Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bạn tham khảo :
Vứt rác bừa bãi là vứt rác không đúng nơi quy định, không đúng chỗ. Gây nên ô nhiễm môi trường.cổng sân vận động Mỹ Đình ngập ngụa rác với hàng nghìn vỏ túi nilong, chai lọ ngổn ngang, thậm chí cả những chiếc băng rôn in dòng chữ tự hào “Việt Nam vô địch” cũng bị nằm la liệt dưới đất. Điều này chính là hồi chuông cảnh báo về hành vi thiếu ý thức của một bộ phận người hâm mộ nói riêng và người dân nói chung.chính vì thế khi chúng ta đi ngoài đường sẽ không thiếu những vỏ kẹo, túi nilon, vỏ hoa quả… được vứt bừa bãi khắp mọi nơi. Ngay ở trường học cũng vậy. Mặc dù các em học sinh luôn được tuyên truyền tác hại của việc xả rác bừa bãi nhưng vẫn còn rất nhiều em thiếu ý thức. Có những bạn ăn kẹo hoặc ăn sáng xong vô tư vứt rác xuống ngay chân mình mà chẳng hề quan tâm nó có phải thùng rác hay khôngCác bạn hãy hình dung những danh lam, thắng cảnh của đất nước chúng ta nơi mọi người đến tham quan, nghỉ mát, chiêm ngưỡng vẻ đẹp mà có rác thải ngổn ngang, có những người ngồi hóng mát trên bờ hồ rồi vứt rác xuống hồ, dù là hồ nước đẹp và trong đến đâu chăng nữa. Họ đâu nghĩ rằng hồ nước là môi trường sống của cá, tôm.Hãy bảo vệ môi trường !
Trong xã hội phát triển như hiện nay, ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường của con người đang có dấu hiệu tiêu cực, mà biểu hiện thường thấy nhất đó là hiện tượng một bộ phận người dân vứt rác ra đường và nơi công cộng. Tình trạng này xảy ra ở rất nhiều nơi, tại các trung tâm thành phố, nơi đông người qua lại. Mặc dù các tuyến đường đều được sắp xếp thùng rác với những khẩu hiệu tuyên truyền, nhắc nhở người dân vứt rác đúng nơi quy định, thế nhưng hình ảnh những chiếc túi nilong, cốc nhựa, chai nhựa, thức ăn thừa,… nằm lăn lóc trên vỉa hè, dưới lòng đường vẫn xuất hiện. Ngày 06/12/2018, sau trận bóng giữa đội tuyển Việt Nam và Philippines, cổng sân vận động Mỹ Đình ngập ngụa rác với hàng nghìn vỏ túi nilong, chai lọ ngổn ngang, thậm chí cả những chiếc băng rôn in dòng chữ tự hào “Việt Nam vô địch” cũng bị nằm la liệt dưới đất. Điều này chính là hồi chuông cảnh báo về hành vi thiếu ý thức của một bộ phận người hâm mộ nói riêng và người dân nói chung. Hành vi vứt rác ra đường và nơi công cộng không chỉ gây mất mĩ quan mà còn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Chính vì vậy, thế hệ trẻ chúng ta cần quyết liệt ngăn chặn hiện tượng này, tăng cường tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho cộng động.
Trẻ em là mầm măng tương lai của đất nước nên việc bảo vệ quyền lợi và chăm lo đến sự phát triển của trẻ em là chính sách ưu tiên hàng đầu của nhà nước. Vì thế hệ trẻ chính là thế hệ làm chủ đất nước nên việc chăm lo đời sống cho các em là việc làm cần thiết và cấp bách. Tại địa phương em, 100% trẻ em được bố mẹ cho đi học và phải hoàn thành ít nhất là chương trình tiểu học. Tuy nhiên, chính quyền luôn tạo điều kiện để em nào cũng có thể hoàn thành ít nhất là bậc học THPT bằng cách chính sách hỗ trợ hoặc quỹ khuyến học hoặc đến từng nhà động viên. Nhờ thế mà tỷ lệ thất học của trẻ em ở địa phương em là gần như bằng 0. Đứa nào cũng được hân hoan trong niềm vui cắp sách đến trường, học lấy con chữ để sau này ít nhất là có thể tự nuôi sống bản thân và gia đình mình. Không chỉ có học tập mà việc chú trọng phát triển kỹ năng, văn thể mỹ toàn diện cho các em ở địa phương em cũng được chú trọng. Trẻ em được khuyến khích tham gia các hoạt động ngoại khóa do phường tổ chức như trung thu, giáng sinh, tết thiếu nhi,.... Ngoài ra, địa phương em còn mở các lớp học kỹ năng và ngoại khóa nhằm giúp các em trong phường đoàn kết với nhau, xóa bỏ tự ti , mặc cảm, được thể hiện tài năng của mình. Tóm lại, việc chăm lo và bảo vệ quyền lợi của trẻ em là chính sách mà nhà nước luôn chú trọng và ưu tiên vì sự phát triển bền vững của quốc gia dân tộc.
Quê hương có một vị trí quan trọng trong lòng mỗi người. Mỗi người dân Việt Nam đều có tình cảm thiêng liêng gắn bó với quê hương xứ sở của mình. Đối với những con người lao động, nhất là người nông dân, họ đã gắn bó mật thiết với quê hương. Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động, rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với làng quê. Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam. Cho dù có ở nơi xa nhưng mỗi người vẫn luôn nhớ về quê nhà của mình. Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất. Quê mẹ là nơi ấp ủ tình yêu thương, nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta. Quê hương - hai tiếng thân thương mỗi lần nghe thấy chúng ta không khỏi xúc động bồi hồi. Tình yêu quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, đi sâu vào lòng mỗi con người. Vì vậy nếu ai chưa nhận thức chưa có tình cảm gắn bó với xứ sở của mình thì hẳn họ chưa được coi là trưởng thành. Quê hương đi vào lòng con người một cách rất tự nhiên. Người ta có thể nhớ tới quê hương đất nước của mình chỉ qua một món ăn bình dị hay một địa danh đã gắn liền với những kỷ niệm đẹp...
đây nha bạn
“Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ.
Mây trời lồng lộng không đếm được tình cha”.
Thực vậy, công lao của cha dành cho con cái không thể đong đo, cân đếm được, nếu mẹ luôn ân cần, chăm sóc ta từng li từng tí thì có lẽ cha là người âm thầm yêu thương chúng ta. Người không thể hiện sự quan tâm rõ ràng như mẹ, người thầm lặng, bảo vệ ta, cha là trụ cột gia đình, luôn nghiêm khắc với ta nhưng thực chất lại là người mềm lòng nhất, quan tâm ta nhất. Tuổi thơ của ai mà lại không một lần được “cưỡi” lên lưng cha, được cha dạy chơi thả diều, đạp xe. Tuy cha không hay nói chuyện, chia sẻ với ta nhiều, nhưng mỗi lời dạy của cha đều thấm thía, khắc sâu trong lòng con. Dù mai sau khôn lớn, chúng ta sẽ luôn nhớ mãi lời dặn của cha, nhớ mãi cảm giác ấm áp khi được cha ru ngủ, nhớ mãi cái xoa đầu dịu dàng của cha cùng lời động viên: “Con làm tốt lắm”. Tình phụ tử – một tình cảm thiêng liêng, sâu sắc theo ta suốt cuộc đời, phải khi trưởng thành, làm cha, làm mẹ, ta mới thấu hiểu được nỗi vất vả ấy, mới thấy yêu thương, quí trọng cha. Hãy trở thành một người con cho tròn chữ hiếu, trân trọng, quan tâm, lo lắng cho cha đừng trở thành những đứa con vô tâm, bất hiếu. Hãy nhớ “Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha”.
Ý cho bài viết của bạn:
- Làm việc có kế hoạch sẽ giúp chúng ta hình thành kỉ luật, nề nếp khi bắt tay vào làm một việc nào đó.
- Khi có kế hoạch ta sẽ thực hiện kế hoạch hiệu quả hơn.
- Việc hình thành kế hoạch sẽ giúp ta dự liệu được những tình huống xấu nhất không may xảy ra.
- Nếu làm việc không có kế hoạch dễ bị thách thức bất ngờ ập đến làm sụp đổ tất cả.
Em tham khảo nhé
Tự lập là một trong những phẩm chất cần có ở mỗi con người. Tự lập có nghĩa là biết tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu, tạo dựng cho cuộc sống của mình; không trông chờ, dựa dẫm phụ thuộc vào người khác. Người có đức tính tự lập luôn tự tin,ả giàu bản lĩnh, có ý chí nỗ lực phấn đấu, kiên trì bền bỉ dám vượt khó khăn gian khổ để thành công. Người có tính tự lập thường gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống. Họ xứng đáng được mọi người kính trọng. Người không biết tự lập, lúc nào cũng ỷ lại, dựa dẫm vào người khác, tránh việc khó, chọn việc dễ, thoái thác trách nhiệm trong công việc. Những người như thế thưởng bị khinh ghét, thất bại trong cuộc sống. Là học sinh, cần phải rèn luyện đức tính tự lập trong học tập và trong cuộc sống ngay từ nhỏ. Có tính tự lập, học sinh sẽ tự giác học tập, tự mình vượt qua khó khăn, trở ngại đạt thành tích cao. Muốn tự lập, trước hết phải tự tin và dũng cảm đối mặt với khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, tự lập không có nghĩa là không được tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ chính đáng của những người tin cậy khi gặp khó khăn. Bằng sự giúp đỡ của người khác, bạn sẽ dễ dàng và nhanh chóng hoàn thành công việc một cách tốt nhất, mang lại nhiều lợi ích cho bản thân và cộng đồng. Biết tự lập là tự mở ra cánh cửa bước tới thành công cho cuộc đời mình mà không cần phải chờ đợi hay cầu mong từ người khác.
Tk
Người sống với nhau bằng gì? Chẳng phải câu trả lời là chúng ta sống với nhau bằng tình cảm hay sao. Đúng vậy, con người tiến hóa được như bây giờ là nhờ vào tình cảm. Nhất là trong xã hội hiện nay, sự lắng nghe, rung cảm với nhau lại càng trở nên quan trọng bởi lẽ: “Lắng nghe với lòng thấu cảm là chìa khóa của thành công”. Lắng nghe là việc mỗi người nhẫn nại, chân thành nghe người khác tâm sự, chia sẻ về những câu chuyện của họ, từ đó đồng cảm, thấu hiểu nhau và có thể rút ra được bài học cho chính bản thân mình. Thấu cảm sự hiểu biết thấu đáo, trọn vẹn một ai đó, khiến ta hiểu được những suy nghĩ của họ, cảm được những cảm xúc của họ, và tất cả xảy ra mà không có sự phán xét. Việc lắng nghe, đồng cảm với người khác sẽ giúp chúng ta nhận ra và hiểu ra được nhiều điều hơn và có nhiều bài học quý giá. Mỗi người ai cũng có nhu cầu chia sẻ niềm vui nỗi buồn, nếu chúng ta lắng nghe những tâm sự của người khác tức là chúng ta có thể san sẻ với tâm hồn đang thương tổn của họ. Lắng nghe để thấu hiểu nhau hơn, khi mọi người thấu hiểu sẽ bao dung cho nhau, như vậy những đức tính tốt đẹp sẽ được nhân lên, xã hội sẽ phát triển theo hướng tích cực hơn. Người biết lắng nghe là những người có lòng kiên trì, nhẫn nại, biết gạt bỏ cái tôi để tiếp thu, lĩnh hội, những người này sẽ có thêm nhiều bài học quý giá bởi lẽ có những điều bổ ích, thú vị mà chỉ khi ta lắng nghe ta mới có thể biết được, hiểu được nó. Trái ngược với lắng nghe với lòng thấu cảm là những kiểu nghe qua loa, chiếu lệ: nghe để đối đáp, để khống chế, để toan tính – những kiểu nghe hạn chế sự tương tác giữa người và người. Lại có những người không chịu lắng nghe, tiếp thu ý kiến từ những người xung quanh mà chỉ cho bản thân mình là nhất. Chúng ta cần sớm nhận ra những tiêu cực của việc không chịu lắng nghe, đồng thời rèn luyện cho bản thân việc kiên nhẫn lắng nghe để thấy được nhiều bài học quý giá hơn.
Trong giao tiếp, lắng nghe đóng vai trò vô cùng quan trọng, là cầu nối giúp kết nối con người và xây dựng những mối quan hệ bền chặt. Tuy nhiên, việc không biết lắng nghe lại tiềm ẩn nhiều tác hại, ảnh hưởng tiêu cực đến cả bản thân và những người xung quanh.
Thứ nhất, không biết lắng nghe khiến cho giao tiếp trở nên thiếu hiệu quả. Khi ta không tập trung lắng nghe người khác, họ sẽ cảm thấy mình không được tôn trọng, dẫn đến sự bực bội, khó chịu và không muốn chia sẻ thêm. Điều này khiến cho việc trao đổi thông tin trở nên khó khăn, cản trở việc thấu hiểu lẫn nhau và giải quyết vấn đề.
Thứ hai, không biết lắng nghe khiến cho ta bỏ lỡ nhiều cơ hội học hỏi và phát triển. Trong cuộc sống, mỗi người đều có những kiến thức và kinh nghiệm riêng. Khi ta biết lắng nghe, ta có thể tiếp thu những điều mới mẻ, mở rộng tầm nhìn và học hỏi từ những người khác. Ngược lại, nếu ta không biết lắng nghe, ta sẽ đánh mất cơ hội trau dồi bản thân và trở nên hạn chế trong suy nghĩ.
Thứ ba, không biết lắng nghe dẫn đến những mâu thuẫn và rạn nứt trong các mối quan hệ. Khi ta không lắng nghe ý kiến của người khác, họ sẽ cảm thấy mình bị phớt lờ, thiếu sự quan tâm và thấu hiểu. Điều này dần dần dẫn đến những mâu thuẫn, hiểu lầm và rạn nứt trong các mối quan hệ, سواء كانت tình bạn, tình yêu hay tình cảm gia đình.
Vì vậy, rèn luyện kỹ năng lắng nghe là vô cùng quan trọng. Khi ta biết lắng nghe, ta sẽ thể hiện sự tôn trọng đối với người khác, tạo dựng được sự tin tưởng và xây dựng những mối quan hệ bền chặt. Đồng thời, ta cũng có thể học hỏi được nhiều điều mới mẻ và phát triển bản thân tốt hơn.
Hãy ghi nhớ rằng, lắng nghe không chỉ đơn thuần là nghe bằng tai mà còn phải lắng nghe bằng trái tim và bộ não. Hãy dành thời gian để lắng nghe người khác một cách cẩn thận, tập trung và thấu hiểu. Chắc chắn bạn sẽ nhận được nhiều điều ý nghĩa và tạo dựng được những mối quan hệ tốt đẹp.
_Học tốt_^^