Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Các nước này đang trong giai đoạn công nghiệp hóa với chiến lược công nghiệp hướng về xuất khẩu, trên cơ sở thu hút vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lí của các nước công nghiệp phát triển, nên hình thành các khu công nghiệp tập trung.
- Trên thực tế, các khu công nghiệp tập trung thu hút vốn đầu tư ở trong và ngoài nước, sản xuất ra nhiều sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, tạo thêm việc làm và nâng cao chất lượng lao động, mở rộng việc chuyên giao công nghệ tiên tiến, góp phẩn hình thành các đô thị mới và giảm bớt chênh lệch vùng.
- Các nước này đang trong giai đoạn công nghiệp hóa với chiến lược công nghiệp hướng về xuất khẩu, trên cơ sở thu hút vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lí của các nước công nghiệp phát triển, nên hình thành các khu công nghiệp tập trung. (1,5 điểm)
- Trên thực tế, các khu công nghiệp tập trung thu hút vốn đầu tư ở trong và ngoài nước, sản xuất ra nhiều sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, tạo thêm việc làm và nâng cao chất lượng lao động, mở rộng việc chuyên giao công nghệ tiên tiến, góp phẩn hình thành các đô thị mới và giảm bớt chênh lệch vùng. (1,5 điểm)
vì họ sẽ xuất khẩu các mặt hàng đó ra nước ngoài ở nước ngoài chưa có công nghệ tiên tiến như họ nên họ có thể là nước sx mặt hàng đó tốt nhất làm tăng lượng đơn đặt hàng và cũng để phục vụ cho đời sống nhân dân nước họ
Nhận xét nào sau đây không đúng với dân số thế giới?
A: tỉ suất tử thu của các nước phát triển, đang phát triển đều có xu hướng giảm
B: tỉ suất sinh thô của các nước phát triển được thấp hơn các nước đang phát triển
C: tỉ suất tử khô của các nước phát triển thấp hơn các nước đang phát triển
D: tỉ suất tử thu của các nước phát triển cao hơn các nước đang phát triển
+Cơ cấu dân số theo giới biến động theo thời gian và khác nhau ở từng nước, từng khu vực. Các nước phát triển nữ nhiều hơn nam, các nước đang phát triển thì ngược lại.
+Ảnh hưởng đến phân bố sản xuất, tổ chức đời sống xã hội và hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia
Theo các số liệu thống kê thì khi mới sinh ra, nam nhiều hơn nữ nhưng trong quá trình phát triển, sự chênh lệch giữa nam và nữ ngày càng giảm bớt. Xem xét theo từng lứa tuổi, người ta thấy từ độ tuổi trưởng thành trở lên sự chênh lệch gần như không đáng kể. Số liệu vào lúc sơ sinh thì nam nhiều hơn (hơn 4 triệu so với số trẻ sơ sinh nữ) nhưng tổng số nam trên thế giới tính ở mọi lứa tuổi chỉ nhiều hơn tổng số nữ khoảng 25 triệu. Cơ cấu dân số theo giới tính chịu tác động của những yếu tố như:
• Chiến tranh là một nguyên nhân quan trọng gây ra sự chết chóc hàng loạt trong một thời gian ngắn và đã làm đảo lộn kết cấu nam nữ. Trong chiến tranh, đa số tử vong thuộc về nam giới và sự mất mát này ảnh hưởng trực tiếp đến kết cấu dân số theo giới tính của nhiều nước và hậu quả thường kéo dài qua nhiều thế hệ. Ví dụ, Thụy Điển không có chiến tranh từ năm 1813 nên số nam và nữ ở độ tuổi 30 – 50 gần như ngang nhau. Trong khi đó, ở Liên bang Nga sau Chiến tranh thế giới thứ hai, tương quan giữa số nam và nữ trên tổng số dân là 45% và 55%.
• Sự chênh lệch về điều kiện sống và làm việc của nam và nữ cũng như tình trạng kém về chăm sóc sức khỏe có thể làm tăng tỉ lệ tử vong của phụ nữ khi sinh đẻ. Trong khi đó những tệ nạn xã hội (nghiện rượu, ma túy…) làm chết người ở nam giới nhiều hơn. Mặt khác, nam giới thường làm việc trong các điều kiện nặng nhọc, vất vả hơn nữ giới và điều đó cũng có nhiều ảnh hưởng tới mức tử vong của nam.
• Mức độ phát triển kinh tế cũng có tác động đáng kể đến cấu trúc dân số theo giới tính. Ở các nước kinh tế phát triển thường có hiện tượng tỉ lệ tử vong cao hơn ở nam giới. Trong khi đó ở các nước đang phát triển, mức tử vong của nữ giới lại có phần trội hơn, đặc biệt ở các bà mẹ khi sinh đẻ và ở các em gái do tình trạng thiếu chăm sóc hoặc nuôi dưỡng. Một dữ liệu quan trọng để đánh giá sự chênh lệch về mức tử vong giữa hai giới là tuổi thọ trung bình. Tuổi thọ trung bình của giới này so với giới kia càng chênh lệch bao nhiêu thì cấu trúc nam nữ càng thay đổi bấy nhiêu. Ở phần lớn các nước trên thế giới, tuổi thọ của nữ cao hơn tuổi thọ của nam. Ở nhiều nước phát triển (châu Âu, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Canada, Úc) mức chênh lệch cao nhất có thể lên đến 5 – 8 tuổi nghiêng về nữ. Trong khi đó ở các nước kém phát triển (Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Iraq, Nepan…) tuổi thọ trung bình của nữ thấp hơn. Bình quân trên toàn thế giới, tuổi thọ trung bình của nữ cao hơn của nam là 2,6 tuổi.
• Việc chuyển cư cũng có nhiều tác động đến sự thay đổi cơ cấu dân số theo giới tính, nhất là đối với từng khu vực, từng quốc gia ở từng thời điểm cụ thể. Số người xuất cư từ nước này sang nước khác tìm kiếm công việc phần đông là nam giới và do đó, ảnh hưởng ít nhiều tới cơ cấu dân số theo giới tính của cả hai quốc gia.