Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Khi một tế bào thực vật bị nhiễm bệnh, bệnh sẽ di chuyển đến các tế bào lân cận qua cấu sinh chất và lan truyền đến tất cả các tế bào của thực vật.
- Vùng nhiệt đới có nhiệt độ ấm thường dao động từ 20oC – 40oC và độ ẩm cao. Đây là điều kiện thích hợp cho sự phát triển của các vi sinh vật như các vi khuẩn, nấm,…
- Ngược lại, vùng ôn đới thường có nhiệt độ lạnh, độ ẩm thấp khiến kìm hãm sự phát triển của các vi khuẩn, nấm,…
→ Các bệnh do vi sinh vật gây ra (bệnh tả, nấm,…) dễ xuất hiện và phát triển thành dịch ở vùng nhiệt đới hơn so với vùng ôn đới. Đồng thời, thực phẩm và đồ dùng ở vùng nhiệt đới cũng rất nhanh bị hỏng nếu không được bảo quản đúng cách hơn.
- Do nhiệt đới có nhiệt độ nóng nên vi sinh vật có thể dc phát triển thành dịch và dễ xuất hiện
- Còn ôn đới có nhiệt độ lạnh nên các vi sinh vật bị hạn chế phát triển thành dịch và ko thể xuất hiện
Vì vậy nên các bệnh do vi sinh vật gây ra dễ xuất hiện và phát triển thành dịch ở vùng nhiệt đới hơn so với vùng ôn đới
vì vùng nhiệt đới ở trong vùng xích đạo nên vi sinh vật có thể dc phát triển thành dịch và dễ xuất hiện
Câu 1:
a) - Cầu sinh chất là protein dạng ống , nối các tế bào với nhau, có chức năng truyền thông tin, vật chất như các phân tử nhỏ giữa các tế bào.
-Đặc điểm này trở thành bất lợi khi virus xâm nhập vào tế bào, chúng có thể nhanh chóng truyền từ tế bào này sang tế bào khác. Thậm chí một số virus có thể kích hoạt tế bào tiết ra các protein làm mở rộng cầu sinh chất. Chính vì vậy, virus nhanh chóng phát tán trong toàn bộ cây.
b) -Khi bị tác nhân gây bệnh xâm nhập, tế bào có cơ chế nhận biết các tác nhân gây bệnh, hoạt hóa chương trình tự chết của tế bào (đáp ứng quá mẫn) và tiết ra các chất kháng lại tác nhân gây bệnh nhằm ngăn cản sự phát tán của tác nhân đó.
-Các tế bào cũng khởi động hệ thống chống chịu toàn cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh và có tác dụng kéo dài nhiều ngày.
Bạn tham khảo !
Thuốc ARV tuy có tác dụng ngăn chặn sự lây lan và ngăn chặn sự sinh sôi (tự nhân bản) của virus HIV nhưng không thể ngăn cản sự xâm nhập của các bệnh khác. Ta biết rằng HIV không làm con người tử vong mak chỉ làm cho người nhiễm bị suy giảm và yếu đi hệ miễn dịch nên người nhiễm HIV thường chết do mắc phải các bệnh khác như sởi, cúm,..... Vì vậy tuy người nhiễm HIV đã dùng ARV nhưng vẫn sẽ tử vong khi mắc phải các bệnh khác -> Tỉ lệ tử vong cao như người không dùng thuốc
Bệnh truyền nhiễm
- Khái niệm: Là bệnh lây lan từ cá thể này sang cá thể khác.
vi sinh vật có thể lan truyền qua các con đường :
a. Truyền ngang:
- Qua đường hô hấp: sol khí bắn ra hoặc do hắt hơi.
- Qua đường tiêu hóa: vi sinh vật từ phân vào cơ thể qua thức ăn, nước uống bị nhiễm.
- Qua tiếp xúc trực tiếp: qua vết thương, quan hệ tình dục, qua động vật cắn hoặc côn trùng đốt…
- Qua động vật cắn hoặc côn trùng đốt.
b. Truyền dọc:
- Là phương thức truyền từ mẹ sang con qua nhau thai, khi sinh nở hay qua sữa mẹ.
- Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây từ người này sang người khác. Tác nhân gây bệnh rất đa dạng có thể là vi khuẩn, nấm, động vật nguyên sinh hoặc virut...
- Tùy theo tác nhân gây bệnh mà có thể lan truyền theo các con đường khác nhau, có thể lan truyền theo 2 con đường:
+ Truyền ngang:
• Qua sol khí (các giọt keo nhỏ nhiễm vi sinh vật bay trong không khí bắn ra khi ho hoặc hắt hơi.
• Qua đường phân - miệng: Vi sinh vật từ phân vào cơ thể qua thức ăn, nước uống bị nhiễm.
• Qua tiếp xúc trực tiếp: Qua vết thương, qua quan hệ tình dục, hôn nhau hay qua đồ dùng hằng ngày...
• Qua động vật cắn hoặc côn trùng đốt.
+ Truyền dọc.
Truyền từ mẹ sang thai nhi qua nhau thai, nhiễm khi sinh nở hoặc qua sữa mẹ.
Khi sử dụng các loại thuốc tiêu diệt các loài động vật kí sinh (giun tròn) thường ảnh hưởng đến sức khỏe của con người hơn so với các loại kháng sinh được sử dụng để chữa bệnh do vi khuẩn gây ra là vì:
- Động vật kí sinh (giun tròn) và người đều là các sinh vật được cấu tạo từ các tế bào nhân thực nên cơ chế tác động của thuốc tiêu diệt các loài động vật kí sinh (giun tròn) ít nhiều cũng sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Ví dụ: Thuốc Fugacar được bào chế ở dạng viên nén nhai làm giảm hấp thu glucose, cạn dự trữ glycogen, giảm ATP nguồn cung cấp năng lượng cho kí sinh trùng. Tuy nhiên, dạ dày của người sử dụng cũng chịu tác dụng của thuốc.
- Trong khi đó, vi khuẩn là tế bào nhân sơ, có cấu tạo khác nhiều so với tế bào nhân thực. Do đó, người ta có thể điều chế các loại thuốc kháng sinh chỉ ảnh hưởng đến tế bào vi khuẩn mà không ảnh hưởng đến tế bào của người dựa trên những điểm sai khác đó.
Tại sao một số động vật như trâu, bò , ... khi nhiễm vi rút thì dễ phát bệnh gây tử vong nhanh ?
Vì vi rút nhân lên rất nhanh trong thời gian ngắn sau đó tiếp tục xâm nhập vào các tế bào cùng loại, sử dụng chất dinh dưỡng và thải độc vào tế bào làm tế bào ngừng hoạt động.