Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Sự thay đổi của thảm thực vật theo độ cao, theo hướng sườn ở vùng núi An-pơ:
- Thay đổi theo độ cao: Càng lên cao không khí càng loãng dần, cứ lên cao l00 m nhiệt độ không khí lại giảm 0,6°C, ở độ cao trên 3000m của đỉnh núi An-pơ có băng tuyết phủ vĩnh viễn.
=> Sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm không khí từ chân núi lên đỉnh núi đã tạo nên sự phân tầng thực vật theo độ cao: rừng lá rộng -> rừng lá kim -> đồng cỏ -> tuyết.
- Khí hậu và thực vật thay đổi theo hướng của sườn núi.
+ Sườn núi đón gió ẩm và đón ánh nắng mặt trời có mưa nhiều, cây cối tốt tươi hơn và phát triển lên đến những độ cao lớn hơn phía sườn khuất nắng, khuất gió.
sườn tây dãy andet | sườn đông dãy an-det | ||
dộ cao | đai thực vật | độ cao | đai thực vật |
0-1000 | nửa hoang mạc | 0-1000 | rừng nhiệt đới |
1000-2000 | cây bụi xương rồng | 1000-1300 | rừng là rộng |
2000-3000 | đồng cỏ cây bụi | 1300-3000 | rừng lá kim |
3000-5000 | đồng cỏ núi cao | 3000-4000 | đồng cỏ |
trên 5000 | băng tuyết | 4000-5000 | đồng cỏ núi cao |
trên 5000 | băng tuyết |
1.bạn xem thêm ở đây nhé
Câu hỏi của Tien Nguyen - Địa lý lớp 7 | Học trực tuyến
2.
Độ cao | đai thực vật | độ cao | đai thực vật |
0-1000 | thực vật nửa hoang mạc | 0-1000 | rừng nhiệt đới |
1000-2000 | cây bụi xương rồng | 1000-1300 | rừng lá rộng |
2000-3000 | cây bụi xương rồng và đồng cỏ cây bụi | 1300-3000 | rừng lá kim |
3000-5000 | đồng cỏ cây bụi và đồng cỏ núi cao | 3000-4000 | đồng cỏ |
trên 5000 | băng tuyết | 4000-5000 | đồng cỏ núi cao |
Xin lỗi bạn mik kẻ bị thiếu :
Sường đông dãy andret | |
độ cao | đai thực vật |
trên 5000 | băng tuyết |
3.
Vì ở sườn Tây do ảnh hưởng của dòng biển lạnh Pê-ru(đây là một dòng biển lạnh, khi hơi nước từ biển vào gặp dòng biển này thì ngưng tụ tạo thành mưa, bởi vậy khi vào đất liền không còn hơi nước trở nên hanh và khô) bởi vậy ở sườn Tây mới có đai thực vật nửa hoang mạc.
Còn ở sườn Tây do ảnh hưởng của gió mậu dịch(gió tín phong) nên mới có thực vật nhiệt đới.
Trả lời:
Do ảnh hưởng của dòng biển lạnh Pê-ru chạy sát bờ phía tây, hơi nước từ biển vào gặp lạnh bị ngưng đọng thành sương mù. Khi vào trong đất liền, không khí đã mất hơi nước, không gây mưa, tạo điều kiện cho hoang mạc hình thành.
Có hoang mạc A-ta-ca-ma ở dải đất phía tây An-đét do tác động của dòng biển lạnh Peru.
Dòng biển lạnh Peru chảy mạnh và rất gần bờ biển phía tây Nam Mỹ. Không khí ẩm từ biển đi vào đất liền, đi ngang qua dòng biển này gặp lạnh và ngưng tụ kết thành sương mù. Vào đến đất liền, không khí mất hơi nước trở nên khô làm cho lượng mưa ở vùng ven biển phía tây Nam Mỹ rất ít, tạo điều kiện cho hoang mạc hình thành và phát triển.
(1): Các đặc điểm khác nhau
(2): Thay đổi theo mùa
(3): Rừng có nhiều tầng, đồng cỏ nhiệt đới, rừng ngập mặn, trong rừng có một số cây rụng lá vào mùa khô
(4): Môi trường sống thuận lợi cho nhiều loài động vật khác nhau, trên cạn và dưới nước
(5): Trồng cây lương thực nhiệt đới (đặc biệt là cây lúa nước) và cây công nghiệp
(6): Đông nhất thế giới
(7): Đất đai
1:- Những đặc điểm chung:
+ Phần lớn diện tích đất nổi nằm ở nửa cầu Bắc.
+ Khí hậu mang tính chất trung gian giữa đới nóng và đới lạnh. Thời tiết thay đổi thất thường do các đợt khí nóng ở chí tuyến và các đợt khí lạnh ở vùng cực tràn tới.
+ Gió Tây ôn đới và các khối khí từ đại dương mang theo không khí ấm và ẩm vào đất liền làm thời tiết luôn biến động, rất khó dự báo.
+ Thiên nhiên thay đổi rõ rệt theo thời gian với bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông và theo không gian từ bắc xuống nam và từ tây sang đông.
* Các kiểu môi trường đới ôn hòa:
- Môi trường ôn đới hải dương;
- Môi trường ôn đới lục địa;
- Môi trường Địa Trung Hải;
- Môi trường cận nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt đới ẩm;
- Môi trường hoang mạc ôn đới.
Chúc bạn học tốt.
3:Vì đới lạnh cũng có lượng mưa ít, rất khô hạn, biên độ nhiệt ngày và năm lớn, có rất ít người sinh sống, thực động vật nghèo nàn nên
cũng được coi như hoang mạc nhưng nhiệt độ quá thấp nên gọi là hoang mạc lạnh.
4:Khí hậu khắc nghiệt, lạnh lẽo khiến cho đới lạnh là nơi có rất ít dân. Dù đã thích nghi, các dân tộc sống lâu đời ờ phương Bắc cũng chỉ sống được trong cái đài nguyên ven biển phía bắc châu Âu, châu Á và Bắc Mĩ. Người La-pông . Bắc Àu và người Chúc, người I-a-kut, người Xa-mô-y-et ở Bắc Á sống bằng nghề chăn nuôi tuần lộc và săn thú có lông quý. Người I-nuc ở Bắc Mĩ và ở đảo Grơn-len sống bằng nghề đánh bắt cá hoặc săn bắn tuần lộc, hải cầu, gấu trắng... để lấy mỡ thịt và da. Họ di chuyển trên các xe trượt do chó kéo.
5: - Các nguồn tài nguyên chính của đới lạnh là : khoáng sản. hải sản, thú có lông quý.
- Nhiều nguồn tài nguyên của đới lạnh vẫn chưa được khai thác là do khí hậu quá lạnh, mặt đất đóng băng quanh năm, có mùa đông kéo dài, thiếu nhân lực, thiếu phương tiện vận chuyển và kĩ thuật tiên tiến.
6: -Ở vùng núi, khí hậu và thực vật thay đổi theo độ cao. Càng lên cao không khí càng loãng dần, cứ lên cao l00 m nhiệt độ không khí lại giảm 0,6°C. Từ trên độ cao khoảng 3000m ở đới ôn hoà và khoảng 5500 m ở đới nóng là nơi có băng tuyết phủ vĩnh viễn.Sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm không khí từ chân núi lên đỉnh núi đã tạo nên sự phân tầng thực vật theo độ cao, gần giống như khi chúng ta đi từ vùng vĩ độ thấp lên vùng vĩ độ cao.
Khí hậu và thực vật còn thay đổi theo hướng của sườn núi. Những sườn núi lớn gió ẩm thường có mưa nhiều, cây cối tốt tươi hơn so với sườn khuất gió hoặc đón gió lạnh. Ở đới ôn hoà, trên những sườn núi đón ánh nắng, cây cối phát triển lên đến những độ cao lớn hơn phía sườn khuất nắng.
Trên các sườn núi có độ dốc lớn dễ xảy ra lũ quét, lở đất... khi mưa to kéo dài, đe doạ cuộc sống của người dân sống ờ các thung lũng phía dưới. Độ dốc lớn còn gây trở ngại cho việc đi lại và khai thác tài nguyên ở vùng núi.
Câu 1:
-Hoạt động của người dân ở hoang mạc là:
+ Chăn nuôi du mục: chăn cừu, dê, lạc đà,...
+Trồng trọt trong các ốc đảo
+Khai thác khoáng sản: dầu mỏ, khí đốt,...
+Du lịch
+Kĩ thuật khoan sâu: phát hiện được các mỏ dầu khí lớn, các mỏ khoáng sản và các mạch nước ngầm trong lòng đất.
Câu 2:
-Hoạt động của con người ở đới lạnh là:
+ Người La-pông, người Chúc, người I-a-kut , người Xa-mô-y-ét sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt cá, chăn nuôi tuần lộc và săn thú có lông quý hiếm.
+Người I-núc sống bằng nghề đánh bắt cá hoặc săn bắn tuần lộc, hải cẩu, gấu trắng,...để lấy thịt và da. Họ di chuyển trên các xe trượt do chó kéo.
Từ độ cao 0m → 1000m, sườn tây An-đét là thực vật nửa hoang mạc do tác động của dòng biển lạnh Pê-ru, dẫn đến sờn tây An-đét có khí hậu khô.
Từ độ cao 0m → 1000m, sườn đông An-đét có rừng nhiệt đới vì nơi đây chịu ảnh hưởng của gió Mậu Dịch thổi vào nên có lượng mưa nhiều.
Từ độ cao từ 0m đến 100m ở sườn tây của dãy An-det là thực vật nửa hoang mạc vì: do tác động của dòng biển lạnh Pê-ru dẫn đến sườn tây An-đet mưa ít,khí hậu khô.
Từ độ cao từ 0m đến 100m ở sườn đông dãy An-det có rừng nhiệt đới vì: chịu ảnh hưởng của gió Mậu dịch thôi vào nên mưa nhiều.