K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 10 2017

Truyền kì mạn lục

16 tháng 10 2017

Truyền kì mạn lục

hãy đánh số câu trong đoạn văn và xác định phép iên kết Nguyễn Dữ là một trong những nhà văn tiêu biểu của nền văn học trung đại Việt Nam .Nguyễn Dữ còn có tên khác là Nguyễn Tự ,chưa rõ năm sinh năm mất,chỉ biết ông sống khoảng thế kỉ 16.Người làng Trường Tân nay là Thanh Miện-Hải Dương .Là con trai của Nguyễn Tường  Phiên ,từng đỗ tiến sĩ và làm đến chức tể tướng.Bản...
Đọc tiếp

hãy đánh số câu trong đoạn văn và xác định phép iên kết 

Nguyễn Dữ là một trong những nhà văn tiêu biểu của nền văn học trung đại Việt Nam .Nguyễn Dữ còn có tên khác là Nguyễn Tự ,chưa rõ năm sinh năm mất,chỉ biết ông sống khoảng thế kỉ 16.Người làng Trường Tân nay là Thanh Miện-Hải Dương .Là con trai của Nguyễn Tường  Phiên ,từng đỗ tiến sĩ và làm đến chức tể tướng.Bản thân là học trò xuất  sắc của Tuyết Giang Phu tử Nguyễn Bỉnh Khiêm . Tuy nhiên sinh phải thời kì loạn lạc chiến tranh liên miên lên sau khi thi đỗ Hương ,Cống ông chỉ làm quan một năm rồi từ quan về ở ẩn viết sách nuôi mẹ già ở vùng nùi Thanh Hóa đến cuối đời .Suốt mấy thề kỉ qua ,tên tuổi của ông gắn với áng văn Thiên cổ kì bút -Truyền kì mạn lục .Không chỉ bởi trong tác phẩm Nguyễn Dữ đã phát huy hết công lăng của thể loại truyền kì mà còn bởi một bút lực vừa thông minh vừa già dặn vừa rất mực tài hoa . 

1
30 tháng 8 2019

Câu (1) liên kết câu (2): phép lặp - Nguyễn Dữ

Câu (4) liên kết câu (5): quan hệ từ - tuy nhiên.

Câu (6) liên kết câu (7): lặp - ông

Phép thế: "ông" thay thế cho "Nguyễn Dữ"

Mn xem bài cho mình ý kiến góp ý ạ! Có thể bạn đã nghe qua về "Truyền kì mạn lục", một tác phẩm văn xuôi có giá trị của văn học cổ nước ta ở thế kỉ XVI có ảnh hưởng sâu sắc đến lòng người mọi thời. Và tôi chính là nhân vật Vũ Nương, một phụ nữ đẹp người, đẹp nết đã phải lấy cái chết để minh oan trước sự ghen tuông vô cớ của chồng mình. Tôi tên thật là Vũ Thị...
Đọc tiếp

Mn xem bài cho mình ý kiến góp ý ạ! Có thể bạn đã nghe qua về "Truyền kì mạn lục", một tác phẩm văn xuôi có giá trị của văn học cổ nước ta ở thế kỉ XVI có ảnh hưởng sâu sắc đến lòng người mọi thời. Và tôi chính là nhân vật Vũ Nương, một phụ nữ đẹp người, đẹp nết đã phải lấy cái chết để minh oan trước sự ghen tuông vô cớ của chồng mình. Tôi tên thật là Vũ Thị Thiết, quê ở Nam Xương, Sinh ra trong gia đình có hoàn cảnh nghèo khó, tuy vậy vẫn được cha mẹ dạy bảo ân cần chu đáo từ nhỏ, hiểu được lễ nghĩa nên người trong làng khen tôi tính tình thùy mị nết na lại thêm có tư dung tốt đẹp nên mọi người yêu quý mà gọi cho cái tên Vũ Nương. Lại được ơn trời cho thêm tự dụng tốt đẹp. Đến tuổi mười tám, độ tuổi rực rỡ nhất của người con gái, tôi được Trương Sinh cưới về làm vợ. Về nhà chồng, tôi cũng biết tính chồng đa nghi hay ghen với vợ nên tôi hết sức giữ gìn khuôn phép vợ chồng chưa từng xảy ra chuyện bất hòa. Vợ chồng tôi ăn ở êm ấm, lại sắp có đứa con đầu lòng nên càng vui mừng hạnh phúc biết bao. Nhưng rồi Chồng tôi đi lính loạt đầu vì tuy là con nhà giàu nhưng vì ít học nên. trong buổi tiễn đưa tồi dặn dò, chỉ mong chàng bình yên trở về không cầu công danh, áo gấm. Thời gian đăm đắm trôi qua đến cữ tôi sinh bé đặt tên là Đản, phần nào vơi bớt nỗi cô đơn nhớ mong chồng. Mẹ chồng tôi lại vì quá nhớ thương con trai mà ngã bệnh, tôi cố hết sức thuốc thang lễ bái thần phật mong mẹ sớm khoẻ song vì tuổi già bệnh nặng mà mẹ đã không qua nổi Tôi đau lòng thương xót, lo ma chay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ của mình. Kể từ đó chỉ còn có tôi cùng bé Đản, nhớ thương chồng và muốn bù đắp cho đứa con bé nhỏ không có cha bên cạnh, tôi thường trỏ bóng mình trên tường vào mỗi tối rồi bảo với con là “cha Đàn lại đến kia kìa!”. Bé Đản còn nhỏ nên ngây ngô tưởng thật, thường vui đùa cùng chiếc bóng. Năm sau dẹp giặc, đất nước thái bình, việc quân sự. Chồng tôi may mắn bình an trở về như mong đợi, hạnh phúc như vỡ òa tuy nhiên khi nghe tin mẹ mất, chồng tôi rất buồn, anh đã hỏi mộ mẹ rồi dắt đứa con nhỏ đi thăm. Tôi không biết trên đường đã xảy ra chuyện gì, nhưng khi trở về, tâm trạng anh vô cùng tồi tệ, sau đó anh nặng lời với tôi, trách tôi hư hỏng, làm chuyện trái đạo lý… Tôi cũng không hiểu đến cùng. Biết nguyên nhân vì sao, thấy anh như vậy, anh chỉ biết khóc và tủi thân. Dùng hết lời để giải thích, hỏi chàng chuyện kia là ai nói nhưng chàng lại giấu mà không trả lời. Tôi vốn biết thân phận mình là con kẻ khó, nương tựa được nhà giàu, chưa từng có suy nghĩ trái đạo lý như vậy. Nhưng nay điều đâu bay buộc, tai họa ập đến. Tôi bàng hoàng sửng sốt, vừa khóc thổn thức vừa giải thích: "Thiếp vốn con nhà nghèo khó, được nương tựa nhà giàu, vẫn lấy sự nết na thuỳ mị, công dung ngôn hạnh làm đầu. Vợ chồng sum họp chưa được bao lâu, chia xa chỉ vì lửa binh chứ không vì lí do gì khác. Trong ba năm cách biệt, thiếp một mực giữ gìn tiết hạnh, không tô son điểm phấn, không bén gót chốn chơi bời, một mực nhớ thương và chung thuỷ với chàng. Xin chàng hãy tin thiếp, đừng nghi oan cho thiếp mà tội nghiệp". Danh dự của bản thân bị bôi nhọ, giấc mơ một gia đình hạnh phúc cũng từ đây tan vỡ, tuyệt vọng đến tột cùng tôi chỉ biết tìm đến con đường tự vẫn để chứng minh mình trong sạch.Hàng xóm thương tôi cũng bênh vực và biện bạch giúp nhưng rốt cuộc chẳng có kết quả gì. Chàng mắng nhiếc tôi thậm tệ rồi đánh đuổi tôi đi. Lòng tôi đau đớn, xót xa, cay đắng đến tuyệt vọng. Tôi đã nương dựa vào chàng những mong có một gia đình đầm ấm, hoà thuận, hạnh phúc. Nhưng giờ đây, trâm gãy bình tan, tình cảm vợ chồng sứt mẻ. Dù vẫn thương chồng, thương con tha thiết, nhưng tôi đâu còn mặt mũi nào mà sống ở trên đời này thêm nữa. Nghĩ vậy tôi đến bến Hoàng Giang, ngửa mặt lên trời than cầu mong thần linh chứng giám cho tấm lòng thủy chung của mình, xong gieo mình xuống sông. May thay, Linh Phi, vợ vua Thủy Tề, thấu hiểu nỗi oan của tôi rẽ đường nước cho tôi xuống thủy cung và cho tôi lưu lại ở đó. Một hôm gặp Phan Lang, một người dân làng trong lúc hoạn nạn đã được Linh Phi cứu giúp. Phan Lang kể cho tôi nghe sự việc. Chẳng là Trương sau khi thấy vợ chết, rất tức giận nhưng vẫn động lòng thương cho vợ đi tìm xác nhưng không thấy vô cùng ân hận. Mấy hôm sau, thấy Trương Sinh bày hội chợ ba ngày ba đêm ở bến sông Trường Giang. Tôi cũng thấy thương chồng con vì không có ai chăm sóc. Cho nên đến ngày thứ ba, tôi lúc ẩn lúc hiện cùng năm mươi chiếc kiệu hoa, võng lọng mà Linh Phi ban cho. Tôi vẫn ở giữa sông mà nói vọng vào bờ lời tạ từ với chồng con rồi từ từ biến mất mãi mãi. Bởi lẽ nơi chốn trần gian nào có chuyện người chết sống lại, cũng một phần vì tôi muốn ở lại để báo đáp ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Sau đó tôi liền trở về thủy cung, không một lần trở lại. Dù quá khứ đã lùi xa nhưng có lẽ những người trong cuộc vẫn bị ám ảnh day dứt. Tôi chỉ mong rằng qua câu chuyện cuộc đời tôi để mọi người lấy đó làm bài học để giữ lấy hạnh phúc. Hạnh phúc gia đình không chỉ được xây dựng trên nền tảng của tình yêu thương mà còn phải có sự tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau.

0
31 tháng 3 2021

Tham Khảo ! 

Truyền kỳ mạn lục (Sao chép tản mạn những truyện lạ), là tác phẩm duy nhất của danh sĩ Nguyễn Dữ, sống vào khoảng thế kỷ 16 tại Việt Nam. Đây là tác phẩm được Hà Thiện Hán viết lời Tựa, Nguyễn Bỉnh Khiêm (thầy dạy tác giả) phủ chính, Nguyễn Thế Nghi , dịch ra chữ Nôm, và đã được Tiến sĩ Vũ Khâm Lân , đánh giá là một "thiên cổ kỳ bút".
Tác phẩm gồm 20 truyện, viết bằng chữ Hán, theo thể loại tản văn, xen lẫn biền văn và thơ ca, cuối mỗi truyện có lời bình của tác giả hoặc của một người có cùng quan điểm của tác giả. Hầu hết các truyện xảy ra ở đời Lý, đời Trần, đời Hồ hoặc đời Lê sơ từ Nghệ An trở ra Bắc. Lấy tên sách là Truyền kỳ mạn lục, hình như Nguyễn Dữ muốn thể hiện thái độ khiêm tốn của một người chỉ ghi chép truyện cũ. Tuy nhiên, cũng theo Bùi Duy Tân, căn cứ vào tính chất của các truyện thì thấy Truyền kỳ mạn lục không phải là một công trình sưu tập như Lĩnh Nam chích quái, Thiên Nam vân lục... mà là một sáng tác văn học với ý nghĩa đầy đủ của từ này. Đó là một tập truyện phóng tác, đánh dấu bước phát triển quan trọng của thể loại tự sự hình tượng trong văn học chữ Hán.
Thông qua các nhân vật thần tiên, ma quái, tinh loài vật, cây cỏ..., tác phẩm muốn gửi gắm ý tưởng phê phán nền chính sự rối loạn, không còn kỷ cương trật tự, vua chúa hôn ám, bề tôi thoán đoạt, bọn gian hiểm nịnh hót đầy triều đình; những kẻ quan cao chức trọng thả sức vơ vét của cải, sách nhiễu dân lành, thậm chí đến chiếm đoạt vợ người, bức hại chồng người. Trong một xã hội rối ren như thế, nhiều tệ nạn thế tất sẽ nảy sinh. Cờ bạc, trộm cắp, tật dịch, ma quỷ hoành hành, đến Hộ pháp, Long thần cũng trở thành yêu quái, sư sãi, học trò, thương nhân, nhiều kẻ đắm chìm trong sắc dục.
Kết quả là người dân lương thiện, đặc biệt là phụ nữ phải chịu nhiều đau khổ. Nguyễn Dữ dành nhiều ưu ái cho những nhân vật này. Dưới ngòi bút của ông họ đều là những thiếu phụ xinh đẹp, chuyên nhất, tảo tần, giàu lòng vị tha nhưng luôn luôn phải chịu số phận bi thảm. Đến cả loại nhân vật "phản diện" như nàng Hàn Than (Đào thị nghiệp oan ký), nàng Nhị Khanh (Mộc miên phụ truyện), các hồn hoa (Tây viên kỳ ngộ ký) và "yêu quái ở Xương Giang" cũng đều vì số phận đưa đẩy, đều vì "nghiệp oan" mà đến nỗi trở thành ma quỷ. Họ đáng bị trách phạt nhưng cũng đáng thương. Dường như Nguyễn Dữ không tìm được lối thoát trên con đường hành đạo, ông quay về cuộc sống ẩn dật, đôi lúc thả hồn mơ màng cõi tiên, song cơ bản ông vẫn gắn bó với cõi đời. Ông trân trọng và ca ngợi những nhân cách thanh cao, cứng cỏi, những anh hùng cứu nước, giúp dân không kể họ ở địa vị cao hay thấp.
Trong Truyền kỳ mạn lục, có truyện vạch trần chế độ chính trị đen tối, hủ bại, đả kích hôn quân bạo chúa, tham quan lại nhũng, đồi phong bại tục, có truyện nói đến quyền sống của con người như tình yêu trai gái, hạnh phúc lứa đôi, tình nghĩa vợ chồng, có truyện thể hiện đời sống và lý tưởng của sĩ phu ẩn dật...

Nguyễn Dữ đã phản ánh hiện thực mục nát của chế độ phong kiến một cách có ý thức. Toàn bộ tác phẩm thấm sâu tinh thần và mầu sắc của cuộc sống, phạm vi phản ánh của tác phẩm tương đối rộng rãi, khá nhiều vấn đề của xã hội, con người được đề cập tới…
Tư tưởng chủ đạo của Nguyễn Dữ là tư tưởng Nho gia. Ông phơi bày những cái xấu xa của xã hội là để cổ vũ thuần phong mỹ tục xuất phát từ ý thức bảo vệ chế độ phong kiến, phủ định triều đại mục nát đương thời để khẳng định một vương triều lý tưởng trong tương lai, lên án bọn "bá giả" để đề cao đạo "thuần vương", phê phán bọn vua quan tàn bạo để ca ngợi thánh quân hiền thần, trừng phạt bọn người gian ác, xiểm nịnh, dâm tà, để biểu dương những gương tiết nghĩa, nhân hậu, thủy chung. Tuy nhiên Truyền kỳ mạn lục không phải chỉ thể hiện tư tưởng nhà nho, mà còn thể hiện sự dao động của tư tưởng ấy trước sự rạn nứt của ý thức hệ phong kiến…
Truyền kỳ mạn lục còn là tập truyện có nhiều thành tựu nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật dựng truyện, dựng nhân vật. Nó vượt xa những truyện ký lịch sử vốn ít chú trọng đến tính cách và cuộc sống riêng của nhân vật, và cũng vượt xa truyện cổ dân gian thường ít đi sâu vào nội tâm nhân vật. Tác phẩm kết hợp một cách nhuần nhuyễn, tài tình những phương thức tự sự, trữ tình và cả kịch, giữa ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ tác giả, giữa văn xuôi, văn biền ngẫu và thơ ca. Lời văn cô đọng, súc tích, chặt chẽ, hài hòa và sinh động. Truyền kỳ mạn lục là mẫu mực của thể truyền kỳ, là "thiên cổ kỳ bút", là "áng văn hay của bậc đại gia", tiêu biểu cho những thành tựu của văn học hình tượng viết bằng chữ Hán dưới ảnh hưởng của sáng tác dân gian.
Trong 20 truyện, truyện nào cũng thể hiện một quan điểm chính trị, một thái độ nhân sinh, một ý tưởng đạo đức của Nguyễn Dữ. Đó là những mong muốn của ông về một xã hội mọi người được sống yên bình trong nền đức trị, trong sự công bằng, trong tình cảm yêu thương nhân ái giữa con người với con người... Giá trị lớn của Truyền kỳ mạn lục chính là ở những nội dung nhân văn đó.