Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tham khảo:
Cây dừa từ lâu đã gắn bó và trở thành một phần máu thịt của con người Việt Nam. Trong muôn vàn loại cây trái trên dải đất hình chữ S, dừa vẫn có những đặc điểm rất riêng để lại nhiều dấu ấn trong trái tim mỗi người. Nhắc đến dừa, ta cũng nghĩ ngay đến Bến Tre- nơi được mệnh danh là xứ dừa: “Thấy dừa thì nhớ Bến Tre/ Thấy bông sen nhớ đồng quê Tháp Mười”.
Dừa là loài cây ưa nắng và mưa nhiều. Đó là lí do vì sao ta hay bắt gặp dừa ở các bờ biển nhiệt đới. Dừa chỉ có một thân, thân dừa màu nâu sẫm, có thể cao tới 30 m. Thân dừa hứng nắng phơi sương nhiều nên dường như có màu bạc phếch của thời gian. Dừa có nhiều tàu lá, to và rộng, trông mỗi tàu lá như một chiếc lược đang chải tóc cho mây trời.
Quả dừa mọc thành từng chùm, mỗi chùm lên đến hàng chục trái. Lớp vỏ bên ngoài màu xanh, nhẵn nhụi, bao bọc lấy gáo cứng. Tiếp đó là lớp cùi dừa mềm mịn, trắng tinh béo ngậy và nước dừa trong mát, ngọt lịm. Nhìn những chùm dừa sai trái lúc lỉu như đàn lợn con chen chúc đang nằm trên con.
Có nhiều loại dừa nhưng phổ biến nhất là dừa xiêm xanh được trồng nhiều ở đồng bằng sông Cửu Long. Dừa xiêm thân thấp lè tè nhưng trái không hề thua kém những loại dừa khác. Dừa dứa có mùi thơm như lá dứa, dừa nếp trái vàng xanh mơn mởn, dừa lửa trái to, vỏ xanh hồng.
Cây dừa có rất nhiều lợi ích trong đời sống con người. Thân dừa dùng làm máng nước hoặc để sản xuất đồ mỹ nghệ. Lá dừa phơi khô có thể gói bánh, lợp nhà, làm giỏ đựng đồ hay làm chổi dừa. Xơ dừa làm dây thừng, chão rất bền. Hiện nay, người ta tái chế vỏ và xơ dừa làm nguồn nhiên liệu hoặc phân bón. Nhiều công dụng nhất phải kể đến trái dừa.
Nước dừa là thức uống giải khát bổ dưỡng, cung cấp nhiều khoáng chất và vitamin cho cơ thể. Kẹo dừa có nguyên liệu chính là nước cốt dừa pha hương vị lá dứa, sầu riêng hoặc socola. Đây là món đồ ngọt rất thông dụng ở Việt Nam. Mứt dừa được làm từ sợi dừa thái mỏng sên với đường. Vào dịp Tết, mỗi gia đình Việt Nam đều có một đĩa mứt dừa để mời họ hàng, bạn bè. Cùi dừa già thì được ép khô để lấy dầu dừa. Phần cùi dừa ăn được có thể dùng ở dạng tươi hay sấy khô trong một số món ăn.
Không chỉ thế, dừa còn có ý nghĩa trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân Việt Nam. Từng rặng dừa nối tiếp nhau vươn lên mạnh mẽ như đang dang tay đón lấy gió trời. Dừa gọi gió đến cùng reo vui, xua đi cái nắng hè oi bức. Dừa hay được trồng ở bờ biển. Dừa xanh, cát trắng, nắng vàng tạo nên khung cảnh thật tươi mát, nên thơ, yên bình, đã trở đi trở lại rất nhiều lần trong thi ca nhạc họa và in đậm trong trái tim mỗi người.
Dừa còn là một trong những loài xuất hiện trên mâm ngũ quả ngày Tết của người miền Nam. Dưới gốc dừa xanh mát, nhân dân ta đã sống bình yên bao đời, trải qua bao thế hệ, đánh giặc và làm lụng, dừa vẫn mãi tươi tốt, che chở cho cuộc sống của con người.
Những cây dừa đã tạo nên hình dáng của quê hương, xứ sở. Đối với những người con xa xứ, hình ảnh cây dừa gợi nhắc về quê hương yêu dấu với bao niềm bâng khuâng và tự hào.
Khi tiếng " tùng tùng " phát lên thì các em học sinh lại thi nhau chạy ra sân khi các em chạy ra sân thì tiếng " bác " phượng lại khẽ cất lên : " các cháu ra chơi rồi à . "
Ở trước sân nhà em trồng bao nhiêu loại hoa như : hoa hồng, hoa giấy ,,.... Nhưng em thích nhất là cây hoa mai mà bố em trồng vào năm ngoái
Đầu xóm em có cây tre , chuối , đa nhưng cây dừa là cây em thích nhất vì chính bà em đã trồng lên cây lên
tự viết nên ngắn lắm
Trước nhà em có một cái ao, xung quanh ao được trồng nhiều loại cây cần nước nhưng trong số đó em lại thích cây dừa nhất. Những đứa bạn cùng làng của em cũng phải công nhận với em về điều đó, cây dừa giống như nhân vật chính nổi bật lên giữa khu vườn nhà. Cây dừa nhà em rất đẹp, nó không chỉ nổi bật trong khu vườn nhà thôi đâu mà nó còn nổi bật nhất cái ngôi làng này.
Mỗi khi đi học về em cũng có thể nhìn thấy cây dừa ở nhà mình từ xa, bởi cây dừa nhà em cao lắm, nhìn từ xa trông nó giống như cái chổi bị dựng ngược lên. Bố em thường trêu rằng bao giờ hai chị em em lớn để lấy cái chổi dừa xuống quét nhà cho bố, chắc hẳn lúc đó nhà sẽ rất sạch.
Thân cây dừa cao và to như cái cột nhà, bên ngoài được bọc một lớp màu nâu, nham nhám, sần sùi và nứt nẻ, chỗ lõm chỗ lồi. Từ gốc cây lên đến đỉnh ngọt sẽ có các vòng tròn cách một khoảng đều nhau, những chiếc rễ con của cây dừa giống như những chú giun đất vậy. Còn phía trên đỉnh cây, các tàu lá xòe ra trông như chiếc ô che bóng râm mát cho một góc vườn nhà, lá dừa già sẽ có màu vàng, còn lá dừa non sẽ còn màu xanh man mát.
Dưới những tàu lá đó là những trái dừa, trái dừa trên cây nhà em năm nào vào mỗi ngày hè thường rất trĩu quả, quả dừa bên ngoài có màu xanh, màu càng nhạt thì chứng tỏ là dừa non còn màu đậm thì là dừa già. Gia đình em khi hè đến thường sẽ hái cả hai loại quả xuống để uống, dừa non sẽ ăn luôn cả cùi, dừa già thì gọt đi phần vỏ nâu bên ngoài để đem đi nấu thành món ăn.
Nhờ có cây dừa mà gia đình em mỗi khi hè đến sẽ có nước để uống, dừa non để ăn mà không phải đi mua ngoài. Sân vườn nhà em cũng nhờ vậy mà trở nên mát hơn và xanh hơn. Em rất thích cây dừa này.
Tham khảo: Trên sân trường em trồng rất nhiều cây cao lớn. Nhà trường trồng cây xanh vừa để tạo bóng mát cho chúng em vui chơi, sinh hoạt ngoài trời, vừa để làm tăng vẻ đẹp của sân trường. Đó là bàng, bằng lăng, sấu, thậm chí còn có cả ổi, xoài… Nhưng được các bạn học sinh yêu thích nhất vẫn là cây phượng vĩ. Bởi vào mùa hạ, cây nở hoa đẹp vô cùng.
Tham khảo: Trên sân trường em trồng rất nhiều cây cao lớn. Nhà trường trồng cây xanh vừa để tạo bóng mát cho chúng em vui chơi, sinh hoạt ngoài trời, vừa để làm tăng vẻ đẹp của sân trường. Đó là bàng, bằng lăng, sấu, thậm chí còn có cả ổi, xoài… Nhưng được các bạn học sinh yêu thích nhất vẫn là cây phượng vĩ. Bởi vào mùa hạ, cây nở hoa đẹp vô cùng. nhá bạn
Những chị dừa khoác áo xanh đung đưa mái tóc như đang duyên dáng nhảy múa cùng những nàng mây,cô gió.
gạch chân dưới các động từ trong câu văn sau:
cây dừa xanh toả nhièu màu
dang tay đón gió gật đầu gọi trăng
Cây dừa xanh tỏa nhiều màu
Dang tay đón gió gật đầu gọi trăng
Tả đồ vật
Năm nào cũng vậy, cứ mỗi độ nghỉ hè xong, gần đến năm học là mẹ lại đưa tôi đi chuẩn bị những đồ dùng học tập cần thiết cho năm học mới. Mẹ chuẩn bị rất nhiều và đầy đủ đồ dùng học tập cho tôi nhưng đồ mà tôi yêu thích nhất là cây bút mực Thiên Long.
Cây bút mực ấy dài tầm khoảng mười lăm phân. Phần nắp bút màu tím bằng nhựa có cả ghim cài nhìn thấy bắt mắt. Phần thân bút màu trắng, bằng nhựa cứng. Trên thân bút, có ghi dòng chữ Thiên Long thật đậm. Chỉ cần mở nắp bút ra là chúng ta sẽ nhìn thấy ruột bút. Ruột bút ở bên trong thân bút, bên trong có chứa mực. Ngòi bút bằng ngòi kim, trên có gắn hòn bi sắt để khi viết thì dễ dàng hơn. Chỉ cần mở nắp bút ra là ta có thể viết rất dễ dàng.
Cây bút mực rất có ích đối với học sinh. Màu tím của bút đã trở thành biểu tượng cho lứa tuổi học sinh trong trắng, ngây thơ với những hoài bão, ước mơ thật đẹp. Bút mực Thiên Long viết rất trơn và đẹp, giá thành lại rẻ, chỉ vài nghìn đồng một chiếc, chẳng thế mà nó luôn được rất nhiều học sinh ưa dùng, luôn được học sinh dùng để viết và cả trong thi cử. Chính từ những chiếc bút mực ấy mà bao người đã nên danh trong đường đời, bút mực Thiên Long đã đồng hành cùng học sinh, nâng cánh ước mơ, nuôi dưỡng tài năng bao thế hệ. Bút mực thực sự rất nổi tiếng, được mọi lứa tuổi học sinh ưa dùng. Không những vậy, bút mực Thiên Long không chỉ có nguyên màu tím mà còn có rất nhiều màu khác như màu xanh, màu đen- rất phù hợp với lứa tuổi học sinh cấp Hai, học sinh cấp Ba, phù hợp với nhiều người ở nhiều ngành nghề khác nhau, có màu đỏ phù hợp cho những thầy giáo, cô giáo chấm bài. Với kiểu dáng ưa nhìn, gọn nhẹ, bút Thiên Long chính là đồ dùng học tập thật tiện lợi, chỉ cần bỏ gọn một góc trong hộp bút là xong. Tuy nhiên, nếu để bị rơi bút nhiều lần thì ngòi bút sẽ bị hỏng, tắc mực, sẽ không thể viết trơn tru nữa, do đó khi dùng xong, chúng ta cần lưu ý là đậy nắp bút và để cẩn thận, tránh làm rơi bút nhiều lần, có như vậy bút mới bền. Khi viết hết mực, ta chỉ cần bỏ chiếc ngòi cũ đi và thay ngòi mới là có thể tiếp tục viết dễ dàng.
Tham khảo:
Trước nhà em có một cái ao, xung quanh ao được trồng nhiều loại cây cần nước nhưng trong số đó em lại thích cây dừa nhất. Những đứa bạn cùng làng của em cũng phải công nhận với em về điều đó, cây dừa giống như nhân vật chính nổi bật lên giữa khu vườn nhà. Cây dừa nhà em rất đẹp, nó không chỉ nổi bật trong khu vườn nhà thôi đâu mà nó còn nổi bật nhất cái ngôi làng này.
Mỗi khi đi học về em cũng có thể nhìn thấy cây dừa ở nhà mình từ xa, bởi cây dừa nhà em cao lắm, nhìn từ xa trông nó giống như cái chổi bị dựng ngược lên. Bố em thường trêu rằng bao giờ hai chị em em lớn để lấy cái chổi dừa xuống quét nhà cho bố, chắc hẳn lúc đó nhà sẽ rất sạch.
Thân cây dừa cao và to như cái cột nhà, bên ngoài được bọc một lớp màu nâu, nham nhám, sần sùi và nứt nẻ, chỗ lõm chỗ lồi. Từ gốc cây lên đến đỉnh ngọt sẽ có các vòng tròn cách một khoảng đều nhau, những chiếc rễ con của cây dừa giống như những chú giun đất vậy. Còn phía trên đỉnh cây, các tàu lá xòe ra trông như chiếc ô che bóng râm mát cho một góc vườn nhà, lá dừa già sẽ có màu vàng, còn lá dừa non sẽ còn màu xanh man mát.
Dưới những tàu lá đó là những trái dừa, trái dừa trên cây nhà em năm nào vào mỗi ngày hè thường rất trĩu quả, quả dừa bên ngoài có màu xanh, màu càng nhạt thì chứng tỏ là dừa non còn màu đậm thì là dừa già. Gia đình em khi hè đến thường sẽ hái cả hai loại quả xuống để uống, dừa non sẽ ăn luôn cả cùi, dừa già thì gọt đi phần vỏ nâu bên ngoài để đem đi nấu thành món ăn.
Nhờ có cây dừa mà gia đình em mỗi khi hè đến sẽ có nước để uống, dừa non để ăn mà không phải đi mua ngoài. Sân vườn nhà em cũng nhờ vậy mà trở nên mát hơn và xanh hơn. Em rất thích cây dừa này.
Tham khảo
Bên ao nhà ngoại trồng rất nhiều loại cây, nhưng em vẫn thích nhất cây dừa bởi những vẻ đặc biệt của nó.
Nếu nói trong tất cả các loài cây, loại nào cao nhất thì phải kể đến cau và dừa. Nhưng thân dừa không thẳng như thân cau mà bao giờ cũng nghiêng nghiêng như muốn soi bóng xuống mặt hồ làm duyên làm dáng. Thân dừa không to lắm nhưng lại rất dẻo dai, bởi vậy mà dừa thường được trồng gần biển để chắn gió, chắn bão hiên ngang như một người dũng sĩ cao lớn giữa trời xanh. Thân cứng, bạc thếch theo tháng năm, từ thấp lên cao đều có những vòng những đốt. Đứng nhìn cây dừa phải đứng từ xa mà vẫn phải ngẩng mặt lên mới thấy được hết lá và quả của nó. Dừa không có thân to cành rộng, tán xum xuê nhưng bù lại những tàu lá lại to tựa những chiếc lược khổng lồ “chải vào mây xanh”. Mỗi khi gió thổi qua những tàu lá rập rờn rung rinh, như những chiếc quạt ba tiêu quạt lên quạt xuống. Hoa dừa trắng ngần như hoa cau, hương thơm thoang thoảng dịu nhẹ. Hoa rụng để lại một chùm những quả dừa mọc san sát nhau trông ngộ nghĩnh như những đàn lợn con quấn quanh người mẹ. Mỗi khi chúng em muốn lấy dừa lại nhờ chú Nam trèo cây rất giỏi lấy hộ. Mỗi quả dừa, bên trong lớp vỏ cứng là cùi dừa mềm, nước dừa ngọt mát, là thức uống giải khát yêu thích của lũ trẻ chúng tôi. Khi cùi dừa già, bà thường sắt nhỏ ra đem khi với thịt, món ăn vừa có cái béo ngậy của thịt, vừa có cái thơm thơ của dừa, hương vị của nó thật chẳng thể nào quên.
Cây dừa không chỉ là loại cây thân thuộc với nông thôn Việt Nam mà nó đã đi vào từng trang tuổi thơ em.