K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 11 2017

Đỗ Thị Minh Thảo

Đề bài : Kể về thành phố Hà Nội > Trường Tiểu Học Thủ Lệ | Truong ...

8 tháng 11 2017

   Quê em ờ Hải Dương, nhưng em sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, một thành phố vừa cổ kính vừa hiện đại nằm bên sông Hồng. Thành phố của em có rất nhiều cây xanh. Mùa xuân, hàng cây sưa nở hoa trắng đốc Ngọc Hà. Hè về, phố Lí Thường Kiệt với những chùm bằng lăng tím biếc. Những hàng phượng như phả lửa lên không trung. Thu sang cây cơm nguội vàng nằm kề bên cây bàng lá đỏ trên đường Cổ Ngư tạo thành một bức tranh sơn mài rực rỡ. Nhà cửa nơi đây san sát, nhiều khách sạn trung tâm thương mại mọc lên như nấm. Ban ngày, người và xe đi lại nườm nượp, tiếng còi xe inh ỏi tạo thành tiếng ồn ào, náo nhiệt. Đêm về cả thành phố rực rỡ đèn màu. Con người Hà Nội rất hào hoa, thanh lịch như câu ca dao:

" Chẳng thơm cũng thể hoa nhài

Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An"

     Em rất tự hào vì mình là người Hà Nội

11 tháng 11 2021

Tả cảnh đẹp của khu sinh thái núi Ngăm:

Quê hương là nơi ra cất tiếng khóc chào đời, nơi chứng kiến từng bước trưởng thành và là nơi đi về rất đỗi bình yên của mỗi người. Bởi thế mà ta yêu hơn cả từng con đường, từng hòn đất và hơn cả là niềm tự hào về những cảnh đẹp của quê hương. Với tôi, tôi rất yêu và thích cảnh đẹp của khu sinh thái núi Ngăm ở quê tôi.

Khu sinh thái núi Ngăm cách Hà Nội 90km, cách trung tâm thành phố Nam Định 12km và nằm gần quần thể di tích Phủ Dầy ở huyện Vụ Bản. Dọc theo quốc lộ 38B ta sẽ đến với mảnh đất tuyệt đẹp mà tạo hóa đã ban tặng. Vượt qua cảnh cổng màu vàng đồ sộ, bạn sẽ thực sự ngỡ ngàng trước với khung cảnh có một không hai ở đây.

Tả cảnh đẹp Hồ Gươm:

Hè đến, để thưởng cho danh hiệu học sinh giỏi em mới vừa đạt được ở năm trước, bố mẹ dẫn em đi dạo Hồ gươm chơi. Chao ôi! Khung cảnh ở đây mới đẹp và thơ mộng làm sao!

Mặt hồ phẳng lặng, trong veo, thỉnh thoảng có những làn gió thổi nhè nhẹ khiến mặt hồ lăn tăn xao động. Nước hồ xanh mướt trong vắt, những hàng liễu rủ lơ thơ hai bên hồ như những cô thiếu nữ mười sáu, mười bảy đứng chải tóc làm duyên. Mặt hồ trong vắt nhìn trên cao xuống như một tấm gương phản chiếu bầu trời cao và trong xanh trên kia. Hai bên bờ là thảm cỏ xanh mượt, bóng bẩy, căng tràn sức sống, rộng bao la. Giữa hồ là cầu Thê Húc màu đỏ son, cong cong như con tôm nối liền đền đền Ngọc Sơn cổ kính, thiêng liêng. Không gian ở hồ vừa mát, vừa trong trẻo, vừa bình yên lại thành bình làm sao, lòng người nhờ vậy mới nhẹ nhàng và yên ả. Em được thưởng cho một cây kem chanh ở vẹn hồ, vừa ngắm cảnh, vừa được ăn kem, cảm giác mới tuyệt vời và sung sướng làm sao. Chị gió khẽ mơn man trên từng vòm lá rồi chốc chốc vuốt ve lên mái tóc em. Những tia nắng vàng tươi như rót mật lấp lánh trên mặt hồ như những đồng tiền vàng sóng sánh.

Em rất vui và hạnh phúc khi được đến hồ Gươm trải nghiệm, đây sẽ là một kỉ niệm đáng nhớ trong cuộc đời em, khung cảnh bình yên ấy sẽ lưu giữ mãi trong trái tim em.

Phía bên tay phải là một nhánh sông nhỏ mà nước mùa nào cũng trong veo, hiền hòa. Ven sông là cánh đồng lúa bát ngát, vào mùa hè lại chín vàng ươm, tỏa hương thơm thân thuộc của ruộng đồng quê hương. Ở phí bên tay trái chính là ngọn núi Ngăm phủ đầy thông. Càng đi lên cao, khách du lịch lại được tận hưởng không khí thoáng đãng dưới đồi thông vi vu trong gió ngàn.

Nơi đây còn có dòng suối nhỏ chảy từ trên núi xuống. Một dòng nước trong veo và mát lành khiến ai cũng cảm thấy mát mẻ giữa những ngày hè oi bức. Ngồi trên núi, lắng nghe tiếng suối chảy róc rách trong tiếng gió ngàn thì mọi mệt nhọc, lo âu về cuộc sống như được xua tan, nhường chỗ cho sự thanh thản và an nhiên.

Hè về cũng là mùa sen nở. Ở chính giữa khu sinh thái là một hồ sen lớn, xanh tốt sum xuê. Dưới ánh nắng chói chang của ngày hè, sắc hồng thắm của những bông hoa càng trở nên lung linh và rực rỡ. Ngay cạnh đó là vườn trồng hoa hướng dương với những cây hoa cao quá đầu người, bông hoa to bằng hai bàn tay người lớn nở bung về phía mặt trời. Hương thơm của các loài hoa cùng hương nắng, hương gió của mảnh đất nơi đây đã tạo nên một mùi vị rất đặc biệt, làm mê lòng bao người nơi đây.

Bên cạnh đó, khu sinh thái núi Ngăm còn là nơi vui chơi bổ ích, lí thú cho mọi người. Có rất nhiều trò chơi giải trí như trượt patin, xích đu, đạp xe đạp hay là đùa nghịch trong làn nước mát nơi bể bơi. Du khách cũng được thưởng thức những món ăn đồng quê, đặc sản nơi đây.

Khu du lịch sinh thái núi Ngăm rất đẹp khiến ai đã từng đến đây đều muốn quay trở lại. Là những người con quê hương, mọi người hãy chung tay bảo vệ và phát triển khu du lịch này.

8 tháng 11 2017

blalbalabalablablalbalabla

TL :

Tham khảo ạ :

Thành cổ Sơn Tây là một công trình in dấu ấn đẹp, một chứng tích hào hùng về một thời anh dũng chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta. Thành được xây dựng vào năm 1822 triều vua Minh Mạng nhà Nguyễn, tại thủ phủ của trấn Sơn Tây (sau là tỉnh Sơn Tây). Thành đồng thời từng là thủ phủ của vùng Tam tuyên (3 tỉnh Sơn Tây, Hưng Hóa, Tuyên Quang thời nhà Nguyễn), vì Tổng đốc Tam tuyên cũng thường kiêm lý Tuần phủ Sơn Tây và lỵ sở Tổng đốc Tam tuyên chính là thành Sơn Tây.
Thành cổ này, trong khoảng thập kỷ 70 - 80 của thế kỷ 19, là một trung tâm phòng bị kháng chiến chống Pháp của quan lại triều đình nhà Nguyễn giữa hai cuộc xâm lược Bắc kỳ lần thứ nhất (1872) và lần thứ hai (1883) của Pháp. Thành thất thủ vào tay quân Pháp ngày 16 Tháng Chạp năm 1883.
Thành cổ Sơn Tây được kiến trúc theo kiểu Vauban (kiểu công trình quân sự lấy theo tên kỹ sư Vauban người Pháp), tường thành bằng gạch đá ong chạy theo đường gãy khúc, nhưng tổng thể có hình vuông, mỗi cạnh dài khoảng 400m, diện tích khoảng 16ha, chiều cao tường thành khoảng 5m. Ngoài thành là hào nước sâu 3m, rộng tới 20m và dài khoảng 1.795m, được nối ra sông Tích Giang tại góc thành phía Tây Nam (bởi cống Ba Quân), bốn mặt thành có các cổng vòm bằng gạch. Tường thành nằm ở khoảng tọa độ 21°08‘11,11" - 21°08‘28,76" vĩ bắc và 105°30‘07,49" - 105°30‘26,48" kinh đông. Thành nằm giữa thị xã Sơn Tây, trên phần đất của hai làng cổ là Thuần Nghệ và Mai Trai, cách trung tâm Hà Nội khoảng 42km. Thành có 4 cửa quay ra các hướng Bắc (chính xác là hướng Bắc Đông Bắc), Nam, Tây, Đông, và lần lượt có tên là: cửa Hậu, cửa Tiền, cửa Hữu, cửa Tả. Hai cửa chính là cửa Tiền và cửa Hậu, có cầu bắc qua hào nước, dẫn vào cổng thành. Trục kiến trúc chính của thành là trục nối hai cửa Tiền và Hậu, theo hướng Bắc Đông Bắc - Nam Tây Nam. Cửa Tiền nhìn ra phố Quang Trung. Cửa Hậu hướng ra phố Lê Lợi, thẳng tới bờ sông Hồng. Cửa Tả nhìn ra chợ Nghệ (phố Phùng Khắc Khoan). Cửa Hữu hướng ra phố Trần Hưng Đạo (Đệ Nhị cũ), phố này nối với phố Ngô Quyền, chạy thẳng lên làng cổ Đường Lâm (theo đường quốc lộ 32). Trong thành có các hạng mục kiến trúc: cột cờ (tức vọng lâu) cao 18m, vọng cung, điện Kính Thiên, hai ao sen (còn gọi là giếng Tả và giếng Hữu) phía trước khu nghi lễ (Đoan Môn, sân chầu, điện Kính Thiên), gần với cửa Tiền. Điện Kính Thiên ở đây từng là tòa nhà 5 gian, tám mái chồng diêm, nằm khoảng chính giữa thành, là nơi làm việc của các vua nhà Nguyễn mỗi khi tuần du xứ Đoài của Bắc Kỳ.
Trải qua những bước thăng trầm của lịch sử, Thành cổ Sơn Tây không còn được nguyên vẹn như xưa nhưng vẫn mang đầy đủ giá trị của một di tích lịch sử và kiến trúc quân sự. Hiện nay, Thành là một điểm du lịch lý tưởng của xứ Đoài.

_HT_

14 tháng 5 2023

ko rảnh

 

Trong số bốn mùa trong năm thì mùa thu là mùa mà em yêu thích nhất. Đó là thời khắc chuyển giao giữa hai mùa hạ và đông, chuyển từ mùa nóng sang mùa lạnh. Thời tiết lúc này có sự hòa quyện vì vậy mà không quá nóng gắt cũng không quá lạnh.

Vào mùa thu bầu trời trở nên cao và trong xanh hơn. Những cơn gió heo may thổi mang theo những mùi hương của thiên nhiên vô cùng đặc trưng vào mùa thu như mùi hương hoa sữa, mùi hương ổi, mùi hương cốm… Nhắc đến mùa thu là nhắc đến màu vàng. Đó là màu vàng của nắng, màu vàng của những chiếc lá vàng rơi. Cây cối như đang thay áo, đợi qua mùa đông sang mùa xuân chúng sẽ mọc lên những chiếc lá xanh non mơn mởn. Đó chính là ý nghĩa của việc cây rụng lá vào mùa thu. Không chỉ có vậy, mùa thu còn có màu vàng của cánh đồng lúa chín, màu vàng của những bông hoa cúc. Mùa thu đến mang theo bao nhiêu nỗi nhớ nhung, hoài niệm của người lớn. Học trò chúng em thì được trở lại trường sau 3 tháng nghỉ hè. Đặc biệt nhất, mùa thu có ngày Tết Trung thu mà các bạn nhỏ như em bao giờ cũng rất mong đợi. Đó là đêm mà trăng tròn nhất và sáng nhất.

28 tháng 10 2020

Mỗi buổi sáng, tôi lại rảo bước trên con đường tới trường. Đã từ lâu, con đường dường như là người bạn đồng hành gần gũi, chia sẻ với tôi niềm vui, nỗi buồn trong cuộc đời học trò. Con đường không đẹp một vẻ đẹp lộng lẫy huy hoàng nhưng tiềm ẩn vẻ đơn sơ, mộc mạc gắn với cuộc sống yên bình của người dân phố tôi.


Con đường phố tôi chạy thẳng băng, không có nét uốn lượn mềm mại, quanh co. Nó nhỏ và hẹp, cũng dễ hiểu bởi phố tôi là một phố nhỏ nên đường sá cũng không được đầu tư khang trang rộng lớn. Hai bên đường, những ngôi nhà thi nhau mọc lên, mọc lên mãi như những mô hình lắp ráp làm cho con đường vốn đã hẹp nay càng hẹp hơn. Đặc biệt, phố tôi rất thơ mộng bởi hai hàng cây ven đường. Mùa hè, những chùm hoa xoan rụng xuống một màu trắng, vương lại và kết những vòng hoa trên mái đầu lũ trẻ chúng tôi. Những ống khói vươn lên cao, chỉ để lại cho chúng tôi một khoảng trời nho nhỏ, con con. Bên cạnh bao ngả đường lớn, con đường phố tôi vẫn yên ả nằm đó với một bề mặt mà chỗ lồi, chỗ lõm. Nhưng tôi thấy điều đó chẳng làm con đường xấu đi mà còn làm cho nó thêm nét đơn sơ, giản dị. Hai bên đường, san sát biết bao cửa hàng, cửa hiệu đủ mọi thể loại khác nhau. Những cô bán hàng luôn tay vẫy nước lên những rổ hoa từ ngoại thành mang vào. Những bà hàng cơm, hàng phở mồ hôi bóng nhẫy, luôn tay đơm đơm, thái thái. Vỉa hè phố tôi gạch sứt sẹo nhưng tôi yêu những vết sứt đó vì nó luôn in trong trí nhớ của tôi, gợi cho tôi về hình ảnh con đường từ nhà tới trường. Ở đây cũng đủ loại nhà. Có nhà to, có nhà nhỏ, có nhà cao, nhà thấp. Đi men theo con đường mà tôi đếm được hơn hai chục cửa hàng, cửa hiệu. Họ lấn, họ chiếm rồi làm bục, bệ khiến con đường phố tôi đã hẹp càng hẹp thêm... Quên sao được những ngày học lớp một, tôi còn rụt rè, bỡ ngỡ bước những bước đầu tiên trên con đường này tới trường. Lúc đó, tôi thấy con đường sao mà lớn thế còn mình thì bé cỏn còn con. Lớn lên, tôi lại thấy con đường chẳng những không rộng ra mà còn bị thu hẹp lại. Cây hai bên đường xòe tán che mát, đu đưa như reo vui, chim chóc hát ca ríu rít... Ôi, nhớ nhiều lắm, nhiều lắm. Mỗi lần nhắc đến con đường này là bao kỉ niệm lại hiện về trong tôi, mãi mãi không bao giờ phai. Con đường đã là một người bạn tốt của tôi từ khi tôi còn học lớp một cho đến bây giờ, nên mỗi khi đi đâu xa, tôi lại thấy nhớ nhung, quyến luyến nó vô cùng.


Sau này, dù có may mắn được bước trên những ngả đường lớn ở mọi phương trời thì kí ức về con đường tới trường sẽ vẫn mãi khắc sâu trong ý nghĩ và trái tim tôi. Và dù mai đây trưởng thành, tôi mơ ước công việc đầu tiên tôi làm là sẽ tu bổ, sửa chữa con đường tới trường này sao cho đẹp và rộng rãi hơn.

28 tháng 10 2020

tự viết đi con zai ạ

12 tháng 10 2017

Hồ Tây , hồ Gươm, chùa Một Cột

12 tháng 10 2017

                 

Nhắc đến những địa danh nổi tiếng của người Hà Nội không thể không nhắc đến chùa Một Cột, ngôi chùa có lịch sử lâu đời và có lối kiến trúc vô cùng độc đáo. 

Chùa một cột được xây dựng vào mùa đông tháng mười Âm lịch năm 1049, theo truyền thuyết thì chùa đươc xây dựng theo giấc mơ của vua Lí Thái Tông và gợi ý thiết kế của nhà sư Thiền Tuệ. Thời đó, đạo Phật với tư tưởng từ bi hỉ xả hết sức nhân văn đang được trọng dụng. Một đêm, nhà vua nằm mơ thấy được Phật Bà Quan Âm dắt lên tòa sen. Nhà vua bèn vời nhà sư Thiền Tuệ vào triều để hỏi về giấc mộng của mình. Theo gợi ý của nhà sư, vua Lí Thái Tông đã cho xây dựng ngôi chùa này. Ban đầu chùa có tên là Diên Hựu với ý nghĩa lâu dài mãi mãi, sau này chùa mới được đổi theo nhiều tên gọi khác nhau và cái tên Một Cột được giữ lại đến ngày nay là dựa vào đặc điểm hình dáng vô cùng độc đáo, đặc sắc của ngôi chùa. 

Chùa Một Cột có lối kiến trúc vô cùng độc đáo, được xây dựng theo lối kiến trúc cổ truyền. Chùa có kết cấu bằng gỗ, trong chùa đặt tượng Phật Bà Quan Âm nghìn tay để thờ. Bao quanh chùa là một hồ nước nhỏ có tên là Linh Chiểu. Chùa bao gồm đài Liên Hoa hình vuông, chiều dài mỗi cạnh 3m, mái cong dựng trên cột cao 4m, có đường kính là 1,2m và một cột đá hai khúc chồng lên nhau thành một khối. Chùa có một hệ thống những đòn gỗ làm giá đỡ rất quy mô. Đài Liên Hoa có mái ngói nhà bốn góc uốn cong, trên có hình lưỡng long triều nguyệt. Hình ảnh ngôi chùa nhô lên khỏi mặt nước, khiến cho ta nghĩ đến hình tượng bông hoa sen vươn thẳng lên khỏi ao hình vuông, xung quanh bao bọc bằng hàng lan can làm men với những viên gạch sành tráng men xanh. Trong chiếc hồ nhỏ bao quanh chùa có trồng rất nhiều hoa sen. Vào những dịp xuân về những bông sen đua nhau nở hoa, tỏa hương thơm ngát, làm tăng thêm vẻ đẹp trang nghiêm cho chùa. Kiến trúc đơn giản mà tinh tế ấy đã tạo cho chùa Một Cột nét đẹp giản dị, tao nhã; nó thể hiện cái hồn cốt thanh cao của văn hóa Hà Nội nghìn năm văn hiến. 

Chùa Một Cột nằm trong khu di tích gồm cả Bảo tàng Hồ Chí Minh, khu Lăng của Bác và trở thành điểm nhấn cho quần thể di tích này. Vào những dịp lễ tết mọi người lại đến chùa thắp hương khấn Phật mong điều an lành cho gia đình và bản thân. Chùa Một Cột từ lâu đã trở thành điểm thăm quan của du khách trong và ngoài nước và là một trong những điểm đến quan trọng của khách nước ngoài khi có dịp đến Hà Nội

Chùa Một Cột đã trở thành biểu tượng truyền thống của văn hóa Hà Nội. Với ý nghĩa đó, địa danh này đã được chọn làm biểu tượng cho Thủ đô Hà Nội và đài truyền hình Hà Nội, ngoài ra chùa còn được thấy ở mặt sau đồng tiền kim loại 5000 đồng. Chùa Một Cột đã trở thành một chứng nhân lịch sử của những năm tháng thăng trầm của Hà Nội. Cho dù đã qua nhiều lần trùng tu những chùa vẫn không mất đi vẻ đẹp giản dị và thiêng liêng. Và chắc hẳn dù có đi đến đâu con người Việt Nam cũng sẽ tự hào kể cho bạn bè năm châu được biết về di tích lịch sử này.

Chùa Một Cột không chỉ có danh thắng nổi tiếng, là biểu tượng của thủ đô. Chùa còn là di tích lịch sử lâu đời, chứng kiến những thăng trầm của đất nước. Thế hệ chúng ta cần phải, gìn giữ, bảo tồn và lưu giữ tất cả những gì liên quan đến ngôi chùa. Để sau này con cháu chúng ta nhìn vào nhân chứng đó mà sống cho tốt, cho xứng đáng.

30 tháng 3 2018

ít nhát hết 45 phút nha bn

30 tháng 3 2018

cũng được

2 tháng 10 2020

Tham khảo :

                                                                                       Hà Nội có Hồ Gươm
                                                                                  Nước xanh như pha mực

Em thường nhớ đến câu thơ quen thuộc đó mỗi khi đến Hồ Gươm chơi. Hồ Gươm nằm ở trung tâm Thủ đô Hà Nội. Mặt hồ trong xanh như tấm thảm khổng lồ. Nổi lên giữa hồ, trên thảm cỏ xanh rờn là Tháp Rùa cổ kính, uy nghiêm. Xa xa, chiếc cầu Thê Húc màu son cong như con tôm dẫn khách du lịch vào thăm đền Ngọc Sơn. Mái đền cổ kính rêu phong nằm cạnh gốc đa già. Trong đền có một cụ rùa rất to được trưng bày trong một tủ kính lớn. Nhìn cụ rùa này em lại nhớ đến sự tích Hồ Gươm. Vua Lê Lợi trả lại kiếm cho thần Kim Quy trên hồ Tả Vọng tức hồ Hoàn Kiếm. Khi hè về, tiếng ve râm ran hòa lẫn với tiếng chim tạo nên bản hòa tấu kéo dài mãi không thôi. Ven đường, những hàng liễu nghiêng mình soi bóng xuống hồ như mái tóc dài của các cô thiếu nữ xõa xuống làm duyên. Vào những ngày lễ hội, mặt hồ lung linh rực rỡ bởi muôn ngàn ánh đèn màu, những bông hoa sữa tỏa mùi hương dìu dịu đậu nhẹ nhàng xuống vai áo người qua đường. Mai đây dù có đi đâu xa em cũng không quên Hồ Gươm - một thắng cảnh đẹp - đã gắn bó với em suốt thời thơ ấu.

2 tháng 10 2020
Bài làm

Nếu như Sài Gòn sôi động có bến Nhà Rồng, có chợ Bến Thành náo nhiệt; xứ Huế mộng mơ có đại nội thâm nghiêm, cổ kính thì Hà Nội bình yên có Hồ Gươm trầm mặc, trong xanh, với tuổi đời hàng nghìn năm. Hồ Gươm đã trở thành biểu tượng của thủ đô ngàn năm yêu dấu.

Hồ Gươm rất rộng, đến nỗi nếu đứng từ bờ bên này nhìn sang thì cảnh vật bờ bên kia sẽ trở nên vô cùng nhỏ bé và mờ ảo. Hồ Gươm như một tấm gương khổng lồ mà thiên nhiên đã ban tặng cho thủ đô ngàn năm văn hiến. Mặt hồ luôn êm ả. Có đôi lúc nàng gió nhẹ thoảng qua chỉ đủ làm mặt hồ xao động, mặt nước loang loáng. Nước Hồ Gươm xanh một màu xanh ngọc bích. Màu nước xanh đó thay đổi theo mùa. Thích nhất là những ngày thu, nước hồ có màu sắc thật đặc biệt mà như một nhà văn đã ví von thật độc đáo với màu nước rau muống luộc. Ngày đông, cái giá lạnh làm cho mặt hồ như cũng băng kín mình với màu xanh xám lặng lẽ. Hai bên bờ, những hàng liễu rủ xuống mặt hồ trông như những thiếu nữ đang buông mái tóc dài thướt tha, soi mình xuống mặt hồ xanh ngắt. Thỉnh thooảng chị gió nghịch ngợm trêu đùa làm tung tóc rối, thậm chí làm nó vương trên mặt nước hồ. Những con đường nhỏ chạy vòng quanh hồ là nơi người dân quanh vùng có thể thoải mái đi bộ, chạy thể dục buổi sáng hay những du khách bốn phương nhàn tản lững thững ngắm nhìn cảnh vật Hồ Gươm vào lúc hoàng hôn.

Hồ Gươm được bao bọc bởi một rừng hoa và cây. Những cây cổ thụ cố trườn mình ra mặt nước, tạo thành những chiếc cầu lơ lửng, làm thích thú bao du khách ghé chân. Mùa xuân, liễu xanh mướt rủ bóng hồ thướt tha. Mùa thu, những bồn cúc nở hoa, tỏa hương thơm ngát, những cây điệp vàng nở thắm một góc trời, tô sắc cho cảnh hồ. Mùa đông, những cây lộc vừng đồng loạt trổ bông, từng chùm, từng chùm, mềm mại, đong đưa làm sáng rực không gian quanh hồ. Con đường xung quanh hồ phủ kín hoa, như được trải lớp thảm rực rỡ, làm say mê bao du khách.

Nét nổi bật nhất và cũng chính là linh hồn của Hồ Gươm là tháp Rùa cổ kính hàng nghìn năm tuổi nằm giữa hồ. Rêu phong đã in màu thời gian lên ngọn tháp. Từ xa nhìn lại, tháp Rùa như một hòn đảo nhỏ nổi lên giữa mặt nước, trầm mặc, oai nghiêm. Đã bao đời nay, tháp vẫn sừng sững, soi bóng xuống mặt nước, chứng kiến bao thăng trầm của lịch sử thủ đô. Trên đỉnh tháp là ngọn cờ Tổ quốc luôn tung bay trong gió, đầy kiêu hãnh, tự hào.

Không chỉ thế, Hồ Gươm còn nổi tiếng bởi có cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn. Cây cầu cong cong hình con tôm đầy duyên dáng với màu đỏ chót đã bao năm đưa du khách vào viễn cảnh đền. Ngôi đền nhỏ nằm giữa các cây cổ thụ quanh năm tỏa bóng mát, mang đến cho du khách những giây phút thư thái, yên bình mà cũng rất linh thiêng.

Hồ Gươm đẹp nhất là vào những buổi sáng mai. Khi ông mặt trời vẫn còn say ngủ, hồ được bao bọc bởi bầu không khí trong lành, dịu mát. Những làn gió nhè nhẹ thổi trên làn nước còn đang say ngủ. Từng màn sương trắng mỏng manh bao phủ khắp mặt hồ khiến mặt nước như được diện một tấm áo choàng lung linh hư ảo. Hàng liễu ven hồ rủ bóng thướt tha. Không khí se lạnh của buổi sớm tạo nên một nét rất riêng cho Hồ Gươm. Mùi hương trầm toả ra từ đền Ngọc Sơn khiến cho nơi đây như chìm vào thế giới của nhà Phật huyền ảo. Xa xa, tháp đồng hồ sừng sững cũng cố nghiêng mình soi bóng Hồ Gươm, đến giờ lại vang lên những tiếng chuông lảnh lót, làm xao động mặt hồ.

Hồ Gươm không chỉ đẹp mà còn linh thiêng bởi xung quanh nó còn được thêu dệt bởi vô vàn những huyền thoại. Được mang tên Hồ Gươm bởi theo truyền thuyết, đây là nơi Lê Lợi đã trả lại Rùa Vàng chiếc gươm thần mà thần linh đã trao cho Ngài để dẹp tan quân xâm lược nhà Minh. Nó còn thể hiện khát vọng hoà bình của muôn dân. Trả lại gươm là từ bỏ vũ khí để không còn cảnh đổ máu thương tâm. Có lẽ cũng vì lẽ đó mà giữa thủ đô Hà Nội, Hồ Gươm nghìn năm vẫn còn đó thanh bình và yên ả. Mỗi du khách đến vãn cảnh hồ như được lắng mình trong sự thanh thản và bình yên như được chìm vào thế giới an lạc.

Hồ Gươm vẫn còn đó như một chứng tích về sự vững mạnh của non sông đất nước. Nó xứng đáng là một trong những cảnh quan đep nhất của Tổ quốc, là một trong những biểu tượng thiêng liêng của thủ đô ngàn năm văn hiến.