Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
+ Ở độ tuổi đặt biệt là tuổi dậy thì, xương phát triển nhanh do hormone tăng trưởng được tiết ra để kích thích lớp sụn tiếp hợp nằm giữa các đầu xương liên tục phát triển để làm xương dài ra.
+Qua giai đoạn dậy thì hormone tăng trưởng trong cơ thể hoạt động giảm dẫn đến chiều cao sẽ phát triển chậm dần
1- trong ánh nắng mặt trời( từ6-8h sáng) chứa rất nhiều vitamin D rất cần cho sự phát triển của xương và hấp thụ canxi
2- cần ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng
- tập thể dục thể thao thường xuyên, phù họp với lứa tuổi
- không đi giày chật cao gót
-lao động vừa sức
- khi mang vác, lao động phải đảm bảo vừa sức cân đối hai tay
- hết sức phòng và tránh các tai nạn làm tổn thương đến xương
-Vì xương hình ống có tác dụng tăng khả năng chịu lực
-Nan xương xếp vòng cung giúp phân tán lực xương, tăng khả năng chịu lực
-Ở tuổi này ta cần: Tập thể dục thường xuyên, ngồi học đúng tư thế,...
* Xương có tính đàn hồi và rắn chắc vì :
- Rắn chắc vì :
+ Dạng hình ống có tác dụng giúp xương nhẹ
+ Các nan xương xếp kiểu vòng cung làm phân tán lực tác dụng tác động lên xương giúp xương có tính chịu nén cao.
-> Cách cấu tạo thân xương và đầu xương như trên, làm cho xương rất cứng rắn, đảm bảo được sức chịu đựng của xương.
- Đàn hồi vì xương gồm hai thành phần chính: Cốt giao (chất hữu cơ) và chất khoáng.
+ Chất khoáng làm cho xương bền chắc.
+ Cốt giao đảm bảo tính mềm dẻo.
* Ở lứa tuổi các em làm thế nào để bộ xương phát triển tốt :
- Thường xuyên tập luyện thể dục hàng ngày
- Tránh mang vác những đồ vật nặng quá sức
- Uống sữa để tăng chiều cao, xương deo dai, chắc khoẻ ( Có thể )
Lạm dụng kem phấn là không tốt vì lạm dụng kem phấn sẽ bít các lỗ chân lông và lỗ tiết chất nhờn ,tạo điều kiện cho vi khuẩn bám vào da và phát triển.
Lạm dụng kem phấn là không tốt vì lạm dụng kem phấn sẽ bít các lỗ chân lông và lỗ tiết chất nhờn ,tạo điều kiện cho vi khuẩn bám vào da và phát triển.
Chọn đáp án: D
Giải thích: lứa tuổi học sinh thường xuyên tiếp xúc với sách vở, việc đọc sách không đúng khoảng cách cũng như xem TV, xem phim, chơi điện tử,… là những nguyên nhân chính gây ra tật cận thị.
các bạn chỉ cần nêu về bộ xương thôi
Giai đoạn dậy thì
Lứa tuổi dậy thì (qui định là từ 12-18 tuổi) đặc trưng bởi sự tăng trưởng vượt bậc về cả cơ bắp, khung xương cũng như các chức năng sinh dục. Tốc độ tăng trưởng nhanh cả về chiều cao, cân nặng và trẻ sẽ đạt đỉnh của tốc độ tăng chiều cao khi mà trẻ có thể tăng khoảng 10-15 cm/năm và mức tăng sẽ giảm dần sau đó.
Ở giai đoạn 10 tuổi, cứ mỗi năm bé gái tăng 10 cm chiều cao và tăng dần đến khi đạt được 15 cm một năm ở độ tuổi 12. Đỉnh tốc độ tăng trưởng của trẻ nam là 12 tuổi (10 cm/năm) và đạt tối đa đến 14 tuổi (15 cm/năm). Tốc độ tăng trưởng sẽ giảm dần trong khoảng 15 tuổi ở nữ giới và khoảng 17 tuổi ở nam giới. Thời gian phát triển chiều cao mạnh nhất ở nữ giới là từ 8-17 tuổi, quyết định đến 23% chiều cao trung bình ở người trưởng thành.
Kích thước xương, khối lượng xương và mật độ chất khoáng ở mỗi xương tăng lên khoảng 4% mỗi năm tính từ giai đoạn trẻ 8 tuổi cho đến qua giai đoạn vị thành niên. Sự tích lũy nhanh chóng về khối lượng xương có liên quan đến sự tăng trưởng và phát triển chiều cao và có thể cả sự hoạt động của các hormone tăng trưởng như IGF-1, steroid sinh dục và các receptor của các hormone.
Vai trò của khẩu phần ăn càng trở nên quan trọng đối với sự phát triển cơ thể của trẻ em trong giai đoạn này. Các chất dinh dưỡng chính để tăng trưởng và phát triển gồm protein, sắt, canxi, vitamin A, vitamin D, iot và kẽm. Ngoài ra, còn có vai trò của hormone GH và các hormone sinh dục.
Trong giai đoạn này, cơ thể có nhiều tiềm năng để khắc phục các tình trạng chậm phát triển do thiếu dinh dưỡng ở các giai đoạn trước. Lưu ý việc dùng thuốc thay thế hormone chỉ sử dụng trong những trường hợp trẻ đã được thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng chặt chẽ để chẩn đoán xác định, tuyệt đối không tự ý dùng các thuốc thay thế hormone này sẽ không có tác dụng và nguy hiểm tính mạng của trẻ.
Nhiều nghiên cứu còn cho thấy, ở những năm tiếp theo, khi cơ thể được ăn uống hợp lý, tích cực rèn luyện thể dục thể thao và lối sống lành mạnh, chiều cao con người vẫn tiếp tục tăng ít cho đến 25 tuổi ở nữ giới và 28 tuổi ở nam giới.
Phần lớn trẻ em Việt Nam mới sinh đều có chiều dài tương đương với trẻ em sinh ra tại các quốc gia khác trên thế giới (trên 50cm), nhưng từ 3 tuổi trở lên, khoảng cách chiều cao của trẻ em Việt Nam cách biệt dần và dần bị trẻ em thế giới bỏ xa. Chiều cao trung bình của người Việt trưởng thành hiện nằm trong nhóm những nước có chiều cao thấp ở châu Á và càng xa hơn các quốc gia châu Âu mặc dù chương trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em do Viện Dinh Dưỡng triển khai trong nhiều thập kỷ qua đã đạt được những hiệu quả đáng kể về cải thiện chiều cao trẻ em.
Tuy nhiên, các tiêu chí trong cuộc sống để giúp phát triển chiều cao tối ưu ở hầu hết các vùng miền vẫn chưa đạt đến được như đảm bảo đủ dinh dưỡng không thiếu ăn, không thiếu vi chất, môi trường sống trong sạch không nhiễm khuẩn, bụi, hóa chất… Vì thế nắm bắt được các giai đoạn tăng trưởng chiều cao của trẻ cùng với các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao, đặc biệt là dinh dưỡng hợp lý giúp cho các bậc phụ huynh có những biện pháp can thiệp kịp thời giúp trẻ đạt được chiều cao tối ưu.