Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cô ơi, làm sao để mình nhận xét biểu đồ vậy cô? Cảm ơn cô!
- Tổng diện tích cây công nghiệp nước ta tăng khá nhanh từ 382,9 lên 2495,1 nghìn ha (gấp 6,5 lần).
- Diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng nhanh hơn cây công nghiệp hằng năm:
+ Cây công nghiệp lâu năm tăng từ 172,8 lên 1633,6 nghìn ha (gấp 9,4 lần).
+ Cây hằng năm tăng từ 210,1 lên 861,5 nghìn ha (gấp 4 lần).
- Về sự thay đổi cơ cấu diện tích:
+ Tỉ lệ diện tích gieo trồng cây công nghiệp hằng năm giảm từ 54,9% (1975) xuống 34,5% (2005).
+ Tỉ lệ diện tích gieo trồng cây công nghiệp lâu năm tăng từ 45,1 % (1975) lên 65,5 % (2005).
Nhìn chung, tổng sản lượng thủy sản, sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng đều tăng lên trong giai đoạn 1990 – 2002.
- Tổng sản lượng thủy sản tăng nhanh và liên tục, gấp 3 lần (từ 890,6 nghìn tấn lên 2647,4 nghìn tấn).
- Khai thác thủy sản:
+ Sản lượng khai thác tăng khá nhanh (chủ yếu do tăng số lượng tàu thuyền và công suất tàu), tăng gấp 1,49 lần (từ 728,5 nghìn tấn lên 1802,6 nghìn tấn).
+ Các tỉnh dẫn đầu về khai thác là Kiên Giang, Cà Mau, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận.
- Nuôi trồng thủy sản: phát triển mạnh trong những năm gần đây.
+ Sản lượng nuôi trồng tăng nhanh, gấp 5,2 lần (từ 162,1 nghì tấn lên 844,8 nghìn tấn).
+ Nuôi trồng phát triển ở các tỉnh: Cà Mau, An Giang, Bến Tre.
a)
b)
=>sự phát triển về cây trồng ở nước ta khá đa dạng
a) Vẽ biểu đồ
b) Nhận xét
Quy mô diện tích và tỉ trọng diện tích gieo trồng các nhóm cây năm 2002 so với năm 1990 có sự thay đổi là:
– Cây lương thực: diện tích gieo trồng tăng 1845,7 nghìn ha nhưng tỉ trọng giảm là 6,8%.
– Cây CN diện tích gieo trồng tăng 1138 nghìn ha và tỉ trọng tăng 4,9%.
– Các cây khác diện tích gieo trồng tăng 807,7 nghìn ha và tỉ trọng tăng.
=> Kết luận: ngành trồng trọt của nước ta phát triển theo hướng đa dạng hóa cơ cấu cây trồng.