Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cách gọi “đồng bào” này xuất phát từ truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên”. Truyền thuyết kể rằng, mẹ Âu cơ đã sinh ra một bọc trứng, từ bọc trứng nở ra trăm người con là tổ tiên của dân tộc Việt Nam ngày nay. Từ “đồng bào” ở đây có nghĩa là “cùng một bào thai”. Vì vậy, người Việt thường gọi những người trong cùng đất nước là “đồng bào” là ý coi nhau như anh em cùng sinh ra từ một bọc, có cùng một cội nguồn sinh dưỡng, cùng là “con Rồng cháu Tiên”.
Cách gọi “đồng bào” là cách gọi thân thương trìu mến, gắn liền với truyền thống “yêu nước với thương nòi” của người Việt. Hai tiếng “đồng bào” còn thể hiện một ý nghĩa rằng: mọi người dân trên đất nước Việt Nam đều bình đẳng như nhau, giữa những con dân Việt không có gì khác biệt về đẳng cấp, quyền lợi. Từ ý niệm đồng bào cùng chung một Mẹ, một nguồn cội huyết thống đã hình thành một ý thức dân tộc cao độ với lòng yêu nước gắn liền với tình thương giống nòi.
Hỏi: Báo Người Lao Động, số ra ngày 1-3-2007, trang 1, trong bài “Khai mạc...”, có câu “... Đồng bào người Hoa tại TP Hồ Chí Minh”. Xin hỏi, sử dụng từ “đồng bào” đối với cộng đồng người Hoa có chính xác? HỒ THÀNH (KP2, Củ Chi, TPHCM)
NGHÊ DŨ LAN: Xin thưa ngay rằng chẳng những nói đồng bào người Hoa, mà nói đồng bào Khmer thì cả hai đều hoàn toàn chính xác.
Đêm khai mạc Ngày hội văn hóa người Hoa tại TPHCM, tháng 2 năm 2007. Ảnh: K.Đ |
Hán-Việt tự điển của Thiều Chửu (NXB TPHCM, 1993, tr. 522) giảng: bào là: “[cái] bọc, anh em cùng một cha mẹ gọi là đồng bào (anh em ruột). Nói rộng ra, anh bố gọi là bào bá (bác ruột), em bố gọi là bào thúc (chú ruột). Người trong một nước cũng gọi là đồng bào, nghĩa là cùng là con cháu một ông tổ sinh ra vậy.
Cách giảng như Thiều Chửu (đồng bào: cùng là con cháu một ông tổ sinh ra) có lẽ dễ làm “vừa bụng” không ít người quen nghĩ rằng “đồng bào” là một từ do người Việt sáng tạo ra. Đơn cử là Bách khoa toàn thư mở Wikipedia (bản sửa đổi lần cuối lúc 08:43, ngày 25-1-2007) viết như sau (http://vi.wikipedia.org/...):
“Đồng bào là một cách gọi giữa những người Việt Nam, có ý coi nhau như con cháu của cùng tổ tiên sinh ra. Từ đồng bào được sử dụng dựa trên truyền thuyết Trăm trứng nở trăm con. [sic] Truyền thuyết kể rằng Lạc Long Quân lấy Âu Cơ và sinh ra một bọc trứng và nở ra một trăm người con là dân tộc Việt Nam ngày nay.”
Nếu hiểu lầm chỉ dân tộc nào vốn cùng từ một “bọc” của Âu Cơ đẻ ra mới được gọi “đồng bào” thì đương nhiên hai dân tộc Hoa và Khmer không thể gọi là “đồng bào”. Quan niệm này vừa sai, vừa nguy hiểm vì nó dễ đưa tới tinh thần phân biệt, kỳ thị (discrimination) làm phân hóa sự đoàn kết các dân tộc trong cùng một lãnh thổ quốc gia!
Sự thật, người Việt đã vay mượn hai chữ “đồng bào” từ Hán ngữ, cho nên “đồng bào” không phải là một sáng tạo của người Việt dựa theo huyền sử một bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ như Wikipedia đã “tưởng tượng”! Ta dễ dàng thấy mục từ “đồng bào” trong các từ điển chữ Hán không do người Việt soạn, chẳng hạn:
1. Mathews’Chinese-English Dictionary (Shanghai: China Inland Mission and Presbyterian Mission Press, 1931), mục từ 6615-118 giảng là “uterine brothers; compatriots” (đồng bào huynh đệ là anh em một mẹ; người cùng một nước).
2. Từ điển Hán-Việt do Hầu Hàn Giang và Mạch Vĩ Lương cùng chủ biên (Bắc Kinh: Thương Vụ ấn thư quán, 1994, tr. 663)
giảng đồng bào là: “anh chị em ruột”.
3. Chinese-English Dictionary Online (www.chinese-learner.com/dictionary) giảng là “fellow citizen or countryman”, tức đồng bào là người dân cùng một nước.
Tóm lại, đồng bào đơn giản chỉ có nghĩa là người dân có cùng quốc tịch, là công dân của cùng một nước. Vậy thì nói đồng bào người Hoa, đồng bào người Khmer là hoàn toàn đúng, là xác định hai thành phần anh em trong đại gia đình Việt Nam gồm 54 thành phần mà ta thường gọi là 54 dân tộc.
lấy trên mạng
- Việc người Việt thân mật gọi nhau là đồng bào là để chỉ mối quan hệ thân thiết, từ đồng bào có nghĩa là cùng một bào thai, tức là cùng một mẹ sinh ra như câu chuyện cái bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ vậy. Việc gọi nhau như vậy cũng đã thể hiện người Việt đã xem nhau là anh em trong đại gia đình Việt Nam.
- Nó thể hiện sự yêu thương, đùm bọc, đoàn kết, giúp đỡ nhau của tất cả các dân tộc sống trên dãy đất Việt Nam từ Nam chí Bắc, từ đồng bằng đêna miền núi.
Cá: động vật có xương sống, ở dưới nước, bơi bằng vây, thở bằng mang
- Trong ngôn ngữ thông thường từ cá (cá voi, cá heo) không mang ý nghĩa chặt chẽ như định nghĩa của sinh học
“Người đồng mình” là cách gọi thân thương, chân thành và giản dị của tác giả về người cùng quê, cùng bản với mình.
“Người đồng mình” là cách gọi thân thương, chân thành và giản dị của tác giả về người cùng quê, cùng bản với mình.
Qua sự so sánh của Lỗ Tấn có thể nhận ra hàm ý: Tuy hi vọng chưa biết thực hư thế nào, nếu cố gắng thực hiện thì có thể đạt được
- Hình ảnh có tính biểu tượng trong khổ thơ 4, 5:
+ Con chim hót, một cành hoa: nguyện ước muốn sống có ích và được cống hiến
+ Nốt trầm: âm thanh nâng đỡ những âm thanh khác, cống hiến thầm lặng
- Điệp ngữ "ta làm" thể hiện khát khao chân thành được hòa nhập vào cuộc sống, góp phần vào cuộc đời chung, của đất nước
- Cách diễn đạt giản dị, chân thành thông qua những hình ảnh gần gũi, thân thuộc
→Khổ thơ thể hiện ước nguyện cống hiến chân thành của tác giả cho cuộc đời, cho đất nước.
- Qua cách diễn đạt của tác giả, em nghĩ, khi sống và cống hiến hết mình sẽ thấy bản thân và cuộc đời có ý nghĩa, có giá trị
+ Cuộc đời mỗi người chỉ sống một lần, vì thế nên tận dụng quỹ thời gian, sức trẻ để sống ý nghĩa và yêu thương
Cách gọi ấy thể hiện sự đoàn kết, yêu nước của nhân dân ta
Cách gọi ấy thể hiện sự đoàn kết
yêu nước
của nhân dân ta