Câu 1 Từ nào sau đây không phải là từ phức?
a. học sinh b. ra-đi-ô c. sách vở
Câu 2. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ ghép tổng hợp?
a. tươi tốt, tươi xinh, tươi tắn, tươi đẹp
b. vui sướng, vui tươi, vui mừng, vui vẻ
c. lặng yên, vắng lặng, vui sướng, tươi tốt
Câu 3. Từ nào sau đây không phải là từ láy?
a. mơ màng b. mênh mông c. mong muốn
Câu 4. Từ nào trong các từ sau viết đúng quy tắc chính tả?
a. Lép Tôn-xtôi b. Anh Xtanh c. Vic-to-Hu-go
Câu 5. Câu “Gió tây lướt thướt bay qua rừng, quyến hương thảo quả đi, rải theo triền núi, đưa hương thảo quả ngọt lựng, thơm nồng vào những thôn xóm Chin San.” có mấy tính từ?
a. 2 tính từ b. 3 tính từ c. 4 tính từ
Câu 6. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy?
a, rộn rã, ríu rít, no ấm, tí tách
b. lúng túng, phấp phới, lao xao, ầm ĩ
c. đo đỏ, ào ạt, xa xôi, xanh tươi
Câu 7. Câu “Sương tan tạo thành muôn lạch nước nhỏ xíu nâng đỡ những chiếc lá vàng như con thuyền trên sóng vừa được cô gió thổi tung lên rồi nhẹ nhàng xoay tròn, rơi xuống.” sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
a. So sánh b, nhân hóa c, so sánh và nhân hóa
Bài 2. Điền các từ dưới đây vào nhóm thích hợp: khó khăn, bền gan, gian lao, bền chí, bền lòng, thử thách, thách thức, vững chí, vững dạ, quyết tâm, quyết chí, chông gai, kiên cường, gian khổ
- Những từ nói lên ý chí và nghị lực của con người:
- Những từ nói lên thử thách đối với ý chí, nghị lực của con người:
Bài 3. Tìm từ có tiếng “chí" điền vào chỗ trống trong những câu sau:
a. Những nhận xét của anh ấy thật là ………………………
b. Để đạt được danh hiệu Học sinh giỏi, An ………………………học hành.
c. Ai cũng khen Long tuy nhỏ tuổi nhưng rất có ………………………
Bài 4. Tìm 3 từ trái nghĩa với từ “quyết chí”. Đặt 1 câu với một trong các từ vừa tìm được.
Bài 5. Đặt câu với các từ sau: nghị lực, gan góc.
Bài 6. Gạch dưới từ nghi vấn trong các câu hỏi dưới đây:
a. Cậu đang làm gì đấy?
b. Cậu không thấy đạn réo à?
c. Nếu bình thường vậy, sao bông hoa kia lại có vẻ biết ơn bạn?
d. Bạn biết chơi cờ vua không?
e. Mẹ sắp đi chợ chưa?
g. Làm sao con khóc?
h. Cậu sao vậy?
Bài 7. Chuyển những câu kể sau thành câu hỏi:
a. Trang học bài.
b. Hôm nay, Hoa làm bài kiểm tra Toán.
c. Từ nhỏ, Xi-ôn-cốp-xki đã mơ ước được bay lên bầu trời.
d. Ngay từ nhỏ, cậu bé Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi đã rất thích vẽ.
e. Vì nhà nghèo quá, Nguyễn Hiền phải bỏ học.
Bài 8. Đặt một câu hỏi để tự hỏi mình với mỗi tình huống sau:
a. Tự hỏi về một người trông rất quen nhưng không nhớ tên.
b. Mẹ dặn làm một việc nhưng không nhớ.
Bài 9. Khoanh vào chữ cái trước các câu hỏi. Gạch dưới từ nghi vấn trong câu hỏi đó.
a. Môn học này rất hay!
b. Môn học này có hay không?
c. Cậu thấy môn học này hay à?
d. Hãy học môn học này!
e. Tớ thấy môn học nào cũng hay.
Bài 10. Đọc đoạn trích sau:
“Hãy can đảm lên, hỡi người chiến sĩ của đạo quân vĩ đại kia! Sách vở của con là vũ khí, lớp học của con là chiến trường, hãy coi sự ngu dốt là thù địch. Bố tin rằng con luôn luôn cố gắng và sẽ không bao giờ là người lính hèn nhát trên mặt trận đầy gian khổ ấy.”
(Theo A-mi-xi)
a. Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích trên. Gạch dưới câu văn thể hiện điều đó.
b. Em hiểu "mặt trận” mà người bố nhắc đến là gì?
c. Người bố muốn khuyên người con điều gì?
Bài 11. Viết lại các tên người, tên địa lí nước ngoài sau đây theo đúng quy tắc:
- Nenxơn Man đê la
- Crít-xtốp Côlômbô
- Bungari
- Xiôncốpxki
Bài 12. Xác định các danh từ, động từ và tính từ trong câu văn sau:
“Sứ còn thấy rõ những vật lưới đan bằng sợi ni lông óng vàng, phất phơ bên cạnh những vật lưới đen ngòm, trùi trũi."
Bài 13. Trong các từ được gạch dưới ở mỗi cặp câu dưới đây, từ nào dùng để hỏi? Khoanh vào từ đó.
a. - “Em đi đâu?"
- “Đi đâu tôi cũng đi.”
b. – “Em về bao giờ?"
- “Bao giờ tôi cũng sẵn sàng.”
Bài 14. Đọc đoạn thơ trong bài “Mẹ ốm” của Trần Đăng Khoa:
“Vì con, mẹ khổ đủ điều
Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn
Con mong mẹ khỏe dần dần
Ngày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ say.
Rồi ra đọc sách, cấy cày
Mẹ là đất nước, tháng ngày của con...”
a. Đoạn thơ trên sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Gạch dưới từ ngữ thể hiện biện pháp nghệ thuật đó.
b. Đoạn thơ cho em cảm nhận gì về tình cảm của người con đối với mẹ?
1a) Gạch dưới từ không phải là động từ trong mỗi dãy từ sau
1. cho, biếu, tặng, sách, mượn, lấy
2. ngồi, nằm, đi, đứng, chạy, nhanh
3. ngủ, thức, xanh, khóc, cười, hát
4. hiểu, ăn, mặc, ấm áp
1b) Gạch dưới từ không phải là tính từ trong mỗi dãy từ sau
1. tốt, xấu, hiền, khen, thông minh, thẳng thắn
2. đỏ tươi, xanh thắm, vàng óng, màu sắc, tím biếc
3. tròn xoe, méo mó, lo lắng, dài ngoẵng, nặng trịch, nhẹ tênh