trở lại đây (từ 2002 đến 2011) cho thấy tình trạng tham nhũng ở nước ta ngày càng có xu hướng tăng lên. Trong xã hội ta hiện nay, việc “bôi trơn”, quà cáp, đã trở thành một thói quen có tính “quy luật” mà hầu như ai cũng ít nhất một lần nghĩ đến và thực hiện để được thiên vị, ưu tiên, “thuận buồn xuôi gió”. Mặc dù Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản về phòng, chống tham nhũng, nhưng cho đến nay vẫn chưa đẩy lùi được tham nhũng.

Để cung cấp thêm thông tin làm cơ sở vững chắc về mặt lý luận trong việc phòng và chống tham nhũng, vận dụng cặp phạm trù nhân - quả trong phép biện chứng duy vật để phân tích về mặt triết học nguyên nhân của nó, chúng tôi xác định một số nguyên nhân chủ quan và khách quan sau:

Về nguyên nhân chủ quan:

Thứ nhất, nguyên nhân và động cơ chủ yếu của tham nhũng là lòng tham của con người. Cách đây hơn 2.200 năm, Hàn Phi Tử trong thiên Vong trưng (Những điềm mất nước) và thiên Gian hiếp thí thần (Bọn bề tôi gian dối, ức hiếp và giết nhà vua) cho rằng, con người sinh ra vốn tham dục, vị lợi; bản chất con người là “ích kỷ” và đặc tính chủ yếu của nó là “sự ham mê lợi ích và thù ghét tai họa” nên luôn “thích điều lợi và tìm nó, ghét cái hại và tránh nó, …”. Lẽ cố nhiên đam mê lợi ích không phải lúc nào cũng xấu, nhưng để lòng tham dẫn dắt, che mờ lý trí, điều khiển, kiểm soát hành động và vì lợi ích của bản thân, của nhóm lợi ích mà chà đạp lên lợi ích của tập thể, cộng đồng và quần chúng nhân dân thì rõ ràng là không thể chấp nhận được. Mọi hành vi tham nhũng dù dưới hình thức nào chăng nữa đều có thể quy về “lợi ích cá nhân”. Lợi ích nhóm cũng xuất phát từ lợi ích cá nhân mà ra. Nếu không vì lợi ích của bản thân thì chẳng ai còn muốn tham nhũng nữa. Vì lợi ích cá nhân, người ta có thể làm tất cả, bất chấp mọi thủ đoạn, mọi hậu quả để đạt được dù hành vi đó là vi phạm đạo đức, pháp luật, hay vi phạm nghiêm trọng kỷ luật đảng.

Thứ hai là do lối sống “ăn bám”, ỷ lại, lười lao động thích hưởng thụ của một bộ phận, tầng lớp trong xã hội, đặc biệt là giới trẻ ngày nay. Chính lối sống này kết hợp với bản chất ích kỷ, đam mê lợi ích vật chất của các bậc phụ huynh, cán bộ, công chức,… là chất xúc tác để thúc đẩy con người ta lao vào các “phi vụ” phạm pháp. Lối sống hưởng thụ len lỏi vào các cơ quan công quyền thể hiện ở sự quan liêu và suy đồi của không ít cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; cống hiến thì ít mà muốn hưởng thụ thì nhiều, nên sách nhiễu, làm khó để vòi vĩnh, “gợi ý”, “lót đường”, “rải thảm”.

Thứ ba là do cuộc sống, áp lực công việc, do môi trường xung quanh; do giáo dục, do cơ chế và do chính bản thân mà đạo đức con người ngày càng bị suy thoái, tha hóa. Điều này làm cho tệ tham nhũng càng có điều kiện thuận lợi để phát sinh và lan rộng trong toàn xã hội. Tình trạng này đang có xu hướng ngày càng tăng. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X nhận định: “Công tác cán bộ nói chung và việc quản lý, giáo dục cán bộ, đảng viên, công chức nói riêng còn yếu kém. Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, công chức suy thoái về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống. Không ít cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp, các ngành, kể cả cán bộ lãnh đạo cao cấp, còn thiếu gương mẫu trong việc giữ gìn phẩm chất đạo đức; chưa đi đầu trong cuộc sống đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và thực hành tiết kiệm”. Hơn nữa, một bộ phận cán bộ, công chức chưa có ý thức rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, lối sống, tư tưởng chính trị. Điều này dẫn đến sự tha hóa, suy thoái về đạo đức không thể tránh khỏi của các công chức, viên chức nhà nước, sẵn sàng vì lợi ích cá nhân mà tham nhũng. Đảng và Nhà nước ta đã nhận ra được nguyên nhân này, nhưng biện pháp giải quyết chưa thật sự hiệu quả.

Ở nguyên nhân này, môi trường làm việc là điều kiện khách quan ảnh hưởng đến sự suy thoái đạo đức. Hiện tượng đút lót, quà cáp để vụ lợi trong các cơ quan công quyền không phải là điều quá xa lạ và diễn ra ở hầu hết mọi nơi. Trong một môi trường như vậy, nếu như không “nhập gia tùy tục”, người ta sẽ bị hất tung khỏi “vòng xoáy cuộc đời”. Theo lo-gíc phát triển khách quan của cuộc sống, nếu mỗi con người không giữ được đạo “trung dung”, “trung thứ” và “tính trực” và nếu “quân bất quân, thần bất thần, tử bất tử” (Khổng Tử) thì xã hội sẽ lâm nguy, “thượng bất chính, hạ tắc loạn”. Nguyên nhân này dần dần hình thành hiện tượng tham nhũng tập thể, vì vậy khi có thanh tra, kiểm tra thì bao che lẫn nhau, dẫn đến việc khó khăn trong vấn đề phòng, chống tham nhũng.

Thứ tư là do tâm lý, “truyền thống văn hóa” và trình độ nhận thức của một bộ phận người dân còn yếu kém. Với quan niệm “dầu bôi trơn bánh xe”, “đầu xuôi đuôi lọt”, “đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn” và nghĩ rằng giải pháp nhanh nhất, hiệu quả nhất để giải quyết công việc là “thủ tục đầu tiên” cũng là nguyên nhân thúc đẩy tham nhũng. Hơn thế, người ta còn dùng hối lộ, quà cáp như một hình thức “kết thân”, “đầu tư chiều sâu”, “đầu tư vào tương lai” để tạo thuận lợi cho con đường công danh sự nghiệp sau này cho cả bản thân lẫn người thân. Chính hành vi tâm lý và trình độ nhận thức này đã vô tình làm cho không ít cán bộ, nhân viên bị tham nhũng thụ động. Tình trạng này kéo dài làm xuất hiện tư tưởng gây khó dễ ở cán bộ, công chức để nhận “phong bì” từ dân mới giải quyết công việc, cho rằng nhận hối lộ là một thủ tục tất yếu trong quá trình xử lý công việc. Bởi vậy, một số cán bộ, đảng viên khi có quyền lực đã đem địa vị, quyền hành ra để “mặc cả” và cho rằng “muốn ăn chân giò phải thò chai rượu”. Vô hình trung điều này tạo nên một cách suy nghĩ, một thói quen xấu trong cả cán bộ công chức và cả những người muốn dùng tiền để giải quyết công việc, dần dần hình thành nên “văn hóa phong bì”.

Thứ năm và cũng là nguyên nhân quan trọng, dễ dẫn đến tham nhũng nhất đó chính là sự sơ hở, bất cập, thiếu công khai, thiếu minh bạch, cơ chế “xin - cho” còn tồn tại. Đây là nguyên nhân thường xuyên được đề cập và lặp đi lặp lại nhiều lần trong các phiên họp của Quốc hội. Nguyên nhân này thể hiện ở chỗ: cơ chế kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng, quản lý, luân chuyển tài sản có nhiều sơ hở, giao tài sản cho nhân viên nhưng không có biện pháp kiểm tra, giám sát chặt chẽ, gian lận trong công tác để chiếm đoạt tài sản,... Các thủ tục, quy định của Nhà nước chưa được công khai, rõ ràng nên nhân dân có suy nghĩ “tiếp cận, giải quyết” mới xong, tạo điều kiện cho cán bộ tham nhũng; thiếu công khai, minh bạch trong công tác quản lý, trong công tác kê khai tài sản, trong công tác sử dụng tài sản, và thiếu minh bạch trong các văn bản, quy định, thủ tục. Hơn nữa, việc thiếu trách nhiệm giải trình của các lãnh đạo cấp cao ở các cơ quan, đơn vị cũng dẫn đến tình trạng thiếu công khai, minh bạch mặc dù việc báo cáo nghe có vẻ vẫn rất “ổn”, “tốt” trong khi thực tế đó chỉ là “báo cáo láo”.

Thứ sáu, một nguyên nhân cần được nghiên cứu thêm đó là tư duy chính trị của một bộ phận cán bộ, đảng viên còn phảng phất tư duy “truyền thống”, phong kiến, manh mún, chắp vá, thiếu tính hệ thống dẫn đến thiếu mạnh dạn và quyết tâm trong việc thực hiện đường lối đổi mới, đặc biệt là đổi mới tư duy chính trị. Giữa đổi mới tư duy chính trị và đổi mới tư duy kinh tế của Đảng ta chưa có sự đồng bộ, thống nhất cần thiết nên thường xuyên diễn ra tình trạng “đánh trống bỏ dùi”, “đầu voi đuôi chuột” làm tầm thường hóa hệ thống pháp luật.

Ngoài ra còn có nguyên nhân nữa mang tính chất khái quát là chúng ta chưa thực hiện tốt quy chế dân chủ. Hồ Chí Minh từng cho rằng “dân chủ là chìa khóa vạn năng để giải quyết những vấn đề xã hội”. Tuy nhiên dân chủ phải gắn liền với dân trí. Nhìn chung trình độ dân trí, kể cả quan trí của chúng ta chưa cao nên nhân dân chưa có nhiều khả năng tham gia làm chủ, quản lý nhà nước, kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước và của cán bộ, công chức, viên chức. Mặc dù chúng ta đã có bước tiến đáng kể về việc ban hành quy chế dân chủ, song nhìn chung việc thực hiện đưa quy chế vào cuộc sống còn nhiều hạn chế, khó khăn.

Bên cạnh một số nguyên nhân chủ quan cơ bản nêu trên còn có những nguyên nhân khách quan rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng tham nhũng ở nước ta.

Về nguyên nhân khách quan:

Thứ nhất là việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa chưa triệt để, không theo kịp được trình độ phát triển của hoạt động thực tiễn. Trong quá trình lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước, để xây dựng, phát triển và bình ổn trật tự xã hội còn nghiêng về “đức trị”, “nhân trị” mà chưa nghiêng về “pháp trị”. Chính sách thưởng phạt chưa đủ sức răn đe người phạm tội và khuyến khích người lập công, tố giác tội phạm.

Thứ hai là do hệ thống pháp luật, chính sách ở nước ta thiếu đồng bộ, chưa thỏa đáng và nhất quán; trong xử lý, chế tài chưa nghiêm minh, pháp luật còn nhiều kẽ hở, cơ chế quản lý còn nhiều yếu kém. Các thủ tục hành chính hay giấy tờ, đất đai đều chưa minh bạch, rườm rà, cơ chế quản lý bất động sản chưa hiệu quả và chặt chẽ tạo kẽ hở cho các cán bộ, viên chức tham nhũng. Pháp luật là công cụ mạnh nhất để ngăn chặn, chế tài và xử lý tham nhũng nhưng pháp luật lại chưa nghiêm, lỏng lẻo tạo điều kiện, cơ hội cho tham nhũng phát triển.

Thứ ba là do những bất cập trong triết lý về giáo dục, chưa hình thành được một triết lý giáo dục đủ tầm cỡ, làm trụ cột lâu dài, xuyên suốt và bền vững trong quá trình phát triển, kể cả giáo dục nói chung và giáo dục pháp luật nói riêng; giáo dục đạo đức cán bộ, đảng viên trong giai đoạn phát triển kinh tế thị trường chưa được chú trọng đúng mức. Hơn nữa, việc đưa những người thiếu năng lực và thiếu phẩm chất đạo đức vào làm cho các cơ quan nhà nước do “quan hệ”, nể nang, “đi đêm”,... làm suy thoái hệ thống chính trị và làm cho tình trạng tham nhũng ngày càng phát triển nhanh chóng.

Thứ tư là do sự quản lý, thanh tra, kiểm tra lỏng lẻo, yếu kém của Nhà nước; xử lý qua loa, chỉ mang tính “hình thức” như cảnh cáo, phê bình hoặc chủ trương “đại sự hóa tiểu sự, tiểu sự hóa vô sự” vì người vi phạm thường là cán bộ có quyền lực và địa vị, nên chưa mang tính răn đe. Các cán bộ cấp cao và cấp trên chưa làm gương cho cấp dưới, chưa thấm nhuần tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh với phương châm “một tấm gương sống về đạo đức gấp hàng trăm, hàng nghìn bài diễn thuyết”. Việc chấp hành kỷ luật cũng bị xem nhẹ dẫn đến tình trạng “phép vua thua lệ làng”, “trên bảo dưới không nghe”,... Người quản lý, thanh tra, kiểm tra, điều tra cũng chưa thật sự mạnh tay và làm việc có hiệu quả, vẫn còn nặng tình trạng “báo cáo tốt”, tệ hại hơn còn đồng lõa, “gợi ý” làm cho tệ tham nhũng gia tăng, khó có thể ngăn chặn, phát hiện, xử lý kịp thời.

Thứ năm là do việc thực hiện chính sách phòng, chống tham nhũng của nước ta chưa hiệu quả, đồng bộ, chưa đáp ứng được thực trạng tham nhũng hiện nay, thiếu một chương trình phòng, chống lâu dài, tổng thể mà chỉ chủ yếu tập trung vào việc giải quyết những vụ “tham nhũng vặt”, nhỏ lẻ. Mặt khác, các chính sách của nước ta chưa khuyến khích toàn dân và cả hệ thống chính trị cùng phòng, chống tham nhũng. Chúng ta chưa có cơ chế hữu hiệu để bảo vệ những người phát hiện và dám tố cáo tham nhũng. Việc tuyên dương người đứng lên tố cáo tham nhũng hiện nay cũng chưa phải là giải pháp hiệu quả để động viên toàn dân tham gia. Hơn nữa, người “đưa hối lộ” đi tố cáo tham nhũng cũng bị khép tội “đưa hối lộ” nên cũng làm hạn chế việc tố cáo tham nhũng của nhân dân.

Thứ sáu là do mặt trái (bản chất) của nền kinh tế thị trường và sự phân cực giữa các giai tầng trong xã hội ngày càng sâu sắc làm cho các giá trị đạo đức bị đảo lộn. Đồng tiền đang lên ngôi trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Khi đồng tiền được xem là “thước đo của vạn vật” thì các giá trị đạo đức, nhân phẩm sẽ đứng trước bên bờ vực. C. Mác từng cảnh báo: “Trong xã hội tư bản đồng tiền là một vấn đề trung tâm của mọi quan hệ cha con, vợ chồng, anh em, bạn bè đều bị dìm chết trong dòng nước băng giá của đầu óc vị kỷ” và khẳng định: “Tất cả những mối liên hệ phức tạp và muôn màu muôn vẻ ràng buộc con người phong kiến đều bị giai cấp tư sản thẳng tay phá vỡ, không để lại giữa người và người một mối quan hệ nào khác, ngoài mối lợi lạnh lùng với “lối trả tiền ngay” tiền trao cháo múc không tình nghĩa”. Việc chạy theo sức mạnh của đồng tiền làm cho một bộ phận không nhỏ cán bộ đi ngược lại truyền thống văn hóa của dân tộc. Có không ít tổ chức, cá nhân vì những mục tiêu riêng để tồn tại trong cuộc cạnh tranh khốc liệt đã dùng mọi thủ đoạn, trong đó có thủ đoạn hối lộ được sử dụng phổ biến nhất. Hơn nữa, chính sách tuyển dụng, trọng dụng và đãi ngộ các nhân viên công quyền chưa thỏa đáng (chính sách tiền lương) là nguyên nhân góp phần thúc đẩy mọi người cần phải kiếm thêm để bù đắp cho gia đình họ làm cho tình trạng tham nhũng phát triển và lan rộng.

Qua những phân tích trên đây chúng ta thấy rằng nguyên nhân của tham nhũng là sự tổng hợp, hội tụ nhiều nguyên nhân, điều kiện  cả chủ quan lẫn khách quan, cả con người lẫn cơ chế của Nhà nước ta. Tham nhũng là một trong những nguy cơ làm cản trở công cuộc đổi mới. Cùng với lãng phí, tham nhũng đang diễn ra trầm trọng, kéo dài, gây bất bình trong quần chúng nhân dân, xâm hại đến công lý và công bằng xã hội, gây thiệt hại lớn về tài sản Nhà nước và của nhân dân.

Đảng và Nhà nước ta đã đã có nhiều chủ trương, biện pháp phòng, chống tham nhũng nhưng vẫn chưa hiệu quả. Do đó cần phải có nhận thức toàn diện hơn về bản chất và nguyên nhân của tham nhũng để có giải pháp hữu hiệu. Muốn triệt phá tham nhũng, chúng ta cần loại trừ hết các nguyên nhân và điều kiện phát sinh tham nhũng. Các biện pháp phòng và chống cũng phải mang tính hệ thống, toàn diện.

Vấn đề đặt ra đối với Việt Nam

Dân ta quan niệm: “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, “phòng cháy hơn chữa cháy”. Vì vậy, trước hết đấu tranh chống tham nhũng phải bắt đầu từ phòng ngừa tham nhũng. Tác dụng của phòng ngừa tham nhũng có ý nghĩa sau:

Một là, các biện pháp phòng ngừa được thực hiện một cách thường xuyên sẽ có tác dụng rộng khắp, có tính lan tỏa đến từng đối tượng, ngăn ngừa mầm mống hành vi tham nhũng.

Hai là, phòng ngừa tham nhũng sẽ làm giảm thiểu thiệt hại về kinh tế và chính trị hơn là để tham nhũng xảy ra.

Ba là, bên cạnh việc xây dựng, hoàn thiện cơ chế, bộ máy nhà nước pháp quyền cũng đồng thời phải hoàn thiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng.

Để phòng, chống tham nhũng có hiệu quả theo chúng tôi định hướng cơ bản, chung nhất hiện nay chúng ta cần tập trung vào ba vấn đề lớn. Một là phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng; hai là nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước; ba là phát huy, khơi dậy tinh thần làm chủ của các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan truyền thông, báo chí và quần chúng nhân dân. Cụ thể:

Đối với Đảng ta cần thành lập cơ quan phòng, chống tham nhũng độc lập như kinh nghiệm của một số nước; tăng cường công tác chính trị, tư tưởng đảng viên; tăng cường quản lý đội ngũ đảng viên; thường xuyên đưa nội dung kiểm điểm, phê bình, tự phê bình vào nề nếp sinh hoạt đảng theo Điều lệ Đảng, tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khóa VIII và Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI; đề cao trách nhiệm, xử lý nghiêm khắc những cán bộ, đảng viên, nhất là những người giữ chức vụ trọng yếu trong bộ máy của Đảng và Nhà nước có biểu hiện tiêu cực hay thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng ở các ngành, cơ quan đơn vị mình phụ trách. Điều 5 Luật Phòng, chống tham nhũng quy định: “người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị,… chịu trách nhiệm khi để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách”, Điều 10 Luật Cán bộ công chức quy định: “Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống quan liêu, tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và chịu trách nhiệm về việc để xảy ra quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong cơ quan, tổ chức, đơn vị”.

Đối với cơ quan, chính quyền Nhà nước cần phải lấy tinh thần đấu tranh chống tham nhũng của Xin-ga-po để nghiên cứu, học tập, tăng cường chính sách thưởng phạt để người ta không thể, không dám, không muốn, không cần tham nhũng. Để làm được việc đó trước hết cần minh bạch, thực hiện minh bạch là công cụ, biện pháp chống tham nhũng hiệu quả nhất. Minh bạch trong nhiều vấn đề, lĩnh vực: trong khiếu nại của nhân dân, trong việc kê khai và quản lý tài sản, ngân sách, trong mua sắm, trong quản lý đất đai, nhà ở, vốn, nguồn viện trợ, đầu tư,... Ngoài ra cũng có nhiều biện pháp khác được đề xuất cần được thực hiện cùng với việc minh bạch:

Thứ nhất, cần điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung pháp luật nước ta, cần quy định chặt chẽ hơn, xử lý nghiêm minh hơn, giảm bớt sự rườm rà không cần thiết các thủ tục hành chính, phải có biện pháp chế tài đủ mạnh để những công chức thấy rằng việc tham nhũng đem lại cho họ “mất” nhiều hơn “được”.

Thứ hai, cần cải cách hệ thống chính sách giáo dục ở nước ta, xóa bỏ tình trạng đặt nặng lý thuyết, chú trọng đào tạo chuyên môn và phẩm chất đạo đức của thế hệ tương lai. Đồng thời các cán bộ cấp cao phải đi đầu trong việc thực hiện gương mẫu, nâng cao phẩm chất đạo đức, chuyên môn. Đồng thời tăng cường, củng cố tư tưởng chính trị, rèn luyện cho các đảng viên, các cán bộ, công chức, viên chức nhà nước để tăng cường sự vững mạnh của hệ thống chính trị và bộ máy nhà nước ta.

Thứ ba là phải kiềm chế mặt trái của nền kinh tế thị trường, tăng cường định hướng xã hội chủ nghĩa, tăng cường cổ phần hóa, phát triển kinh tế xã hội đồng bộ, giảm sự phân hóa giàu nghèo, hạn chế sự độc quyền. Đồng thời tăng lương, tăng phúc lợi, tạo sự công bằng, xứng đáng cho các công chức, viên chức. Khi đồng lương đủ giúp họ trang trải cuộc sống thì họ cũng ít suy nghĩ đến tham nhũng hơn. Giải pháp này cần hoạch định lâu dài và có kế hoạch cụ thể.

Thứ tư, cần đẩy mạnh việc thanh tra, kiểm soát trong tất cả các lĩnh vực từ chính trị, kinh tế đến xã hội, xử lý mạnh tay đối với các hành vi tham nhũng, làm gương cho người khác, tách riêng bộ phận Thanh tra ra khỏi Chính phủ. Thực hiện thanh tra toàn diện, từ trung ương đến địa phương, trên mọi lĩnh vực. Tăng cường quản lý tài sản, ngân sách, nguồn viện trợ cũng như việc sử dụng tài sản của Nhà nước cũng như sử dụng chúng một cách hợp lý. Phải dựa vào nhân dân và báo chí để tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng, đưa nhân dân vào các bộ phận thanh tra, kiểm soát tham nhũng để hoạt động hiệu quả hơn, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của nhân dân. Báo chí là công cụ đắc lực và hiệu quả trong việc ngăn ngừa và vạch trần tệ tham nhũng. Đồng thời cũng cần hạn chế sự độc quyền của các cán bộ, công chức trong một số lĩnh vực hay thủ tục nào đó dẫn đến tham nhũng.

Thứ năm, cần tuyển chọn, chọn lọc kỹ càng khi phân công, bổ nhiệm các cán bộ, công chức, bảo đảm phẩm chất đạo đức của các nhân viên nhà nước từ cấp thấp đến cấp cao. Ngăn chặn tham nhũng từ lúc bắt đầu nhất là đối với các quan chức đứng đầu và lực lượng thanh tra, quản lý. Thường xuyên tổ chức kiểm tra, thanh lọc, giáo dục trong bộ máy nhà nước. Lực lượng thanh tra, quản lý cần được tuyển chọn đặc biệt kỹ càng vì đây là lực lượng có ảnh hưởng quan trọng đến quá trình phòng, chống và diệt trừ tệ tham nhũng ở nước ta.

Về chính trị, cần thực hiện dân chủ một cách triệt để hơn, toàn diện hơn. Công khai, minh bạch với nhân dân. Khẳng định tư tưởng Nhà nước là “của dân, do dân, vì dân” và phát triển vững chắc dựa vào sức của nhân dân. Theo các học giả trên thế giới thì tham nhũng tỷ lệ nghịch với dân chủ. Ở các nước phát triển, pháp luật nghiêm minh thì khó mà thấy tình trạng tham nhũng diễn ra.

Việc phòng chống tham nhũng cũng cần có sự hợp tác và hỗ trợ kinh nghiệm từ các nước trên thế giới. Đồng thời, cần đẩy mạnh tuyên truyền trong nhân dân về ý thức phòng, chống tham nhũng, yêu cầu cả hệ thống chính trị và quần chúng nhân dân cùng chung tay trong công cuộc phòng, chống tham nhũng, mạnh dạn tố cáo, đóng góp ý kiến, thay đổi tâm lý không tốt đã ăn sâu vào không ít tầng lớp trong xã hội./.

Hãy nêu  ý nghĩa của câu chuyện sau và giúp mình đặt ra 5 câu hỏi liên quan đến câu chuyện để mình thuyết trình nhé!!! Các bạn chịu khó đọc nha tại nó hơi dài.Đã lâu lắm rồi, ở một nơi kia...Vào một hôm, nước trong một cái ao bỗng nhiên bị cạn. Thật ra cái ao đã bắt đầu cạn dần một thời gian trước đó. Nhưng hầu hết các cư dân sống trong ao chẳng hề bận tâm - chuyện đời vốn...
Đọc tiếp

Hãy nêu  ý nghĩa của câu chuyện sau và giúp mình đặt ra 5 câu hỏi liên quan đến câu chuyện để mình thuyết trình nhé!!! Các bạn chịu khó đọc nha tại nó hơi dài.

Đã lâu lắm rồi, ở một nơi kia...
Vào một hôm, nước trong một cái ao bỗng nhiên bị cạn. Thật ra cái ao đã bắt đầu cạn dần một thời gian trước đó. Nhưng hầu hết các cư dân sống trong ao chẳng hề bận tâm - chuyện đời vốn dĩ như vậy.
Như lũ rùa chẳng hạn, chúng lại khá thích thú với điều đó miễn là chúng còn đủ nước để bơi lòng vòng. Với lượng nước sâm sấp như vậy, thậm chí chúng còn thấy hứng thú hơn vì có thể phơi cái mai của mình dưới ánh mặt trời như khi nhô lên mặt nước. Điều này cũng thật tuyệt vời đối với đàn sếu. Chúng thích những nơi nước thật nông để có thể dễ dàng chộp được vài thứ ngon miệng. Lũ cá cũng chẳng than phiền gì - ở gần mặt nước sẽ giúp chúng có cơ hội đánh chén được nhiều phiêu sinh vật hơn.
Thật lòng mà nói, các cư dân trong ao đều cảm thấy mãn nguyện với cuộc sống của mình và tuyệt nhiên không có tiếng càu nhàu, xì xầm hay than phiền gì cả. Hầu hết đều sống một cuộc sống bình thường ngày qua tháng lại mà không hề mảy may nghĩ ngợi gì.
Nhưng hầu hết thôi, chứ không phải là tất cả!
Ping là một chú ếch, và hơn cả thế, nó là một con ếch có xuất thân đáng tự hào, dù rằng nó chẳng có chút ký ức nào về điều đó cả. Chẳng hạn như làm sao nó biết được người Trung Hoa cổ tin rằng loài ếch đến từ mặt trăng, nở ra từ những quả trứng rơi xuống từ trên trời trong một cơn mưa màu bạc. À, nhưng nó có thể quay trở về thời thơ ấu của mình, nhớ lại kỷ niệm những ngày đầu tiên của nó trong ao dưới hình hài của một chú nòng nọc chưa có tay chân, tung tăng lặn ngụp trong dòng nước nhờ vào lực đẩy của cái đuôi.
Khi Ping lớn lên và biết nhảy thì không còn gì có thể làm cho nó vui thích hơn là việc đó. Quả thật, Ping là một tay nhảy cừ khôi có năng khiếu bẩm sinh, và giỏi nhất là nhảy cự ly xa.
Với một cú nhảy, Ping có thể vượt qua quãng đường 2,74 mét - mà không - chính xác là 2,81 mét - một kỷ lục chưa có ai ở cái ao này phá nổi. Ping có tài năng xuất chúng đến mức tất cả cư dân của ao sẵn sàng dừng lại bất cứ việc gì đang làm chỉ để ngắm nhìn mỗi khi Ping nhảy. Tất cả đều cảm thấy thật tự hào khi chứng kiến khoảnh khắc tuyệt vời đó.
Ping thì chẳng để tâm đến điều đó. Tất cả những gì nó biết là nhảy rất thú vị, nhưng giờ đây nó ngày càng buồn hơn vì chẳng còn được trình diễn những cú nhảy tuyệt vời ở cái ao này nữa. Chẳng còn làm gì được nữa với cái ao đang cạn dần.Chúng ta nhận ra là để có một cuộc sống như mong muốn thì chúng ta phải có hai điều. Một là lòng khao khát mãnh liệt được sống một cuộc sống tốt nhất; và hai là phải sẵn lòng và có quyết tâm sống với cuộc sống ấy từng ngày.
Ping có cả hai điều này.
Cái mà hiện tại nó không có chính là nước. Ping cần có nước để thực hiện những cú nhảy ngoạn mục.
Về điều này, tôi xin được nói thêm rằng, ao hồ thiên nhiên thường được nuôi dưỡng nhờ những mạch nước ngầm, và trong quá trình tìm hiểu câu chuyện, tôi không thấy có chỗ nào nói đến nguyên nhân đã làm cạn kiệt mạch nước ngầm của cái ao ấy. Điều mà tôi nhận thấy là dẫu miễn cưỡng ở lại trong cái ao sắp cạn đó nhưng những cư dân khác vẫn cảm thấy không có vẫn đề gì, chỉ riêng Ping là chẳng thấy dễ chịu chút nào.
Ping nhún vai và thở dài. Nó khao khát có lại bề rộng và chiều sâu của cái ao đầy nước ngày xưa để được thỏa thích đắm mình trong những sắc màu kỳ diệu và hương thơm ngây ngất của những đóa sen cùng hoa huệ nở rộ một thời từng thống trị cả mặt ao. Và không ai có thể đua tranh với giai điệu thanh bình của đám lau sậy mỗi khi chúng đong đưa theo làn gió cùng những ngọn tre. Cảnh vật nước non tuyệt vời ấy đã từng khắc sâu một niềm hạnh phúc trong tâm trí nó. Nhưng điều đó hiện không còn nữa, và những gì còn lại giờ đây chẳng thể nào làm khuây khỏa tâm hồn Ping.
Triết gia Trang Tử ngày xưa từng viết rằng: "Hãy để mọi việc diễn ra theo đúng bản chất tự nhiên của nó để mọi thứ luôn được hài hòa."
Rõ ràng là các loài lưỡng cư không biết đọc, nhưng khi bạn là một con ếch thì những gì bạn làm và nhìn thấy hằng ngày sẽ cho bạn biết rằng mọi sinh vật đều có một vị trí trong trật tự tự nhiên và đều có một số mệnh riêng.
Ping cảm nhận, à không, nó biết chắc chắn rằng điều nó muốn hơn tất cả mọi thứ khác là được sống một cuộc sống đúng với bản chất thật sự của nó. Niềm tin của Ping về tài năng bẩm sinh và những năng lực đặc biệt của nó mạnh mẽ đến mức nó dành cả ngày ngồi bên bờ ao chỉ để mơ về hoài bão lớn nhất của mình là đạt được chân ngã hoàn thiện. Nhưng than ôi, trong khi những giấc mơ của Ping ngày một lớn dần thì cái ao lại ngày càng nhỏ lại, cho đến một ngày, cái ao chẳng còn là cái ao nữa và những thứ xung quanh vốn thoải mái dễ chịu và bình an mà Ping đã từng tận hưởng trong một thời gian dài, đang sắp, đang sắp... sắppp... mấtttttttttt..... điiiiiiiiii....
Chẳng còn lại gì cả!
Dĩ nhiên nói như vậy có hơi quá. Vẫn còn sót lại dưới đáy ao những cành cây, vài hòn đá và mấy bộ xương của những kẻ xấu số cùng những thứ tương tự như thế. Lại còn bùn lầy nữa chứ! Bùn lầy ở khắp mọi nơi.
Ngày qua ngày, bùn là chỗ Ping ngồi; đêm từng đêm, bùn là nơi Ping ngủ. Nhưng nó không ngủ được nhiều. Thật khó mà thanh thản khi nỗi sợ hãi còn ngự trị trong lòng. Ping đang sợ.
Nó rất sợ...
Thay đổi - một sự thay đổi đúng nghĩa - quả thật rất đáng lo ngại. Khi thay đổi xảy đến, nó có thể gây ra nỗi sợ hãi đủ để chế ngự những chú ếch gan lì nhất. Sự thay đổi có thể gây ra sự bối rối, do dự, tức giận, lo âu và thất vọng. Nỗi sợ thay đổi có thể bao trùm, níu chặt và tóm lấy bạn bằng một sức mạnh như thế. Thậm chí, nó có thể làm bạn tê liệt hoàn toàn.
Nhưng - điều đó chỉ xảy ra khi bạn cho phép nó làm như vậy mà thôi.
Sợ thay đổi, sợ đương đầu với mạo hiểm, sợ bị chế nhạo hoặc sợ ai đó sẽ phản bác những mục tiêu và mơ ước của bạn,... chính là kẻ thù của những dự định tốt đẹp và sự chuyển biến bên trong con người bạn. Nhưng ngay cả kẻ thù cũng có kẻ thù, và kẻ thù của sự sợ hãi là lòng can đảm. Can đảm không phải là không biết sợ mà là hành động vượt lên trên nỗi sợ hãi.
 Một số người cần có thời gian mới nhận thức được điều đơn giản này. Cũng có nhiều người chẳng bao giờ nhận ra điều đó. Với Ping, nó mất gần một tuần lễ.
Ngày qua ngày, Ping trải qua những cảm xúc mà nó chưa hề có trước đây. Nó bối rối và hoài nghi.
Nó đấu tranh với chính những ý nghĩ của mình về cái quá khứ dấu yêu, về cái ao đầy nước thuở nào. Những ký ức đó cứ vây chặt lấy nó. Rốt cuộc thì cái ao là nơi duy nhất mà nó từng biết trong đời từ trước đến giờ.
Nhưng biết đâu vào đúng thời khắc cuộc sống của bạn sắp thay đổi thì bất ngờ trời đất lại ban cho bạn một sức mạnh để, hoặc nắm lấy cơ hội đó, hoặc để mọi thứ trôi qua. Nhận thức để lựa chọn là nhận thức để thay đổi.
Trong khi Ping ngồi giữa bùn lầy suy tư về những lựa chọn của mình thì nó bổng ngộ ra một điều: Cuộc sống của nó phải là một cuộc sống có mục đích.
Ping quyết định quên đi quá khứ, hướng tới tương lai và nung nấu ý tưởng mới tuyệt vời cho hướng đi cuộc sống của mình.
Năm phút trước buổi bình minh của ngày thứ bảy, Ping nhìn lại mọi thứ xung quanh một lần cuối - những thứ từng rất đỗi thân yêu đối với nó - rồi để lại sau lưng tất cả những vinh quang trong quá khứ, nó nhún người nhảy vào cuộc phiêu lưu vĩ đại nhất...

    0
    Hãy nêu ý nghĩa của câu chuyện sau. Các bạn chịu khó đọc nha tại nó hơi dài.Mình cần gấp lắm ạ . Nếu được bạn giúp mình đặt ra 3 câu hỏi liên quan đến mẩu chuyện này nha. mình cảm ơn nhiều lắmĐã lâu lắm rồi, ở một nơi kia...Vào một hôm, nước trong một cái ao bỗng nhiên bị cạn. Thật ra cái ao đã bắt đầu cạn dần một thời gian trước đó. Nhưng hầu hết các cư dân sống trong...
    Đọc tiếp

    Hãy nêu ý nghĩa của câu chuyện sau. Các bạn chịu khó đọc nha tại nó hơi dài.Mình cần gấp lắm ạ . Nếu được bạn giúp mình đặt ra 3 câu hỏi liên quan đến mẩu chuyện này nha. mình cảm ơn nhiều lắm

    Đã lâu lắm rồi, ở một nơi kia...
    Vào một hôm, nước trong một cái ao bỗng nhiên bị cạn. Thật ra cái ao đã bắt đầu cạn dần một thời gian trước đó. Nhưng hầu hết các cư dân sống trong ao chẳng hề bận tâm - chuyện đời vốn dĩ như vậy.
    Như lũ rùa chẳng hạn, chúng lại khá thích thú với điều đó miễn là chúng còn đủ nước để bơi lòng vòng. Với lượng nước sâm sấp như vậy, thậm chí chúng còn thấy hứng thú hơn vì có thể phơi cái mai của mình dưới ánh mặt trời như khi nhô lên mặt nước. Điều này cũng thật tuyệt vời đối với đàn sếu. Chúng thích những nơi nước thật nông để có thể dễ dàng chộp được vài thứ ngon miệng. Lũ cá cũng chẳng than phiền gì - ở gần mặt nước sẽ giúp chúng có cơ hội đánh chén được nhiều phiêu sinh vật hơn.
    Thật lòng mà nói, các cư dân trong ao đều cảm thấy mãn nguyện với cuộc sống của mình và tuyệt nhiên không có tiếng càu nhàu, xì xầm hay than phiền gì cả. Hầu hết đều sống một cuộc sống bình thường ngày qua tháng lại mà không hề mảy may nghĩ ngợi gì.
    Nhưng hầu hết thôi, chứ không phải là tất cả!
    Ping là một chú ếch, và hơn cả thế, nó là một con ếch có xuất thân đáng tự hào, dù rằng nó chẳng có chút ký ức nào về điều đó cả. Chẳng hạn như làm sao nó biết được người Trung Hoa cổ tin rằng loài ếch đến từ mặt trăng, nở ra từ những quả trứng rơi xuống từ trên trời trong một cơn mưa màu bạc. À, nhưng nó có thể quay trở về thời thơ ấu của mình, nhớ lại kỷ niệm những ngày đầu tiên của nó trong ao dưới hình hài của một chú nòng nọc chưa có tay chân, tung tăng lặn ngụp trong dòng nước nhờ vào lực đẩy của cái đuôi.
    Khi Ping lớn lên và biết nhảy thì không còn gì có thể làm cho nó vui thích hơn là việc đó. Quả thật, Ping là một tay nhảy cừ khôi có năng khiếu bẩm sinh, và giỏi nhất là nhảy cự ly xa.
    Với một cú nhảy, Ping có thể vượt qua quãng đường 2,74 mét - mà không - chính xác là 2,81 mét - một kỷ lục chưa có ai ở cái ao này phá nổi. Ping có tài năng xuất chúng đến mức tất cả cư dân của ao sẵn sàng dừng lại bất cứ việc gì đang làm chỉ để ngắm nhìn mỗi khi Ping nhảy. Tất cả đều cảm thấy thật tự hào khi chứng kiến khoảnh khắc tuyệt vời đó.
    Ping thì chẳng để tâm đến điều đó. Tất cả những gì nó biết là nhảy rất thú vị, nhưng giờ đây nó ngày càng buồn hơn vì chẳng còn được trình diễn những cú nhảy tuyệt vời ở cái ao này nữa. Chẳng còn làm gì được nữa với cái ao đang cạn dần.Chúng ta nhận ra là để có một cuộc sống như mong muốn thì chúng ta phải có hai điều. Một là lòng khao khát mãnh liệt được sống một cuộc sống tốt nhất; và hai là phải sẵn lòng và có quyết tâm sống với cuộc sống ấy từng ngày.
    Ping có cả hai điều này.
    Cái mà hiện tại nó không có chính là nước. Ping cần có nước để thực hiện những cú nhảy ngoạn mục.
    Về điều này, tôi xin được nói thêm rằng, ao hồ thiên nhiên thường được nuôi dưỡng nhờ những mạch nước ngầm, và trong quá trình tìm hiểu câu chuyện, tôi không thấy có chỗ nào nói đến nguyên nhân đã làm cạn kiệt mạch nước ngầm của cái ao ấy. Điều mà tôi nhận thấy là dẫu miễn cưỡng ở lại trong cái ao sắp cạn đó nhưng những cư dân khác vẫn cảm thấy không có vẫn đề gì, chỉ riêng Ping là chẳng thấy dễ chịu chút nào.
    Ping nhún vai và thở dài. Nó khao khát có lại bề rộng và chiều sâu của cái ao đầy nước ngày xưa để được thỏa thích đắm mình trong những sắc màu kỳ diệu và hương thơm ngây ngất của những đóa sen cùng hoa huệ nở rộ một thời từng thống trị cả mặt ao. Và không ai có thể đua tranh với giai điệu thanh bình của đám lau sậy mỗi khi chúng đong đưa theo làn gió cùng những ngọn tre. Cảnh vật nước non tuyệt vời ấy đã từng khắc sâu một niềm hạnh phúc trong tâm trí nó. Nhưng điều đó hiện không còn nữa, và những gì còn lại giờ đây chẳng thể nào làm khuây khỏa tâm hồn Ping.
    Triết gia Trang Tử ngày xưa từng viết rằng: "Hãy để mọi việc diễn ra theo đúng bản chất tự nhiên của nó để mọi thứ luôn được hài hòa."
    Rõ ràng là các loài lưỡng cư không biết đọc, nhưng khi bạn là một con ếch thì những gì bạn làm và nhìn thấy hằng ngày sẽ cho bạn biết rằng mọi sinh vật đều có một vị trí trong trật tự tự nhiên và đều có một số mệnh riêng.
    Ping cảm nhận, à không, nó biết chắc chắn rằng điều nó muốn hơn tất cả mọi thứ khác là được sống một cuộc sống đúng với bản chất thật sự của nó. Niềm tin của Ping về tài năng bẩm sinh và những năng lực đặc biệt của nó mạnh mẽ đến mức nó dành cả ngày ngồi bên bờ ao chỉ để mơ về hoài bão lớn nhất của mình là đạt được chân ngã hoàn thiện. Nhưng than ôi, trong khi những giấc mơ của Ping ngày một lớn dần thì cái ao lại ngày càng nhỏ lại, cho đến một ngày, cái ao chẳng còn là cái ao nữa và những thứ xung quanh vốn thoải mái dễ chịu và bình an mà Ping đã từng tận hưởng trong một thời gian dài, đang sắp, đang sắp... sắppp... mấtttttttttt..... điiiiiiiiii....
    Chẳng còn lại gì cả!
    Dĩ nhiên nói như vậy có hơi quá. Vẫn còn sót lại dưới đáy ao những cành cây, vài hòn đá và mấy bộ xương của những kẻ xấu số cùng những thứ tương tự như thế. Lại còn bùn lầy nữa chứ! Bùn lầy ở khắp mọi nơi.
    Ngày qua ngày, bùn là chỗ Ping ngồi; đêm từng đêm, bùn là nơi Ping ngủ. Nhưng nó không ngủ được nhiều. Thật khó mà thanh thản khi nỗi sợ hãi còn ngự trị trong lòng. Ping đang sợ.
    Nó rất sợ...
    Thay đổi - một sự thay đổi đúng nghĩa - quả thật rất đáng lo ngại. Khi thay đổi xảy đến, nó có thể gây ra nỗi sợ hãi đủ để chế ngự những chú ếch gan lì nhất. Sự thay đổi có thể gây ra sự bối rối, do dự, tức giận, lo âu và thất vọng. Nỗi sợ thay đổi có thể bao trùm, níu chặt và tóm lấy bạn bằng một sức mạnh như thế. Thậm chí, nó có thể làm bạn tê liệt hoàn toàn.
    Nhưng - điều đó chỉ xảy ra khi bạn cho phép nó làm như vậy mà thôi.
    Sợ thay đổi, sợ đương đầu với mạo hiểm, sợ bị chế nhạo hoặc sợ ai đó sẽ phản bác những mục tiêu và mơ ước của bạn,... chính là kẻ thù của những dự định tốt đẹp và sự chuyển biến bên trong con người bạn. Nhưng ngay cả kẻ thù cũng có kẻ thù, và kẻ thù của sự sợ hãi là lòng can đảm. Can đảm không phải là không biết sợ mà là hành động vượt lên trên nỗi sợ hãi.
    Một số người cần có thời gian mới nhận thức được điều đơn giản này. Cũng có nhiều người chẳng bao giờ nhận ra điều đó. Với Ping, nó mất gần một tuần lễ.
    Ngày qua ngày, Ping trải qua những cảm xúc mà nó chưa hề có trước đây. Nó bối rối và hoài nghi.
    Nó đấu tranh với chính những ý nghĩ của mình về cái quá khứ dấu yêu, về cái ao đầy nước thuở nào. Những ký ức đó cứ vây chặt lấy nó. Rốt cuộc thì cái ao là nơi duy nhất mà nó từng biết trong đời từ trước đến giờ.
    Nhưng biết đâu vào đúng thời khắc cuộc sống của bạn sắp thay đổi thì bất ngờ trời đất lại ban cho bạn một sức mạnh để, hoặc nắm lấy cơ hội đó, hoặc để mọi thứ trôi qua. Nhận thức để lựa chọn là nhận thức để thay đổi.
    Trong khi Ping ngồi giữa bùn lầy suy tư về những lựa chọn của mình thì nó bổng ngộ ra một điều: Cuộc sống của nó phải là một cuộc sống có mục đích.
    Ping quyết định quên đi quá khứ, hướng tới tương lai và nung nấu ý tưởng mới tuyệt vời cho hướng đi cuộc sống của mình.
    Năm phút trước buổi bình minh của ngày thứ bảy, Ping nhìn lại mọi thứ xung quanh một lần cuối - những thứ từng rất đỗi thân yêu đối với nó - rồi để lại sau lưng tất cả những vinh quang trong quá khứ, nó nhún người nhảy vào cuộc phiêu lưu vĩ đại nhất...

    0
    Hãy nêu ý nghĩa của câu chuyện sau.  Các bạn chịu khó đọc nha tại nó hơi dài.Đã lâu lắm rồi, ở một nơi kia...Vào một hôm, nước trong một cái ao bỗng nhiên bị cạn. Thật ra cái ao đã bắt đầu cạn dần một thời gian trước đó. Nhưng hầu hết các cư dân sống trong ao chẳng hề bận tâm - chuyện đời vốn dĩ như vậy.Như lũ rùa chẳng hạn, chúng lại khá thích thú với điều đó miễn là...
    Đọc tiếp

    Hãy nêu ý nghĩa của câu chuyện sau.  Các bạn chịu khó đọc nha tại nó hơi dài.

    Đã lâu lắm rồi, ở một nơi kia...
    Vào một hôm, nước trong một cái ao bỗng nhiên bị cạn. Thật ra cái ao đã bắt đầu cạn dần một thời gian trước đó. Nhưng hầu hết các cư dân sống trong ao chẳng hề bận tâm - chuyện đời vốn dĩ như vậy.
    Như lũ rùa chẳng hạn, chúng lại khá thích thú với điều đó miễn là chúng còn đủ nước để bơi lòng vòng. Với lượng nước sâm sấp như vậy, thậm chí chúng còn thấy hứng thú hơn vì có thể phơi cái mai của mình dưới ánh mặt trời như khi nhô lên mặt nước. Điều này cũng thật tuyệt vời đối với đàn sếu. Chúng thích những nơi nước thật nông để có thể dễ dàng chộp được vài thứ ngon miệng. Lũ cá cũng chẳng than phiền gì - ở gần mặt nước sẽ giúp chúng có cơ hội đánh chén được nhiều phiêu sinh vật hơn.
    Thật lòng mà nói, các cư dân trong ao đều cảm thấy mãn nguyện với cuộc sống của mình và tuyệt nhiên không có tiếng càu nhàu, xì xầm hay than phiền gì cả. Hầu hết đều sống một cuộc sống bình thường ngày qua tháng lại mà không hề mảy may nghĩ ngợi gì.
    Nhưng hầu hết thôi, chứ không phải là tất cả!
    Ping là một chú ếch, và hơn cả thế, nó là một con ếch có xuất thân đáng tự hào, dù rằng nó chẳng có chút ký ức nào về điều đó cả. Chẳng hạn như làm sao nó biết được người Trung Hoa cổ tin rằng loài ếch đến từ mặt trăng, nở ra từ những quả trứng rơi xuống từ trên trời trong một cơn mưa màu bạc. À, nhưng nó có thể quay trở về thời thơ ấu của mình, nhớ lại kỷ niệm những ngày đầu tiên của nó trong ao dưới hình hài của một chú nòng nọc chưa có tay chân, tung tăng lặn ngụp trong dòng nước nhờ vào lực đẩy của cái đuôi.
    Khi Ping lớn lên và biết nhảy thì không còn gì có thể làm cho nó vui thích hơn là việc đó. Quả thật, Ping là một tay nhảy cừ khôi có năng khiếu bẩm sinh, và giỏi nhất là nhảy cự ly xa.
    Với một cú nhảy, Ping có thể vượt qua quãng đường 2,74 mét - mà không - chính xác là 2,81 mét - một kỷ lục chưa có ai ở cái ao này phá nổi. Ping có tài năng xuất chúng đến mức tất cả cư dân của ao sẵn sàng dừng lại bất cứ việc gì đang làm chỉ để ngắm nhìn mỗi khi Ping nhảy. Tất cả đều cảm thấy thật tự hào khi chứng kiến khoảnh khắc tuyệt vời đó.
    Ping thì chẳng để tâm đến điều đó. Tất cả những gì nó biết là nhảy rất thú vị, nhưng giờ đây nó ngày càng buồn hơn vì chẳng còn được trình diễn những cú nhảy tuyệt vời ở cái ao này nữa. Chẳng còn làm gì được nữa với cái ao đang cạn dần.Chúng ta nhận ra là để có một cuộc sống như mong muốn thì chúng ta phải có hai điều. Một là lòng khao khát mãnh liệt được sống một cuộc sống tốt nhất; và hai là phải sẵn lòng và có quyết tâm sống với cuộc sống ấy từng ngày.
    Ping có cả hai điều này.
    Cái mà hiện tại nó không có chính là nước. Ping cần có nước để thực hiện những cú nhảy ngoạn mục.
    Về điều này, tôi xin được nói thêm rằng, ao hồ thiên nhiên thường được nuôi dưỡng nhờ những mạch nước ngầm, và trong quá trình tìm hiểu câu chuyện, tôi không thấy có chỗ nào nói đến nguyên nhân đã làm cạn kiệt mạch nước ngầm của cái ao ấy. Điều mà tôi nhận thấy là dẫu miễn cưỡng ở lại trong cái ao sắp cạn đó nhưng những cư dân khác vẫn cảm thấy không có vẫn đề gì, chỉ riêng Ping là chẳng thấy dễ chịu chút nào.
    Ping nhún vai và thở dài. Nó khao khát có lại bề rộng và chiều sâu của cái ao đầy nước ngày xưa để được thỏa thích đắm mình trong những sắc màu kỳ diệu và hương thơm ngây ngất của những đóa sen cùng hoa huệ nở rộ một thời từng thống trị cả mặt ao. Và không ai có thể đua tranh với giai điệu thanh bình của đám lau sậy mỗi khi chúng đong đưa theo làn gió cùng những ngọn tre. Cảnh vật nước non tuyệt vời ấy đã từng khắc sâu một niềm hạnh phúc trong tâm trí nó. Nhưng điều đó hiện không còn nữa, và những gì còn lại giờ đây chẳng thể nào làm khuây khỏa tâm hồn Ping.
    Triết gia Trang Tử ngày xưa từng viết rằng: "Hãy để mọi việc diễn ra theo đúng bản chất tự nhiên của nó để mọi thứ luôn được hài hòa."
    Rõ ràng là các loài lưỡng cư không biết đọc, nhưng khi bạn là một con ếch thì những gì bạn làm và nhìn thấy hằng ngày sẽ cho bạn biết rằng mọi sinh vật đều có một vị trí trong trật tự tự nhiên và đều có một số mệnh riêng.
    Ping cảm nhận, à không, nó biết chắc chắn rằng điều nó muốn hơn tất cả mọi thứ khác là được sống một cuộc sống đúng với bản chất thật sự của nó. Niềm tin của Ping về tài năng bẩm sinh và những năng lực đặc biệt của nó mạnh mẽ đến mức nó dành cả ngày ngồi bên bờ ao chỉ để mơ về hoài bão lớn nhất của mình là đạt được chân ngã hoàn thiện. Nhưng than ôi, trong khi những giấc mơ của Ping ngày một lớn dần thì cái ao lại ngày càng nhỏ lại, cho đến một ngày, cái ao chẳng còn là cái ao nữa và những thứ xung quanh vốn thoải mái dễ chịu và bình an mà Ping đã từng tận hưởng trong một thời gian dài, đang sắp, đang sắp... sắppp... mấtttttttttt..... điiiiiiiiii....
    Chẳng còn lại gì cả!
    Dĩ nhiên nói như vậy có hơi quá. Vẫn còn sót lại dưới đáy ao những cành cây, vài hòn đá và mấy bộ xương của những kẻ xấu số cùng những thứ tương tự như thế. Lại còn bùn lầy nữa chứ! Bùn lầy ở khắp mọi nơi.
    Ngày qua ngày, bùn là chỗ Ping ngồi; đêm từng đêm, bùn là nơi Ping ngủ. Nhưng nó không ngủ được nhiều. Thật khó mà thanh thản khi nỗi sợ hãi còn ngự trị trong lòng. Ping đang sợ.
    Nó rất sợ...
    Thay đổi - một sự thay đổi đúng nghĩa - quả thật rất đáng lo ngại. Khi thay đổi xảy đến, nó có thể gây ra nỗi sợ hãi đủ để chế ngự những chú ếch gan lì nhất. Sự thay đổi có thể gây ra sự bối rối, do dự, tức giận, lo âu và thất vọng. Nỗi sợ thay đổi có thể bao trùm, níu chặt và tóm lấy bạn bằng một sức mạnh như thế. Thậm chí, nó có thể làm bạn tê liệt hoàn toàn.
    Nhưng - điều đó chỉ xảy ra khi bạn cho phép nó làm như vậy mà thôi.
    Sợ thay đổi, sợ đương đầu với mạo hiểm, sợ bị chế nhạo hoặc sợ ai đó sẽ phản bác những mục tiêu và mơ ước của bạn,... chính là kẻ thù của những dự định tốt đẹp và sự chuyển biến bên trong con người bạn. Nhưng ngay cả kẻ thù cũng có kẻ thù, và kẻ thù của sự sợ hãi là lòng can đảm. Can đảm không phải là không biết sợ mà là hành động vượt lên trên nỗi sợ hãi.
     Một số người cần có thời gian mới nhận thức được điều đơn giản này. Cũng có nhiều người chẳng bao giờ nhận ra điều đó. Với Ping, nó mất gần một tuần lễ.
    Ngày qua ngày, Ping trải qua những cảm xúc mà nó chưa hề có trước đây. Nó bối rối và hoài nghi.
    Nó đấu tranh với chính những ý nghĩ của mình về cái quá khứ dấu yêu, về cái ao đầy nước thuở nào. Những ký ức đó cứ vây chặt lấy nó. Rốt cuộc thì cái ao là nơi duy nhất mà nó từng biết trong đời từ trước đến giờ.
    Nhưng biết đâu vào đúng thời khắc cuộc sống của bạn sắp thay đổi thì bất ngờ trời đất lại ban cho bạn một sức mạnh để, hoặc nắm lấy cơ hội đó, hoặc để mọi thứ trôi qua. Nhận thức để lựa chọn là nhận thức để thay đổi.
    Trong khi Ping ngồi giữa bùn lầy suy tư về những lựa chọn của mình thì nó bổng ngộ ra một điều: Cuộc sống của nó phải là một cuộc sống có mục đích.
    Ping quyết định quên đi quá khứ, hướng tới tương lai và nung nấu ý tưởng mới tuyệt vời cho hướng đi cuộc sống của mình.
    Năm phút trước buổi bình minh của ngày thứ bảy, Ping nhìn lại mọi thứ xung quanh một lần cuối - những thứ từng rất đỗi thân yêu đối với nó - rồi để lại sau lưng tất cả những vinh quang trong quá khứ, nó nhún người nhảy vào cuộc phiêu lưu vĩ đại nhất...

    0
    Có một cậu bé đang chơi ở đống cát trước sân. Khi đào một đường hầm trong đống cát cậu đụng phải một tảng đá lớn. Cậu loay hoay tìm cách đẩy nó ra. Dù đã dùng đủ mọi cách, cố hết sức, nhưng rốt cuộc, cậu vẫn không thể đẩy được tảng đá. Đã vậy, bàn tay cậu còn bị trầy xước, rớm máu. Cậu bật khóc rấm rứt trong thất vọng. Ngồi trong nhà lặng lẽ theo dõi mọi chuyện, người cha lúc này...
    Đọc tiếp

    Có một cậu bé đang chơi ở đống cát trước sân. Khi đào một đường hầm trong đống cát cậu đụng phải một tảng đá lớn. Cậu loay hoay tìm cách đẩy nó ra. Dù đã dùng đủ mọi cách, cố hết sức, nhưng rốt cuộc, cậu vẫn không thể đẩy được tảng đá. Đã vậy, bàn tay cậu còn bị trầy xước, rớm máu. Cậu bật khóc rấm rứt trong thất vọng. Ngồi trong nhà lặng lẽ theo dõi mọi chuyện, người cha lúc này mới bước ra và nói: “Con trai, tại sao con không dùng hết sức mạnh của minh?” Cậu bé thổn thức đáp: “Có mà! Con đã dùng hết sức rồi mà bố!”. “Không con trai, con đã không dùng đến tất cả sức mạnh của con. Con đã không nhờ bố giúp”. Nó rồi người bố cúi xuống, cùng con, bới tảng đá ra, nhấc lên và vứt đi chỗ khác.

     

    (Theo báo Tuổi trẻ - Bùi Xuân Lộc, phỏng dịch từ Faith to Move Mountains)

     

    Viết một bài văn (khoảng 3 trang) trình bày suy nghĩ của em về những điều câu chuyện trên gợi ra.

    2
    6 tháng 4 2021

    Trong cuộc sống, ai cũng muốn thành công, ai cũng muốn có những thứ tốt đẹp. Tuy nhiên, cuộc đời thiên biến vạn hóa lại không tốt đẹp như vậy. Đôi khi, ta gặp khó khăn và không thể vượt qua bằng tất cả sức mình. Đừng nản chí! Hãy mượn “sức mạnh” của người khác để vươn lên. Cũng đừng quên trao “sức mạnh” cho người khác để họ vươn lên cùng mình. Câu chuyện “Tất cả sức mạnh” gửi đến ta những thông điệp đó. Và theo tôi, đó là cơ sở của thành công.

     

     

    Câu chuyện xoay quanh hai nhân vật (người con và người cha), hướng đến chủ đề “sức mạnh”. “Sức mạnh” là yếu tố, năng lực, quyền lực của mỗi người, góp phần quan trọng tạo nên thành công. Người này có sức mạnh lớn, người kia có sức mạnh bé. Và không ai trong chúng ta có cùng chung “sức mạnh”. Vì mỗi người có trình độ và kĩ năng khác nhau. Thực tế chứng minh và thừa nhận điều đó. Ở câu chuyện đã cho, ta thấy có sự sẻ chia “sức mạnh” từ người bố sang người con. Đó là bài học cuộc sống đầu tiên.

     Tham khảo nhé bạn

    6 tháng 4 2021

    Trong cuộc sống, ai cũng muốn thành công, ai cũng muốn có những thứ tốt đẹp. Tuy nhiên, cuộc đời thiên biến vạn hóa lại không tốt đẹp như vậy. Đôi khi, ta gặp khó khăn và không thể vượt qua bằng tất cả sức mình. Đừng nản chí! Hãy mượn “sức mạnh” của người khác để vươn lên. Cũng đừng quên trao “sức mạnh” cho người khác để họ vươn lên cùng mình. Câu chuyện “Tất cả sức mạnh” gửi đến ta những thông điệp đó. Và theo tôi, đó là cơ sở của thành công.

    Câu chuyện xoay quanh hai nhân vật (người con và người cha), hướng đến chủ đề “sức mạnh”. “Sức mạnh” là yếu tố, năng lực, quyền lực của mỗi người, góp phần quan trọng tạo nên thành công. Người này có sức mạnh lớn, người kia có sức mạnh bé. Và không ai trong chúng ta có cùng chung “sức mạnh”. Vì mỗi người có trình độ và kĩ năng khác nhau. Thực tế chứng minh và thừa nhận điều đó. Ở câu chuyện đã cho, ta thấy có sự sẻ chia “sức mạnh” từ người bố sang người con. Đó là bài học cuộc sống đầu tiên.

    1)Kể tên một số văn bản khác cũng ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ xưa.(Như "Truyện Kiều",vv.)2)Tại sao có thể nói văn bản "Chị em Thúy Kiều" mang giá trị nhân đạo sâu sắc?3)(Bếp lửa) So sánh sự việc đã xảy ra ở làng và lời bà dặn cháu có phương châm hội thoại nào bị vi phạm? Chi tiết này bộc lộ điều gì về người bà?4)Kể tên một số bài thơ cùng chủ đề với bài "Đồng...
    Đọc tiếp

    1)Kể tên một số văn bản khác cũng ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ xưa.(Như "Truyện Kiều",vv.)

    2)Tại sao có thể nói văn bản "Chị em Thúy Kiều" mang giá trị nhân đạo sâu sắc?

    3)(Bếp lửa) So sánh sự việc đã xảy ra ở làng và lời bà dặn cháu có phương châm hội thoại nào bị vi phạm? Chi tiết này bộc lộ điều gì về người bà?

    4)Kể tên một số bài thơ cùng chủ đề với bài "Đồng chi"-Chính Hữu.

    5)(Bến quê)Liệt kê ra chuỗi tình huống nghịch lí,ngẫu nhiên trùng hợp xuyên suốt mạch truyện.Những chi tiết ấy phản ánh điều gì?

    6)(Sang thu)Tại sao nhà thơ chọn hương ổi trong muôn ngàn hương vị quê hương để miêu tả?Khổ thơ đầu cho ta biết cảnh sắc thiên nhiên ở vùng miền nào nước ta?

    7)(Làng) Cuộc trò chuyện của ông Hai và đứa con út có chi tiết:ông hỏi con có thích về làng chợ Dầu và ủng hộ ai,khi nghe con trải lời "Ủng hộ cụ Hồ Chí Minh" ông giàn giụa nước mắt.Chi tiết này thể hiện vẻ đẹp gì của ông Hai?

    8)(Chiếc lược ngà)Khi kể về cuộc chia tay của ông Sáu và bé Thu,tại sao nhân vật "tôi" lại "bỗng cảm thấy khó thở"?

    9)Tại sao trong "Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới" tác giả lại hỉ nói đến đối tượng người trẻ mà không nói đối tượng nào khác?

    10)(Bắc Sơn)Diễn biến nội tâm nhân vật Thơm phản ánh điều gì?Những xung đột nào xảy ra trong hồi bốn?

    1
    20 tháng 3 2020

    1. Bánh trôi nước.

    2. Vì văn bản ca ngợi, khẳng định vẻ đẹp của người phụ nữ.

    3. Phương châm về lượng.

    -> Tần tảo, hi sinh, luôn nghĩ cho người khác.

    -> Yêu nhà, yêu nước.

    4. Bài thơ về tiểu đội xe không kính.

    Ký ức tuổi thơCuối lớp 8. Tôi không có việc gì ngoài học, học chỉ để làm vui lòng cha mẹ, thầy cô. Mà thầy cô ư, chắc chỉ vui vì nghề nghiệp thôi chứ ai rảnh mà đi lo cho con nhà người khác, cố dạy tốt cho con nhà người ta để mình được lợi chứ thật ra thì giáo viên đâu có vui vì chuyện tôi được kết quả học tập tốt. Còn cha mẹ nhiều người đâu phải lấy thành tích học tập...
    Đọc tiếp

    Ký ức tuổi thơ

    Cuối lớp 8. Tôi không có việc gì ngoài học, học chỉ để làm vui lòng cha mẹ, thầy cô. Mà thầy cô ư, chắc chỉ vui vì nghề nghiệp thôi chứ ai rảnh mà đi lo cho con nhà người khác, cố dạy tốt cho con nhà người ta để mình được lợi chứ thật ra thì giáo viên đâu có vui vì chuyện tôi được kết quả học tập tốt. Còn cha mẹ nhiều người đâu phải lấy thành tích học tập tốt của con mình để làm sung sướng để vui vẻ. Chủ yếu là họ chỉ lấy thành tích của con mình ra để nở mày nở mặt, để khoe với mọi người, chứ có mấy ai suy nghĩ đến con. Riêng tui thành tích học tập từ lớp 1 đến lp 7 toàn là “ danh hiệu học sinh giỏi” đều đứng trong “ top 10 “ cả lớp. Cả 1 thời như vậy liệu bố mẹ có vui mãi. Và cho đến năm nay chỉ vì 1 cái danh hiệu “học sinh tiên tiến” thôi những điều xấu nhất như đổ hết lên đầu tôi vậy.

    Nói về tiểu sử tôi. Từ nhỏ tôi đâu phải là 1 thằng được bố mẹ nuông chiều. Là con hai và chỉ được may mắn sinh ra nhờ cái chết đầy đau đớn của anh thứ tôi. Là một người may mắn tôi nghĩ chắc tôi sẽ được sung sướng vui vẻ lắm. Nhưng sự thật đâu phải vậy. Tôi càng ngày càng lớn và bước vào độ tuổi dậy thì, là 1 thằng hậu đậu nên hay bị la, không sao cả vì đó là lỗi của tôi. Nhưng sự trưởng thành của tôi hình như là một gánh nặng đè lên đôi vai của bố mẹ tôi vậy. Sa vào điện tử từ nhỏ ( không hẳn là vậy : nhà có máy tính và có anh trai lớn hơn 7 tuổi nên anh làm j với máy tính tui biết hết ) nhưng không bao giờ tôi bỏ học đi chơi net cả, việc học hành vẫn đâu vào đó. Tui vẫn lớn dần...

    Nhưng năm lớp 8 một cái năm mà ôi! Mọi điều tồi tệ như đổ hết lên đầu tôi vậy. Ngay đầu năm học chỉ vì ra cổng trường mua bút  mà bị kéo vào gặp cô phụ trách đội. Mọi sự thật về chuyện mua bút tôi đều nói ra nhưng có ai tin, mọi người đều nghĩ tôi đi ăn quà và bắt tôi viết bản kiểm điểm, trong khi đó lũ bạn tôi – lũ rác rưởi ấy ăn quà đâu có bị bắt < sao người bị bắt luôn là tôi vậy cho dù tôi không làm gì sai>  Tôi nghĩ “việc gì mình phải viết” và cô gọi ngay cho gia  đình. Và điều tôi ngạc nhiên nhất là gia đình tôi < không một ai tin tôi cả cho dù biết từ nhỏ đến giờ tôi chưa lần nào ăn quà >. Gia đình ư, chỗ tôi luôn dựa dẫm ư, chỗ tôi luôn tin tưởng ư, sự việc này gây cho tôi 1 cú sộc quá lớn đến tâm lý ( ps: bạn nghĩ việc này không quan trọng ư đừng hiểu như vậy mọi việc đều đi đến 1 đích thôi )

    Đến kì nghỉ tết. Mới 3 ngày thôi trong 3 ngày đó không ngày nào là tôi không bị chửi: “ mày định không học ak” , “ chắc qua tết này mày bỏ học luôn đi”, “ kiểu gì tao cũng đốt hết sách mày”. Những lời nói như vậy bạn nghĩ ai có thể chịu được, ai có thể nghe mà không có cảm giác gì. Và một nỗi buồn u ám luôn vây quanh tôi trong suốt những ngày nghỉ tết. Nhiều lúc chỉ muốn gục mặt xuống mà khóc, mong rằng giọt nước mắt kia có thể làm trôi đi những vết thương lòng, trôi đi những nỗi buồn phiền trong tôi.

    Sang học kì 2 một cái mới lại nổi lên trong tôi. Tôi nghĩ ai ở tuổi này cũng vậy cả. Tôi đã yêu một người. Đây cũng không phải là chuyện gì to tát quả nhỉ, các bạn nghĩ vậy thôi nhưng 1 đống thứ sảy ra đi kèm đến với tôi. Tôi yêu cô ấy và cũng nhận lại tình cảm vì tôi không phải là quá xấu. Nhắn tin qua lại cũng không có gì lạ. Mà theo các bạn nghĩ bố mẹ bạn có quyên xâm phạm đến những bí mật riêng tư của tôi không nhỉ. Theo như giáo dục cồng dân 8 thì bố mẹ làm như vậy là trái pháp luật cho dù đó là những thứ bố mẹ mua cho tôi đi nữa vì đó đã thuộc về tôi và do tôi quyết định đúng không. Ấy thế mà mọi tin nhắn tôi nhắn với cô ấy hay những bức thư tay bố mẹ tôi đều tìm mọi cách để đọc trộm, đây là cách bố mẹ tôi làm ư? Đây là cách bố mẹ tôi giáo dục tôi ư? bố mẹ tôi nghĩ tôi là con của họ mà những điều tôi làm bố mẹ tôi đều có quyền can thiệp sao? Và bố mẹ tôi đã đọc được dù không là tất cả nhưng 1 trận đòn và  những lời chửi mắng đến với tôi dồn dập, may mà cô ấy bố mẹ tôi không biết là ai và tôi cug ko cho biết chứ không cô ấy cũng bị giống tôi rồi.

    Bố mẹ tôi từng nói” những gì ở trong nhà mình không được nói cho ai biết hết, nếu nói ra có nghĩa giống như là ‘ vạch áo cho người xem lưng’ “. Haha giờ tôi nghĩ lại thật là buồn cười mọi việc tôi làm có cái gì mà mọi người xung quanh không biết, lúc nào ra đường tôi cũng phải nghe những câu như là “ người yêu mày đâu rồi”, “đem người yêu mày tao xem mặt mũi thế nào” do ai: đều là nhờ cái phúc của bố mẹ tôi cả. Các bạn nghĩ tôi có thể chịu được sao. Là bố mẹ mà không biết bảo vệ con cái ak không biết tâm lý của con cái ak. Mọi người thường nói con cái đến tuổi dậy thì là độ tuổi mà con cái cần sự quan tâm của bố mẹ nhất cần những lời khuyên bảo, cần những câu dạy dỗ. Chứ tôi không cần họ làm quá lên vậy.

    Có nhiều lúc tôi nghĩ sinh ra trên đời làm gì? để bị chửi ak? để mọi người chê trách ak? để nhận được sự đối xử như vậy ak?  nhiều khi tôi mong rằng mẹ tôi không bị sẩy sẽ không có tôi và tôi chẳng phải chịu như thế này. Và đôi lúc khi sự ức chế của tôi lên đến tột cùng thì tôi nghĩ” chết đi có lẽ kiếp sau minh sẽ được sống thanh thản” nhưng có 1 sự níu kéo nào đó làm tôi không thể chết được, vì sao ư? Tôi cũng không biết nữa. Câu truyện của tôi rất dài nhưng tôi sao có thể kể hết được. Trên đây là mọi nỗi lòng của một người học sinh bước vào tuổi dậy thì và là sự thật.

    Tác giả

    Lương Hữu Điền

     

    2
    20 tháng 2 2022

    hay đó mik, ủng hộ

    15 tháng 8

    giống tôi =))) best friend . 

    [That's one thing I'm bad at, crazy, ''hahaha, nothing, nothing, nothing and nothing ''=))))]

     

    [Je pensais que c'était un accident, le "passé" était toujours au-dessus de ma tête]=))) chỉ là một quá khứ=)))
    21 tháng 11 2017

    Chiến tranh hạt nhân xảy ra hủy hoại, xóa sạch thành quả văn minh nhân loại, cũng như quá trình tiến hóa sự sống, tự nhiên trên Trái Đất

    Lời cảnh báo nhà văn G. Macket đặt ra trước toàn thể nhân loại nhiệm vụ cấp bách

        + Đoàn kết, quyết ngăn chặn nguy cơ chiến tranh hạt nhân, đấu tranh cho một thế giới hòa bình

    (1) Đã bao giờ bạn tự hỏi cuộc sống của con người sẽ ra sao nếu thiếu đi những cuốn sách? (2) Có thể chúng ta vẫn sống, vẫn tồn tại nhưng cuộc sống của con người sẽ buồn tẻ, đơn điệu và tối tăm biết mấy!(3) Bởi lẽ mỗi cuốn sách là ngọn đuốc thắp lên từ trí tuệ và tâm hồn con người, dẫn dắt con người thoát khỏi vương quốc tối tăm của sự không hiểu biết. (4) Sách...
    Đọc tiếp

    (1) Đã bao giờ bạn tự hỏi cuộc sống của con người sẽ ra sao nếu thiếu đi những cuốn sách? (2) Có thể chúng ta vẫn sống, vẫn tồn tại nhưng cuộc sống của con người sẽ buồn tẻ, đơn điệu và tối tăm biết mấy!(3) Bởi lẽ mỗi cuốn sách là ngọn đuốc thắp lên từ trí tuệ và tâm hồn con người, dẫn dắt con người thoát khỏi vương quốc tối tăm của sự không hiểu biết. (4) Sách cũng chính là người bạn của chúng ta. (5)Bởi vậy, bàn về lợi ích của sách, có người đã nói: “Một cuốn sách tốt là một người bạn hiền”. (Sưu tầm) Câu 1. Xác định câu chủ đề của đoạn văn trên. Câu 2. Chỉ ra ít nhất 2 phép liên kết hình thức được sử dụng trong đoạn văn. Câu 3. Xác định và nêu tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong câu văn số (3). Câu 4. Em có đồng ý với quan điểm của người viết: “Sách cũng chính là người bạn của chúng ta.”? Vì sao?

    0