Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tụng giá hoàn kinh sưnhư một trang kí sự bằng thơ nóng hổi tính thời sự và đầy ắp sự kiện lịch sử của thời đại nhà Trần. Bài thơ tứ tuyệt này ghi lại một cách hào hùng hai chiến công vang dội của quân và dân Đại Việt vào xuân - hè năm Ất Dậu (1285): trận Hàm Tử và trận Chương Dương. Thừa thắng, quân ta tiến lên giải phóng kinh thành Thăng Long. Trần Quang Khải kể lại hào khí chiến thắng đó:
“Chương Dương cướp giáo giặc,
Hàm Tử bắt quân thù
Thái bình nên gắng sức,
Non nước ấy ngàn thu”.
Thượng tướng Trần Quang Khải là một người văn võ toàn tài, một trong những anh hùng - thi sĩ tài ba lỗi lạc thời nhà Trần. Ông là một trong những anh hùng đã đem tài thao lược chỉ huy tướng sĩ làm nên những chiến công oanh liệt Chương Dương, Hàm Tử.
Hai câu đầu ghi lại những trận thuỷ chiến dữ dội nổ ra trên chiến tuyến sông Hồng. Trận Hàm Tử diễn ra vào tháng 4 - 1285, tướng Trần Nhật Duật chém được Toa Đô. Hai tháng sau, Trần Quang Khải đại phá giặc Nguyên - Mông tại bến Chương Dương. Hàng vạn giặc bị tiêu diệt, bịbắt làm tù binh. Quân ta chiếm được nhiều chiến thuyền, vũ khí và lương thảo của quân giặc phương Bắc.
Nhà thơ đã sử dụng thủ pháp liệt kê và phép đối, làm nổi bật hai sự kiện lịch sử mang tầm chiến lược đã diễn ra tại bến đò và quan ải trọng yếu trên phòng tuyến sông Hồng. Việc sau (Chương Dương) nói trước, việc trước (Hàm Tử) kể sau: nói ít mà gợi nhiều, sức rung cảm của vần thơ rất kì diệu:
“Đoạt sáo Chương Dương độ,
Cầm Hồ Hàm Tử quan”.
Hai cụm từ: “Đoạt sáo” (cướp giáo) và “Cầm Hồ” (bắt giặc Hồ) được đặt ở vị trí đầu cầu thơ, như một trọng âm, một nốt nhấn trong khúc ca khải hoàn, đồng thời gợi tả hai cú đánh trời giáng xuống đầu quân xâm lược, Chiến công nối tiếp chiến công, quân ta đánh thắng giòn giã. Niềm vui thắng trận tràn ngập lòng người. Từ nhà vua đến tướng sĩ, từ vương hầu đến người dân, ai ai cũng hả hê, sung sướng.
Cuốn Kinh thế đại điển tự lục đời Nguyên đã ghi nhận: “Thuỷ lục đến đánh vào đại doanh, vây thành vòng, tuy chết nhiều, nhưng quân tăng thêm càng trở nên đông. Quan quân (nhà Nguyên) sớm tối đánh rất khôn đôn, thiếu thôn, khí giới đều kiệt”.
Hai chiến công ở bến Chương Dương và cửa Hàm Tử đã làm thay đổi cục diện chiến trường, quân ta từ rút lui chiến lược đã tiến lên phản công như vũ bão. Mới ngày nào, 50 vạn quân Mông cổ do Thoát Hoan cầm đầu kéo sang như sóng dữ tràn ngập bờ cõi Đại Việt. Khói lửa ngút trời kinh thành Thăng Long. Giặc từ hai phía kẹp lại như hai gọng kìm sắt, từ ải Nam Quan đánh xuống, từ Chiêm Thành đánh ra. Vận nước như ngàn cân treo sợi tóc. Nhưng với tài thao lược của Trần Quốc Tuấn và tướng sĩ, quân ta đã “lấy đoản binh chế trường trận” của quân xâm lược Thiên triều. Trận Chương Dương, Hàm Tử đại thắng. Thế cờ đảo ngược. Quân ta đánh thắng giòn giã, giáng sấm sét xuống đầu lũ giặc phương Bắc. Kinh thành Thăng Long được hoàn toàn giải phóng. Quân xâm lược bị quét sạch ra khỏi đất nước ta. Đó là những ngày tháng vinh quang của dân tộc. Mùa hè năm Ất Dậu (1285) là mùa hè mà niềm vui chiến thắng trào dâng sông núi. Câu thơ của Trần Quang Khải như một trang kí sự chân thực, hào hùng, mang phẩm vị anh hùng ca tạo nên một nét rất đẹp của bài thơ Tụng giá hoàn kinh sư.
Máu xương của ba quân, lòng quả cảm của người chiến binh, tài thao lược của tướng soái... đã góp phần làm nên chiến công Chương Dương, Hàm Tử oanh liệt. Phải là người trong cuộc, phải là nhà thơ tài hoa, Trần Quang Khải mới viết được những câu thơ hùng tráng như vậy! Tác giả Tụng giá hoàn kinh sư là một trong những thi sĩ đầu tiên của Đại Việt đã đem địa danh sông núi thân yêu in đậm vào lịch sử và nền thơ ca dân tộc như mộtdấu son chói lọi: Chương Dương và Hàm Tử. Ta đã biết tính hàm súc là một trong những tính chất làm nên vẻ đẹp văn chương của thơ ca đích thực. Chỉ bằng hai câu thơ ngũ ngôn, thi sĩ đã gợi ra bao ý nghĩ, bao liên tưởng, bao cảm xúc, ý vị sâu xa về sức mạnh Đại Việt.
Từ trong khói lửa của chiến tranh, từ trong đống tro tàn của đất nước, nhà thơ đã nghĩ về đất nước trong ngày mai thanh bình. Phần hai của bài thơ nói lên những suy nghĩ của Trần Quang Khải về giang sơnTổ quốc, về tiền đồ của dân tộc. Giọng thơ trở nên sâu lắng, thâm trầm. Như một lời tâm tình, nhắn gửi:
“Thái bình tu trí lực,
Vạn cổ thử giang san”.
Nhà thơ tự nói với mình, tự nhắc nhở mình về nhiệm vụ trước mắt mà cũng là nhiệm vụ lâu dài: “Thái bình tu trí lực”. Giặc ngoại xâm đã bị quét sạch, đất nước mới được thái bình, các quý tộc, các vương hầu phải “tu trí lực”, nghĩa là nên gắng sức, đem tài trí, đem sức người, sức của ra xây dựng đất nước. Đó cũng là điều tâm huyết mà nhà thơ muốn nhắc nhở mọi người. Lời thơ cho thấy nhãn quan sáng suốt, sâu xa của Trần Quang Khải, cho thấy tầng lớp quý tộc nhà Trần là lực lượng tiến bộ nhất, trong xu thế đi lên của lịch sử, đang nắm quyền lãnh đạo đất nước Đại Việt.
Vì sự vững bền của giang sơn đến muôn đời mà “tu trí lực”. Lời thơ bình dị, nhưng ý tưởng chứa đựng bên trong, cái ý thức nhắc nhở của nhà thơ thì không chút tầm thường và đơn giản. Câu thơ hàm chứa một tư tưởng vĩ đại. Khi Tổ quốc Đại Việt đứng trước họa xâm lăng của Hốt Tất Liệt thì “Vua tôi đồng lòng, anh em hòa thuận, cả nước góp sức” (Trần Quốc Tuấn). Trong hòa bình, từ vua tôi đến tướng sĩ, từ vương hầu đến người dân bình thường, ai ai cũng phải biết “tu trí lực” sống hết mình vì sự bền vững muôn thuở của đất nước thân yêu: Tự hào về quá khứ oanh liệt của ông cha, mọi người phải nghĩ về tương lai của đất nước, về tiền đồ của dân tộc, để sống và lao động sáng tạo sao cho thật có ích, có nhiều ý nghĩa:
“Thái bình nên gắng sức,
Non nước ấy ngàn thu”.
Tóm lại, bài thơ Tụng giá hoàn kinh sư là một kiệt tác trong nền thơ văn cổ Việt Nam. Ý thơ hàm súc, ngôn ngữ thơ bình dị mà sâu sắc. Bài thơ có giá trị lịch sử như một tượng đài chiến công tráng lệ, nó làm ta sống lại những năm tháng kháng chiến hào hùng đánh thắng giặc Nguyên - Mông. Nó nhắc nhở mỗi con người Việt Nam biết nâng cao ý thức trách nhiệm công dân trong bảo vệ và dựng xây đất nước thanh bình, đẹp tươi, bền vững muôn đời. Trên hành trình đi tới thế kỉ XXI của nhân dân ta, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh...”. Bài thơ Tụng giá hoàn kinh sư của Trần Quang Khải vẫn mang tính thời sự thiết thực đốivới mỗi chúng ta. Tâm thức của thi sĩ - anh hùng vẫn như ánh sao chiếu sáng bầu trời quê hương đất nước!
+ Thời tiết diễn biến thất thường
+ Mùa mưa có năm đến sơm, năm lại đến muộn
+ Lượng mưa có năm ít, có năm gây lũ lụt, năm lại gây hạn hán
Thường thì những ngày hai chín, ba mươi Tết, dù bận đến thế nào, những người phụ nữ cũng phải gội đầu để đón năm mới. Đó là những ngày có nhiều tóc rối cài lên mái nhà. Cả trước ngày rằm tháng giêng, mọi người chuẩn bị tắm gội sạch sẽ để lên chùa lễ Phật, ai chả phải gội đầu.
Và chỉ sau đó vài hôm, thế nào cũng có những bà hàng kẹo mầm đi thu nhặt những búi tóc rối ấy bằng cái nồi kẹo mầm, đổi kẹo cho trẻ con để lấy tóc rối.
Đó là những ngày hết Tết rồi. Trong mọi nhà chả còn một thứ bánh mứt, kẹo gì, bọn trẻ con chúng tôi mới mong những bà hàng kẹo mầm xuất hiện trên đường làng. Với tiếng rao: "Ai tóc rối đổi kẹo không nàỏ". Tiếng rao như một câu hỏi vu vơ cứ ngân dài trong những ngõ quê. Chắc người lớn chẳng ai để ý đến tiếng rao ấy. Nhưng bọn trẻ con chúng tôi thì cứ dỏng tai lên nghe, xem cái tiếng rao của bà hàng kẹo mầm đã gần đến ngõ nhà mình chưa. Và khi đã chắc chắn là bà hàng kẹo mầm đang đi về phía nhà mình rồi, anh em tôi bắc cái ghế đẩu trèo lên, đưa tay vào những khe tầu lá cọ moi ra những búi tóc rối. Chúng tôi gỡ gỡ búi tóc ra, vo lẫn vào nhau thành một nắm tưởng như to tướng trong lòng bàn tay, với hy vọng sẽ đổi được cái kẹo to.
Bọn trẻ ngồi vây quanh bà hàng kẹo mầm, vừa xem, vừa chờ đến lượt mình, mỗi thằng cầm một nắm tóc rối bù xù. Bà hàng kẹo đỗ quang gánh, mở cái mẹt đậy thúng ra, lấy nồi kẹo mầm và một nắm que tăm để lên mẹt. Tay phải bà ta thoăn thoắt véo kẹo, kéo dài sợi kẹo từ trong nồi ra như làm phép. Tay trái bà ta cầm cái que tăm, mỗi lần hai tay bà chập vào nhau là một đoạn của sợi kẹo lại dính vào đầu que tăm que bên trái. Những sợi kẹo nhỏ như tơ tằm, cứ chập vào lại kéo ra như người biểu diễn một điệu múa. Người xem đến hoa mắt không nhận ra hai tay bà hàng kẹo vừa xoay que tăm vừa dính sợi kẹo vào đầu que nữa. Bọn trẻ chúng tôi đứa nào cũng kêu rằng túm tóc của mình to, bà phải thêm kẹo. Bà hàng kẹo không bao giờ cãi lại bọn trẻ con, bà nhanh miệng làm vừa lòng bọn trẻ bằng cách càng kéo mỏng sợi kẹo ra và chập thêm vào đầu que tăm. Mỗi lần thêm như vậy, bà ta lại kèm thêm một câu nói: "Này to, này!... Này, nhiều này!...". Tay bà ta làm, miệng nói, cứ như người phù thủy bắt quyết và đọc thần chú. Bà hàng kẹo làm xong một que, đưa cho đứa nào bà cũng nói thêm một câu: "To nhớ!... Thích nhớ!" cùng với miệng cười tươi hơn cả cô đào đóng vai Thị Mầu.
Bà hàng kẹo làm rất nhanh, chỉ một lúc sau, hơn một chục đứa chúng tôi đứa nào cũng có trên tay một que kẹo. Những sợi kẹo xù trên đầu que tăm như một bối bòng bong. Trông thì to xù như một bông hoa mẫu đơn, tưởng có thể ăn suốt ngày cũng không hết được. Nhưng chỉ cần cho vào mồm ngậm lại, xoay một cái là những sợi kẹo tóp lại dính vào nhau, chỉ to bằng cái quả xoan hay cái hạt táo.
Và đúng như lời bà hàng kẹo nói câu: "Thích nhớ", đứa nào cũng thích thật. Kẹo ngọt mát, tưởng như chẳng có thứ mứt tết nào bằng. Và chúng tôi coi đây là ngày "Tết" của trẻ con xóm quê vậy. Bởi đứa nào cũng vui tíu tít. Chúng tôi đứng nhìn theo bà hàng kẹo gánh hàng đi ngõ khác. Tiếng bà ta lại ngân dài trên đường làng: "Ai tóc rối... đổi kẹo kh..ộ.ông? Nà..àọ.?". Câu hỏi vu vơ bay vào trong các ngõ. Và lại có những đứa trẻ chạy ra, tay mỗi đứa cầm một nắm tóc rối.
Đó là những kỷ niệm của một thời thơ ấu, của lớp người bây giờ đã bạc đầu cả rồi. Ai còn sống trong những làng quê, ai đã đi ra thành phố? Ai đã đi nước lạ, quê người? Cuộc sống náo nhiệt, sung túc, tràn trề bánh kẹo ngoại hôm nay, có ai nhớ về quê làng cái thuở lắng tai nghe tiếng rao ngọt ngào, câu hỏi vu vơ bay trong lối ngõ quê hương?
Quê hương ai cũng có một dòng sông bên nhà.Con sông quê luôn gắn bó với tuổi thơ đời tôi....". Câu hát của nhạc sĩ đó đã nói rất đúng tâm tư tình cảm của nhiều người, trong đó có cả em. Đúng vậy, quê em có một khúc sông nhỏ chảy qua, dịu dàng và thơ mộng, là nơi sinh hoạt của dân làng, là nơi tuổi thơ em đã gắn bó nhiều kỉ niệm. Nơi ấy đã trở thành biểu tượng của quê hương để mỗi lần đi xa, nhớ về quê là em lại da diết nhớ đến con sông nhỏ quê mình.
Dong sông quê em không biết bắt nguồn từ ngọn suối nào trên dãy Trường Sơn trùng điệp xa xôi, đã đi qua bao ghềnh thác bao vách đá cheo leo trước khi về miền đồng bằng nhưng khi đi qua làng em nó chảy êm ả dịu dàng như muốn cho mọi người có đủ thời gian để ngắm nghía mặt nước lặng lờ với làn nước trong xanh của nó. Bố em bảo sông là một nhánh của dòng Thu Bồn nhưng dân làng em vẫn thường gọi bằng cái tên vừa dân dã vừa thân thương: sông Tre làng. Có lẽ vì nơi đây dân làng trồng tre rất nhiều, kín cả một bãi sông, nên mới có tên gọi như thế.
Sông quê em không có vẻ đẹp to lớn hùng vĩ như những con sông em thường gặp trong những trang thơ, trang văn mà nó bé nhỏ hiền hòa với chiều rộng độ hơn vài chục mét. Nhiều lúc em say sưa ngắm nhìn vẻ đẹp thơ mộng của dòng sông với hàng tre xanh hai bên bờ soi bóng xuống mặt sông êm đềm mát dịu rồi chợt nhớ đến những câu thơ của Tế Hanh viết về con sông quê mình:
"Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng..."
Đôi lúc, từ trên ngọn tre cao vút, một chú cò trắng như vôi kinh ngạc nhìn thấy bóng mình soi trong làn nước trong vắt, lặng lờ. Trên mặt sông thỉnh thoảng có vài con thuyền của người dân chài cá xuất hiện làm cho dòng sông càng thêm thơ mộng gấp bội phần. Chiều chiều, các bè nứa, các bè gỗ và thuyền buôn lững lờ xuôi về bến sông Hoài tận phố cổ Hội An. Vang vọng trên mặt sông là những tiếng nói và giọng cười của những bà, những cô gái trẻ. Chẳng biết họ có chuyện gì mà vui thế. Em như chợt vui lây cùng với niềm vui bình dị hồn nhiên của họ.
Nhưng dòng sông cũng có lúc nổi giận như con người. Đó là vào những ngày mưa lũ. Nước trở nên mênh mang hung tợn lạ thường. Nó đục ngầu sủi bọt cuồn cuộn chảy cuốn theo bao rác rưởi và củi mục từ trên nguồn trôi về. Mặt nước dâng cao nhấn chìm cả chiếc cầu tre lắt lẻo mà dân làng em góp tre làm tạm để qua bên kia sông làm mùa. Trên bờ những ngọn tre oằn oại cả thân mình như giục dòng nước chảy nhanh hơn ra biển để tránh ngập lụt cho dân làng. Những ngày đó muốn qua bên kia sông, dân làng phải nhờ đến người chèo đò. Con đò mảnh như chiếc lá tre trôi xéo giữa dòng nước ùng ục réo sôi rồi mới cập bến như dự định. Có lẽ chính những ngày gian nan này càng làm em thêm quí thêm yêu quê hương mình. Em tin rằng rồi đây sẽ không còn những chuyến đò qua sông đầy nguy hiểm như thế mà sẽ có một chiếc cầu xi măng kiên cố cho dân làng qua lại bình thường trên sông lúc nào họ muốn
Nhưng cho dù hiền hòa hay hung dữ, dòng sông quê em vẫn là nơi gắn bó thân thương với tất cả người dân trong làng. Đó là nơi có dòng nước nhẫn nại mang phù sa về bồi đắp bãi bờ, giúp cho hai bên bờ bãi lúa nương dâu bốn mùa xanh ngắt. Là nơi dân làng giặt giũ, gánh nước tưới rau. Là nơi những chú trâu, chú bò nhẩn nha gặm cỏ với vài đứa trẻ con vắt vẻo trên lưng đang thả hồn theo những cành diều vút tận mây xanh. Và đó cũng là nơi lũ trẻ làng em tập trung nô đùa chạy nhảy bơi lội trong những chiều hè nóng nực.
Yêu biết bao dòng sông quê em! Yêu biết bao nơi ghi dấu những kỉ niệm của một thời thơ ấu còn nhiều gian nan khổ nhọc. Dòng sông như một người thân đã hiện hữu trong cuộc đời của em. Mai này dù có đi đâu xa em vẫn maĩ nhớ mãi yêu dòng sông nhỏ quê mình. Sông là tất cả tuổi thơ em!
Lí Bạch là nhà thơ nổi tiếng của thơ ca lãng mạn cổ điển Trung Hoa. Nhắc tới ông, người đọc thường nhớ đến những vần thơ trữ tình bay bổng có vẻ đẹp lạ kì. Có thể nói, thơ Lí Bạch tràn ngập ánh trăng. Thuở nhỏ Lí Bạch thường lên núi Nga Mi để ngắm trăng cho rõ. Vì thế hình ảnh Trăng nửa vành thu trên đỉnh Nga Mi đã in sâu vào tâm khảm nhà thơ, trở thành một trong những biểu tượng của quê hương Tứ Xuyên mà nhà thơ thương nhớ suốt cuộc đời.
Từ tuổi 25, Lí Bạch đã xa quê và xa mãi, nhưng hình bóng quê hương luôn in đậm trong tâm khảm của ông. Vì thế mà trên bước đường lữ thứ tha phương, mỗi lần ngắm trăng sáng là ông lại chạnh lòng nhớ quê và chỉ biết gửi gắm tâm sự vào những vần thơ. Bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh được Lí Bạch sáng tác trong một hoàn cảnh như vậy.
Sàng tiền minh nguyệt quang,
Nghi thị địa thượng sương.
Cử đầu vọng minh nguyệt,
Đê đầu tư cố hương.
Đầu giường ánh trăng rọi,
Ngỡ mặt đất phủ sương.
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương.
Ngỡ mặt đất phủ sương.
(Sàng tiền minh nguyệt quang,
Nghi thị địa thượng sương).
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương.
(Cử đầu vọng minh nguyệt,
Đê đầu tư cố hương).
Hai cầu thơ sau đối ý, đối thanh thật chỉnh. Nhà thơ đã sáng tạo trên cơ sở một câu dân ca quen thuộc: Ngưỡng đầu khán minh nguyệt (Ngẩng đầu nhìn trăng sáng), chỉ thay từ ngưỡng bằng từ cử, từ khán bằng từ vọng. Câu thơ của Lí Bạch là: Cử đầu vọng minh nguyệt. Cũng vẫn giống nhau ở tư thế ngẩng đầu nhìn trăng sáng nhưng cái nhìn trong câu dân ca mang tính khách quan, còn cái nhìn trong thơ Lí Bạch lại đậm tính chủ quan. (Khán: nhìn, ý nghĩa trung hòa. Vọng: nhìn xa, ý nghĩa biểu cảm). Vọng minh nguyệt là cố nhìn ra xa để thấy cho rõ vầng trăng sáng. Tình cảm thiết tha của nhà thơ gửi gắm cả trong từ vọng ấy và chỉ trong khoảnh khắc, cái tư thế Ngẩng đầu nhìn trăng sáng đã chuyển thành Cúi đầu nhớ cố hương. Hai tư thế đối lập nhau nhưng cùng thể hiện một tâm trạng. Niềm vui trước đêm trăng sáng có thể là dạt dào vô tận nhưng nỗi nhớ cố hương cũng day đứt khôn nguôi! Ánh trăng sáng đêm nay là tác nhân gợi nhớ đến vầng trăng xưa trên quê cũ thuở nào. Quả là nỗi nhớ quê hương thiết tha, khắc khoải… luôn ám ảnh trong lòng Lí Bạch.
Câu thơ cuối mở ra một thế giới mênh mang và phức tạp của tâm trạng. Có bao điều mà nhà thơ muốn gửi gắm vào hai chữ cố hương. Cố hương là quê cũ, là dĩ vãng đầy ắp kỉ niệm của tuổi hoa niên. Cố hương là mảnh đất chôn nhau cắt rốn, là nơi có những người thân yêu nhất của ta đang sống hoặc đã gửi nắm xương tàn. Đối với kẻ tha phương, cố hương là một cái gì đó rất đỗi thiêng liêng mà mỗi khi nhắc tới lại cảm thấy trĩu nặng trong lòng, trĩu nặng cả mái đầu đã pha sương sau nửa đời lênh đênh, lưu lạc.
– Đê (đầu) – tư (cố hương).
Câu 1:Bài văn viết về cảnh sắc và không khí mùa xuân ở đâu? Hoàn cảnh và tâm trạng của tác giả khi viết bài này?
Bài văn viết về cảnh sắc và không khí mùa xuân ở đất Bắc trong những ngày tháng giêng.
Hoàn cảnh và tâm trạng của tác giả: khi mùa xuân đế, tác giả bồi hồi nhớ lại mùa xuân ở miền Bắc, mùa xuân của Hà Nội trong 1 tâm trạng náo nức, tha thiết, nồng nàn và cũng rất trân trọng vẻ đẹp của đời sống, của thiên nhiên, đất nước.
Câu 2: Bài văn có thể chia làm mấy đoạn? Nêu nội dung chính ủa mỗi đoạn và sự liên kêt giữa các đoạn
Bài văn chia làm 3 đoạn:
đoạn 1: "đầu...mê luyến mùa xuân": tình cảm của con ngđốivớimùaxuân.đoạn2:tiếp theo...mở hội liên hoan:cảnhsắcvàkokhímùaxuâncủađấttrờivàlòngngđốivớimùaxuân.đoạn2:tiếp theo...mở hội liên hoan:cảnhsắcvàkokhímùaxuâncủađấttrờivàlòngng
đoạn 3:"phần còn lại": cảnh sắc riêng của đất trời mùa xuân khoảng sau ngày rằm tháng giêng ở miền Bắc.
Câu 3: Đọc lại đoạn văn từ "Tôi yêu sông xanh, núi tím" đến "mở hội liên hoan" và cho biết :
a, Cảnh sắc mùa xuân Hà Nội và miển Bắc đã được gợi tả như thế nào, qua những chi tiết nào?
b, Mùa xuân đã khơi dậy sức sống trong thiên nhiên và con người như thế nào? Những tình cảm gì trỗi dậy mạnh mẽ trong lòng tác giả khi mùa xuân đến ?
a) cảnh sắc mùa xuân Hà Nội và miền Bắc được miêu tả: tác giả gợi được thời tiết, khí hậu đặc biệt của mùa xuân, vừa có cái lạnh của mưa riêu riêu, gió lành lạnh của mùa đông còn vươn lại, có cái ấm nồng nàn của khí trời mùa xuân. đó còn là âm thanh của tiếng nhạn kêu, tiếng trống chèo, câu hát huê tình của cô gái đẹp. không khí mùa xuân còn được thể hiện trong đời sống gia đình, trong ko khí đoàn tụ êm đềm.
b) mùa xuân đã khơi dậy ở thiên nhiên và con ng` sức sống tiềm tàng và làm cho nó trở nên mạnh mẽ, làm bừng dậy lòng yêu đời, khao khát sống và yêu thương.
qua cách miêu tả này tác giả muốn thể hiện cảnh sắc mùa xuân ở Hà nội và miền Bắc có 1 vẻ đẹp riêng biệt, thơ mộng nhưng cũng dào dạt tình người.
Đọc thơ Nguyễn Khuyến ta chẳng thấy mấy bài vui bởi tâm trạng ông mang nặng nỗi buồn trước cảnh đất nước thương đau, trước thói đời lắm nỗi éo le. Nỗi buồn ấy càng sâu càng đậm từ khi ông cáo quan về ở ẩn. Nhưng ta niềm vui bất chợt khi đọc Bọn đến chơi nhà. Ẩn chứa trong bài thơ là một tình bạn bằng hữu tâm giao cao quý vượt lên mọi nghi thức đời thường. Cái nghèo vật chất không lấn át được tình cảm ấm áp chân thành.
Đã bấy lâu nay, bác tới nhà
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Ao sâu nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa
Đầu trò tiếp khách, trầu không có
Bác đến chơi đây, ta với ta.
Bài thơ viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật nhưng sự phát triển của ý thơ khá bất ngờ không theo cấu trúc (đề, thực, luận, kết) thường thấy ở thơ Đường. Có lẽ đây cũng là một điều rất đặc biệt như chính tình bạn của họ.
Đã bấy lâu nay, bác tới nhà
Câu thơ mở đề giản dị, tự nhiên như lời chào hỏi thân tình của hai người bạn thân lâu lắm mới gặp nhau. Tuổi già thường cảm thấy cô đơn nên người ta khao khát có bạn để chuyện trò, giãi bày tâm sự. Vì vậy khi có bạn đến thăm thì quá đỗi vui mừng. Cách xưng hô thân mật bằng bác, cách gọi thân mật dân dã gợi sự nể trọng cũng như thân tình thể hiện sự gắn bó trọng tình giữa chủ và khách. Câu thơ giống như lời chào quen thuộc hàng ngày: đã lâu rồi nay có dịp bác đến chơi nhà, thật là vui quá. Tôi, bác chẳng xa lạ gì thôi thì mong bác thông cảm cho! Ngày còn ở chốn quan trường việc có bạn tới thăm là lẽ thường nhưng giờ ông đã từ quan, có bạn đến tận nhà thăm thì hẳn phải là thân thiết lắm bởi thói đời: giàu thời tìm đến, khó thời lui. Vui sướng, xúc động nhà thơ đã lấy sự sung túc, giàu có của tình bạn thay vào cái túng thiếu về vật chất để tiếp bạn.
Thông thường theo phép tắc xã giao khi bạn đến nhà dù là thân hay sơ thì trước hết trầu nước sau là cơm rượu đãi bạn. Nhưng sau lời chào bạn Nguyễn Khuyến nhắc đến một loạt những khó khăn của gia đình:
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Ao sâu nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa
Nhà thơ như đang phân trần với bạn về sự tiếp đãi chưa chu đáo của mình.
Phần thực, luận tính hệ thống của ngôn ngữ thơ rất chặt chẽ, nhất quán ở một cách nói. Có tất cả mà cũng chẳng có gì để đãi bạn thân. Có ao và có cá, có vườn và gà, có cà và cải, có mướp và bầu, nhưng ... Bức tranh vườn hiện lên sống động vui tươi. Một nếp sống thôn dã chất phác, cần cù, bình dị đáng yêu. Một cuộc đời thanh bạch ấm áp cây đời và tình người. Ta cảm thấy Nguyễn Khuyến đang dắt tay bạn mình ra thăm vườn cây, ao cá và hơn thế mong bạn cảm thông với cuộc sống của mình chăng?
Các từ (sâu, cả, rộng, thưa), các trạng từ chỉ tình trạng (khôn, khó), các trạng từ chỉ sự tiếp diễn của hành động (chửa, mới, vừa, đương) hô ứng bổ trợ cho nhau một cách thần tình, khéo léo, dung dị và tự nhiên. Những từ ngữ này biểu hiện một cuộc sống dung dị, tự nhiên gần gũi đáng yêu.
Dân gian có câu:
Đầu trò tiếp khách, trầu không có
Phải chăng cái nghèo của cụ Tam Nguyên Yên Đổ lại đến mức ấy ư? Nhà thơ đã cường điệu hoá cái nghèo của mình. Một ông quan to triều Nguyễn về ở ẩn, với một cơ ngơi chín sào tư thố là nơi ở thì không thể “miếng trầu” cũng không có. Rõ ràng đây là lời bông đùa hóm hỉnh với bạn. Đồng thời để bày tỏ một cuộc sống thanh bạch, một tâm hồn thanh cao của một nhà nho khước từ lương bổng của giặc Pháp, lui về sống cuộc đời bình dị giữa xóm làng quê hương.
Những vật chất bình thường nhất mang ra tiếp bạn đều không có, mà thay vào đó là tình cảm chân thành tha thiết. Tình bạn của họ được vun đắp, dựng xây trên cơ sở của tình cảm, lòng yêu thương kính trọng. Vật chất là quan trọng nhưng không phải là tất cả. Thật xúc động khi đọc nhưng dòng thơ thể hiện tình cảm của Nguyễn Khuyến với bạn:
Bác Dương thôi đã thôi rồi
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta
Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước
Bác với tôi hôm sớm cùng nhau...
(Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến)
Tình cảm của Nguyễn Khuyến và Dương Khuê thật cảm động, họ tri kỷ tri âm với nhau cũng xuất phát từ đó. Đúng vậy, trong bài thơ này những nghi thức xã giao vật chất dần bị bóc để lộ ra hạt ngọc lung linh - ấy là tâm hồn, tình cảm cao quý của họ.
Bác đến chơi đây, ta với ta
Câu kết là sự “bùng nổ” ý và tình. Tiếp bạn chẳng cần có mâm cao cỗ đầy, sơn hào hải vị mà chỉ cần có một tấm lòng.
Lần thứ hai chữ bác xuất hiện, bác không quản ngại đường xá xa xôi đến thăm bạn thì thật đáng quý. Tình bạn là trên hết, không gì mua được. Mong tiếp bạn bằng những thứ thật sang, thật bất ngờ nhưng rồi chỉ có ta với ta. Họ hiểu nhau, họ tuy hai nhưng là một, cái đồng điệu ấy chính là sự xem thường vật chất, trọng tình cảm, trọng tình bằng hữu.
Tôi và bác chỉ cần gặp nhau để trò chuyện tâm sự là đã đủ. Tình cảm của họ bộc lộ một cách trọn vẹn, tràn đầy và lắng đọng.
Ta với ta trong bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan là sự bắt gặp đối diện với chính mình, chính tâm trạng cô đơn u hoài của nữ sĩ. Còn ta với ta trong bài thơ này là sự bắt gặp của hai tâm hồn, hai con người.
Có một số bài thơ của Nguyễn Khuyến viết về bạn khi đọc ta mới thấy hết được ý vị của nó:
Từ trước bảng vàng nhà có sẵn
Chẳng qua trong bác với ngoài tôi
(Gửi bác Châu Cầu)
Bài thơ Bạn đến chơi nhà là bài thơ hay viết về tình bạn, một tình bạn thắm thiết keo sơn. Một tâm hồn thanh bạch cao quý của hai con người hòa là một, một cách sống thanh cao trọng tình trọng nghĩa. Tình bạn của họ thật cảm động chứ không như Nguyễn Bỉnh Khiêm đã từng lên án Còn bạc còn tiền còn đệ tử - Hết cơm hết rượu hết ông tôi. Tình bạn cao quý ấy còn chói ngời mãi, là điển hình cho tình bằng hữu xưa nay.
Khép lại bài thơ, ai ai cũng xúc động trước tình bạn cao quý của họ. Lời thơ dung dị, ý thơ chất chứa bao tình cảm thân thương trìu mến tạo nên nét đặc sắc của bài thơ.
BẠn tham khảo nha! Chúc bạn hc tốt!
mình cảm ơn bạn nhưng cô mình bảo vs đề bài này thì mở bài chỉ sơ lược về nội dung bài thơ sau đó phần thân bài nói về tình bạn của mình. Mình cần nội dung như vậy, cảm ơn bn đã giúp !!!
Bà Huyện Thanh Quan là 1 trong số rất ít nữ sĩ hiếm có đã ghi lại tên tưởi của mình trong văn học trung đại Việt Nam. Tác phẩm của bà hiện còn sáu bài thơ Đường luật, trong đó có bài" Qua Đèo Ngang" rất tiêu biểu và quen thuộc với bạn đọc Việt Nam.
Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhf
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Dừng chân đứng lại trời,non,nước
Một mảnh tình riêng ta với ta.
Đọc bài thơ,điều đầu tiên làm em ấn tượng sâu sắc là bức tranh buồn về cảnh Đèo Ngang. Nhà thơ đã đặt chân đến *** Ngang vào buổi chiều tà, thời điểm này rất dễ gợi buồng, nhất là đối với những kẻ lữ thứ xa hương. Đến với câu thơ thứ hai" cỏ cây chen đá lá chen hoa", cảnh *** ngang hiện lên qua hình ảnhnuis rừng rậm rạp ít chịu tác động của con người. Đến với hai câu thơ tiếp theo:
" Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà."
Hình ảnh con người được hiện ra không những không làm cho bức tranh sống động hơn, đông đúc hơn mà nó còn góp phần gợi thêm sự hoang sơ, heo hút, đìu hiu, vắng vẻ ở nơi đây. Các lượng từ "vài", " mấy' kết hợp với hai từ láy "lom khom", "lác đác" đã diễn tả sọ sống con gn]ời thưa thớt ở Đèo Ngang. Không những vậy, những âm thanh được nói đén trong bài càng gợi buồn:
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miêng cái gia gia"
Âm thanh của con quốc quốc, gia gia, vốn dĩ nó đã rất não ruột, mà lại xuất hiện trong khung cảnh như vậy, thời điểm như vậy thì chắc chắn sẽ càng làm cho bài thơ hiện rõ sự trông trải, lạnh lẽo, cô đơn. Bằng nét nghệ thuật chấm phá, bà Huyện Thanh Quan đã mở ra 1 không gian gợi buồn.
Đọc bài thơ ta cảm nhận sâu sắc về tâm trạng của tác giả. Rõ ràng khi đứng trước một khung cảnh như vậy, chắc hẳn bà sẽ rất buồn, không những vậy, bà còn không có ai để sẻ chia, mà một nỗi niềm không thể sẻ chia sẽ gợi cho tác giả sự cô đơn, buồn lặng. Câu thơ cuối thể hiện sự cô đơn đến tuyệt đối với cảnh trời, non, nước bao la, hùng vĩ, bà như cảm thấy mình nhỏ bé, nỗi nhớ nước thương nhà lại càng thẳm sâu. Nếu như cụm từ " ta với ta" trong " Bạn đến chơi nhà" thể hiện một tình bạn, đôi bạn gắn bó sâu nặng thì ở đây, cụm từ bộc lộ nỗi cô đơn gần như tuyệt đối của tác giả. Tuy nhiên, điều làm cho ta ngạc nhiên là sư hoài cổ của tác giả. Bà nhớ về một thuở vằng son đã đi vào dĩ vãng. Chứng tỏ rằng, bà cũng nhớ gia đình thiết tha, yêu nước sâu nặng.
Đọc bài thơ, em hiểu và khâm phuc thêm tài thơ của tác giả- bà huyện thanh quan.
Nhà thơ Xuân Diệu rất mê Hồ Xuân Hương. Ông đã dành nhiều thời gian để thưởng thức, nghiên cứu thơ Xuân Hương và rất tâm đắc với cái biệt danh mà ông đặt cho nhà thơ này: Bà chúa thơ Nôm.
Hồ Xuân Hương là một nhà thơ nổi tiếng của nước ta vào cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX, cùng thời với đại thi hào Nguyễn Du. Chế độ phong kiến ở giai đoạn suy tàn đã bộc lộ mặt trái đầy xấu xa, tiêu cực. Là người giàu tâm huyết với con người và cuộc đời, Hồ Xuân Hương đã gửi gắm vào thơ những điều suy tư trăn trở trước hiện thực phức tạp của xã hội, trước số phận bất hạnh của con người, nhất là phụ nữ. Bài thơ Bánh trôi nước phản ánh thân phận đau khổ, phụ thuộc của người phụ nữ và ngợi ca phẩm chất cao quý của họ.
Bánh trôi là thứ bánh quen thuộc, dân dã của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Gạo nếp xay thành bột nhuyễn, lọc cho mịn, để thật ráo rồi bẻ thành từng miếng nhỏ, nặn cho tròn, nhân làm bằng đường thẻ có màu nâu đỏ. Cho bánh vào nồi nước sôi, luộc chín, vớt ra nhúng sơ vào nước lạnh rồi xếp vào đĩa. Lúc nguội, bánh ăn dẻo và thơm ngọt. Người xưa cho rằng đây là thứ bánh tinh khiết, có thể dùng để cúng. (Mùng 3 tháng 3 Âm lịch có tục cúng trời đất, tổ tiên bằng bánh trôi, bánh chay và hoa quả).
Bài thơ Bánh trôi nước thuộc loại thơ vịnh vật (giống như Quả mít, Cái quạt, Con ốc nhồi…) Hồ Xuân Hương chịu ảnh hưởng sâu sắc của cách diễn đạt trong thơ ca dân gian:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn,
Bảy nổi ba chìm với nước non.
Chiếc bánh trôi vừa trắng, vừa tròn, thật đẹp đẽ, đáng yêu nhưng đằng sau những chi tiết rất thực ấy lại là điều Hồ Xuân Hương muôn nói người phụ nữ và thân phận họ. Xưa nay, phụ nữ được gọi là phái đẹp, là tinh hoa của tạo hóa. Bởi vậy, nhìn chiếc bánh trôi nước xinh xắn, ta dễ liên tưởng đến vẻ đẹp trong trắng của người con gái đang xuân.
Cũng giống như chiếc bánh trôi bao lần chìm nổi, người phụ nữ xưa phải chịu số phận bảy nổi ba chìm trong xã hội trọng nam khinh nữ đầy bất công. Lễ giáo phong kiến đã tước đoạt quyền tự do, buộc họ phải sống lệ thuộc vào người khác. Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử. Đã vậy, những thế lực đen tối luôn đẩy họ vào nghịch cảnh đau thương. Người phụ nữ trong thơ Xuân Hương cũng cùng chịu chung số phận với người phụ nữ trong thơ Nguyễn Du: Đau đớn thay phận đàn bà, Lời rằng bạc mệnh củng là lời chung!
Không được làm chủ số phận của mình, người phụ nữ nào có khác chi chiếc bánh trôi ngon hay dở là do tay kẻ làm ra nó: Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn.
Nhưng điều đáng nói lại là chuyện khác, chuyện tấm lòng son. Nhân bánh trôi làm bằng đường thẻ màu nâu sẫm. Khi bánh chín lớp vỏ bằng bột nếp có màu trắng trong, nhìn thấy rõ màu của nhân. Ví nhân bánh như tấm lòng son thì cái ẩn ý mà tác giả muôn gửi gắm đã bộc lộ ra. Hồ Xuân Hương muốn khẳng định rằng dù có bị chà đạp, vùi dập, dù cuộc đời có ba chìm bảy nổi đến đâu chăng nữa thì người phụ nữ vẫn giữ nguyên vẹn phẩm giá cao quý của mình. Cách nói khiêm nhường mà chứa đựng một ý chí kiên định biết chừng nào. Đồng thời nó như một lời thách thức ngấm ngầm mà quyết liệt với cả xã hội phong kiến bạo tàn:
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
Bài thơ tứ tuyệt chỉ có 4 câu, 28 chữ mà hàm chứa bao ý nghĩa. Nữ sĩ Xuân Hương với cái nhìn nhân văn, với quan điểm tiến bộ và thái độ dũng cảm hiếm có đã phác họa thành công chân dung đẹp đẽ về người phụ nữ Việt Nam. Tư tưởng tiến bộ của Xuân Hương đã được thể hiện qua nghệ thuật thơ sắc sảo, điêu luyện. Điều đó khiến thơ của bà sống mãi trong lòng người đọc.
CHúc bn hc tốt!
*Cảm nghĩ về người cha:
Trong đời sống tinh thần đa dạng và phong phú của con người thì tình cha con là tình cảm máu thịt thiêng liêng, sâu đậm nhất. Công lao to lớn của người cha được nhắc đến rất nhiều trong ca dao, dân ca: Công cha như núi Thái Sơn,.., Con có cha như nhà có nóc, Phụ tử tình thâm… Người cha đóng vai trò trụ cột trong gia đình, là chỗ dựa đáng tin cậy cho vợ con. Mọi việc lớn như làm nhà, tậu ruộng, tậu trâu, dựng vợ gả chồng cho con cái… thường là do người cha quyết định. Trách nhiệm của người cha rất nặng nề. Con cái ngoan hay hư, chủ yếu là tùy thuộc vào sự bảo ban dạy dỗ của người cha. Bên cạnh người mẹ dịu dàng là người cha nghiêm khắc. Dẫu cách thức biểu hiện tình thương yêu có khác nhau nhưng bậc cha mẹ nào cũng mong muốn nuôi dạy con cái trưởng thành về mọi mặt, đúng như dân gian đã nói: Con hơn cha là nhà có phúc. Trong lúc mẹ hằng ngày chẳng quản vất vả nhọc nhằn, lo lắng cho các con từ bát cơm, tấm áo thì người cha, ngoài những thứ đó ra còn phải nghĩ đến việc dạy dỗ, truyền kinh nghiệm sống mà mình đã đánh đổi bằng mồ hôi nước mắt, để các con học được những bài học thiết thực khi bước vào đời. Thật hạnh phúc cho những đứa con được sống trong vòng tay yêu thương của cha mẹ! Có biết bao người cha chấp nhận thiệt thòi về mình, dành tất cả thuận lợi cho con cái. Em đọc trên báo và xem truyền hình thấy những người cha lam lũ, quần quật làm những việc như: quét rác, đội than, đội trấu, đạp xích lô… không từ nan bất cứ chuyện gì, miễn là lương thiện đế kiếm tiền nuôi đàn con ăn học đến nơi đến chốn. Gần nhà em có một bác người Quảng Ngãi, tuổi hơn năm chục, làm nghề mài dao kéo. Ngày ngày, bác rong ruổi khắp nơi trên chiếc xe đạp cà tàng với vài hòn đá mài và thùng nước nhỏ. Bác vào thành phố đã hơn ba năm, kể từ khi anh con trai lớn thi đậu đại học Bách khoa. Mỗi lúc kể về những đứa con ngoan, bác cười rất mãn nguyện, đôi mắt ánh lên vẻ tự hào: – Nhà bác nghèo lắm! Được mấy đứa con, đứa nào cũng ham học và học giỏi. Năm nay, cô con gái thứ hai cũng đậu Đại học Sư phạm. Bác ráng làm kiếm ngày vài chục ngàn, cha con đùm túm nuôi nhau. Mình chẳng có chi cho các con thì cho chúng cái chữ, cái nghề ! Em thấy ở bác có những nét rất giống cha em, một người thợ cơ khí bình thường, quanh năm làm việc với máy móc, dầu mỡ. Đôi bàn tay cha chai sần, thô ráp, mạnh mẽ nhưng ấm áp lạ thường. Có thể nói rằng trong gia đình em, cha làm nhiều nhất và hưởng thụ ít nhất; Cha giống mẹ ở chỗ nhường nhịn hết cho đàn con những miếng ngon miếng lành, còn mình chỉ cơm dưa cơm mắm qua ngày. Đức tính nổi bật của cha em là cần cù chịu khó, hết lòng vì vợ con. Tuy công việc thường xuyên bận bịu, cha vẫn cố dành thời gian quan tâm săn sóc đến việc học hành của các con. Cha em ít lời, chỉ nói những câu nào đáng nói như nhắc nhở, uốn nắn khuyết điểm hay động viên, khen ngợi khi các con làm được điều tốt, điều hay. Cha dạy chúng em lòng tự trọng và tính tự lập. Có lần cha bảo: – Đã là người thì phải có ý chí, không được ngại khó ngại khổ. Càng khó càng phải làm bằng được. Em quý nhất cha em ở thái độ tôn trọng mọi người, tôn trọng vợ con. Có việc gì không vừa ý, cha bình tĩnh phân tích chứ không la lối, chửi bới. Bởi thế nên dù tính cha nghiêm khắc mà vẫn dễ gần, từ vợ con đến hàng xóm láng giềng đều nể phục. Cứ nghe những lời cha nói, nhìn những việc cha làm, em học được rất nhiều điều hay, điều tốt. Cha thường bảo con cái lấy bố mẹ làm gương nên cha rất giữ gìn ý tứ.cam nghi ve nguoi cha em Chúng em yêu kính cha, cố gắng chăm học, chăm làm để cha mẹ vui lòng. Đó cũng là cách đáp đền chữ hiếu cụ thể và thiết thực nhất. Cảm ơn nhạc sĩ Phạm Trọng cầu đã nói giúp tuổi thơ chúng em những suy nghĩ tốt đẹp về cha mẹ: Cha sẽ là cánh chim, đưa con đi thật xa. Mẹ sẽ là cành hoa, cho con cài lên ngực. Cha mẹ là lá chắn, che chở suốt đời con… Ngày mai con khôn lớn, bay đi khắp mọi miền. Con đừng quên con nhé, ba mẹ là quê hương!
CẢM NGHĨ VỀ NGƯỜI THÂN
Mỗi người chúng ta ai cũng có mẹ. Mẹ là người đã mang nặng, đẻ đau, đã nuôi dưỡng ta nên người. Mẹ là một người vô cùng quan trọng trong cuộc đời của chúng ta. Nếu có ai hỏi rằng: “Em yêu ai nhất?” – không cần suy nghĩ gì lâu, em sẽ trả lời ngay: “Người mà em yêu quý nhất trên đời này đó chính là mẹ của em”.
Mẹ em năm nay đã ngoài bốn mươi tuổi rồi. Mẹ có dáng người đầy đặn. Khuôn mặt mẹ hình trái xoan. Năm tháng trôi qua, thời gian đã hằn lên đó những nếp nhăn, nhưng vẫn không thể xóa nhòa được vẻ dịu hiền, phúc hậu. Trên khuôn mặt mẹ, em thích nhất là đôi mắt. Chao ôi! Đôi mắt của mẹ mới đẹp làm sao: đôi mắt đen láy, long lanh như hồ nước mùa thu, chứa đầy sự bao dung, trìu mến. Người ta thường nói: “Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn” quả là không sai. Nhìn vào đôi mắt mẹ, em có thể đoán được những suy nghĩ của mẹ. Mỗi lần em làm việc tốt, đôi mắt ấy ánh lên vẻ sung sướng, tự hào. Và cũng từng đỏ hoe vào mỗi lần em mắc lỗi. Khi em ốm, đôi mắt mẹ trũng sâu hằn lên những nỗi lo lắng suy tư. Chiếc mũi không cao, nhưng lại hợp với khuôn mặt nên trông mẹ càng có duyên ngầm. Miệng của mẹ rất tươi, hay nói hay cười. Nụ cười của mẹ rất đẹp. Nó đẹp như những bông hoa hải đường mới nở trong nắng sớm ban mai. Nụ cười đó đã giúp em thấu hiểu hết tình thl.lklkklương con vô bờ bến của mẹ. Nó là sức mạnh dìu em đứng dậy mỗi khi vấp ngã. Nhưng đâu phải lúc nào nụ cười của mẹ cũng giống nhau. Mỗi khi em ngoan hay khi em đạt điểm 10, nụ cười rạng rỡ lại nở trên đôi môi của mẹ. Đôi lúc em có chuyện buồn, mẹ vẫn cười nhưng là nụ cười động viên, an ủi. Nụ cười ấy như ngọn lửa hồng sưởi ấm tâm hồn đang lo lắng, thổn thức… Em yêu nhất là đôi bàn tay mẹ - đôi bàn tay đã nuôi em khôn lớn. Bàn tay của mẹ không mềm mại, mịn màng mà là một đôi bàn tay gầy gầy xương xương, chai sần vì phải làm việc vất vả.
Em yêu quý mẹ còn bởi những gì mẹ đã mang đến cho em. Mẹ luôn luôn quan tâm, khuyến khích em học tập. Em nhớ có lần được điểm mười. Vừa đi học về, tôi chạy ngay đến bên mẹ và khoe: “Mẹ ơi, hôm nay con được điểm mười đấy!” Mẹ nở một nụ cười đầy hạnh phúc và ôm chặt em vào lòng. Vòng tay mẹ ấm áp như ngọn lửa hồng sưởi ấm trái tim tôi. Khi tôi bị điểm kém, trên khuôn mặt của mẹ không còn nụ cười của mọi ngày nữa. Mà giờ đây gương mặt mẹ trũng xuống, buồn rầu. Mẹ không quát mắng em mà chỉ nhắc nhở và an ủi em, động viên em cố gắng lần sau. Trong lúc đó, em cảm thấy mình đã phụ lòng mẹ, phụ công mẹ nuôi dạy em và tự hữa sẽ học tập thật chăm chỉ để không bao giờ bị điểm kém nữa.
Mẹ không những là người mẹ mà còn là người bạn thân thiết nhất của em trong cuộc đời. Mỗi khi em gặp những khó khăn trong cuộc sống, mẹ luôn luôn ở bên cạnh chia sẻ và khuyên em nên làm gì để giải quyết những khó khăn đó. Lời khuyên của mẹ đã cho em thêm sức mạnh và sự tự tin để làm mọi việc tốt hơn. Đối với hàng xóm láng giềng, mẹ rất thân thiện và cởi mở. Vì vậy, ai cũng yêu mến mẹ.
Người mẹ kính yêu của em là như vậy đó. Em yêu mẹ lắm! Yêu mẹ rất nhiều! Em tự hứa rằng sẽ cố gắng học tập thật giỏi để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, mai sau đền đáp công ơn trời biển mà mẹ đã dành cho em.
* GIẢI THÍCH * :
-Trong công cuộc kháng chiến chống giặc Mông - Nguyên xâm lược đời Trần, Thượng tướng Trần Quang Khải đã lập được nhiều chiến công to lớn. Sau chiến thắng Hàm Tử, rồi chiến thắng Chương Dương năm 1285, trong ngày vui đất nước được giải phóng, Trần Quang Khải vinh dự đón nhà vua về kinh đô. Trên đường đi, ông đã hứng khởi sáng tác bài thơ Tụng giá hoàn kinh sư. Bài thư nguyên văn bằng chữ Hán, theo thể Đường luật ngũ ngôn tứ tuyệt, toàn bài bốn câu, mỗi câu năm tiếng tuyệt hay. Tuy tác phẩm thuộc loại biểu ý là chính, nhưng đằng sau những ý tưởng lớn lao vẫn dạt dào biết bao cảm xúc sâu lắng. Đây là khúc khải hoàn dầu tiên của dân tộc ta trong cồng cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.
Trước thời đại nhà Trần, dân tộc ta từng đã nhiều lần đánh tan bọn giặc ngoại xâm. Nhưng sau những chiến công ấy, chúng ta chưa dược đọc, được nghe một tác phẩm văn chương nào viết về chiến thắng, hoan ca khúc khải hoàn. Do đó, bài thơ Phò giá về kinh của vị thượng tướng - thi sĩ không những có tính lịch sử mà còn có giá trị văn chương.
*Chúc Bạn Học Tốt*